Nghiên cứu một số yếu tố liên quan đến dịch vụ y tế cho phụ nữ người Dao về khía cạnh văn hóa - xã hội tại huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Cạn - 2

9


Người Dao ít khi mắng, chửi, đánh đập con cái, không thích nói to tiếng vì sợ hồn vía trẻ nhỏ bị thất lạc sẽ ốm đau.

Những kiêng kỵ bất lợi cho sức khỏe bà mẹ và trẻ em [39]:

Phụ nữ người Dao Thanh y không muốn ai hỏi tới chuyện họ có thai, nên khi mang thai họ thường giấu giếm. Các cô dâu mới về nhà chồng rất giữ ý kiêng khem trong ăn, uống song vẫn phải cáng đáng mọi công việc nên sức khỏe dễ suy giảm, ảnh hưởng đến phát triển của thai nhi.

1.2.8. Tri thức y học dân gian

Trong nhiều cộng đồng dân tộc ở miền núi, ngoài các dạng thuốc truyền thống thường gặp như thuốc sắc, rượu thuốc, cao thuốc để uống, thuốc đắp bó gẫy xương... còn có thuốc tắm của người Dao. Đó là một dạng đặc trưng về cách sử dụng cây cỏ làm thuốc để chăm sóc sức khoẻ và chữa bệnh đã có từ rất xa xưa, một nét đẹp văn hoá y học gia truyền trong cộng đồng các dân tộc ở Việt Nam. Thuốc tắm (tiếng Dao gọi là Đìa dảo xin) không chỉ của người Dao đỏ ở Bắc Kạn mà còn là dạng thuốc của các nhóm người Dao khác ở Việt Nam. Trong cộng đồng người Dao, hầu hết các thành viên trong mỗi hộ gia đình đều biết cây thuốc tắm. Tuy nhiên, phụ nữ người Dao thường biết nhiều hơn, biết rò nơi mọc của chúng và cách khai thác bền vững nguồn tài nguyên để còn có thể sử dụng lâu dài.

Theo Trần Văn Ơn [58], nghiên cứu điều tra về bài thuốc tắm của người Dao thì bài thuốc tắm của người Dao đỏ ở Sa Pa gồm nhiều loại cây hơn so với bài thuốc của các nhóm người Dao khác, từ 10 đến 120 loài, trong đó có khoảng 5-10 cây thuốc được coi là quan trọng nhất.

Phần lớn phụ nữ người Dao đều biết lấy cây thuốc nam để điều trị các bệnh thông thường, còn bệnh nặng phải nhờ tới thầy lang chuyên nghiệp. Người Dao có tập quán chữa bệnh đến đâu lấy thuốc đến đấy, ít khi lấy thuốc dự trữ. Kinh nghiệm chữa một số bệnh thông thường của người Dao:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.

+ Chữa bệnh cảm cúm: Lấy lá rau ngải, lá cam, lá chanh, lá bưởi, lá tre đun sôi rồi cho người ốm xông ra được nhiều mồ hôi là khỏi hoặc lấy lá tía tô (mía đang sa) rửa sạch cho vào nước nóng uống vài lần là khỏi.

Nghiên cứu một số yếu tố liên quan đến dịch vụ y tế cho phụ nữ người Dao về khía cạnh văn hóa - xã hội tại huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Cạn - 2

10


+ Chữa bệnh bị sốt cao: Dùng lá chanh vò ra hoà nước cho người bệnh uống một vài lần là hạ sốt.

+ Chữa bệnh chướng hơi đầy bụng: Lấy củ canh chì đòi cho vào rượu ngâm uống vài lần là khỏi. Loại rượu này uống chữa khỏi bệnh đái dắt.

+ Chữa bệnh đau xương khớp: Lấy cây thanh thảo (bùng leo), lá cây dâu tằm (phong lốm mòm) đem giã nhỏ trộn với nước vo gạo, rang lửa cho ấm lên rồi đắp vào chỗ đau.

+ Người bị ngã gãy xương: Dùng lá và thân cây “Tồm bùng lao tòn” và cây tầm gửi mọc trên cây tre. Hai thứ này giã nhỏ trộn với nước vo gạo và rang qua lửa cho ấm lên rồi đắp vào chỗ xương gãy. Trước khi đắp phải nắn lại chỗ xương bị gãy cho thẳng và dùng nẹp bằng cây mía đỏ (tăm tía xi). Mỗi ngày thay thuốc 1 lần, khoảng 10 hôm là đỡ đau, khoảng 1 tháng sẽ liền xương.

+ Chữa bệnh đau thận: Lấy cây tầm gửi mọc trên cây gạo hoặc cây dâu, cây môn gai (hậu giàng gim), cây “choang xi”, tất cả đem thái nhỏ, sắc nước uống. Sau đó lấy thêm 2 loại lá cây “mắc nai nòm” và “mắc phường nòm”, giã nhỏ ngâm vào nước vo gạo, rang nóng bọc vào mảnh vải sát vào chỗ phù. Ngày sát 2 lần, sát từ trên xuống dưới.

+ Chữa rắn cắn: Lấy lá cây khoai môn nhai nát đắp vào chỗ rắn cắn sẽ khỏi. Ngoài ra, họ dùng lá “tụp bầy” vò nhàu, bọc vào mảnh vải hơ nóng trên lửa xoa vào chỗ rắn cắn và đắp vào chỗ rắn cắn vài lần là khỏi.

+ Chữa rết cắn: Lấy củ cây “tộp rùi” giã nhỏ rồi cho vào lá dong (lòm) bọc lại hơ trên than hồng cho nóng lên rồi đắp vào chỗ rết cắn, cứ nguội lại thay, cho đến khi không đau nữa thì thôi.

+ Để phòng bệnh và giữ gìn sức khoẻ hàng ngày, người Dao có kinh nghiệm là khi đi ra ngoài nắng phải đội mũ, đội khăn, đi giầy dép. Khi đông về giá lạnh, trong nhà thường xuyên đốt lửa và dùng nệm ấm khi ngủ.

1.3. Tình hình sức khỏe, sức khỏe sinh sản của phụ nữ

1.3.1. Đặc điểm cơ thể liên quan đến bệnh tật ở nữ giới

Cơ thể nữ giới được tạo hoá ban cho cấu tạo giải phẫu phù hợp với các chức năng riêng của mình. Ngoài công tác xã hội, người phụ nữ còn là trung

11


tâm của gia đình về mọi mặt. Những yếu tố đó liên quan không ít đến người phụ nữ, nhiều khi là nguyên nhân dẫn tới tình trạng sức khoẻ yếu ở cộng đồng nữ giới, nhất là phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ, trong thời kỳ mang thai và nuôi con nhỏ [30], [59], [75], [76].

Tỷ lệ mắc bệnh nói chung ở nữ giới cao hơn nam giới, cả bệnh cấp và mạn tính, tỷ lệ chung là 2,5 bệnh/người [90], [100].

Về cơ cấu bệnh tật giữa nam và nữ, các kết quả nghiên cứu nước ngoài và trong nước hầu như có sự tương đồng. Nam giới có xu hướng mắc các bệnh hô hấp, tai mũi họng, bệnh tiêu hoá mạn tính và tai nạn nhiều hơn nữ giới từ 1,3 đến 1,7 lần. Trong khi đó, nữ giới lại mắc các bệnh thuộc hệ sinh dục, tiết niệu cao hơn đến 3 lần [34], [92], [107].

1.3.2. Sức khỏe sinh sản - nguy cơ bệnh tật cao nhất ở nữ giới

Sức khoẻ là một trong những điều kiện cơ bản để mang lại giá trị cuộc sống cho con người [4], [6], [10]. Nói đến sức khoẻ phụ nữ là nói đến sức khoẻ sinh sản, cho nên đầu tư cho sức khoẻ nói chung và sức khoẻ sinh sản nói riêng cũng chính là đầu tư cho phát triển [14], [15], [16].

Nội dung của sức khoẻ sinh sản theo Chương trình hành động Cairo bao gồm [105]: Các biện pháp kế hoạch hoá gia đình; sức khoẻ vị thành niên; dịch vụ chăm sóc bà mẹ bao gồm chăm sóc trước trong và sau khi đẻ; phòng và điều trị các bệnh nhiễm khuẩn đường sinh dục, các bệnh lây truyền qua đường tình dục; điều trị vô sinh; xử trí các vấn đề sức khoẻ phụ nữ như vấn đề phụ khoa, giáo dục tình dục học cho cả nam và nữ.

Ở Việt Nam, chăm sóc sức khoẻ sinh sản được chi tiết hoá thành 8 nội dung [19] với các dịch vụ tương ứng: Thông tin, giáo dục, truyền thông và tư vấn; làm mẹ an toàn; kế hoạch hoá gia đình; nạo hút thai; sức khoẻ sinh sản vị thành niên; các bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản bao gồm các bệnh lây truyền qua đường tình dục (trong đó có HIV/AIDS); các bệnh ung thư sinh sản, ung thư vú; vô sinh.

12


Sức khoẻ sinh sản nữ vị thành niên

Việt Nam là nước có tỷ trọng dân số vị thành niên vào hàng cao nhất trong khu vực châu Á, tác động của nền kinh tế thị trường đã làm ảnh hưởng đạo đức của một bộ phận thanh thiếu niên, không ít vị thành niên sống buông thả, mà một trong hành động đáng báo động là hoạt động tình dục trước hôn nhân và các hậu quả nghiêm trọng của nó [33], [51], [57], [82], [94].

Tổ chức Y tế Thế giới đánh giá nguy cơ tử vong do thai sản ở phụ nữ tuổi 15 đến 19 cao gấp 2 lần so với người từ 20 đến 24. Còn những em gái tuổi 10 - 14 nếu có thai thì nguy cơ tử vong cao gấp 5 lần so với tuổi ngoài 20 [95], [96].

Phụ nữ và nhiễm khuẩn đường sinh sản


Bệnh phụ khoa là bệnh của nữ giới, trong đó tỷ lệ mắc các bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản và bệnh lây truyền qua đường tình dục khá cao, đặc biệt là ở những nước chậm hoặc đang phát triển [42].

Kết quả điều tra ở Thái Bình, Hải Phòng, Lâm Đồng, Hậu Giang (cũ), Hà Sơn Bình (cũ), Hà Tuyên (cũ) cho thấy: Trong cơ cấu bệnh tật của nữ theo độ tuổi, bệnh phụ khoa chiếm tỷ lệ cao nhất và tăng dần theo độ tuổi sinh sản, cao nhất là ở độ tuổi 41 - 55, chiếm 60% [1].

Sự thiếu hụt kiến thức, thiếu hụt chăm sóc y tế, cũng như tình trạng mại dâm hiện nay cũng là những yếu tố rất quan trọng để làm tăng tỷ suất của bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản (NKĐSS) [73].

Trên thế giới, NKĐSS hay gặp nhất là viêm âm đạo, rồi đến một số bệnh lây qua đường tình dục như trichomonas, lậu, giang mai. Tỷ lệ NKĐSS cao nhất là ở châu Mỹ La tinh, châu Phi và châu Á [90], [91].

Ở Việt Nam, các nhiễm khuẩn đường sinh sản thường gặp là: Tạp khuẩn (44%), Candida (28,5%), Candida + tạp khuẩn (27,5%) [22], [23], [24], [30].

13


Phụ nữ và HIV/AIDS

Đại dịch HIV/AIDS gây nên những hậu quả nặng nề cho sức khoẻ cá nhân, hạnh phúc gia đình và an toàn xã hội. Từ ca bệnh đầu tiên phát hiện năm 1990, đến nay trên thế giới đã có hơn 40 triệu người nhiễm HIV, trong đó có 18,5 triệu người là phụ nữ [89], [99].

Ở Việt Nam, trong giai đoạn 2003 - 2005, mỗi năm có thêm 37.000 người mắc mới. Riêng năm 2005, đã phát hiện 13.731 ca mắc mới HIV, 2.861 ca bị AIDS và 1.673 ca chết do HIV/AIDS [8], [11], [25], [106].

Nạo phá thai và sức khoẻ phụ nữ

Bình quân cứ một phụ nữ ra khỏi độ tuổi sinh đẻ thì có 3 phụ nữ khác bước vào độ tuổi này [15], [87], [104]. Theo thống kê của Vụ Sức khoẻ sinh sản Bộ Y tế năm 2005, tỷ lệ nạo hút thai trên tổng số đẻ trong cả nước là 20,8%; tỷ lệ tai biến do nạo hút thai là 1,4%. Các vùng có tỷ lệ cao là miền núi phía Bắc, đồng bằng Sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long [11], [27].

Sức khoẻ thai phụ và tình hình tai biến sản khoa

Tình trạng thiếu dinh dưỡng ở phụ nữ mang thai: Thiếu năng lượng trường diễn đối với thai phụ ở nước ta chiếm tới 30% [26]. Chất lượng và số lượng khẩu phần của phụ nữ có thai nhìn chung chưa được cải thiện.

Tai biến sản khoa: Là tai biến trước, trong khi sinh và ngay sau đẻ, rất khó lường trước, xảy ra ngoài kiểm soát và gây tử vong cao [11], [51].

Theo thống kê của Vụ Sức khoẻ sinh sản Bộ Y tế năm 2004 [23], tỷ lệ tai biến sản khoa còn khá cao. Cơ cấu tai biến là băng huyết, nhiễm trùng, sản giật, vỡ tử cung và nạo phá thai.

Tử vong mẹ - nguy cơ hàng đầu của thai sản

Tỷ suất chết mẹ ở Việt Nam đã liên tục giảm. Theo số liệu của tổng cục thống kê [22], tỷ suất này đã giảm dần từ 130/100.000 trẻ đẻ ra sống năm 1992 xuống còn 95/100.000 (năm 2000), sau đó tiếp tục giảm đi còn 85/100.000 (năm 2002) và 80/100.000 (năm 2005).

14


Điều tra tử vong mẹ năm 2000 - 2001 do Vụ Sức khoẻ sinh sản - Bộ Y tế hợp tác với WHO thực hiện ở 7 tỉnh thuộc 7 vùng sinh thái của Việt Nam cho thấy tỷ suất chết mẹ ở 7 tỉnh nghiên cứu là 130/100.000 trẻ đẻ ra sống [103].

Theo Trần Thị Trung Chiến (2006) [29], có sự khác nhau về chết mẹ giữa các vùng (269/100.000 ở vùng núi và trung du, 81/100.000 ở đồng bằng), giữa dân tộc thiểu số và dân tộc Kinh (316 và 81/100.000), giữa nông thôn và thành thị (145 và 79/100.000). Nguyên nhân góp phần gây tử vong mẹ là do chậm trễ đến cơ sở y tế (46,3%), chậm gửi lên tuyến trên do đường giao thông đi lại khó khăn 41,3%; 40% do điều trị không kịp thời; ngoài ra còn do nhân viên y tế thiếu năng lực chuyên môn, thiếu thuốc, thiếu trang thiết bị cần thiết...

Trên thế giới, các nguyên nhân trực tiếp gây tử vong mẹ chiếm 80%, nguyên nhân gián tiếp chiếm 20% [101], [102].

Ung thư ở nữ giới

Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế [24], thì tỷ lệ ung thư thường gặp ở nữ là ung thư cổ tử cung chiếm 20,3%, ung thư vú (16,2%), ung thư dạ dày (10%), đại trực tràng (8,3%), ung thư phổi (7,3%).

1.4. Nữ giới trong tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế

1.4.1. Hệ thống cung ứng dịch vụ y tế Việt Nam

Ở Việt Nam, hệ thống y tế được chia thành tuyến Trung ương, tuyến tỉnh và tuyến y tế cơ sở, trong đó có y tế Nhà nước và y tế tư nhân [55], [56].

Trạm y tế xã là đơn vị kỹ thuật đầu tiên tiếp cận với nhân dân nằm trong hệ thống y tế Nhà nước. Điều tra Y tế Quốc gia 2001 - 2002 cho biết bình quân mỗi xã có 4,34 CBYT; có 52,7% số xã có bác sỹ, 89% xã phường có nữ hộ sinh hoặc y sỹ sản nhi [17].

1.4.2. Hệ thống quản lý chăm sóc sức khoẻ ban đầu - công cụ đánh giá tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế

CBM - Community Based Monitoring (Giám sát dựa vào cộng đồng)

[20] được xem như là một phương pháp đánh giá khả năng tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế. Mục tiêu chính của CBM là xác định xem nhu cầu chăm

15


sóc sức khoẻ đã được đáp ứng hay chưa, đáp ứng như thế nào, nguyên nhân cản trở người sử dụng dịch vụ y tế và tồn tại của người cung ứng dịch vụ y tế thông qua các chỉ số: Sẵn có tiếp cận sử dụng sử dụng đủ sử dụng hiệu quả.

Đánh giá tương quan giữa tiếp cận và sử dụng DVYT bằng các biểu đồ, xác định những vấn đề còn tồn tại dựa trên các chỉ số:

Đối tượng đích: Là nhóm đối tượng mà ngành y tế hướng tới phục vụ.

Tỷ lệ sẵn có: Là tỷ lệ những ngày mà trạm y tế có đầy đủ các điều kiện cần thiết phục vụ cho chăm sóc sức khoẻ nhân dân.

Tỷ lệ tiếp cận: Là tỷ lệ dân số trong xã có thể đến được trạm y tế trong khoảng thời gian dưới một giờ bằng phương tiện sẵn có của mình.

Tỷ lệ sử dụng: Là tỷ lệ số người có sử dụng DVYT dù chỉ một lần trong kỳ theo dòi trên tổng số đối tượng.

Tỷ lệ sử dụng đầy đủ: Là tỷ lệ số người được nhận đầy đủ các DVYT cần thiết có liên quan đến vấn đề sức khoẻ của họ.

1.4.3. Hệ thống tổ chức y tế tỉnh Bắc Kạn

Theo niên giám thống kê tỉnh Bắc Kạn năm 2009 [83], toàn tỉnh có 8 bệnh viện (gồm 1 bệnh viện đa khoa tỉnh và 7 bệnh viện huyện), 10 phòng khám đa khoa khu vực, 122 trạm y tế xã phường. Số cán bộ ngành y tế là 1.197 người, trong đó có 354 bác sỹ, 326 y sỹ, 517 y tá. Tỷ lệ trạm y tế xã có bác sỹ là 59,01%; có nữ hộ sinh là 81,97%; hầu hết các xã đều có nhân viên y tế thôn bản.

Theo niên giám thống kê y tế năm 2005 [21], tỷ lệ trạm y tế xã có bác sỹ và nữ hộ sinh của tỉnh Bắc Kạn thấp hơn cả nước nhưng cao hơn so với vùng Tây Bắc và Tây Nguyên.

1.4.4. Nhu cầu chăm sóc sức khoẻ, tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế

1.4.4.1. Nhu cầu chăm sóc sức khoẻ

Nhu cầu chăm sóc sức khoẻ là sự cần thiết được CSSK theo các vấn đề sức khoẻ của người dân. Chúng ta cần phân định giữa nhu cầu (need - sự cần thiết) và cầu (demand - là thể hiện qua ý muốn chủ quan của người bệnh, phụ thuộc vào sức

16


mua và khả năng chi trả). Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta trong CSSK luôn gắn liền với nhu cầu chứ không gắn với sức mua [61]. Theo kết quả của VNHS 2001 - 2002 [17], bình quân sẽ có 1,5 đợt ốm_người/năm làm ảnh hưởng tới các hoạt động như đi học, đi làm.

1.4.4.2. Tiếp cận dịch vụ y tế

“Tiếp cận dịch vụ y tế” là khả năng mà người sử dụng dịch vụ y tế (DVYT) khi cần có thể đến sử dụng DVYT tại nơi cung cấp. Tiếp cận bao hàm cả sự đánh giá, cách nhìn nhận DVYT trong tầm suy nghĩ của người dân về loại dịch vụ qua các yếu tố không gian, thời gian, chi phí và chất lượng dịch vụ y tế.

Tiếp cận DVYT phụ thuộc vào nhiều nhóm yếu tố nhưng có 4 nhóm yếu tố cơ bản sau:

* Khoảng cách từ nhà đến cơ sở y tế: Được tính bằng thời gian đi từ nhà đến cơ sở y tế. Nếu thời gian này trong vòng 60 phút đi bằng phương tiện thông thường thì coi là tiếp cận được. Cách tính và đo lường này hợp lý cho mọi trường hợp. Nếu càng tốn ít thời gian để đến với cơ sở y tế thì tính tiếp cận càng cao và ngược lại [70].

Nghiên cứu của Nguyễn Mạnh Hùng (2007) [43] về chăm sóc sản khoa thiết yếu tại tỉnh Lạng Sơn cho thấy: Tỷ lệ tiếp cận trong chăm sóc trước và sau sinh đạt 85,9%.

* Kinh tế: Yếu tố kinh tế có tác động rất lớn tới sự tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế [32].

Nghiên cứu của Trương Việt Dũng tại 4 xã tỉnh Quảng Ninh [35] cho thấy: 22% tự chữa lấy không mua thuốc, 20% đến bệnh viện huyện, 28% đến thầy thuốc tư.

Theo báo cáo năm 2007 của đơn vị nghiên cứu chăm sóc sức khoẻ cộng đồng - Bộ Y tế [7]: Tỷ lệ người ốm không chữa gì là 2,7%; tự mua thuốc về chữa 32,8%; đến trạm y tế xã 22,4%; đến y tế tư nhân 19,6%... Những hộ có thu nhập thấp thì lựa chọn hình thức tự chữa là cao nhất (35,4%), hộ có thu

Xem tất cả 125 trang.

Ngày đăng: 29/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí