Những Hạn Chế Và Hướng Nghiên Cứu Tiếp Theo 71751


Tiểu kết chương 5


Nội dung chương 5 của luận án tập trung vào thảo luận những kết quả đã đề cập trong chương 4 như nhận thức của người dân và khách du lịch về phát triển CBT, cách thức xây dựng được hệ thống tiêu chí đánh giá phát triển CBT tại tiểu vùng Tây Bắc, thảo luận về những nhân tố và mức độ ảnh hưởng của chúng đến phát triển CBT tiểu vùng Tây Bắc.

Trên cơ sở thảo luận về kết quả nghiên cứu, luận án đề xuất 3 nhóm khuyến nghị với cơ quan quản lý Nhà nước, chính quyền địa phương, người dân địa phương và doanh nghiệp kinh doanh du lịch.


KẾT LUẬN


Tổng hợp các nội dung và kết quả nghiên cứu cho thấy, các tỉnh tiểu vùng Tây Bắc có nhiều tiềm năng và thế mạnh để phát triển CBT, tuy nhiên những tiềm năng và thế mạnh đó chưa được khai thác một cách hiệu quả, góp phần xứng đáng là ngành kinh tế mũi nhọn, thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội của vùng. Xuất phát từ lý luận và thực tiễn phát triển CBT tại tiểu vùng Tây Bắc, luận án được thực hiện với mục tiêu nghiên cứu một số nhân tố ảnh hưởng đến phát triển CBT tiểu vùng Tây Bắc dựa trên quan điểm đánh giá, nhận thức của người dân địa phương. Để thực hiện mục tiêu đó, Luận án đã tổng quan các công trình nghiên cứu trước đây liên quan đến phát triển CBT, xác định khoảng trống cho nghiên cứu; tổng hợp những vấn đề lý luận về phát triển CBT và những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển CBT; tổng hợp và lựa chọn lý thuyết cho nghiên cứu, theo đó ba lý thuyết được tác giả sử dụng cho nghiên cứu là lý thuyết phát triển bền vững; các bên liên quan và lý thuyết kỳ vọng. Trên cơ sở đó, luận án đã tập trung phân tích, đánh giá thực trạng phát triển CBT tiểu vùng Tây Bắc để trả lời bốn câu hỏi nghiên cứu liên quan. Hai phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng được sử dụng trong nghiên cứu, xác định những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển CBT, xây dựng mô hình, thang đo và các giả thuyết nghiên cứu. Những đóng góp của luận án và hướng nghiên cứu trong tương lai được trình bày cụ thể như sau.

1. Những đóng góp của luận án

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 233 trang tài liệu này.

1.1. Về mặt lý luận

Thứ nhất, dựa trên nền tảng lý thuyết phát triển bền vững; lý thuyết các bên liên quan, lý thuyết kỳ vọng, nghiên cứu đã thống nhất quan điểm, các chỉ tiêu đánh giá phát triển CBT cho khu vực nghiên cứu trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu trước đây. Theo đó, quan điểm phát triển CBT trong nghiên cứu được hiểu là quá trình biến đổi về lượng và chất các vấn đề kinh tế, văn hóa - xã hội trong cộng đồng, cũng như ý thức của người dân trong giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo vệ các nguồn tài nguyên tự nhiên và đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách du lịch. Kết quả nghiên cứu đã xây dựng được một bộ thước đo đánh giá sự phát triển CBT tiểu vùng Tây Bắc, bộ thước đo này đảm bảo tính hệ thống và phù hợp với sự phát triển CBT của tiểu vùng Tây Bắc.

Nghiên cứu một số nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch cộng đồng tiểu vùng Tây Bắc - 21

Thứ hai, trên cơ sở tổng hợp, kế thừa các nghiên cứu trước đây, tác giả đã xác định năm nhóm nhân tố được xem là có ảnh hưởng đáng kể đến phát triển CBT của khu vực nghiên cứu. Đồng thời điều chỉnh các biến số, thước đo cho phù hợp với bối cảnh nghiên cứu dựa trên kết quả nghiên cứu định tính. Tổng hợp trong năm nhân tố đưa vào nghiên cứu, có 11 biến số và 44 thước đo đánh giá phát triển CBT. Với cỡ mẫu đã chọn, kết quả kiểm định cho thấy việc điều chỉnh này có ý nghĩa cho khu vực nghiên cứu của


luận án, thể hiện qua sự giải thích tới 55,4% sự biến thiên của phát triển CBT là do các nhân tố đưa vào nghiên cứu tác động đến.

1.2. Về mặt thực tiễn

Dựa trên kết quả nghiên cứu định tính, kết quả nghiên cứu định lượng thông qua kiểm định các giả thuyết bằng phần mềm SPSS, luận án đã có một số đóng góp mang tính thực tiễn như:

Thứ nhất, đã chỉ ra những nhóm nhân tố và biến số có tác động ảnh hưởng đến phát triển CBT tại tiểu vùng Tây Bắc, đồng thời xác định thứ tự ảnh hưởng của các biến số, thước đo này đến phát triển CBT. Qua đó giúp các bên liên quan có cách nhìn rõ ràng hơn trong quá trình xây dựng kế hoạch, thực hiện triển khai cũng như kiểm tra đánh giá phát triển CBT tại tiểu vùng Tây Bắc.

Thứ hai, từ kết quả nghiên cứu, kết hợp với những đặc thù của bối cảnh nghiên cứu, luận án đề xuất một số khuyến nghị mang tính hàm ý với các bên liên quan đến phát triển CBT tiểu vùng Tây Bắc, làm luận cứ cho những giải pháp, chính sách phù hợp nhằm phát triển CBT, đáp ứng các nhu cầu khác nhau của khách du lịch, đảm bảo phát triển hài hòa giữa kinh tế cộng đồng địa phương với việc bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa, phong tục tập quán cũng như vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái.

2. Những hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo

Mặc dù kết quả nghiên cứu đã giải quyết được mục tiêu và những câu hỏi nghiên cứu đặt ra, tuy nhiên luận án vẫn còn một số hạn chế sau:

Thứ nhất, có nhiều trường phái nghiên cứu khác nhau khi nghiên cứu về CBT, tuy nhiên, nghiên cứu chỉ tập trung theo ba trường phái lý thuyết phát triển bền vững; lý thuyết các bên liên quan và lý thuyết kỳ vọng.

Thứ hai, các nhân tố đưa vào nghiên cứu mới chỉ giải thích được 55,4% sự biến động của phát triển CBT, còn lại 44,6% là do các nhân tố khác nhưng chưa được tác giả đề cập đưa vào nghiên cứu. Vì vậy, các nghiên cứu tiếp theo nên bổ sung thêm các nhân tố để đánh giá phát triển CBT có kết quả cao hơn.

Thứ ba, trong phương pháp nghiên cứu, luận án mới chỉ dừng ở việc tiếp cận đối tượng khảo sát là người dân địa phương trên quan điểm là những người cung cấp các sản phẩm CBT, chưa tiếp cận đối tượng là khách du lịch (những người tiêu dùng sản phẩm CBT). Đồng thời, nghiên cứu được thực hiện tại tiểu vùng Tây Bắc, khu vực có tính chất đặc thù về địa hình, khí hậu và đặc điểm dân cư, dân tộc nên có thể chưa làm rõ được những khác biệt về các nhân tố ảnh hưởng đến phát triên CBT và nội hàm của nó. Do đó, các nghiên cứu trong tương lai nên mở rộng phạm vi nghiên cứu để có kết quả tốt hơn.


DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ


1. Đặng Trung Kiên (2014), “Phát triển du lịch cộng đồng tại xã Mường Chiên, huyện Quỳnh Nhai”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, số chuyên đề, tháng 6/2014, tr. 46-48.

2. Đặng Trung Kiên (2017), “Giải pháp phát triển thị trường cho người nghèo tiểu vùng Tây Bắc thông qua mô hình du lịch cộng đồng”, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia “Mô hình và giải pháp phát triển thị trường phù hợp cho người nghèo vùng Tây Bắc”, Chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp Nhà nước giai đoạn 2013 - 2018, Nhà xuất bản Hồng Đức. tr. 79-86.

3. Đặng Trung Kiên (2017), “Vận dụng lý thuyết nấc thang nhu cầu của Maslow đối với phát triển sản phẩm du lịch cộng đồng tiểu vùng Tây Bắc”, Tạp chí Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương, Số 502/2017, tr. 50-52.

4. Đặng Trung Kiên, Trần Việt Lâm (2017), “The perception of people in the Northwest subregion in developing sustainable community-based tourism”, International conference on tourism in Vietnam: Tourism beyon borders, National economics university press, pp. 121-134.

5. Đặng Trung Kiên, Hoàng Xuân Trọng (2018), “Vận dụng marketing địa phương trong phát triển du lịch bền vững lòng hồ thủy điện Sơn La”, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia “Phát triển kinh tế địa phương cơ hội, thách thức và định hướng phát triển trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0”, Nhà xuất bản Lao động xã hội, Tập 1/2018, tr. 361-372.

6. Đặng Trung Kiên (2019), “Phát triển du lịch dựa vào cộng đồng: Một cách tiếp cận để phát triển cộng đồng địa phương”, Tạp chí Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương, Số 545/2019, tr. 19-21.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Abdulla M. Alhemoud và Edward G. Armstrong (1996), "Image of Tourism Attractions in Kuwait", Journal of Travel Research, 76-80.

2. Akis, S., Peristianis, N., & Warner, J. (1996), "Residents attitudes to tourism development: The case of Cyprus", Tourism Management, 17(7), 481-404.

3. Andereck, K. L., Valentine, K. M., Knopf, R. C., & Vogt, C. A. (2005), "Residents’ perceptions of community tourism impacts", Annals of Tourism Research, 32(4), 1056-1076.

4. Anucha Leksakundilok. (2004), Community Participation in Ecotourism Development in Thailand, Doctoral Thesis, University of Sydney.

5. Ap, J., & Crompton, J. (1998), "Developing and testing a tourism impact scale",

Journal of Travel Research, 37(2), 120-130.

6. Aree, N. (2009), "Community participation in tourism management in Busai Lillage Homestay, Wangnakeo District, Wakon Natrasima Province, Thailand", Intrnational Business and Economics Reseach Journal, 9(1).

7. Armstrong, R. (2012), An analysis of the conditions for success of community based tourism enter-prises, International centre for responsible tourism, occasional paper, OP 21 (2012). Leeds: LBU

8. Arnstein, Sherry R. (1969), "A Ladder of Citizen Participation", Journal of the American Institute of Planners, 35 (4): 216-224.

9. Ashley, C., & Roe, D. (1998), Enhancing community involvement in wildlife tourism, Issues and challenges: 11. IIED.

10. Barbour R.S. & Kitzingen J. (eds). (1999), Developing Focus Group Research. Politics, Theory and Practice, Sage, London.

11. Belisle, F.J. & Hoy, D.R. (1980), The perceived impact of tourism by residents a case study in Santa Marta, Colombia. Annals of Tourism Research, 7(1), 83-101.

12. Boo, E. (1991), Making ecotourism sustainable: Recommendations for planning, development, and management. In T. Whelan (Ed.), Nature tourism: Managing for the environment (pp. 187-199). Washington, US: Island Press.

13. Bowen, J. T., & Chen, S. L. (2001), “The relationship between customer loyalty and customer satisfaction”, International Journal of Contemporary Hospitality Management, 13(5), 213-217.


14. Bramwell và Sharman. (1999), "Collabration in local tourism policy making",

Annals of Tourism Ressearch, 26(2), 392-415.

15. Brennan, F, & Allen, G. (2001). Community-based Ecotourism, Social Exlusion and the Changing Political Economy of KwaZulu-Natal, South Africa. In D. Harrison, 2001 (Ed.), Tourism and the Less Developed Word, (pp.203-220).

16. Bryson, J. M., Cunningham, G. L., & Lokkesmoe, K. J. (2002), "What to do when stakeholders matter: the case of policy formulation for the African American men project of Hennepin County, Minnesota", Public Administration Review, 568-584.

17. Buhalis. (2000), "Marketing the competitive destination of the future", Tourism management, 21(1), 97-116.

18. Bùi Thanh Hương và cộng sự. (2007), Nghiên cứu các mô hình du lịch cộng đồng ở Việt Nam, Trường Đại học Hà Nội: Hà Nội.

19. Bùi Thị Hải Yến. (2007), Tài nguyên Du lịch, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội

20. Burns, G. L., & Sofield, T. (2001), The host community: Social and cultural issues concerning wildlife tourism. Australia: CRC for Sustainable Tourism Pty Ltd.

21. Bush, R., Dower, J., & Mutch, A. (2002), Community capacity index manual. Queensland, Centre for Primary Health Care: The University of Queensland.

22. Butcher, J. (1996), Sustainable development or development? In M.J. Stabler (Ed,), Tourism sustainability: Principles and Practice, UK: CAB International.

23. Butler, Judith. (1999), "Revisiting Bodies and Pleasures", Theory, Culture & Society, 16(2), 11-20.

24. Butler, R. (1993), "Tourism-An evolutionary perspective. In J.G.Nelson, R.Butler & G. Wall (Eds.). (U. o. Waterloo: Heritage Resources Centre)", Tourism and sustainable development: monitoring, planning, managing, 26-43.

25. Carol, K & Vijayan, K.P. (2006), Community participation and tourism attitudes in Belize, Interamerican Journal of Environment and Tourism, 2 (2), pp.9-15.

26. Carrard, N. and Paddon, P. (2010), Effective Community Based Tourism: Best Practice Manual, Gold Coast: Sustainable Tourism Cooperative Research Center.

27. Chen, C. F., & Chen, F. S. (2010), "Experience quality, perceived value, satisfaction and behavioral intentions for heritage tourists", Tourism Management, 31, 29-35.

28. Chen, C. F., & Tsai, D. C. (2007), “How destination image and evaluative factors affect behavioural intentions?”, Tourism Management, 28(4), 1115-1122.


29. Chi, C. G. Q & Qu, H. (2008), "Examining the structural relationships of destination image, tourist satisfaction and destination loyalty: An integrated approach", Tourism Management, 29, 624-636.

30. Chino, M., & DeBruyn, L. (2006), Commentary. Building true capacity: Indigenous models for indigenous communities, American Journal of Public Health, 96(4), pp596-599.

31. Christina Geng-Qing Chi, Hailin Qu. (2008), "Examining the structural relationships of destination image, tourist satisfaction and destination loyalty: An integrated approach", Tourism Management, 29(1), 624-636.

32. Churchill, G. A., Jr. (1979), “A Paradigm for Developing Better Measures of Marketing Constructs,”,. Journal of Marketing Research, 16 (February), 64-73.

33. Clark, T. (1984), "Alternative Modes of Co-operative Production", Economic and Industrial Democracy, 5(1), 97-129.

34. Cohen, John M. and Uphoff, Norman Thomas. (1980), Participation’s Place in Rural Development: Seeking Clarity through Specificity, World Development. 8 (Fall): 213-235.

35. Creswell, J.W. (2007), Qualitative inquiry & research design: Choosing among five approaches (2nd ed.), Thousand Oaks, CA: Sage.

36. Daniela Drumbrăveanu. (2004), Principles and practice of sustainable tourism planning, in: Nationala pentru Turism, Strategia de ecoturism: cadru theoretic de dezvoltare, Bucuresti, Romania. pp.

37. Davis, D., J. Allen, and R. M. Cosenza. (1988), "Segmenting Local Residents by their Attitudes, Interests, and Opinions toward Tourism", Journal of Travel Research, 27:2-8.

38. Đỗ Thúy Mùi và cộng sự (2016), Tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng theo hướng bền vững ở vùng Tây Bắc - Thực trạng và giải pháp, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ: Trường Đại học Tây Bắc.

39. Duk-Byeong Park. Rbin Nunkoo & Yoo-Sik Yoon. (2015), "Rural residents’ attitudes to tourismand the moderating effects of socialcapital", Tourism Geographies, Vol.17, No.1, 112-133.

40. Dương Hoàng Hương (2017), Phát triển du lịch bền vững ở tỉnh Phú Thọ, Luận án tiến sĩ, Kinh tế phát triển, Học viện hành chính quốc gia Hồ Chí Minh.


41. Dương Quế Nhu, Nguyễn Tri Nam Khang và Lương Quỳnh Như (2013), "Tác động của hình ảnh điểm đến Việt Nam đến dự định quay trở lại của du khách quốc tế", Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 27(2013), 1-10.

42. Eagles, P. F. J., Bowman, M. E., & Tao, T. (2001), Guidelines for tourism in parks and protected areas of East Asia, Ontario, Canada: Waterloo Printing.

43. Eagles, P. F., McCool, S. F., & Haynes, C. D. (2002), Sustainable tourism in protected areas: Guidelines for planning and management, Cambridge, UK: IUCN.

44. Egmond, T.V. (2007), Understanding western tourists in developing countries,

Norfolk, UK: Biddles Ltd.

45. Fariborz Aref. (2010), "Community capacity as an approach for sustainable tourism", e-Review of Tourism Research (eRTR), 8(2), 30-40.

46. Frank, F., & Smith, A. (1999), The Community Development Handbook: A Tool to Build Community Capacity, Hull, Canada: Human Resources Development Canada.

47. Freeman, R. E. (1984), Strategic management: a stakeholder approach, Boston: Pitman.

48. Gartner, W. B. (1989), “Who is an entrepreneur? is the wrong question",

Entrepreneurship Theory and Practice , 13(4), 47-68.

49. Gerbing, D., & Anderson, J. (1988), "An Updated Paradigm for Scale Development Incorporating Unidimensionality and Its", Joournal of Marketing Research, 25(2), 186-192.

50. Godfrey, P. (1996), Control of Risk: A Guide to the Systematic Management of Risk from Construction, Construction Industry Research and Information Association: London.

51. Goodall, B. (1988), How tourists choose their holidays: An analytical framework,

Marketing in the tourism industry: The promotion of destination regions.

52. Grove, Stephen J. and Fisk, Raymond P. (1992), Observational Data Collection Methods for Services Marketing: An Overview, WorkingPaper.

53. Gunn, C.A. (1988), Vacationscape: designing tourist regions, Van Nostrand Reinhold, New York, 2nd edition.

54. Hà Nam Khánh Giao. (2011), Giáo trình Marketing Du lịch, Nhà xuất bản Tổng hợp Thành Phố Hồ Chí Minh.

55. Hair, Anderson, Tatham, black. (1998), Multivariate Data Analysis, Prentical-Hall International: Inc.

56. Hall, C.M. (1998), Introduction to Tourism: Development, Dimensions and Issues (3rd Ed), Sydney: Pearson Education Australia.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/03/2023