Nhân Tố Hợp Tác Và Hỗ Trợ Từ Bên Ngoài Cộng Đồng


nhiều, khách du lịch có thể tiếp cận các điểm đến bằng nhiều phương tiện khác nhau như đường bộ (Quốc lộ 6; 279), đường không (Hà nội - Điện Biên) hay đường thủy (dọc theo sông Đà, vùng lòng hồ thủy điện Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu). Các phương tiện giao thông công cộng cũng nhiều về số lượng, đa đạng về chất lượng xe và giờ chạy kết nối các tỉnh với nhau. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra hệ thống đường giao thông trong bản làng chưa được quy hoạch đi lại thuận tiện và sạch sẽ. Đây cũng là một thực trạng tại các điểm CBT tiểu vùng Tây Bắc, hệ thống đường giao thông ở nhiều thôn bản đã được bê tông hóa theo chương trình phát triển nông thôn mới, mặc dù đi lại thuận tiện nhưng khách du lịch lại cho rằng đã nhân tạo hóa, làm mất đi giá trị nguyên bản ban đầu. Bên cạnh đó nhiều thôn bản vẫn còn đường đất, khả năng di chuyển trong bản gặp nhiều khó khăn. Vấn đề đặt ra cần tạo được hệ thống giao thông đi lại trong bản được thuận tiện mà không phá vỡ những giá trị truyền thống nguyên bản, tạo sức hấp dẫn đối với khách du lịch. Cùng đó là nâng cao ý thức người dân trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường thôn bản, tránh để nước thải ra đường, bỏ rác đúng nơi quy định, không để cỏ rác rậm rạp hai bên đường đi…

5.1.3.5. Nhân tố hợp tác và hỗ trợ từ bên ngoài cộng đồng

Nhân tố có tác động ảnh hưởng thứ năm đến phát triển CBT tại tiểu vùng Tây Bắc được nghiên cứu đánh giá là hợp tác và hỗ trợ từ bên ngoài, gồm 3 biến số đại diện là hợp tác và hỗ trợ của chính quyền (HCQ), hợp tác và hỗ trợ của doanh nghiệp (HDN), hợp tác và hỗ trợ của tổ chức phi chính phủ (HPC). Với cỡ mẫu là 518 và đặc điểm của khu vực nghiên cứu, kết quả phân tích hồi quy cho thấy, nhân tố hợp tác và hỗ trợ của tổ chức phi chính phủ có giá trị Sig = 0,921 > 0,05. Theo kết quả này, nhân tố hợp tác và hỗ trợ của tổ chức phi chính phủ không có ý nghĩa thống kê tại khu vực nghiên cứu, đồng thời phản ánh ngược so với một số nghiên cứu trước đây (Lê Tuấn Anh, 2014, Suthamma Nitikasetsoontorn, 2014) cho rằng việc hỗ trợ tài chính cũng như trang bị các kỹ năng, kiến thức từ các tổ chức phi chính phủ là những yếu tố tích cực ảnh hưởng đến phát triển CBT. Trên thực tế, tiểu vùng Tây Bắc là khu vực có vị trí đặc biệt về an ninh, chính trị, do vậy việc các tổ chức nước ngoài (Tổ chức phát triển Hà Lan (SNV), tổ chức hợp tác kỹ thuật Đức (GTZ), cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (Jica)…) tham gia vào các hoạt động liên quan đến phát triển cộng đồng địa phương còn gặp nhiều khó khăn và hạn chế về các thủ tục hành chính liên quan đến vấn đề an ninh, chính trị. Thêm vào đó, các tổ chức phi chính phủ thường áp dụng các mô hình CBT đã phát triển thành công tại các nước phát triển, tuy nhiên có thể chưa thực sự phù hợp với điều kiện phát triển, quan điểm, nhận thức của người dân tiểu vùng Tây Bắc.

Nhân tố Hợp tác và hỗ trợ của doanh nghiệp (HDN) có hệ số Sig = 0,000 < 0,05, cho ý nghĩa thống kê cao; hệ số Beta chuẩn hóa = 0,124 cho thấy hợp tác và hỗ trợ của doanh


nghiệp bên ngoài cộng đồng có tác động tích cực đến phát triển CBT tiểu vùng Tây Bắc. Trong đó vai trò hỗ trợ tư vấn (HDN1) có hệ số tải cao nhất (0,885), tiếp theo là hỗ trợ trong công tác xúc tiến, quảng bá hoạt động CBT địa phương (HDN2), và vấn đề đầu tư, hỗ trợ các chương trình giáo dục, đào tạo cho người dân để nâng cao kỹ năng và kiến thức về CBT có hệ số tải nhân tố thấp nhất (0,806). Thời gian gần đây, một số doanh nghiệp như Công ty CBT Travel Việt Nam, Công ty cổ phần hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp (WISE)… đã tham gia hợp tác và hỗ trợ cho người dân một số điểm thuộc tiểu vùng Tây Bắc (bản Mai Hịch, Mai Châu; bản Phụ Mẫu, Chiềng Yên, Vân Hồ; bản Hua Tạt, Vân Hồ…) trong phát triển mô hình CBT theo hướng tư vấn, đào tạo nâng cao năng lực cho người dân, quảng bá tuyên truyền, liên kết tour dẫn khách đến… và đem lại hiệu quả khá tích cực. Từ kết quả quan sát được thực tế trong giai đoạn nghiên cứu định tính tại các điểm CBT, tác giả nhận thấy đây có thể là một trong những hướng đi thích hợp với người dân tiểu vùng Tây Bắc, vừa nâng cao được kiến thức, kỹ năng và phát triển mô hình CBT theo hướng hợp tác bền vững.

Nhân tố Hợp tác và hỗ trợ của chính quyền (HCQ) có hệ số Sig = 0,000 < 0,05, cho ý nghĩa thống kê cao, nhưng có hệ số hồi quy Beta chuẩn hóa = -0,113 thể hiện sự hợp tác và hỗ trợ của chính quyền có tác động âm (ngược chiều) với phát triển CBT tại khu vực nghiên cứu, đồng thời kết quả nghiên cứu này có ngược so với kết quả nghiên cứu định tính và nhiều nghiên cứu khác. Trong những năm qua, chính quyền địa phương và cơ quan Nhà nước có nhiều chương trình hỗ trợ cho người dân tiểu vùng Tây Bắc trong phát triển CBT dưới nhiều hình thức như hỗ trợ tài chính, kỹ thuật, tập huấn nâng cao năng lực, quảng bá tuyên truyền… Tuy nhiên, hiệu quả mang lại còn hạn chế, qua quá trình phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm trong giai đoạn nghiên cứu định tính, tác giả nhận thấy việc hợp tác và hỗ trợ của chính quyền địa phương trong phát triển CBT có một số vấn đề vướng mắc sau:

Thứ nhất, liên quan đến vấn đề về tài chính, khi được hỏi, những người trả lời cho biết chính quyền địa phương có hỗ trợ bằng hiện vật (chăn, màn, hay các vật dụng sinh hoạt trong gia đình) hoặc trực tiếp bằng tiền mặt để cải tạo nâng cấp cơ sở hạ tầng cho hoạt động CBT. Tuy nhiên, sau khi hoàn thiện cơ sở hạ tầng xong, đi vào hoạt động thì công tác tổ chức truyền thông, quảng bá, kết nối thị trường, liên kết với các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành còn hạn chế nên lượng khách đến không nhiều, thu nhập có được không đủ bù đắp chi phí đã bỏ ra (bản Hum, Sơn La; bản Phiêng Lơi, Điện Biên).

Thứ hai, công tác đào tạo, hỗ trợ về mặt chuyên môn, kỹ thuật chưa sâu sát, đảm bảo hiệu quả, ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ du lịch. Bản Hon (Tam Đường, Lai Châu) là một ví dụ liên quan đến công tác hỗ trợ của chính quyền và Nhà nước khi các hộ được lựa chọn tham gia tập huấn cách làm du lịch, hỗ trợ cơ sở vật chất (khung cử, trang bị đạo cụ cho đội văn nghệ…), thành lập đội văn nghệ, dạy nấu các món ẩm thực

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 233 trang tài liệu này.


dân tộc… Sau khi đi vào hoạt động, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lai Châu giao cho chính quyền địa phương quản lý, tuy nhiên thiếu sự giám sát, đôn đốc nên người dân tự phát xây dựng nhà cửa, phá vỡ cảnh quan, làm phai mờ bản sắc dân tộc, điều này cũng đã dẫn tới những tác động ngược chiều đến quá trình phát triển CBT.

Nghiên cứu một số nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch cộng đồng tiểu vùng Tây Bắc - 20

Một số địa phương (bản Mển, Điện Biên) đã học hỏi, vận dụng mô hình CBT đã phát triển (xây dựng ban quản lý, các tổ, đội nhóm chuyên trách phục vụ CBT), tuy nhiên thực tế cho thấy chưa phù hợp với bối cảnh của bản khi cơ sở hạ tầng, việc tiếp cận thông tin kết nối thị trường còn hạn chế nên lượng khách đến chưa nhiều, các hoạt động CBT không có nhiều khác biệt so với các điểm CBT khác, do vậy thu nhập của các thành viên tham gia chưa được đảm bảo để duy trì hoạt động.

Tóm lại, với kết quả nghiên cứu này cần xem xét lại cách thức hợp tác và hỗ trợ của chính quyền đối với phát triển CBT, có thể chính quyền địa phương chưa thực sự quan tâm sát sao đến phát triển CBT tại địa phương nên hoạt động CBT chưa phát huy hiệu quả hoặc việc can thiệp quá sâu vào các hoạt động CBT của người dân, phá vỡ quan hệ Cung – Cầu trên thị trương và làm tăng “sức ỳ” trong cộng đồng khi trông chờ vào sự hỗ trợ của chính quyền dẫn tới hoạt động CBT không phát triển được.

Từ kết quả nghiên cứu định tính, kết hợp công cụ hỗ trợ của phần mềm SPSS22 trong nghiên cứu định lượng, kết quả nghiên cứu đã trả lời câu hỏi nghiên cứu thứ ba “Các nhân tố ảnh hưởng như thế nào và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến phát triển CBT tiểu vùng Tây Bắc?”. Việc xác định các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đó đối với phát triển CBT tiểu vùng Tây Bắc giữ vai trò rất quan trọng trong nghiên cứu của luận án và là cơ sở để tác giả đề xuất một số khuyến nghị với mong muốn phát triển CBT tiểu vùng Tây Bắc tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của nó.

Tổng hợp kết quả phân tích hồi quy cho thấy, trong năm nhóm nhân tố đề xuất nghiên cứu được chia thành 11 nhóm biến quan sát. Trong đó, có 1 biến không có ý nghĩa thống kê là HPC, dựa trên kết quả đó, mô hình nghiên cứu được điều chỉnh lại theo hình 5.1.

5.2. Một số khuyến nghị

Dựa trên kết quả nghiên cứu, luận án đưa ra một số khuyến nghị đối với các bên liên quan đã đề cập trong nghiên cứu là cơ quan quản lý Nhà nước; người dân địa phương; khách du lịch và doanh nghiệp kinh doanh du lịch, với mong muốn CBT của tiều vùng Tây Bắc sẽ phát triển tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của nó. Đây cũng là cơ sở để trả lời câu hỏi thứ tư, “Từ kết quả nghiên cứu có thể đưa ra những khuyến nghị gì để phát triển CBT tại tiểu vùng Tây Bắc, Việt Nam?”.


Sức hấp dẫn của điểm CBT

H1a

Điểm tham quan tự nhiên


Điểm tham quan văn hóa - lịch sử

H1b


H1c

Các hoạt động du lịch giải trí

H2

Cơ sở hạ tầng và dịch vụ của điểm CBT

H3a

Cơ sở hạ tầng và dịch vụ cơ bản

H3b

Cơ sở hạ tầng và dịch vụ lưu trú du lịch

H3c

Phát triển CBT

tiểu vùng Tây Bắc Việt Nam

Cơ sở hạ tầng và dịch vụ bổ sung

H4

Hợp tác và hỗ trợ từ bên ngoài cộng đồng

Hợp tác và hỗ trợ của chính quyền địa phươg

H5a


H5b

Hợp tác và hỗ trợ của doanh nghiệp

Đặc điểm nhân khẩu

Khả năng tiếp cận điểm CBT

Kiến thức và kỹ năng về du lịch của người dân địa phương


Hinh 5.1: Mô hình nghiên cứu điều chỉnh sau nghiên cứu định lượng

Nguồn: Kết quả nghiên cứu của tác giả

5.2.1. Đối với cơ quan quản lý Nhà nước

Kết quả nghiên cứu định tính cho thấy trên 50% người dân được hỏi cho rằng sự hỗ trợ, giúp đỡ từ phía các cơ quan chức năng, quản lý của Nhà nước là quan trọng, đặc biệt trong các lĩnh vực như đầu tư cơ sở hạ tầng, tập huấn, nâng cao năng lực, kỹ năng, kiến thức về du lịch cho người dân, cũng như các công việc liên quan đến quảng bá hình ảnh địa phương. Tuy nhiên, theo kết quả nghiên cứu định lượng đã chỉ ra sự hợp tác và hỗ trợ của chính quyền địa phương, các cơ quan quản lý chức năng của Nhà nước về du


lịch có tác động ngược chiều đến phát triển CBT. Do đó, để CBT tiểu vùng Tây Bắc phát triển tương xứng với những tiềm năng và lợi thế của mình, vài trò của chính quyền địa phương, cơ quan quản lý chức năng của Nhà nước nên:

Đơn giải hóa các văn bản hướng dẫn về phát triển CBT, thủ tục hành chính để người dân dễ dàng tiếp cận thực hiện. Tạo cơ chế, chính sách để huy động được tối đa các nguồn lực xã hội đầu tư phát triển CBT đặc biệt là đầu tư hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật, hình thành các khu CBT mang tính chuyên môn hóa (khu nghỉ homestay; khu sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống; khu vui chơi và các hoạt động giải trí; khu mua sắm…), hình thành chuỗi các hoạt động CBT tại điểm đến, tránh việc nhiều người dân cùng tham gia kinh doanh một dịch vụ còn khách du lịch có thêm nhiều thời gian và hoạt động trải nghiệm tại điểm đến.

Tạo điều kiện thuận lợi, có chính sách hỗ trợ để người dân được trực tiếp tham gia và hưởng lợi từ hoạt động kinh doanh CBT, nâng cao vai trò của cộng đồng địa phương, tránh việc cơ quan quản lý chức năng Nhà nước và chính quyền địa phương can thiệp quá sâu vào hoạt động kinh doanh CBT của người dân. Bên cạnh đó, cần tuyên truyền, vận động người dân bảo tồn, phục hồi những giá trị văn hóa, kiến trúc, phong tục tập quán truyền thống bản địa (kiến trúc nhà, các vật dụng, công cụ dụng cụ lao động hàng ngày…) phục vụ cho phát triển CBT.

Có chính sách thu hút đầu tư đào tạo nâng cao năng lực cho công đồng địa phương, tập trung phát triển những kỹ năng và kiến thức căn bản về du lịch, quản lý kinh doanh. Nâng cao các kỹ năng nghề cho người dân. Kết quả nghiên cứu cho thấy, một số điểm đã có những khóa đào tạo ngắn hạn về du lịch cho người dân thông qua sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các tổ chức bên ngoài. Tuy nhiên, thực tế cho thấy cả số lượng người tham gia và chất lượng đào tạo chưa đạt được hiệu quả như mong muốn. Do vậy, chính quyền địa phương và các cơ quan quản lý Nhà nước cần kết hợp với các cơ sở đào tạo đánh giá lại công tác đào tạo nâng cao năng lực cho người dân trong phát triển CBT.

Có chính sách hỗ trợ cho người dân địa phương, các bản CBT trong công tác truyền thông, xúc tiến quảng bá du lịch, tạo dựng và nâng cao hình ảnh CBT của địa phương. Tuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân và khách du lịch trong công tác vệ sinh cộng cộng, bảo vệ môi trường thôn bản, không vứt rác bừa bãi, thải nước sinh hoạt ra đường. Khuyến khích người dân sử dụng các vật liệu thân thiện với môi trường, gắn với tự nhiên như tre, gỗ… trong thiết kế các sản phẩm, công cụ phục vụ cho phát triển CBT.

5.2.2. Đối với người dân địa phương

Kết quả nghiên cứu của luận án đã xác định có 5 nhóm nhân tố ảnh hưởng đến phát triển CBT tiểu vùng Tây Bắc, vậy để các điểm CBT tiểu vùng Tây Bắc có thể phát triển, mang đậm nét đặc trưng, thì người dân địa phương nên:


Thứ nhất, Khai thác tối ưu những lợi thế về tiềm năng du lịch của địa phương, bao gồm cả tiềm năng du lịch tự nhiên và tiềm năng du lịch văn hóa, phát hiện và tập trung khai thác một số sản phẩm du lịch mang tính đặc trưng riêng có của điểm đến, để làm được điều này, người dân địa phương cần lưu ý một số vấn để sau:

Tôn tạo, phục hồi những kiến trúc truyền thống nguyên bản của cộng đồng như kiến trúc nhà, các công cụ lao động sản xuất, sinh hoạt hàng ngày (coọng nước, khung cửi, lò rèn…) có thể thực hiện theo hướng “làm mới như cũ”. Tức là có thể xây dựng mới hoàn toàn, nhưng giữ nguyên kiến trúc truyền thống nguyên bản và sử dụng các vật liệu sẵn có ở địa phương, thân thiện với môi trường (tre, gỗ, danh, cọ…) để phủ bên ngoài. Như vậy vấn đảm bảo tính bền vững của công trình và đảm bảo giữ được những giá trị nguyên bản.

Xây dựng những mô hình lao động sản xuất truyền thống hàng ngày của người dân để khách du lịch được trải nghiệm như nghề rèn, làm giấy của người Mông; nghề dệt thổ cẩm của người Thái, làm nông nghiệp, chăn thả gia súc… Qua đó khách du lịch vừa có thêm những trải nghiệm khác biệt tại mỗi điểm đến và tăng thời gian lưu trú cũng như chi tiêu tại điểm đến.

Duy trì, xây dựng và phục hồi những giá trị văn hóa, phong tục tập quán truyền thống của người dân bản địa như các lễ hội ma chay, cưới hỏi, lễ cầu mùa, hát then, đàn tính tẩu… làm phong phú thêm kho tàng văn hóa - văn nghệ truyền thống bản địa để khách trải nghiệm. Tránh tình trạng như hiện nay, hầu hết chỉ có hoạt động duy nhất tại các điểm đến là giao lưu văn nghệ, múa sạp, đốt lửa, uống rượu cần, tạo ra sự nhàm chán đối với du khách.

Văn hóa ẩm thực cũng là một trong những yếu tố hấp dẫn khách du lịch, có tác động ảnh hưởng đến phát triển CBT. Tuy nhiên, cũng như những nét văn hóa, phong tục tập quán nêu trên, món ăn của mỗi dân tộc cần giữ nguyên các hương vị đặc trưng, tạo nên sự khác biệt riêng có của dân tộc mình.

Nâng cao ý thức người dân và khách du lịch trong việc gìn giữ cảnh quan tự nhiên, hạn chế tối đa những tác động nhân tạo làm mất đi vẻ đẹp hoang sơ của núi rừng vùng Tây Bắc. Tận dụng những lợi thế về đặc trưng văn hóa dân tộc, kết hợp với điều kiện tự nhiên tại khu vực điểm đến để xây dựng các hoạt động giải trí trên cơ sở vừa khai thác được những giá trị văn hóa truyền thống bản địa, và tận dụng những nguồn tài nguyên tự nhiên sẵn có để tạo thêm nhiều hoạt động trải nghiệm cho khách du lịch, làm tăng tính hấp dẫn của điểm đến, đồng thời tăng thời gian lưu trú và chi phí của du khách.

Thực tế hiện nay thời gian lưu trú và các hoạt động trải nghiệm của khách du lịch ở các điểm đến chưa nhiều, dẫn đến nguồn thu từ các dịch vụ du lịch của người dân chưa cao (hầu hết mới chỉ thu từ một số dịch vụ ăn, nghỉ, giao lưu văn nghệ…). Do vậy, để tăng thêm thời gian lưu trú và chi tiêu của khách du lịch thì cần tạo thêm nhiều hoạt


động trải nghiệm cho du khách (thường gắn với các hoạt động lao động sản xuất hàng ngày của người dân như trồng lúa, làm nương, chăn thả gia súc, nuôi cá lòng hồ…), hay những hoạt động mang tính khám phá trải nghiệm (leo núi, khám phá hang động…).

Thứ hai, đảm bảo cơ sở hạ tầng và dịch vụ điểmCBT

Một trong những vấn đề khách du lịch rất quan tâm khi đến các điểm CBT là tính tiện nghi của điểm đến, có ba vấn đề cần lưu ý đối với nhân tố này.

Một là, mỗi thôn bản nên quy hoạch khu vực bãi đỗ xe chung, đồng thời có điểm tiếp đón và chia tay khách tại đầu mỗi bản, điều này không chỉ tạo nên tính chuyên nghiệp, lòng hiếu khách mà còn tạo ra cảm giác thân thiện trong lòng du khách khi đặt chân đến điểm đến. Bên cạnh đó, cần thiết phải quy hoạch các khu vệ sinh công cộng ở những nơi, điểm tập trung, đảm bảo sạch sẽ, tạo điều kiện thuận tiện cho khách. Có hệ thống biển báo, chỉ dẫn rõ ràng tại các điểm trong làng bản để khách thuận tiện trong di chuyển, đi lại.

Hai là, nên lựa chọn một số hộ kinh doanh nhà nghỉ homestay, ưu tiên những hộ nằm ở cuối bản. Hệ thống nhà nghỉ nên thiết kế theo phong cách truyền thống của người dân địa phương, nhưng phải gọn gàng, sạch sẽ. Hệ thống nhà vệ sinh, phòng tắm tại mỗi nhà phải thoáng mát, sạch sẽ đáp ứng được nhu cầu khách đến ở. Tùy theo điều kiện từng địa phương và gia đình, nhưng nên thiết kế phòng nghỉ và hệ thống nhà vệ sinh, phòng tắm theo hướng đưa thiên nhiên vào, sử dụng các nguyên vật liệu sẵn có tại địa phương, thân thiện với môi trường.

Ba là, ngoài các dịch vụ đón tiếp, ăn, nghỉ, trong bản cần có các dịch vụ bổ sung khác như phương tiện hỗ trợ đi lại, các dịch vụ y tế, internet, địa điểm mua sắm hay nơi phục vụ các hoạt động sinh hoạt chung trong cộng đồng.

Tất cả các hoạt động từ dịch vụ đón tiếp đến homestay và các dịch vụ bổ sung nên tạo thành một chuỗi liên hoàn, các hộ nên phân chia thực hiện các hoạt động kinh doanh khác như bán hàng lưu niệm, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ… để tạo thành một chuỗi các hoạt động trong cộng đồng. Không nên kinh doanh một loại hình dịch vụ tại các hộ trong bản, tránh tình trạng cạnh tranh khách, đồng thời không đa đạng hóa các hoạt động trong bản cho khách trải nghiệm.

Thứ ba, người dân địa phương cần nâng cao kỹ năng và kiến thức về kinh doanh du lịch, một số điểm cần lưu ý người dân trong quá trình thực hiện gồm:

Vấn đề đón khách tại gia đình cần được thực hiện theo những nghi thức, phong tục tập quán của địa phương. Để tạo không khí thân thiện, gần gũi ban đầu, những thành viên tham gia đón khách cần thiết phải mặc trang phục truyền thống của dân tộc, sẵn sàng hỗ trợ khách, đáp chuyện và trao đổi một cách thoải mái, tạo cho du khách cảm nhận được sự an toàn, đầm ấm như ở nhà.


Hướng dẫn viên là người bản địa phải có kiến thức, am hiểu văn hóa dân tộc mình để có thể giới thiệu cho khách du lịch và có khả năng kết nối du khách với người dân trong bản để họ được trao đổi, giao lưu và chia sẻ những bài học kinh nghiệm lao động sản xuất hàng ngày.

Thứ tư, người dân cần có ý thức giữ gìn vệ sinh thôn bản sạch sẽ, nhất là các khu vực công cộng, đường lối đi lại và khu vực xung quanh nhà. Không phóng uế, vứt rác, thải nước sinh hoạt ra đường, hay chăn thả gia xúc, gia cầm dưới gầm sàn nhà, gần nơi nghỉ của khách.

Thứ năm, tranh thủ sự hỗ trợ của chính quyền, các cơ quan quản lý chức năng, đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh du lịch bên ngoài cộng đồng về vốn, kinh nghiệm và tư vấn về kiến thức, kỹ năng làm du lịch. Chủ động triển khai các hoạt động kinh doanh theo những tư vấn, hướng dẫn của họ đảm bảo đạt hiệu quả cao nhất.

5.2.3. Đối với doanh nghiệp kinh doanh du lịch

Kiết quả nghiên cứu đã chỉ ra hợp tác và hỗ trợ của doah nghiệp bên ngoài có tác động tích cực đến hoạt động kinh doanh CBT của người dân địa phương. Nếu như cơ quan quản lý chức năng của Nhà nước, chính quyền địa phương giữ vai trò tạo cơ chế, chính sách, định hướng cho cộng đồng địa phương phát triển CBT, thì doanh nghiệp kinh doanh du lịch có tác động trực tiếp đến người dân địa phương triển khai các hoạt động kinh doanh CBT. Tuy nhiên, để mô hình CBT được phát triển theo hướng bền vững và đem lại quyền lợi cho người dân địa phương thì doanh nghiệp kinh doanh du lịch nên:

Thứ nhất, giữ vai trò tư vấn, hỗ trợ cho người dân xây dựng một vài mô hình CBT trong thôn bản để người dân được tiếp cận, trực tiếp tổ chức thực hiện. Khi mô hình đi vào hoạt động, lượng khách đến đều, sẽ phát sinh nhu cầu mở rộng quy mô, lúc này doanh nghiệp tiếp tục tư vấn, hỗ trợ hình thành các chuỗi liên kết người dân cung cấp các sản phẩm, dịch vụ phục vụ cho phát triển CBT. Điều này tránh được sự phát triển ồ ạt một loại hình dịch vụ du lịch nào đó gây ra những mối quan hệ bất hòa, cạnh tranh trong cộng đồng, thay vào đó là các thành viên trong cộng đồng tự liên kết với nhau hình thành nên chuỗi các sản phẩm CBT.

Thứ hai, doanh nghiệp kinh doanh du lịch nên giữ vai trò là cầu nối, hỗ trợ cộng đồng trong tiếp thị, quảng bá các hoạt động CBT, tạo dựng hình ảnh của địa phương, giới thiệu khách đến cộng đồng tham gia các hoạt động du lịch. Để thực hiện điều này, giữa doanh nghiệp và cộng đồng địa phương cần có những cam kết hỗ trợ lẫn nhau cùng phát triển, đảm bảo đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách du lịch.

Thứ ba, doanh nghiệp kinh doanh du lịch cũng nên có những hoạt động đầu tư hỗ trợ cho cộng đồng, đặc biệt là các chương trình liên quan đến giáo dục đào tạo nâng cao kỹ năng và kiến thức kinh doanh du lịch. Từ đó, xây dựng được mối quan hệ tương quan qua lại được gắn kết và bền vững.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/03/2023