Bảng 4.20: Phân tích tương quan Pearson cặp đôi từng biến độc lập với biến phụ thuộc phát triển CBT
PTT | SVL | KKT | SHG | CHC | HPC | CHB | HDN | HCQ | KTC | CHL | STT | ||
PTT | Pearson Correlation | 1 | 0,515** | 0,326** | 0,474** | 0,090* | -0,037 | 0,263** | 0,096* | -0,092* | 0,321** | 0,347** | 0,443** |
Sig. (2-tailed) | 0 | 0 | 0 | 0,04 | 0,396 | 0 | 0,03 | 0,037 | 0 | 0 | 0 | ||
N | 518 | 518 | 518 | 518 | 518 | 518 | 518 | 518 | 518 | 518 | 518 | 518 | |
**. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed). | |||||||||||||
*. Correlation is significant at the 0.05 level (2-tailed). |
Có thể bạn quan tâm!
- Tổng Hợp Các Nhân Tố Và Biến Số Sau Nghiên Cứu Định Tính
- Thống Kê Mô Tả Biến Khả Năng Tiếp Cận Điểm Cbt
- Phân Tích Nhân Tố Khám Phá Efa Cho Các Biến Độc Lập
- Tổng Hợp Các Nhân Tố Và Thước Đo Ảnh Hưởng Đến Phát Triển Cbt
- Nhân Tố Hợp Tác Và Hỗ Trợ Từ Bên Ngoài Cộng Đồng
- Những Hạn Chế Và Hướng Nghiên Cứu Tiếp Theo
Xem toàn bộ 233 trang tài liệu này.
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu điều tra của tác giả
Mười biến còn lại có hệ số Sig từ 0,000 đến 0,04 (nhỏ hơn 0,05), có ý nghĩa thống kê trong phân tích tương quan tuyến tính với biến phụ thuộc (PTT), đủ điều kiện chuyển sang phân tích hồi quy tuyến tính bội.
Xét mối quan hệ tương quan tuyến tính từng nhân tố với biến PTT cho thấy biến HCQ (hợp tác và hỗ trợ từ phía chính quyền) có tương quan tuyến tính ngược chiều với biến PTT (kết quả Pearson Correlation = -0,092). Các biến còn lại đều cho kết quả có tương quan tuyến tính thuận chiều với biến PTT, trong đó giá trị tương quan tuyến tính thuận chiều mạnh nhất là biến SVL (có hệ số Pearson Correlation = 0,515) và biến có hệ số tương quan tuyến tính thuận chiều nhỏ nhất là CHC (có hệ số Pearson Correlation = 0,090).
4.2.6.2. Phân tích hồi quy các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển CBT và kiểm
định các giả thuyết nghiên cứu
Dựa trên kết quả phân tích tương quan Pearson trong bảng 4.20, để kiểm định các giả thuyết nghiên cứu, tác giả thực hiện hồi quy tuyến tính bội 11 biến số thuộc 5 nhân tố đề xuất trong mô hình nghiên cứu đã điều chỉnh sau nghiên cứu định tính (hình 4.1). Phương pháp chọn là Enter và cho kết quả hồi quy như sau:
Bảng 4.21: Hệ số tổng hợp mô hình hồi quy
Model | R | R Square | Adjusted R Square | Std. Error of the Estimate | Durbin-Watson |
1 | 0,751a | 0,564 | 0,554 | 0,37714 | 1,843 |
a. Predictors: (Constant), STT, CHC, HCQ, SHG, HPC, KTC, KKT, SVL, HDN, CHL, CHB | |||||
b. Dependent Variable: PTT |
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu điều tra của tác giả
Kết quả hệ số tổng hợp mô hình hồi quy bảng 3.21 cho R2 hiệu chỉnh (Adjusted R Square) = 0,554 có nghĩa, với cỡ mẫu của mô hình nghiên cứu là 518, có 55,4%
sự biến động của biên phụ thuộc (Phát triển CBT tiểu vùng Tây Bắc Việt Nam) là do tác động ảnh hưởng của 11 biến số được đưa vào mô hình nghiên cứu trên. Còn lại, 44,6% là do các nhân tố khác ngoài mô hình nghiên cứu tác động đến. Giá trị thống kê Durbin-Watson = 1,843 < 3, cho thấy mô hình không có tự tương quan, do vậy có thể coi chất lượng hồi quy là tốt.
Bảng 4.22: Hệ số phương sai
Model | Sum of Squares | df | Mean Square | F | Sig. | |
1 | Regression | 92,958 | 11 | 8,451 | 59,414 | 0,000b |
Residual | 71,971 | 506 | ,142 | |||
Total | 164,930 | 517 | ||||
a. Dependent Variable: PTT | ||||||
b. Predictors: (Constant), STT, CHC, HCQ, SHG, HPC, KTC, KKT, SVL, HDN, CHL, CHB |
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu điều tra của tác giả
Bảng 4.22 cho kết quả kiểm định F = 59,414 và giá trị Sig = 0,000, chứng tỏ mô hình nghiên cứu đề xuất của luận án là phù hợp với tập dữ liệu đã khảo sát.
Bảng 4.23: Kết quả hệ số hồi quy tuyến tính bội
Model | Unstandardized Coefficients | Standardized Coefficients | t | Sig. | Collinearity Statistics | |||
B | Std. Error | Beta | Tolerance | VIF | ||||
1 | (Constant) | -0,271 | 0,233 | -1,162 | 0,246 | |||
SVL | 0,231 | 0,029 | 0,261 | 7,952 | 0,000 | 0,801 | 1,248 | |
KKT | 0,141 | 0,033 | 0,136 | 4,281 | 0,000 | 0,849 | 1,178 | |
SHG | 0,151 | 0,022 | 0,226 | 6,797 | 0,000 | 0,780 | 1,283 | |
CHC | 0,114 | 0,019 | 0,203 | 6,032 | 0,000 | 0,764 | 1,309 | |
HPC | -0,002 | 0,020 | -0,003 | -0,100 | 0,921 | 0,778 | 1,285 | |
CHB | 0,106 | 0,026 | 0,150 | 4,060 | 0,000 | 0,631 | 1,585 | |
HDN | 0,090 | 0,025 | 0,124 | 3,634 | 0,000 | 0,735 | 1,360 | |
HCQ | -0,096 | 0,025 | -0,113 | -3,772 | 0,000 | 0,962 | 1,040 | |
KTC | 0,110 | 0,027 | 0,128 | 4,089 | 0,000 | 0,886 | 1,129 | |
CHL | 0,103 | 0,027 | 0,140 | 3,860 | 0,000 | 0,652 | 1,535 | |
STT | 0,228 | 0,029 | 0,244 | 7,719 | 0,000 | 0,866 | 1,154 | |
a. Dependent Variable: PTT |
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu điều tra của tác giả
Kết quả nghiên cứu bảng 4.23 cho thấy hệ số chấp nhận (Tolerance) khá cao (từ 0,631 đến 0,962), đồng thời hệ số phóng đại phương sai VIF thấp (từ 1,040 đến 1,585, nhỏ hơn 2). Do đó, có thể kết luận rằng mối liên hệ giữa các biến độc lập này không đáng kể, có thể coi không có hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình.
Từ các kết quả trên có thể rút ra phương trình hồi quy tuyến tính bội biểu diễn mối quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển CBT như sau:
PTT = 0,261*SVL + 0,136*KKT + 0,226*SHG + 0,203*CHC + 0,150*CHB + 0,124*HDN - 0,113*HCQ + 0,128*KTC + 0,140*CHL + 0,244*STT
Với cỡ mẫu là 518 và nghiên cứu tại khu vực tiểu vùng Tây Bắc, kết quả hồi quy cho thấy, trong các nhóm nhân tố đưa vào nghiên cứu thì nhóm nhân tố Sức hấp dẫn của điểm CBT có tác động ảnh hưởng mạnh nhất đến phát triển CBT (các hệ số Beta chuẩn hóa từ 0,226 đến 0,261). Trong đó, biến Sức hấp dẫn của điểm tham quan văn hóa - lịch sử (SVL) có tác động ảnh hưởng mạnh nhất đến phát triển CBT, hệ số Beta chuẩn hóa = 0,261 có ý nghĩa trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, nếu thay đổi 1 đơn vị tính đối với biến SVL thì PTT sẽ thay đổi trung bình là 0,261 đơn vị tính. Tương tự như vậy, biến Sức hấp dẫn của điểm tham quan tự nhiên (STT) có tác động ảnh hưởng mạnh thứ hai đến phát triển CBT (hệ số Beta chuẩn hóa = 0,244) và Sức hấp dẫn của các hoạt động du lịch giải trí (hệ tố Beta chuẩn hóa = 0,226).
Nhóm nhân tố Cơ sở hạ tầng và dịch vụ của điểm CBT có tác động ảnh hưởng lớn thứ hai đến phát triển CBT, trong đó biến Cơ sở hạ tầng và dịch vụ cơ bản (CHC) được đánh giá là có tác động ảnh hưởng mạnh nhất đến phát triển CBT (hệ số Beta chuẩn hóa = 0,203), tiếp theo là biến Cơ sở hạ tầng và dịch vụ bổ sung (hệ tố Beta chuẩn hóa
= 0,150) và biến Cơ sở hạ tầng và dịch vụ lưu trú du lịch (hệ tố Beta chuẩn hóa = 0,140).
Nhân tố tác động ảnh hưởng thứ ba đến phát triển CBT là Kiến thức và kỹ năng về du lịch của người dân địa phương (hệ số Beta chuẩn hóa = 0,136) và nhân tố ảnh hưởng thứ tư là Khả năng tiếp cận điểm CBT (hệ số Beta chuẩn hóa = 0,130).
Nhóm nhân tố có tác động ảnh hưởng thấp nhất đến phát triển CBT là Hợp tác và hỗ trợ từ bên ngoài cộng đồng. Theo kết quả hồi quy, sự hợp tác và hỗ trợ từ phía doanh nghiệp có tác động ảnh hưởng lớn nhất đến phát triển CBT (hệ số Beta chuẩn hóa
= 0,124). Biến hợp tác và hỗ trợ của chính quyền (hệ tố Beta chuẩn hóa = -0,113) và biến hợp tác và hỗ trợ của tổ chức phi chính phủ (hệ tố Beta chuẩn hóa = -0,003) có tác động âm/ngược chiều đến phát triển CBT, tuy nhiên giá trị Sig của biến hợp tác và hỗ trợ của tổ chức phi chính phủ (HPC) = 0,921 > 0,05 không có ý nghĩa thống kê. Vì vậy,
theo kết quả nghiên cứu này, chưa đủ cơ sở kết luận rằng sự hợp tác và hỗ trợ của tổ chức phi chính phủ có tác động ảnh hưởng đến phát triển CBT tại khu vực nghiên cứu.
Hình 4.2: Biểu đồ Histogram về phân phối chuẩn phần dư
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu điều tra của tác giả
Đánh giá về phân phối chuẩn phần dư, sử dụng biểu đồ tần số của các phần dư Histogram (hình 4.2), kết quả cho thấy một đường cong phân phối chuẩn được đặt chồng lên biểu đồ tần số, đường cong này có dạng hình chuông, các giá trị tập trung từ -2 đến 2, phù hợp với dạng đồ thị của phân phối chuẩn. Giá trị trung bình (Mean = -2,16.10-15) gần bằng không, độ lệch chuẩn (Std.Dev bằng 0,989) gần bằng 1, có thể nói phần dư đang có phân phối xấp xỉ chuẩn. Có thể kết luận rằng giả thuyết phân phối chuẩn phần dư không bị vi phạm.
Hình 4.3: Biểu đồ Scatterplot dò tìm giả định liên hệ tuyến tính
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu điều tra của tác giả
Đánh giá về liên hệ tuyến tính giữa biến phụ thuộc và biến độc lập thông qua biểu đồ phân tán Scatterplot giữa các phần dư chuẩn hóa và giá trị dự đoán chuẩn hóa được lập giúp dò tìm xem dữ liệu hiện tại có vi phạm giả định liên hệ tuyến tính hay không. Trục hoành biểu diễn giá trị phần dư chuẩn hóa (Standardized Residual), trục tung biểu diễn giá trị dự đoán chuẩn hóa (Predicted Value). Nhìn vào đồ thị (hình 4.3) có thể thấy phần dư chuẩn hóa phân bố khá tập trung xung quanh đường hoành độ, do vậy có thể kết luận giả định về quan hệ tuyến tính không bị vi phạm.
Như vậy, với số mẫu là 518, kết quả nghiên cứu đã chỉ ra từ 5 nhóm nhân tố đưa vào nghiên cứu ban đầu, có 11 biến số đại diện. Trong 11 biến số đại diện, có 10 biến cho kết luận có tác động ảnh hưởng đến phát triển CBT tiểu vùng Tây Bắc Việt Nam; trong đó, 9 nhân tố có tác động ảnh hưởng thuận chiều, 1 nhân tố có tác động ảnh hưởng ngược chiều; 01 biến (HPC) chưa đủ cơ sở kết luận có tác động ảnh hưởng đến phát triển CBT. Hệ số hồi quy Beta chuẩn hóa trong mô hình hồi quy cũng đã chỉ ra mức độ tác động ảnh hưởng của từng nhân tố đến phát triển CBT tiểu vùng Tây Bắc. Từ kết quả thực nghiệm được trình bày trong mục 4.2 có thể kết luận về các giả thuyết nghiên cứu của luận án như sau:
Bảng 4.24: Kết luận về các giả thuyết nghiên cứu
Nhân tố/Biến số | Kỳ vọng tác động | Kết quả thực nghiệm | |
H1a | Sức hấp dẫn của của điểm tham quan tự nhiên | Thuận chiều | Chấp nhận giả thuyết |
H1b | Sức hấp dẫn của các điểm tham quan văn hóa - lịch sử | Thuận chiều | Chấp nhận giả thuyết |
H1c | Sức hấp dẫn của các hoạt động du lịch giải trí tại mỗi điểm CBT | Thuận chiều | Chấp nhận giả thuyết |
H2 | Khả năng tiếp cận điểm CBT | Thuận chiều | Chấp nhận giả thuyết |
H3a | Cơ sở hạ tầng và dịch vụ cơ bản | Thuận chiều | Chấp nhận giả thuyết |
H3b | Cơ sở hạ tầng và dịch vụ lưu trú du lịch | Thuận chiều | Chấp nhận giả thuyết |
H3c | Cơ sở hạ tầng và dịch vụ bổ sung | Thuận chiều | Chấp nhận giả thuyết |
H4 | Kiến thức và kỹ năng về du lịch của người dân địa phương | Thuận chiều | Chấp nhận giả thuyết |
H5a | Sự hỗ trợ và hợp tác của cơ quan Nhà nước/chính quyền địa phương | Thuận chiều | Chưa đủ cơ sở để chấp nhận giả thuyết |
H5b | Sự hỗ trợ và hợp tác của doanh nghiệp kinh doanh CBT | Thuận chiều | Chấp nhận giả thuyết |
H5c | Sự hỗ trợ và hợp tác của các tổ chức phi chính phủ | Thuận chiều | Chưa đủ cơ sở để chấp nhận giả thuyết |
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả
Tiểu kết chương 4
Trong chương này, luận án đã trình bày được các nội dung sau:
Thứ nhất, trình bày kết quả nghiên cứu định tính, trong đó tập trung phân tích những chỉ têu đánh giá phát triển CBT và các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển CBT tại tiểu vùng Tây Bắc thông qua phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm và tham vấn chuyên gia. Kết quả nghiên cứu định tính giúp cho việc xác định, điều chỉnh những biến số, thước đo phát triển CBT và các giả thuyết nghiên cứu phù hợp với bối cảnh nghiên cứu;
Thứ hai, phân tích thống kê mô tả các biến liên quan đến nghiên cứu, kiểm định độ tin cậy của các thước đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha, kiểm định phân tích nhân tố khám phá EFA cho các biến độc lập và biến phụ thuộc. Trên cơ sở đó, loại bỏ những thước đo không phù hợp phục vụ cho phân tích hồi quy;
Thứ ba, kiểm định sự khác biệt trung bình các biến nhân khẩu với phát triển CBT, thực hiện phân tích tương quan Pearson và hồi quy đa biến, đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến phát triển CBT cho khu vực nghiên cứu, đưa ra kết luận về các giả thuyết nghiên cứu.
CHƯƠNG 5:
THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ KHUYẾN NGHỊ
5.1. Thảo luận về kết quả nghiên cứu
5.1.1. Về đánh giá sự phát triển du lịch cộng đồng tiểu vùng Tây Bắc
Câu hỏi đầu tiên nghiên cứu đặt ra là “Đánh giá sự phát triển CBT tại tiểu vùng Tây Bắc dựa trên những chỉ tiêu nào?”. Kết quả tổng quan nghiên cứu đã chỉ ra, tùy thuộc đối tượng, quan điểm và mục tiêu nghiên cứu khác nhau, các học giả đã đưa ra những chỉ tiêu khác nhau để đánh giá phát triển CBT, tuy nhiên thường xoay quanh các vấn đề liên quan đến kinh tế; văn hóa - xã hội và môi trường theo quan điểm phát triển bền vững.
Với những đặc thù của khu vực nghiên cứu, luận án tiếp cận đánh giá sự phát triển CBT theo quan điểm là quá trình biến đổi về lượng và chất của các vấn đề kinh tế - xã hội theo hướng tiến bộ, dựa trên sáng kiến của người dân địa phương trong lĩnh vực du lịch, nâng cao nhận thức của người dân và khách du lịch trong bảo vệ môi trường tự nhiên cũng như đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của du khách. Sau giai đoạn nghiên cứu định tính, mười hai chỉ tiêu được kế thừa, điều chỉnh từ kết quả của các nghiên cứu trước đây sử dụng cho nghiên cứu nhằm làm rõ ý nghĩa của phát triển CBT cho khu vực nghiên cứu theo các nội dung sau:
Thứ nhất, sự phát triển CBT được thể hiện thông qua những thay đổi về lượng và chất các vấn đề liên quan đến thu nhập, tiết kiệm của các hộ gia đình và người dân địa phương; tăng thêm ngân quỹ cho cộng đồng. Đồng thời, tạo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương, người dân có thêm việc làm mới từ hoạt động kinh doanh du lịch;
Thứ hai, Sự phát triển CBT thể hiện qua số lượng các ngành nghề, phong tục tập quán truyền thống của địa phương được bảo tồn, phục hồi và phát triển. Cùng với đó là những kiến thức, kỹ năng quản lý kinh doanh của người dân thay đổi, chất lượng cuộc sống (y tế, giáo dục, cơ sở hạ tầng, dịch vụ giải trí…) được duy trì và nâng cao;
Thứ ba, sự phát triển CBT còn được thể hiện qua ý thức của người dân đối với giữ gìn vệ sinh môi trường quanh nhà ở, bản làng, không vứt, xả rác bừa bãi hay chăn thả gia súc, gia cầm dưới gầm sàn nhà. Đồng thời giảm những tác động tiêu cực đến môi trường như chặt phá rừng làm nương dẫy, nâng cao ý thức trong bảo vệ, bảo tồn các tài nguyên tự nhiên trong bản.
Thứ tư, sự phát triển CBT còn được thể hiện qua số lượng khách du lịch đến tham quan bản làng, số lượng khách quay trở lại, số ngày lưu trú bình quân/khách tăng lên và việc du khách có giới thiệu cho người thân, bạn bè đến du lịch tại bản làng.
Sau nghiên cứu định lượng, một chỉ tiêu (PTT11: Số ngày lưu trú bình quân/đầu khách du lịch tăng lên theo thời gian) bị loại do không thỏa mãn điều kiện kiểm định nhân tố
khám phá (EFA). Như vậy, còn 11 chỉ tiêu được sử dụng đánh giá sự phát triển CBT cho nghiên cứu tại tiểu vùng Tây Bắc, kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA) trong bảng 4.16 cũng chỉ ra thứ tự vai trò của các thước đo từ lớn đến nhỏ trong phát triển CBT như sau:
Bảng 5.1: Thứ tự vai trò các thước đo sử dụng đánh giá sự phát triển CBT
Mô tả thước đo | Thứ tự từ lớn - nhỏ | |
PTT9 | Người dân ý thức được sự cần thiết phải giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường | 1 |
PTT2 | Hộ gia đình/người dân địa phương có thêm việc làm và cơ hội việc làm mới từ kinh doanh du lịch | 2 |
PTT8 | Người dân thấy rằng việc bảo tồn các nguồn tài nguyên tự nhiên trong bản làng là cần thiết | 3 |
PTT6 | Chất lượng cuộc sống của người dân (y tế, giáo dục, cơ sở hạ tầng, dịch vụ giải trí…) được duy trì và nâng cao | 4 |
PTT4 | Nhiều ngành nghề truyền thống, giá trị văn hóa, phong tục tập quán của người dân địa phương được bảo tồn, phục hồi và phát triển | 5 |
PTT5 | Người dân hiểu biết hơn về kiến thức kinh doanh, kỹ năng quản lý và kinh nghiệm mới từ giao tiếp với khách du lịch | 6 |
PTT1 | Từ khi tham gia CBT, thu nhập và tiết kiệm của hộ gia đình/người dân được tăng lên | 7 |
PTT10 | Số lượng khách du lịch quay trở lại bản làng tăng lên theo thời gian | 8 |
PTT3 | Cộng đồng có thêm nguồn thu được trích ra từ hoạt động kinh doanh du lịch, góp phần bổ sung ngân quỹ chung | 9 |
PTT7 | Người dân có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường xung quanh nhà ở, làng bản, không xả nước, vứt rác thải bừa bãi | 10 |
PTT12 | Nhiều khách du lịch đã giới thiệu người thân, bạn bè đến du lịch tại bản làng | 11 |
Nguồn: Nghiên cứu của tác giả
Kết quả này cũng đã trả lời câu hỏi nghiên cứu thứ nhất là “Đánh giá sự phát triển CBT tại tiểu vùng Tây Bắc dựa trên những chỉ tiêu nào?”.
5.1.2. Những nhân tố ảnh hưởng đáng kể đến phát triển CBT
Câu hỏi thứ hai của nghiên cứu là “Những nhân tố nào có ảnh hưởng đáng kể đến phát triển CBT tại tiểu vùng Tây Bắc?”. Từ tổng quan nghiên cứu tác giả đã hệ thống 8 nhóm nhân tố được xem là có ảnh hưởng đến phát triển CBT từ các nghiên cứu