Tổng Hợp Các Nhân Tố Và Thước Đo Ảnh Hưởng Đến Phát Triển Cbt


trước đây. Tuy nhiên, thực tế cho thấy trên những góc độ nghiên cứu khác nhau và ở những khu vực, địa phương khác nhau thì những nhân tố và chỉ tiêu tác động ảnh hưởng đến phát triển CBT là không giống nhau, không mang tính đại diện, gắn với đặc điểm của từng quốc gia, khu vực. Có thể nhân tố tác động thành công đối với CBT ở địa phương này nhưng không phải là thành công cho địa phương khác, sau khi tham khảo ý kiến chuyên gia, 3 nhóm nhân tố được gợi ý không đưa vào mô hình nghiên cứu mà chỉ sử dụng trong giai đoạn nghiên cứu định tính, gồm:

- Nhân tố sự tham gia của người dân địa phương, đã có nghiên cứu đánh giá trước đây thuộc vùng Tây Bắc Việt Nam (Nguyễn Thị Mỹ Hạnh, 2016), do vậy nên sử dụng trong giai đoạn nghiên cứu định tính nhằm khám phá thêm những thông tin mới cho các nhân tố, biến số và thước đo ảnh hưởng đến phát triển CBT tại khu vực nghiên cứu;

- Hai nhân tố Lãnh đạo cộng đồng và Sự hỗ trợ của các tổ chức trong cộng đồng được các chuyên gia cho rằng không phải là nhân tố đặc trưng ảnh hưởng đến phát triển CBT tiểu vùng Tây Bắc và gợi ý nên sử dụng trong nghiên cứu định tính thông qua các cuộc phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm giúp cho việc điều chỉnh, bổ sung các biến số, thước đo cho các nhân tố khác của mô hình.

Năm nhóm nhân tố còn lại gồm: (1) Sức hấp dẫn của điểm CBT; (2) Khả năng tiếp cận điểm CBT; (3) Cơ sở hạ tầng và dịch vụ của điểm CBT; (4) Kỹ năng và kiến thức du lịch của người dân địa phương; (5) Hợp tác và hỗ trợ từ bên ngoài cộng đồng được tác giả kế thừa từ kết quả nghiên cứu của các học giả trước đây, điều chỉnh cho phù hợp với khu vực nghiên cứu sau tham vấn chuyên gia. Trong 5 nhóm nhân tố đề xuất ban đầu tổng hợp thành 9 biến số và 43 chỉ tiêu/thước đo được sử dụng cho nghiên cứu. Để kiểm tra độ phù hợp của mô hình, khám phá, điều chỉnh và bổ sung các biến quan sát và điều chỉnh nội dung các câu hỏi cho phù hợp với khu vực cũng như đối tượng nghiên cứu, tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, kết hợp với tham vấn chuyên gia. Kết quả đã điều chỉnh nhân tố Cơ sở hạ tầng và dịch vụ của điểm CBT thành ba biến số “Cơ sở hạ tầng và dịch vụ cơ bản”; “Cơ sở hạ tầng và dịch vụ lưu trú du lịch” và “Cơ sở hạ tầng và dịch vụ bổ sung”, đồng thời bổ sung 2 chỉ tiêu đối với nhân tố này (1 cho biến Cơ sở hạ tầng và dịch vụ cơ bản; 01 cho biến Cơ sở hạ tầng và dịch vụ bổ sung). Sau kết quả nghiên cứu định tính, có 45 chỉ tiêu cho các biến độc lập được sử sụng cho giai đoạn nghiên cứu định lượng.

Trong quá trình nghiên cứu định lượng chính thức, thông qua công cụ hỗ trợ phần mềm SPSS22, tác giả đã tiến hành kiểm định độ tin cậy (Cronbach’s Alpha) để loại những chỉ tiêu có tương quan biến tổng < 0,3 và phân tích nhân tố khám phá (EFA). Kết quả, có 01 chỉ tiêu bị loại là CHB4 (Các sản phẩm quà lưu niệm nhỏ gọn, thuận tiện để khách du lịch có thể vận chuyển mang về nhà), còn lại 44 chỉ tiêu được xem là có ý nghĩa thống kê, phù hợp đưa vào phân tích hồi quy, đánh giá ảnh hưởng đến phát triển CBT tại tiểu vùng Tây Bắc.


Bảng 5.2: Tổng hợp các nhân tố và thước đo ảnh hưởng đến phát triển CBT



TT


Các nhân tố


Biến số

Tổng hợp thước đo

Lần 1

Sau NCĐT

Sau NCĐL


1


Sức hấp dẫn của

điểm CBT

Sức hấp dẫn của điểm tham quan tự nhiên

3

3

3

Sức hấp dẫn của điểm tham quan văn hóa - lịch sử

6

6

6

Sức hấp dẫn của các hoạt

động du lịch giải trí

4

4

4

2

Khả năng tiếp cận

điểm CBT


4

4

4


3


Cơ sở hạ tầng và dịch vụ của điểm CBT

Cơ sở hạ tầng và dịch vụ cơ bản


10

4

4

Cơ sở hạ tầng và dịch vụ lưu trú du lịch

3

3

Cơ sở hạ tầng và dịch vụ dịch vụ bổ sung

5

4


4

Kiến thức và kỹ năng về du lịch của người dân địa phương



7


7


7


5


Hợp tác và hỗ trợ từ bên ngoài cộng đồng

Hợp tác và hộ trợ của Chính quyền/Nhà nước

3

3

3

Hợptácvàhỗ trợcủadoanhnghiệp

3

3

3

Hợp tác và hỗ trợ của tổ chức phi chính phủ

3

3

3

Cộng

43

45

44

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 233 trang tài liệu này.

Nghiên cứu một số nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch cộng đồng tiểu vùng Tây Bắc - 19

Nguồn: Nghiên cứu của tác giả

Ngoài năm nhóm nhân tố được đưa vào mô hình từ kết quả tổng quan nghiên cứu, theo gợi ý của các chuyên gia, tác giả bổ sung thêm biến kiểm soát gồm 8 biến liên quan đến đặc điểm nhân khẩu của đối tượng khảo sát gồm: giới tính, độ tuổi, dân tộc, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân, vai trò tham gia đối với hoạt động CBT, thời gian tham gia hoạt động CBT và thu nhập trung bình/tháng nhằm kiểm soát thêm thông tin của đối tượng khảo sát đối với phát triển CBT tại khu vực nghiên cứu.

Tổng hợp kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha, nhân tố khám phá EFA 44 thước đo sử dụng trong nghiên cứu thuộc năm nhóm nhân tố đều có ý nghĩa thống kê. Với kết quả này, câu hỏi thứ hai “Những nhân tố nào có ảnh hưởng đáng kể đến phát triển CBT tại tiểu vùng Tây Bắc?”, được trả lời.


5.1.3. Đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố được lựa chọn đến phát triển CBT tiểu vùng Tây Bắc

Câu hỏi thứ ba trong nghiên cứu là: “Các nhân tố ảnh hưởng như thế nào và mức

độ ảnh hưởng của các nhân tố đến phát triển CBT tiểu vùng Tây Bắc?”.

Thứ nhất, để đánh giá các nhân tố ảnh hưởng như thế nào đến phát triển CBT tiểu vùng Tây Bắc, kết quả phân tích tương quan Pearson và hồi quy tuyến tính bội (mục 4.2.6) đã chỉ ra: Trong 11 biến số đại diện được đưa vào mô hình, có 10 biến tác động ảnh hưởng đến phát triển CBT tiểu vùng Tây Bắc, trong đó 9 biến có tác động ảnh hưởng thuận chiều, 1 biến có tác động ảnh hưởng ngược chiều (HCQ: Hợp tác và hỗ trợ của chính quyền). Biến HPC (Hợp tác và hỗ trợ của tổ chức phi chính phủ) có hệ số hồi quy Beta chuẩn hóa = -0,003 > 0; giá trị Sig = 0,921 > 0,05 nên không có ý nghĩa thống kê trong nghiên cứu này. Nói cách khác, với cỡ mẫu điều tra của luận án, chưa đủ cơ sở để nói rằng sự hỗ trợ và hợp tác của tổ chức phi chính phủ giữ vai trò quan trọng, có tác động ảnh hưởng đến phát triển CBT tiểu vùng Tây Bắc.

Thứ hai, để đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến phát triển CBT tiểu vùng Tây Bắc, tác giả tập trung thảo luận dựa trên kết quả số liệu thống kê bằng phần mềm SPSS22, theo mức độ ảnh hưởng giảm dần của từng nhân tố, cụ thể như sau:

5.1.3.1. Nhân tố Sức hấp dẫn của điểm CBT

Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của nhân tố Sức hấp dẫn của điểm CBT đến phát triển CBT dưới ba khía cạnh là: Sức hấp dẫn của điểm tham quan tự nhiên (STT); Sức hấp dẫn của điểm tham quan văn hóa - lịch sử (SVL) và Sức hấp dẫn của các hoạt động du lịch giải trí (SHG).

Theo kết quả hồi quy (bảng 4.23), biến SVL có tác động ảnh hưởng mạnh nhất

đến PTT, hệ số Sig = 0,000 < 0,05, do đó có ý nghĩa thống kê cao; hệ số Beta chuẩn hóa

= 0,261 cho thấy biến có tác động ảnh hưởng thuận chiều đến phát triển CBT.

Kết quả đánh giá 6 thước đo SVL (ký hiệu từ SVL1 đến SVL6) trong phân tích nhân tố khám phá EFA (bảng 4.13) đã chỉ ra biến SVL2 (những kiến trúc truyền thống trong cộng đồng vẫn giữ được giá trị nguyên bản) cho kết quả hệ số tải cao nhất (0,765), điều đó cho thấy những giá trị nguyên bản, truyền thống bản địa của người dân địa phương như kiến trúc nhà, các vật dụng, công cụ lao động hàng ngày có ý nghĩa rất lớn cho hoạt động phát triển CBT. Kết quả này cũng trùng với kết quả nghiên cứu của các học giả trước đây như Noppart Satarat (2010), Gallarza M.G, etg (2002), Nguyễn Quốc Nghi và cộng sự (2016)… cho rằng, khách CBT thực hiện những chuyến đi để họ được thỏa mãn cảm giác “hoài cổ” về sự đơn giản; để được sống và hưởng thụ những giá trị nguyên bản/chân


thực (authenticity) của người dân bản địa ở các khu vực nông thôn. Điều này người dân địa phương cũng đã nhìn nhận và ý thức được, tuy nhiên, thực tế cho thấy có phần nào mâu thuẫn với quá trình phát triển xã hội và những chính sách của Nhà nước đối về các tiêu chí phát triển nông thôn mới.

Các hoạt động trải nghiệm liên quan đến lao động sản xuất hàng ngày của người dân địa phương như làm nông nghiệp, chăn thả gia súc, dệt vải… (biến SVL3) được đánh giá mức hệ số tải nhân tố lớn thứ hai (0,759). Kết quả nghiên cứu của các học giả trước cũng chỉ ra, khách CBT thường có sở thích đam mê hoạt động ngoài trời (Boo, 1991), thường thích sống và trải nghiệm cùng với người dân địa phương, tìm hiểu về văn hóa, lối sống sinh hoạt hàng ngày của người dân bản địa. Như vậy, việc giới thiệu và cho khách được tham gia trải nghiệm những hoạt động lao đồng hàng ngày của người dân sẽ tạo thêm những sản phẩm CBT và trải nghiệm hữu ích đối với khách du lịch.

Cộng đồng vẫn giữ được những giá trị văn hóa, phong tục tập quán truyền thống nguyên bản được đánh giá mức độ thứ ba (SVL1), hệ số tải nhân tố = 0,739. Điều này cho thấy những giá trị văn hóa, phong tục tập quán truyền thống về cơ bản vẫn là những yếu tố tạo nên tính hấp dẫn đối với khách du lịch. Tại tiểu vùng Tây Bắc, tác giả nhận định kết quả nghiên cứu này phù hợp với đặc điểm thực tế hiện nay, nơi được đánh giá là một trong những khu vực có nền văn hóa dân tộc phong phú, đa dạng của 22 dân tộc thiểu số đang sinh sống tộc như Thái, Mường, H’Mông, Giao, Sinh Mun, Khơ Mú…, mỗi dân tộc đều có những nét văn hóa, phong tục tập quán đặc trưng riêng, có sức hấp dẫn, thu hút du khách. Tuy nhiên, những nét văn hóa, phong tục tập quán này đã phần nào bị giao thoa, biến đổi và mai một, không còn giữ được giá trị nguyên bản của nó, điều này cũng đã được khách du lịch phản ánh lại trong giai đoạn nghiên cứu định tính: “Tôi rất thích vẻ đẹp của người con gái thái khi mặc bộ váy Cóm được dệt bằng thổ cẩm, tuy nhiên bây giờ thật khó tìm lại,… thậm chí ngay cả mấy cô biểu diễn văn công toàn mặc đồ may bằng vải trung quốc, lễ liên hoan giao lưu văn hóa bây giờ đã thành sân khấu hóa…” (Khách du lịch 1). Kết quả nghiên cứu cho thấy, việc giữ gìn, phục hồi và bảo tồn những giá trị văn hóa, phong tục tập quán truyền thống của người dân địa phương cần thực hiện nghiêm túc, khôi phục lại những giá trị nguyên bản để có thể tạo được sức hấp dẫn thu hút khách du lịch.

Yếu tố được đánh giá thứ tư là SVL6 (Có nhiều điểm di tích lịch sử ý nghĩa và hấp dẫn, hệ số tải nhân tố = 0,718), thực tế tại tiểu vùng Tây Bắc có một số điểm di tích lịch sử nhà tù Sơn La, rừng Mường Phăng, hầm De castries (Điện Biên)… Những điểm di tích lịch sử này đã hu hút rất nhiều khách du lịch trong và ngoài nước đến thăm quan, nhưng chưa được người dân đánh giá cao, có thể do những giá trị mang lại cho cộng đồng điểm đến chưa nhiều.


Thứ năm là SVL5 (Văn hoá ẩm thực hấp dẫn mang hương vị đặc trưng bản địa, hệ số tải nhân tố = 0,699), điều này cho thấy người dân địa phương chưa chú trọng khai thác yếu tố văn hóa ẩm thực cho phát triển CBT. Thực tế trong quá trình phỏng vấn sâu, khách du lịch đánh giá rất cao ẩm thực địa phương, đặc biệt là các món ăn của người dân tộc Thái. Hệ số tải nhân tố cho thước đo SVL4 (Trong làng bản vẫn còn những điểm sản xuất ngành nghề truyền thống như hàng thủ công mỹ nghệ, gốm, dệt thổ cẩm…) cũng được đánh giá ở mức thấp (0,699). Thực tế cho thấy một số điểm đến, người dân địa phương đã và đang phục hồi lại những ngành nghề thủ công truyền thống như dệt, đan lát, rèn,… Tuy nhiên, số lượng chưa nhiều để khách được trải nghiệm, hoặc nếu có thì lại không có người hướng dẫn để khách được trải nghiệm. “Tôi hỏi và muốn ngồi vào khung cử dệt thử, tuy nhiên anh chủ nhà bảo đợi bà về mới biết…” (Khách du lịch 11).

Sức hấp dẫn của điểm tham quan tự nhiên (STT) có tác động ảnh hưởng thứ hai đến phát triển CBT, hệ số Sig = 0,000 < 0,05, do đó có ý nghĩa thống kê cao; hệ số Beta chuẩn hóa = 0,244 cho thấy biến có tác động ảnh hưởng thuận chiều đến phát triển CBT.

Kết quả đánh giá 3 thước đo STT (ký hiệu từ STT1 đến STT3) trong phân tích nhân tố khám phá EFA (bảng 4.13) đã chỉ ra hệ số tải của 3 biến quan sát này lần lượt là 0,805; 0,748; 0,677. Như vậy, có thể thấy không chỉ khách du lịch mà bản thân người dân địa phương cũng đánh giá các điểm CBT của tiểu vùng Tây Bắc có nguồn tài nguyên tự nhiên đẹp tự nhiên, có sức hấp dẫn và gây ấn tượng với du khách, về cơ bản vẫn giữ được vẻ hoang sơ và khí hậu trong lành, yên tĩnh và thanh bình. Tác giả nhận định kết quả này cũng phù hợp với tình hình thực tế hiện nay của các tỉnh tiểu vùng Tây Bắc có địa hình đồi núi xen lẫn thung lũng, hệ thống sông ngòi nhiều, tạo nên những cảnh quan về cơ bản vẫn giữ được vẻ đẹp tự nhiên, có sức hấp dẫn thu hút khách du lịch.

Sức hấp dẫn của hoạt động du lịch giải trí (SHG) có tác động ảnh hưởng thứ ba đến phát triển CBT, hệ số Sig = 0,000 < 0,05, do đó có ý nghĩa thống kê cao; hệ số Beta chuẩn hóa = 0,226 cho thấy biến có tác động ảnh hưởng thuận chiều đến phát triển CBT.

Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA (bảng 4.13) cho thấy biến SHG4 có hệ số tải nhân tố cao nhất (0,861), tiếp theo là SHG1 (0,851); SHG3 (0,851); SHG2 (0,843). Kết quả cho thấy, bản thân người dân địa phương cũng nhận thức được việc giao lưu văn hóa, văn nghệ với khách du lịch không phải là yếu tố hấp dẫn du khách bây giờ (SHG2). Các hoạt động để khách du lịch được trải nghiệm như leo núi, khám phá hang động, du thuyền long hồ… (SHG4) là một trong những lợi thế của các tỉnh tiểu vùng Tây Bắc với địa hình phức tạp, nhiều dãy núi dá xen lẫn thung lũng, tạo ra nhiều hang động, thác nước. Tuy nhiên, thực tế cho thấy các hoạt động trải nghiệm này chủ yếu mang tính tự phát từ phía du khách, người dân chưa biết tận dụng lợi thế để tạo ra những


sản phẩm CBT trải nghiệm hấp dẫn. Những trải nghiệm thường thấy ở các điểm CBT là đi bộ, đi xe đạp ngắm cảnh trong làng bản (SHG3), các hoạt động này diễn ra hầu hết các điểm CBT thuộc tiểu vùng Tây Bắc, dẫn đến những hình ảnh, hoạt động na ná giống nhau tạo nhàm chán đối với du khách, đặc biệt các điểm CBT ở cuối tuyến sẽ thu hút được rất ít khách đến thăm do họ không tìm thấy được những hoạt động trải nghiệm mới mang tính khác biệt so với các điểm trước đó. Điều này đã được minh chứng bằng kết quả nghiên cứu định tính khi khách du lịch trả lời rằng chỉ cần đi 3 đến 4 điểm là hình dung được bức tranh tổng thể về CBT của khu vực Tây Bắc.

5.1.3.2. Nhân tố Cơ sở hạ tầng và dịch vụ điểm CBT

Kết quả nghiên đánh giá nhân tố cơ sở hạ tầng và dịch vụ điểm CBT ảnh hưởng đến phát triển CBT dưới ba khía cạnh là Cơ sở hạ tầng và dịch vụ cơ bản (CHC); Cơ sở hạ tầng và dịch vụ lưu trú du lịch (CHL); Cơ sở hạ tầng và dịch vụ bổ sung (CHB).

Kết quả phân tích hồi quy bội (bảng 4.23) chỉ ra biến CHC có tác động ảnh hưởng mạnh nhất đến PTT, hệ số Sig = 0,000 < 0,05, do đó có ý nghĩa thống kê cao; hệ số Beta chuẩn hóa = 0,203 cho thấy biến có tác động ảnh hưởng thuận chiều đến phát triển CBT.

Kết quả đánh giá 4 thước đo CHC (ký hiệu từ CHC1 đến CHC4) trong phân tích nhân tố khám phá EFA (bảng 4.13) đã chỉ ra biến CHC4 (Có khu vệ sinh công cộng và đảm bảo sạch sẽ) cho kết quả hệ số tải cao nhất (0,885), tiếp đến là CHC2 (Có biển báo và chỉ dẫn tại tất cả các điểm du lịch trong bản: 0,871); CHC1 (Có điểm tiếp đón và hướng dẫn khách tại đầu mỗi bản: 0,809); và CHC3 (Có bãi đỗ xe thuận tiện cho du khách: 0,739). Đây là những nhu cầu mang tính thiết yếu đối với mỗi du khách khi đến các điểm CBT, tại đó những nhu cầu sinh lý (vệ sinh cá nhân) được quan tâm trước tiên rồi đến những thông tin biển báo chỉ dẫn, điểm tiếp đón tại đầu mỗi bản và sau cùng là nơi đỗ xe. Tuy nhiên, bằng quan sát thực tế, tác giả nhận thấy những thước đo thuộc nhân tố đại diện CHC này chưa thực sự được quan tâm nhiều tại các điểm CBT tiểu vùng Tây Bắc, đặc biệt là hệ thống nhà vệ sinh công cộng chưa có, hoặc có những chưa đảm bảo vệ sinh sạch sẽ. Nhiều điểm đến chưa có điểm tiếp đón tại đầu mỗi bản, chưa quy hoạch các bãi đỗ xe cho khách, hoặc nếu có thì không có người trực chỉ dẫn cho khách điểm đỗ. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến đến hình ảnh ban đầu, những kỳ vọng của khách du lịch khi đặt chân đến điểm CBT, cần được xem xét điều chỉnh để thỏa mãn nhu cầu khách du lịch.

Cơ sở hạ tầng và dịch vụ bổ sung (CHB) có tác động ảnh hưởng thứ hai đến phát triển CBT, hệ số Sig = 0,000 < 0,05 cho ý nghĩa thống kê cao; hệ số Beta chuẩn hóa = 0,150 cho thấy biến có tác động ảnh hưởng thuận chiều đến phát triển CBT.

Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA (bảng 4.13) cho bốn biến quan sát của biến đại diện này thì biến CHB3 cho hệ số tải nhân tố cao nhất (0,790), tiếp đó là CHB2


(0,778); CHB5 (0,731) và CHB1 (0,683). Như vậy, với kết quả của mẫu điều tra tại khu vực nghiê cứu cho thấy nhu cầu về các địa điểm thuận tiện cho hoạt động mua sắm sản phẩm địa phương, quà lưu niệm của khách được đánh giá cần thiết hơn cả, sau đó là thuận tiện trong việc tiếp cận với các dịch vụ y tế và chính quyền địa phương; vấn đề thông tin về các sản phẩm địa phương cần được trích dẫn rõ ràng cũng được quan tâm đề cập; cuối cùng là cần có hệ thống internet trong bản.

Cơ sở hạ tầng và dịch vụ lưu trú du lịch (CHL) có tác động ảnh hưởng thứ ba đến phát triển CBT, hệ số Sig = 0,000 < 0,05 cho ý nghĩa thống kê cao; hệ số Beta chuẩn hóa = 0,140 cho thấy biến có tác động ảnh hưởng thuận chiều đến phát triển CBT.

Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA (bảng 4.13) cho thấy biến CHL2 có hệ số tải nhân tố cao nhất (0,827), cho thấy khách du lịch có nhu cầu về chỗ nghỉ theo phong cách truyền thống của người dân bản địa cao. Tuy nhiên, khách vẫn quan tâm đến vấn đề hệ thống phòng tắm, nhà vệ sinh cá nhân tại nhà dân cần được thiết kế thoáng mát, sạch sẽ (hệ số tải nhân tố cho biến CHL1 = 0,819); sau cùng là vấn đề giường đệm cho khách ngủ đảm bảo sạch sẽ, thoáng mát (CHL3 = 0,617). Kết quả này cũng trùng với những nghiên cứu trước về tính tiện nghi của dịch vụ phòng nghỉ, theo đó, khách CBT thường không đòi hỏi quá cao về chất lượng phòng nghỉ, cơ sở vật chất tại mỗi điểm đến. Tuy nhiên, yêu cầu về phòng nghỉ, khu vệ sinh phải đảm bảo sạch sẽ, thoáng mát, đảm bảo độ an toàn (Ni Made Ernawati, 2015; Nguyễn Quốc Nghi và cộng sự, 2016). Khi những nhu cầu này được đáp ứng thì khách du lịch sẽ yên tâm và mong muốn thực hiện những nhu cầu khác như mua sắm, tham quan, trải nghiệm các hoạt động tại điểm CBT.

5.1.3.3. Nhân tố kiến thức và kỹ năng về du lịch của người dân địa phương

Nhân tố ảnh hưởng thứ ba đến phát triển CBT là kiến thức và kỹ năng về du lịch của người dân địa phương (ký hiệu: KKT), hệ số Sig = 0,000 < 0,05 cho ý nghĩa thống kê cao; hệ số Beta chuẩn hóa = 0,136 cho thấy biến có tác động ảnh hưởng thuận chiều đến phát triển CBT.

Theo kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA, hệ số tải nhân tố biến KKT6 (Khách du lịch luôn thấy thoải mái nói chuyện và trao đổi kiến thức với các thành viên trong cộng đồng) có giá trị cao nhất (0,738). Thực tế cho thấy người dân tộc tiểu vùng Tây Bắc rất thân thiện và hiếu khách, khi có khách đến và hỏi chuyện, họ sẵn sàng đáp chuyện và trao đổi rất thoải mái, điều này tạo cho khách du lịch có được những cảm giác an toàn, đầm ấm.

Hệ số tải nhân tố lớn thứ hai (0,728) là KKT2 (Hướng dẫn viên là người bản địa, có thể hướng dẫn và giải thích các chi tiết về tài nguyên thiên nhiên và văn hóa của bản mình cho du khách), đây là lợi thế của người bản địa, vì hơn ai hết, chính họ là những người hiểu rõ về văn hóa, phong tục tập quán, kiến thức về làng bản, dân tộc mình và có thể trao đổi giới thiệu cho du khách. Tại tiểu vùng Tây Bắc, tác giả nhận định kết quả


này phù hợp với thực tế hiện nay, đối với nhiều người dân họ thực sự vui thích khi được giới thiệu về làng bảng, những nét văn hóa, phong tục tập quán của dân tộc mình cho khách du lịch. Về phần khách, cũng cảm thấy hấp dẫn và bị lôi cuốn vào những câu chuyện kể của hướng dẫn viên, cho dù cách dẫn chuyện chưa được chuyên nghiệp và giọng điệu không rõ ràng, có pha lẫn chất giọng của người địa phương, nhưng đó lại là những điểm nhấn mà khách du lịch mong muốn được trải nghiệm, điều này đã được minh chứng trong nội dung nghiên cứu định tính.

Biến KKT3 (Hướng dẫn viên sẵn sàng hỗ trợ giúp khách và chủ nhà trao đổi thông tin một cách thuận tiện, rõ ràng), có hệ số tải nhân tố = 0,690. Ngoài những hiểu biết về văn hóa, phong tục tập quán, kiến thức bản địa thì việc hỗ trợ giúp khách du lịch và chủ nhà trao đổi thông tin với nhau được thuận lợi, dễ dàng hơn là những lợi thế tiếp theo của hướng dẫn viên bản địa thông qua ngôn ngữ dân tộc của họ.

Biến quan sát giữ vị trí thứ tư là KKT5 (Người dân sẵn sàng chia sẻ những bài học, kinh nghiệm lao động sản xuất để du khách học tập, trải nghiệm), hệ số tải nhân tố

= 0,670. Thực tế cho thấy chưa có nhiều hoạt động chia sẻ kinh nghiệm, hoạt động lao động sản xuất hàng ngày giữa chủ nhà và khách du lịch, một phần do người dân ngại hoặc chưa biết cách truyền tải những thông tin, hướng dẫn khách.

Biến KKT1 (Người dân được đào tạo kỹ năng và kiến thức về CBT) có hệ số tải nhân tố = 0,667 xếp thứ năm, cho thấy việc đào tạo những kỹ năng và kiến thức về CBT cho người dân là cần thiết, tuy nhiên không cần đòi hỏi đến mức chuyên nghiệp, họ cần được trang bị những kỹ năng và kiến thức căn bản nhất về kinh doanh du lịch.

Hệ số tải nhân tố thứ sáu là biến KKT7 bằng 0,663 (Các bộ phận và các thành viên trong cộng đồng được phân chia nhiệm vụ rõ ràng và có ý thức hợp tác/phối hợp với các bên liên quan trong quá trình hoạt động CBT), cuối cùng là biến KKT4 (các tour du lịch trong bản luôn gắn với cuộc sống hàng ngày của người dân được đánh giá thấp nhất (0,629).

5.1.3.4. Nhân tố khả năng tiếp cận điểm CBT

Nhân tố có tác động ảnh hưởng lớn thứ tư đến phát triển CBT tại tiểu vùng Tây Bắc là khả năng tiếp cận điểm CBT gồm 4 biến quan sát (ký hiệu từ KTC1 đến KTC4), có hệ số Sig = 0,000 < 0,05, cho ý nghĩa thống kê cao; hệ số Beta chuẩn hóa = 0,128 cho thấy biến có tác động ảnh hưởng thuận chiều đến phát triển CBT. Trong đó, biến KTC3 cho hệ số tải nhân tố cao nhất (0,777), tiếp đó là KTC2 (0,761) và KTC1 (0,735). Biến KTC4 có hệ số tải nhân tố thâp nhất (0,626).

Từ kết quả số liệu trên, có thể thấy rằng hệ thống giao thông, phương tiện di chuyển

đi lại giữa các tỉnh thuộc tiểu vùng Tây Bắc đã thuận tiện và dễ dàng hơn trước đây rất

Xem tất cả 233 trang.

Ngày đăng: 06/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí