Nghiên cứu một số nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch cộng đồng tiểu vùng Tây Bắc - 2


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1. Lợi ích tiềm năng của du lịch cộng đồng 12

Bảng 2.1: Tổng hợp những nghiên cứu về các bên liên quan trong phát triển CBT tìm thấy trong các nghiên cứu trước đây 44

Bảng 2.2: Kết quả hiệu chỉnh các chỉ tiêu đánh giá phát triển CBT và các nhân tố ảnh hưởng sau tham vấn ý kiến chuyên gia 53

Bảng 2.3: Tổng hợp các giả thuyết nghiên cứu và dự đoán mối quan hệ kỳ vọng 59

Bảng 3.1: Thống kê một số chỉ tiêu thuộc tiểu vùng Tây Bắc 60

Bảng 3.2: Thống kê lượng khách đến các điểm du lịch cộng đồng giai đoạn 2010 - 2017

.......................................................................................................................................65

Bảng 3.3: Thống kê lượt khách du lịch đến các tỉnh tiểu vùng Tây Bắc giai đoạn 2010

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 233 trang tài liệu này.

- 2017 .............................................................................................................................66

Bảng 3.4: Tiến độ thực hiện các nghiên cứu 68

Nghiên cứu một số nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch cộng đồng tiểu vùng Tây Bắc - 2

Bảng 3.5: Thống kê đối tượng tham gia nghiên cứu định tính 72

Bảng 3.6: Thông tin đối tượng tham gia phỏng vấn sâu 73

Bảng 3.7: Cấp độ thang đo Likert sử dụng cho nghiên cứu định lượng 76

Bảng 3.8: Tổng hợp thước đo phát triển CBT 78

Bảng 3.9: Tổng hợp thước đo sức hấp dẫn của điểm CBT 79

Bảng 3.10: Tổng hợp thước đo khả năng tiếp cận điểm CBT 81

Bảng 3.11: Tổng hợp thước đo cơ sở hạ tầng và dịch vụ điểm CBT 82

Bảng 3.12: Tổng hợp thước đo kiến thức và kỹ năng về du lịch của người dân 83

Bảng 3.13: Tổng hợp thước đo hợp tác và hỗ trợ từ bên ngoài cộng đồng 84

Bảng 4.1: Thước đo cơ sở hạ tầng và dịch vụ điểm CBT điều chỉnh sau nghiên cứu định tính 99

Bảng 4.2: Tổng hợp các nhân tố và biến số sau nghiên cứu định tính 103

Bảng 4.3: Đặc điểm nhân khẩu của đối tượng khảo sát 105

Bảng 4.4: Thống kê mô tả biến sức hấp dẫn của điểm CBT 108

Bảng 4.5: Thống kê mô tả biến khả năng tiếp cận điểm CBT 109

Bảng 4.6: Thống kê mô tả biến cơ sở hạ tầng và dịch vụ của điểm CBT 110

Bảng 4.7: Thống kê mô tả biến kiến thức và kỹ năng về du lịch của người dân 111

Bảng 4.8: Thống kê mô tả biến hợp tác và hỗ trợ từ bên ngoài cộng đồng 112

Bảng 4.9: Thống kê mô tả biến phát triển CBT 113

Bảng 4.10: Kiểm định độ tin cậy bằng Cronbach’s Alpha cho các nhân tố 114

Bảng 4.11: Kiểm định độ tin cậy bằng Cronbach’s Alpha lần 2 cho biến Cơ sở hạ tầng và dịch vụ bổ sung sau khi lọai thước đo CHB4 116

Bảng 4.12: Kết quả kiểm định KMO và Bartlett's Test 117

Bảng 4.13: Tổng hợp kết quả phân tích nhân tố khám phá cho các biến độc lập 118

Bảng 4.14: Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển CBT sau phân tích nhân tố khám phá EFA 120

Bảng 4.15: Kết quả kiểm định KMO và Bartlett's Test cho biến PTT 121

Bảng 4.16: Tổng hợp kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA cho biến phụ thuộc121 Bảng 4.17: Kết quả kiểm định T-test cho biến giới tính 122

Bảng 4.18: Kết quả kiểm định T-test cho biến tình trạng hôn nhân 123

Bảng 4.19: Tổng hợp kết quả kiểm định One-Way ANOVA 123

Bảng 4.20: Phân tích tương quan Pearson cặp đôi từng biến độc lập với biến phụ thuộc phát triển CBT 125

Bảng 4.21: Hệ số tổng hợp mô hình hồi quy 125

Bảng 4.22: Hệ số phương sai 126

Bảng 4.23: Kết quả hệ số hồi quy tuyến tính bội 126

Bảng 4.24: Kết luận về các giả thuyết nghiên cứu 129

Bảng 5.1: Thứ tự vai trò các thước đo sử dụng đánh giá sự phát triển CBT 132

Bảng 5.2: Tổng hợp các nhân tố và thước đo ảnh hưởng đến phát triển CBT 134

5.1. Một số chỉ tiêu đánh giá phát triển CBT gắn với tăng trưởng kinh tế cộng đồng được các học giả đề cập trong nghiên cứu 179

5.2. Một số chỉ tiêu đánh giá phát triển CBT gắn với phát triển văn hóa - xã hội được các học giả đề cập trong nghiên cứu 180

5.3. Một số chỉ tiêu đánh giá phát triển CBT gắn với nhận thức về bảo vệ môi trường

được các học giả đề cập trong nghiên cứu 181

5.4. Một số chỉ tiêu đánh giá mức độ thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch trong các nghiên cứu trước đây 182

6.1. Một số chỉ tiêu đánh giá sức hấp dẫn của điểm đến du lịch trong các nghiên cứu trước đây 183

6.2. Một số chỉ tiêu đánh giá khả năng tiếp cận điểm đến du lịch trong các nghiên cứu trước đây 185

6.3. Một số chỉ tiêu đánh giá tính tiện nghi của điểm đến du lịch trong các nghiên cứu trước đây 186

6.4 Một số chỉ tiêu đánh giá sự tham gia của người dân trong phát triển du lịch trong các nghiên cứu trước đây 187

6.5. Một số chỉ tiêu đánh giá kiến thức và kỹ năng về du lịch của người dân trong phát triển du lịch trong các nghiên cứu trước đây 188

6.6. Một số chỉ tiêu đánh giá lãnh đạo cộng đồng trong quản lý phát triển du lịch trong các nghiên cứu trước đây 189

DANH MỤC HÌNH


Hình 1.1: Xây dựng năng lực cộng đồng và sự tham gia của cộng đồng, sự chi phối bên ngoài và phát triển du lịch không bền vững 31

Hình 2.1: Mô hình đề xuất nghiên cứu một số nhân tố ảnh hưởng đến phát triển CBT tiểu vùng Tây Bắc Việt Nam 54

Hình 3.1. Bản đồ hành chính các tỉnh tiểu vùng Tây Bắc 61

Hình 3.2. Quy trình nghiên cứu 69

Hình 4.1: Mô hình nghiên cứu điều chỉnh sau nghiên cứu định tính 104

Hình 4.2: Biểu đồ Histogram về phân phối chuẩn phần dư 128

Hình 4.3: Biểu đồ Scatterplot dò tìm giả định liên hệ tuyến tính 128

Hinh 5.1: Mô hình nghiên cứu điều chỉnh sau nghiên cứu định lượng 144


DANH MỤC BIỂU ĐỒ


Biểu đồ 3.1: Cơ cấu lao động theo độ tuổi trong kinh doanh CBT 64

Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ lượt khách CBT so với tổng lượt khách tiểu vùng Tây Bắc 67


LỜI MỞ ĐẦU


1. Sự cần thiết của nghiên cứu

1.1. Về mặt thực tiễn

Theo Hội đồng Du lịch Thế giới (WTTC, 2011), du lịch được coi là một trong những ngành công nghiệp lớn nhất Thế giới, chiếm khoảng 9% GDP toàn cầu, góp phần tăng trưởng kinh tế, tạo cơ hội việc làm, đặc biệt ở những quốc gia đang phát triển. Tính riêng năm 2012, mặc dù bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế, nhưng ngành vẫn ghi nhận đón trên một tỷ lượt khách quốc tế, đem lại doanh thu trên 1,035 tỷ USD (UNWTO, 2013), ước tính lượng khách quốc tế vẫn tiếp tục tăng trưởng trung bình 4,1%/năm và sẽ đạt 1,4 tỷ USD vào năm 2020; 1,8 tỷ USD vào năm 2030 (UNWTO, 2014). Du lịch Việt Nam đang có những bước chuyển biến rõ rệt, liên tục tăng trưởng trong nhiều năm với tỷ lệ trung bình về lượng khách trên 17%/năm giai đoạn 1990 - 2017, cụ thể: Nếu như năm 1990 Việt Nam đón khoảng 250 nghìn lượt khách quốc tế, thì đến năm 2017 gần 13 triệu lượt. Tổng thu từ khách du lịch năm 2000 là 17,4 nghìn tỷ đồng, đến năm 2017 là 510,9 nghìn tỷ đồng (Tổng cục Du lịch Việt Nam, 2018), góp phần không nhỏ vào việc thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, cải thiện và nâng cao chất lượng đời sống của người dân.

Bên cạnh những mặt tích cực đạt được thì sự phát triển của “du lịch đại chúng” (Mass tourism) đã tạo ra những tác động tiêu cực đến điều kiện kinh tế, xã hội và môi trường sống như việc di dân tái định cư, bất bình đẳng giới, khai thác bừa bãi các tài nguyên du lịch, không công bằng trong phân phối thu nhập, vấn đề quản lý chất thải hay sự giao thoa, thay đổi văn hóa truyền thống của cộng đồng người dân bản địa… (Mingsarn Kaosa-ard, 2006). Nhiều tổ chức quốc tế nhận thức được những tác động tiêu cực ngày càng tăng của “du lịch đại chúng” và cố gắng tìm ra một hướng đi mới cho phát triển du lịch đảm bảo sự cân đối hài hòa với thiên nhiên, giá trị xã hội và cộng đồng, hình thức “du lịch thay thế” (Alternative tourism) đã được các học giả đề cập đến trong những năm 1980 - 1990. Một số loại hình du lịch thay thế như du lịch sinh thái, du lịch trang trại nông nghiệp nông thôn, du lịch vì người nghèo, du lịch bản địa, du lịch có trách nhiệm, du lịch dựa vào cộng đồng… đã được giới thiệu để đối phó với những tác động xã hội và môi trường của ngành du lịch thông thường trước đây.

Du lịch dựa vào cộng đồng (thường gọi là “du lịch cộng đồng”: Community- Based Tourism (CBT)) xuất hiện ở Việt Nam từ những năm 1980 tại một số điểm như Mai Châu - Hòa Bình, Sa Pa - Lào Cai; Hội An - Quảng Nam và một số tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long đã mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho người dân địa phương. Một số loại hình CBT tiêu biểu như tham quan các làng nghề cổ, tìm hiểu văn hóa, phong tục tập


quán các dân tộc bản địa, khám phá thiên nhiên... Hiện mô hình này đang được áp dụng phổ biến tại các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam như Hòa Bình, Lào Cai, Hà Giang và thu hút được nhiều khách du lịch đến thăm.

Tiểu vùng Tây Bắc, gồm các tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên và Lai Châu (Quyết định 1064/QĐ-TTg, 2013) có nhiều tiềm năng cho phát triển loại hình CBT do sở hữu những tài nguyên tự nhiên phong phú, đa dạng như cấu trúc địa hình đồi núi cao đã tạo nên nhiều hang động đẹp (động Hoa Tiên, Hòa Bình; hang Dơi, Mộc Châu, Sơn La; động Pa Thơm, Điện Biên; động Tiên Sơn, Tam Đường, Lai Châu…), thích hợp cho một số loại hình CBT gắn với thể thao leo núi, thám hiểm hang động. Khí hậu chia thành hai mùa theo độ ẩm (mùa mưa và mùa khô), bốn mùa theo nhiệt độ (xuân, hè, thu, đông), nhiệt độ trung bình/năm khoảng 230C, độ ẩm trên 80%, lượng mưa trung bình từ 1.200 - 1.800mm; nhiều cao nguyên có độ cao trên 1.000m so với mực nước biển (Cao nguyên Mộc Châu, Sơn La (1.050m); Sìn Hồ, Lai Châu (1.500m); Sín Chải, Tủa Chùa, Điện Biên (1.596m)…, thích hợp cho phát triển một số loại hình CBT trải nghiệm trong lĩnh vực nông nghiệp, nghỉ dưỡng. Hệ thống sông ngòi, lòng hồ, thác ghềnh phong phú như sông Mã; sông Đà; lòng hồ thủy điện Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu, rất thuận lợi cho phát triển loại hình CBT gắn với du thuyền, trải nghiệm cuộc sống của người dân địa phương vùng lòng hồ; nhiều thác nước đẹp như thác Dải Yếm (Mộc Châu), thác Tác Tình (Tam Đường, Lai Châu), tài nguyên sinh vật khá phong phú và đặc trưng, thích hợp cho phát triển những loại hình du lịch sinh thái cộng đồng. Ngoài ra, tiểu vùng Tây Bắc còn có nhiều nguồn suối khoáng nóng nằm trong các khu vực cộng đồng dân cư sinh sống, rất thuận lợi cho phát triển loại hình CBT tắm nước nóng, nghỉ dưỡng như Kim Bôi (Hòa Bình); bản Mòng (Sơn La); xã Ngọc Chiến (Mường La, Sơn La); Hua Pe (Điện Biên); Vàng Pó (Phong Thổ, Lai Châu).

Những tiềm năng du lịch văn hóa như bản sắc văn hóa, phong tục tập quán, lễ hội độc đáo của khoảng 22 dân tộc thiểu số (Thái, Mường, Mông, Giao, Sinh Mun, Khơ Mú…), tạo nên sự khác biệt cho sản phẩm du lịch của vùng. Nhiều ngành nghề truyền thống dân tộc có giá trị cao cho phát triển CBT như nghề dệt thổ cẩm của người Thái, Mông, Lào, Lự…; nghề làm bánh dày, làm giấy, rèn, nấu rượu, trạm bạc… của người Mông… Văn hóa ẩm thực với nhiều món ăn mang đậm hương vị dân tộc như canh “xổm lôm”; “chẳm chéo”; thịt hun khói; cá nướng “pỉnh tộp”; cơm lam… Các lễ hội dân tộc như lễ cúng Bản mới của người Cống; tết cơm mới của người La Hủ; lễ gội đầu của người Thái… tất cả đã tạo nên một nền văn hóa đa sắc tộc đặc trưng, thích hợp cho những loại hình CBT gắn với trải nghiệm văn hóa bản địa. Bên cạnh đó, tiểu vùng Tây Bắc cũng có nhiều điểm di tích lịch sử có ý nghĩa cho phát triển du lịch nói chung và loại hình CBT nói riêng như di tích chiến trường Điện Biên; nhà ngục Sơn La; bia thờ anh hùng Lò Văn Giá (bản Cọ, Sơn La), đề thờ Hoàng Công Chất (Điện Biên)…


Tuy nhiên, những tiềm năng đó chưa được khai thác hiệu quả cho phát triển du lịch, hầu hết các điểm CBT của vùng đều phát triển manh mún, mang tính tự phát, cùng với sự hiểu biết hạn chế về du lịch của người dân địa phương là những rào cản đối với phát triển hiệu quả loại hình du lịch này. Theo kết quả thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh tiểu vùng Tây Bắc thì số lượng khách đến các điểm CBT còn rất khiêm tốn, chiếm khoảng 12% so với tổng lượt khách đến (Biểu đồ 3.2). Các sản phẩm du lịch còn nghèo nàn, đơn điệu (chủ yếu mới chỉ dừng ở việc cung cấp một số loại hình như văn hóa văn nghệ, ẩm thực và homestay), chưa tạo ra được sự khác bệt rõ nét giữa các khu vực, điểm đến. Đặc biệt, trong thời gian vừa qua, một số địa phương đã chứng kiến bên cạnh những mặt tích cực của phát triển CBT là sự giao thoa, phai mờ các giá trị văn hóa, sự thay đổi lối sống của người dân bản địa, sự xuống cấp về môi trường tự nhiên… Công tác quản lý, định hướng đầu tư, khai thác hoạt động du lịch chưa rõ ràng, do vậy, rất nhiều điểm CBT đang mất dần tính hấp dẫn đối với du khách, tài nguyên du lịch (cả về tài nguyên tự nhiên và tài nguyên văn hóa) đang bị xâm hại và suy thoái nhanh chóng (Nguyễn Huy Hoàng, 2014).

Xuất phát từ thực tiễn, xu hướng phát triển du lịch trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, nghiên cứu về CBT tại tiểu vùng Tây Bắc cho thấy nhiều tiềm năng phát triển loại hình du lịch này. Tuy nhiên, thực tế CBT tại các địa phương đến nay chưa phát triển tương xứng với tiềm năng hiện có, các sản phẩm CBT còn nghèo nàn, đơn điệu, chưa thu hút và đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch (Nguyễn Huy Hoàng, 2014). Tác giả cho rằng cần thiết phải nghiên cứu xem những nhân tố nào có ảnh hưởng đáng kể đến phát triển CBT tiểu vùng Tây Bắc, từ đó đề xuất những khuyến nghị cho các bên liên quan có những giải pháp để phát triển CBT tiểu vùng Tây Bắc trong thời gian tới.

1.2. Về mặt lý luận

Thứ nhất, phát triển từ những năm 1980 đến nay đã có nhiều nghiên cứu về CBT, tuy nhiên chưa có một khái niệm mang tính phổ quát về CBT, phát triển CBT. Đứng trên quan điểm và mục đích nghiên cứu khác nhau, các khái niệm về CBT, phát triển CBT không hoàn toàn giống nhau. Do vậy, để phục vụ cho mục đích nghiên cứu của luận án, tác giả cho rằng cần xem xét, đánh giá, kế thừa và điều chỉnh các khái niệm này phù hợp với bối cảnh nghiên cứu của tiểu vùng Tây Bắc, Việt Nam.

Thứ hai, nghiên cứu về những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển CBT ở các địa phương khác nhau là không giống nhau, không mang tính đại diện, gắn với đặc điểm của từng quốc gia, có thể nhân tố tác động thành công đối với CBT ở địa phương này nhưng không phải là thành công cho địa phương khác. Ví dụ, Hiwasaki (2006), đã xác định 4 nhân tố thành công trong phát triển CBT (trường hợp nghiên cứu tại vườn quốc gia Nhật Bản), gồm: (1) Thể chế; (2) các quy định liên quan đến bảo tồn tự nhiên; (3) nâng cao nhận thức


môi trường và (4) sự tồn tại của quan hệ đối tác. Trong khi đó, Kibicho (2008) nghiên cứu về phát triển CBT ở Kenya, đã đề cập đến 5 nhân tố là: (1) Các bên liên quan; (2) công nhận lợi ích lẫn nhau giữa cá nhân và tập thể trong cộng đồng; (3) bổ nhiệm hợp pháp trong cộng đồng; (4) xây dựng các mục tiêu chiến lược; (5) quan niệm cho rằng quyết định đến sẽ được thực hiện. Do vậy, tác giả cho rằng, cần thiết phải tổng hợp các nghiên cứu khác nhau về những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển CBT ở các quốc gia, các địa phương, từ đó xem xét, kế thừa và điều chỉnh cho khu vực nghiên cứu của luận án.

Thứ ba, các biến số, thước đo được sử dụng đánh giá phát triển CBT cũng không hoàn toàn giống nhau, tùy thuộc vào đối tượng, trình độ và nhận thức của người được hỏi, cũng như quan điểm nghiên cứu của các học giả. Ví dụ, Nopparat Satarat (2010) đánh giá sự phát triển CBT ở Thái Lan theo hướng bền vững, dựa trên 19 thước đo tác động tích cực và 24 thước đo tác động tiêu cực đối với ba biến số kinh tế, văn hóa - xã hội và môi trường. Trong khi Suthamma Nitikasetsoontorn (2014), sử dụng 28 thước đo đánh giá phát triển thành công của CBT tại Suphanburi và Klong Suan, tỉnh Chachoengsao, Thái Lan đối với ba biến số trên. Do đó, tác giả cho rằng cần tổng hợp các biến số, thước đo và phương pháp đánh giá của các nghiên cứu trước đây, từ đó điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với khu vực nghiên cứu của luận án.

Tổng hợp những đánh giá trên cho thấy, trong những năm qua, nhiều nhà nghiên cứu cũng như thực tiễn đã chỉ ra mô hình CBT có thể là một trong những giải pháp khắc phục những hạn chế của du lịch đại chúng, cũng như các vấn đề về phát triển kinh tế địa phương, bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống bản địa, nâng cao ý thức của người dân, khách du lịch trong bảo vệ môi trường… Tuy nhiên, thực tế cho thấy CBT vẫn luôn gặp nhiều khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện. Do vậy, việc nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển CBT là cần thiết để bổ sung vào cơ sở lý luận về CBT cũng như gợi ý những giải pháp nhằm triển khai thành công hơn mô hình này tại các địa phương thuộc tiểu vùng Tây Bắc, Việt Nam.

2. Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu chính của luận án là nghiên cứu một số nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch cộng đồng tại tiểu vùng Tây Bắc, Việt Nam.

Từ mục tiêu chính trên, tác giả xác định những mục tiêu cụ thể sau:

Thứ nhất: Tổng quan tình hình nghiên cứu về cộng đồng; du lịch cộng đồng; phát triển du lịch cộng đồng; các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch cộng đồng. Những nội dung này được sử dụng làm căn cứ để thiết kế mô hình nghiên cứu về một số nhân tố ảnh hưởng đến phát triển CBT tiểu vùng Tây Bắc, Việt Nam;

Xem tất cả 233 trang.

Ngày đăng: 06/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí