Tuy nhiên, với đặc điểm vị trí địa lý, địa hình như đã nêu, tiểu vùng Tây Bắc được đánh giá là một trong những khu vực có điều kiện thuận lợi để phát triển các loại hình du lịch thể thao, mạo hiểm (leo núi, thám hiểm hang động…) vốn đang được chú trọng phát triển ở Việt Nam.
Hình 3.1. Bản đồ hành chính các tỉnh tiểu vùng Tây Bắc
Nguồn: Tham khảo vanhoavietnam.blogspot.com
- Đặc điểm kinh tế của vùng: Theo báo cáo niên giám thống kê, tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình của các tỉnh tiểu vùng Tây Bắc giai đoạn 2010 - 2017 khoảng 8,7%, kinh tế công nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ cả về quy mô và doanh thu, chủ yếu là các ngành khai khoáng, thủy điện, kinh tế nông - lâm nghiệp; kinh tế du lịch, dịch vụ đang phát triển và có nhiều tiềm năng. Cơ cấu kinh tế đang có xu hướng chuyển dịch giảm tỷ trọng các ngành sản xuất nông nghiệp (39,0% năm 2005 xuống còn 30,5% năm 2017), tăng tỷ trọng các ngành dịch vụ (30,0% năm 2005 lên khoảng 36,5% năm 2017). Thu nhập bình quân đầu người cũng có xu hướng tăng (năm 2001 khoảng 2,1 triệu đồng/người/năm; năm 2005 khoảng 5,1 triệu đồng/người/năm; năm 2017 khoảng 12 triệu đồng/người/năm). Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia, mặc dù tốc độ tăng trưởng kinh tế của tiểu vùng đạt mức khá song không ổn định và thiếu tính bền vững, chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, cơ sở hạ tầng còn nghèo nàn lạc hậu và nhỏ bé chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển, nhiều tiềm năng thế mạnh chưa được
phát huy. Do vậy, tiểu vùng Tây Bắc vẫn được đánh giá là vùng kém phát triển so với cả nước, đặc biệt ở các vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.
- Về dân cư, dân tộc: Là vùng có cơ cấu dân số là người dân tộc thiểu số lớn nhất toàn quốc. Hiện tiểu vùng Tây Bắc có khoảng 22 dân tộc thiểu số sinh sống chiếm 79.2% dân số toàn vùng. Cơ cấu dân tộc thuộc ba ngữ hệ lớn ở Đông Nam Á và Việt Nam là nhóm Thái - Ka Đai (Thái, Tày, Nùng, Giáy, Lào, Lự, Là Ha…); nhóm ngữ hệ Nam Á (Khơ Mú, Xinh Mun, Kháng, Mảng, Thổ, Mông, Kinh, Dao) và nhóm Hán Tạng (Hoa, Hà Nhì, Lô Lô, Phù Lá, La Hủ, Cống Si La).
Về phân bố dân cư được chia thành 3 vùng rõ rệt, ở vùng thung lũng lòng chảo thấp hay vùng bồn địa giữa núi, trước núi là nơi sinh sống của các cư dân Thái, Mường, Lào, Lự. Đây là khu vực thuận lợi nhất cho hoạt động sản xuất nông nghiệp như canh tác lúa nước gắn với thung lũng tạo thành một hệ phức hợp về kỹ thuật, khác với kỹ thuật canh tác lúa nước ở vùng đồng bằng; hoạt đồng chăn nuôi, sản xuất thủ công nghiệp, săn bắt, nuôi và đánh cá, thu nhặt lâm thổ sản...; Đối với cư dân vùng rẻo giữa hay vùng sườn núi là nơi cư trú của các tộc người nói ngôn ngữ Môn-Khmer như Khơ Mú, Mảng, Kháng, Xinh Mun, hoạt động kinh tế chủ yếu là làm nương rẫy thấp. Mặc dù các cư dân này đã có không ít kinh nghiệm trong việc khai thác nương rẫy, điển hình là phương thức phát, đốt, chọc lỗ, tra hạt nhưng do năng suất thấp nên đời sống của họ thường thấp kém, hiện tượng du canh du cư khá phổ biến; Vùng rẻo cao là nơi cư trú của các tộc người thuộc nhóm ngôn ngữ Mông-Dao, Tạng Miến. Mặc dù điều kiện tự nhiên có không ít khó khăn trong sản xuất nông nghiệp, nhưng cư dân rẻo cao đã sáng tạo nên các hình thức kỹ thuật canh tác rất đa dạng, kết hợp canh tác khô và cạn, người dân đã tạo nên hệ thống ruộng bậc thang khá kỳ vĩ trong điều kiện của vùng núi cao.
Tóm lại, trong bức tranh chung về dân cư, dân tộc vùng Tây Bắc, các sắc thái văn hóa khá đa dạng, có thể thấy rõ điều này trên các khía cạnh về nhà cửa, trang phục, ẩm thực; các biểu hiện về quan hệ gia đình và cộng đồng; các hình thức tổ chức xã hội...
- Đặc trưng xã hội tiểu vùng Tây Bắc: Bản làng của các dân tộc thiểu số tiểu vùng Tây Bắc nhìn chung là một tổ chức xã hội nông nghiệp và là một cộng đồng về văn hoá với các quy tắc ứng xử và quan hệ xã hội mang tính cộng đồng. Mỗi bản là một đơn vị cơ bản trong hình thức cư trú của người dân, tập hợp các bản trong khuôn khổ vùng tạo thành Mường. Trước đây, trong mỗi bản thường có một số dòng họ sinh sống, trong mỗi Mường chủ yếu thuần một tộc người. Có thể nói đó là một xã hội mang tính tự quản chặt chẽ, với các cơ cấu thiết chế khá đơn giản là trưởng họ, trưởng bản rất hiệu quả.
- Tiềm năng và lợi thế của tiểu vùng Tây Bắc: Là một vùng có nhiều núi non hùng vĩ, sông, suối chằng chịt, nước chảy xiết, thiên nhiên phong phú, khí hậu trong lành, mặt khác tiểu vùng Tây Bắc còn là vùng có nhiều dân tộc sinh sống, tạo ra nhiều sắc thái văn hoá đa dạng; nhiều di tích lịch sử, nhiều nguồn suối khoáng nóng. Những tiềm năng này tạo cho tiểu vùng Tây Bắc những thế mạnh trong phát triển ngành du lịch sinh thái, du lịch mạo hiểm, du lịch văn hoá, nghỉ dưỡng và chữa bệnh gắn với sự tham gia của cộng đồng các dân tộc tại địa phương. Các hồ nước, sông, suối dồi dào là tiềm năng phát triển ngành thuỷ điện, thủy sản, đây là tiềm năng, thế mạnh không chỉ của tiểu vùng Tây Bắc mà còn của cả nước.
3.1.2. Đặc điểm cơ sở vật chất - kỹ thuật và nguồn nhân lực phát triển du lịch cộng đồng
3.1.2.1. Cơ sở vật chất phục vụ du lịch cộng đồng
- Hệ thống nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê (homestay): Theo số liệu thống kê tại thời điểm nghiên cứu có khoảng 196 hộ gia đình có thể đón khách ăn, nghỉ và các hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ, trong đó: Hòa Bình 86 hộ, Sơn La 54 hộ; Điện Biên 35 hộ và Lai Châu 21 hộ. Theo đánh giá của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, nhìn chung các homestay có thể đáp ứng được nhu cầu nghỉ ngơi của du khách, mỗi dân tộc đều có những đặc điểm riêng và do vậy, cách thức trang trí homestay của các điểm du lịch cũng khác nhau, có sức thu hút khách du lịch. Tuy nhiên, chất lượng các homestay chưa cao, mới chỉ đáp ứng được những nhu cầu tối thiểu của du khách, các trang thiết bị còn thiếu và chưa đảm bảo vệ sinh.
Công suất sử dụng homestay còn thấp (chỉ đạt trung bình khoảng 20% - 30%), tại nhiều điểm CBT (đặc biệt gần các trung tâm) khách du lịch chỉ đến tham quan, thưởng thức ẩm thực, giao lưu văn hóa bản rồi về thuê phòng nghỉ tại các khách sạn. Như vậy, khoản thu từ dịch vụ homestay chưa được khai thác hiệu quả, cần tiếp tục nghiên cứu đánh giá để tìm ra nguyên nhân, từ đó có những giải pháp thích hợp nhằm thu hút khách sử dụng dịch vụ, tăng thời gian lưu trú tại mỗi điểm đến.
- Các cơ sở vui chơi giải trí, thể thao, dịch vụ phục vụ du khách còn nhiều hạn chế, gần như các bản không có sân chơi thể thao (trừ sân bóng đá), các dịch vụ tắm thuốc, tắm nước nóng là thế mạnh của vùng nhưng vẫn chưa được phát huy, điều này không những không kích thích nhu cầu chi tiêu của khách mà còn không giữ được khách lưu trú lại. Đây là một trong những nguyên nhân khiến cho khách du lịch chỉ đi về trong ngày và có mức chi tiêu thấp, bởi thế doanh thu du lịch của vùng chưa cao.
- Hệ thống hạ tầng giao thông về cơ bản đáp ứng được nhu cầu di chuyển, đi lại của khách du lịch, hầu hết các điểm CBT hệ thống giao thông đã được bê tông hóa, tuy nhiên còn một số điểm tại một số bản CBT vẫn còn đường đất, gây ra những hạn chế nhất định cho du khách trong việc di chuyển đi lại.
3.1.2.2. Nguồn nhân lực phục vụ du lịch cộng đồng
Theo số liệu thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, số lao động tại các điểm CBT tiểu vùng Tây Bắc có xu hướng tăng qua các năm, cụ thể: năm 2006 có khoảng 1.800 lao động, đến năm 2017 tăng lên trên 3.000 lao động, trong đó lao động nữ chiếm ưu thế hơn so với lao động nam (khoảng 64%), trong khi lao động nam chiếm khoảng 36%.
Về độ tuổi hoạt động kinh doanh CBT trung bình từ 24 đến 41 tuổi chiếm tỷ lệ lớn nhất (khoảng 67,54%), đây là độ tuổi đã có nhiều kinh nghiệm về cuộc sống cộng đồng và nhiều trải nghiệm. Tiếp đến là độ tuổi trên 41 đến 55 chiếm khoảng 22,48%, nhóm lao động có độ tuổi trên 55 chiếm tỷ lệ nhỏ nhất trong việc tham gia hoạt động CBT (khoảng 2,75%). Nhóm lao động có độ tuổi dưới 24 chiếm khoảng 7,23% (Biểu đồ 3.1).
2.75
7.23
22.48
67.54
Dưới 24 tuổi
Từ 24- 41 tuổi
Từ 41 - 55 tuổi
Trên 55 tuổi
Biểu đồ 3.1: Cơ cấu lao động theo độ tuổi trong kinh doanh CBT
Nguồn: Báo cáo tổng kết Sở VH, TT và DL các tỉnh tiểu vùng Tây Bắc
Về trình độ lao động, chủ yếu là lao động phổ thông, các hộ tham gia kinh doanh du lịch ban đầu chủ yếu mang tính tự phát, người dân tự thực hiện các công việc không qua đào tạo nên trình độ lao động nhìn chung còn thấp. Trình độ ngoại ngữ giao tiếp còn nhiều hạn chế, đây cũng là một trong những khó khăn đối với việc thu hút khách du lịch quốc tế (Báo cáo của Sở VH, TT và DL các tỉnh tiểu vùng Tây Bắc).
3.1.2.3. Số lượng khách du lịch cộng đồng
Được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước và các cơ quan chức năng, những năm qua hoạt động CBT tiểu vùng Tây Bắc khá phát triển, thu hút được nhiều du khách đến thăm. Thống kê lượt khách quốc tế và nội địa đến các điểm CBT tiểu vùng Tây Bắc giai đoạn 2010 đến 2017 được thể hiện trong bảng 3.2.
Bảng 3.2: Thống kê lượng khách đến các điểm du lịch cộng đồng giai đoạn 2010 - 2017
Đơn vị tính: Lượt
Các tỉnh tiểu vùng Tây Bắc | Tổng | ||||||||
Hòa Bình | Sơn La | Điện Biên | Lai Châu | ||||||
Q.tế | N.Địa | Q.tế | N.Địa | Q.tế | N.Địa | Q.tế | N.Địa | ||
2010 | 26.000 | 110.850 | 7.520 | 34.200 | 6.200 | 24.800 | 1.100 | 5.450 | 216.120 |
2011 | 34.850 | 140.000 | 8.140 | 37.000 | 7.000 | 28.800 | 1.490 | 7.300 | 264.580 |
2012 | 35.270 | 160.700 | 10.400 | 47.380 | 7.800 | 31.500 | 1.720 | 8.400 | 303.170 |
2013 | 43.220 | 172.800 | 11.570 | 52.750 | 8.800 | 35.200 | 2.100 | 9.760 | 336.180 |
2014 | 46.300 | 185.000 | 17.000 | 77.800 | 10.600 | 42.400 | 2.500 | 11.600 | 393.200 |
2015 | 60.000 | 256.000 | 16.560 | 75.500 | 10.900 | 43.700 | 3.000 | 13.700 | 479.360 |
2016 | 69.000 | 294.400 | 17.719 | 80.785 | 12.862 | 50.255 | 3.450 | 15.755 | 544.226 |
2017 | 81.420 | 347.392 | 19.846 | 92.903 | 15.177 | 59.301 | 4.071 | 18.591 | 638.700 |
Cộng | 396.060 | 1.667142 | 108.755 | 498.318 | 79.339 | 315.956 | 19.431 | 90.556 | 3.175.557 |
Có thể bạn quan tâm!
- Tổng Hợp Những Nghiên Cứu Về Các Bên Liên Quan Trong Phát Triển Cbt Tìm Thấy Trong Các Nghiên Cứu Trước Đây
- Đề Xuất Mô Hình Nghiên Cứu Của Luận Án
- Kết Quả Hiệu Chỉnh Các Chỉ Tiêu Đánh Giá Phát Triển Cbt Và Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Sau Tham Vấn Ý Kiến Chuyên Gia
- Thống Kê Đối Tượng Tham Gia Nghiên Cứu Định Tính
- Tổng Hợp Thước Đo Sức Hấp Dẫn Của Điểm Cbt
- Đánh Giá Phát Triển Cbt Tiểu Vùng Tây Bắc
Xem toàn bộ 233 trang tài liệu này.
Nguồn: Báo cáo kết quả thực hiện du lịch các tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Điện
Biên, Lai Châu các năm từ 2010 - 2017
Qua bảng số liệu cho thấy khách du lịch trong nước và quốc tế đã có những quan tâm đến các tỉnh miền núi khi lựa chọn các tour du lịch cho mình, đây cũng là cơ hội cho các tỉnh tiểu vùng Tây Bắc tận dụng những tiềm năng sẵn có và phát huy những lợi thế của mình trong phát triển du lịch. Lượng khách du lịch đến các điểm CBT tiểu vùng Tây Bắc có xu hướng tăng qua các năm, từ 216.120 lượt năm 2010 lên đến 479.360 lượt năm 2015 và 638.700 lượt vào năm 2017. Trong đó, tỉnh Hòa Bình có số lượng khách quốc tế và nội địa tăng nhiều nhất trong bốn tỉnh thuộc tiểu vùng, tiếp đến là các tỉnh Sơn La, Điện Biên và Lai Châu. Một trong những lý do dẫn đến sự chênh lệch về lượng khách như trên là lợi thế về vị trí địa lý và hệ thống giao thông của tỉnh Hòa Bình, Sơn La thuận tiện hơn so với các tỉnh Điện Biên, Lai Châu. Hơn nữa, những tài nguyên văn hóa cộng đồng giữa các tỉnh khá tương đồng nên khách du lịch chỉ cần đi 3 - 4 điểm CBT trên cung đường là có thể cảm nhận được những giá trị văn hóa, phong tục tập quán của người dân. Do đó, những điểm CBT ở xa, có cung đường đi lại khó khăn hơn nếu không tạo được những nét đặc trưng riêng thì rất khó có thể thu hút được nhiều khách CBT đến thăm.
Kết quả trong bảng số liệu cũng cho thấy lượng khách du lịch nội địa luôn lớn hơn khách quốc tế, điều này cho thấy thị trường khách nội địa vẫn đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển CBT của các tỉnh tiểu vùng Tây Bắc. Theo báo cáo của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, lượng khách nội địa đến các điểm CBT thường đi theo nhóm khoảng 5 đến 7 người hoặc đoàn thường do các trường học, cơ quan tổ chức, đa phần là khách từ các tỉnh khu vực phía Bắc Việt Nam. Cũng theo báo cáo, nhìn chung, số ngày lưu trú trung bình của khách CBT còn thấp, điều này có thể được giải thích là do các điểm CBT chưa có nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn, thiếu các hoạt động và dịch vụ hỗ trợ bổ sung để giữ chân khách CBT.
Bảng 3.3: Thống kê lượt khách du lịch đến các tỉnh tiểu vùng Tây Bắc giai đoạn 2010 - 2017
Đơn vị tính: Lượt
Các tỉnh tiểu vùng Tây Bắc | Tổng | ||||||||
Hòa Bình | Sơn La | Điện Biên | Lai Châu | ||||||
Q.tế | N.Địa | Q.tế | N.Địa | Q.tế | N.Địa | Q.tế | N.Địa | ||
2010 | 85.000 | 1.105.000 | 36.000 | 344.000 | 52.000 | 253.000 | 8.500 | 73.500 | 1.957.000 |
2011 | 90.850 | 1.385.830 | 36.000 | 368.000 | 64.000 | 289.000 | 12.500 | 97.500 | 2.343.680 |
2012 | 92.056 | 1.641.886 | 42.000 | 493.000 | 65.000 | 300.000 | 14.190 | 115.810 | 2.763.942 |
2013 | 161.383 | 1.750.949 | 43.000 | 493.000 | 67.475 | 340.500 | 16.520 | 132.330 | 3.005.157 |
2014 | 185.361 | 1.918.846 | 39.000 | 765.000 | 75.000 | 394.000 | 21.360 | 148.664 | 3.547.231 |
2015 | 222.057 | 2.121.410 | 40.000 | 740.000 | 72.000 | 412.000 | 21.500 | 160.900 | 3.789.867 |
2016 | 237.460 | 2.346.386 | 48.000 | 847.000 | 80.000 | 417.000 | 22.000 | 190.000 | 4.187.846 |
2017 | 260.730 | 2.393.483 | 60.000 | 1.016.000 | 98.000 | 462.000 | 24.000 | 194.000 | 4.508.213 |
Cộng | 1.334.897 | 14.663.790 | 344.000 | 5.066.000 | 573.475 | 2.867.500 | 140.570 | 1.112.704 | 26.102.936 |
(Nguồn: Báo cáo kết quả thực hiện du lịch các tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Điện
Biên, Lai Châu các năm từ 2010 - 2017
Mặc dù lượng khách du lịch đến các điểm CBT tiểu vùng Tây Bắc khá đông và liên tục tăng qua các năm, tuy nhiên khi so sánh với tổng lượng khách du lịch nói chung đến tiểu vùng Tây Bắc cho thấy khách CBT chiếm tỷ trọng rất nhỏ. Theo kết quả số liệu bảng 3.3, năm 2010 tổng lượt khách du lịch đến tiểu vùng Tây Bắc là 1.957.000 lượt thì khách CBT là 216.120 lượt (chiếm khoảng 11,04%), năm 2017 tổng lượt khách là
4.508.213 lượt thì khách CBT chỉ có 638.700 lượt (chiếm khoảng 14,16%). Trung bình các năm, lượng khách CBT chiếm khoảng 12% tổng lượng khách du lịch đến tiểu vùng Tây bắc (biểu đồ 3.2).
12%
88%
Khách CBT
Khách DL
Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ lượt khách CBT so với tổng lượt khách tiểu vùng Tây Bắc
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Tóm lại, qua kết quả số liệu thống kê cho thấy mặc dù tiểu vùng Tây Bắc có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển loại hình CBT, tuy nhiên số lượng khách đến các điểm CBT còn đang rất khiêm tốn (chiếm khoảng 12%) so với tổng lượng khách đến các tỉnh tiểu vùng Tây Bắc. Điều này cho thấy, cần tiếp tục nghiên cứu, đánh giá tìm ra nguyên nhân vì sao CBT tiểu vùng Tây Bắc chưa tạo được sức hấp dẫn, thu hút khách du lịch đến và trải nghiệm.
3.2. Phương pháp nghiên cứu
3.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Để trả lời các câu hỏi nghiên cứu và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu trong luận án, tác giả thực hiện kết hợp hai phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng, chia thành hai giai đoạn là nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. Trong đó, nghiên cứu sơ bộ được thực hiện thông qua hai nghiên cứu là định tính và định lượng sơ bộ. Nghiên cứu định tính được sử dụng như một nghiên cứu thăm dò để xác định các nhân tố được cho là có ảnh hưởng đến phát triển CBT tại tiểu vùng Tây Bắc, qua đó giúp điều chỉnh mô hình lý thuyết, đồng thời giúp khám phá, điều chỉnh và bổ sung các biến quan sát cho phù hợp với bối cảnh nghiên cứu (mục 3.2.3); nghiên cứu định lượng sơ bộ nhằm phát hiện những lỗi mắc phải trong phiếu điều tra và là căn cứ để tác giả điều chỉnh bảng hỏi cho phù hợp với điều kiện chung nhất của các đối tượng điều tra.
Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp định lượng, được tiến hành thông qua phiếu điều tra có cấu trúc đã được điều chỉnh trong giai đoạn nghiên cứu
sơ bộ. Kết quả điều tra được phân tích thông qua phần mềm SPSS, những phát hiện từ phân tích định lượng này là cơ sở khẳng định tầm quan trọng và mối quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển CBT được đưa vào nghiên cứu. Tiến độ thực hiện các nghiên cứu được thể hiện trong bảng 3.4.
Bảng 3.4: Tiến độ thực hiện các nghiên cứu
Dạng nghiên cứu | Phương pháp | Kỹ thuật thu thập dữ liệu | Thời gian | Địa điểm | |
1 | Sơ bộ | Định tính | Tham khảo ý kiến chuyên gia; Phỏng vấn sâu; Thảo luận nhóm; Kỹ thuật quan sát | 4/2016 – 11/2016 | Hòa Bình, Sơn La; Điện Biên; Lai Châu |
Định lượng | Phỏng vấn trực tiếp | 3/2017 – 5/2017 | Sơn La; Điện Biên | ||
2 | Chính thức | Định lượng | Phỏng vấn trực tiếp | 6/2017 – 12/2017 | Hòa Bình; Sơn La; Điện Biên; Lai Châu |
Nguồn: Tác giả xây dựng
3.2.2. Quy trình nghiên cứu
Quy trình nghiên cứu của luận án được trình bày khái quát trong hình 3.2, gồm 4 bước chính sau:
Bước 1: Xây dựng thước đo
Quy trình xây dựng thước đo trong nghiên cứu dựa vào quy trình do Churchill (1979) đưa ra, thước đo được điều chỉnh dựa trên cơ sở từ tổng quan nghiên cứu và các lý thuyết phát triển bền vững; lý thuyết các bên liên quan; lý thuyết kỳ vọng. Kế thừa nghiên cứu của các học giả trước đây, tác giả xây dựng và hiệu chỉnh thước đo nháp 1 để đo lường các khái niệm nghiên cứu.
Bước 2: Nghiên cứu định tính
Do sự khác nhau về khu vực nghiên cứu, văn hóa, phong tục tập quán cũng như trình độ phát triển kinh tế - xã hội ở các vùng miền, quốc gia, nên có thể các thước đo tại bước 1 chưa thật sự phù hợp cho khu vực nghiên cứu của luận án. Vì vậy, tập các thước đo được điều chỉnh, bổ sung bằng nghiên cứu định tính thông qua tham vấn ý kiến