Tổng Hợp Thước Đo Sức Hấp Dẫn Của Điểm Cbt


triển CBT tiểu vùng Tây Bắc Việt Nam” (ký hiệu: PTT), dựa trên 4 biến số là kinh tế, văn hóa - xã hội, môi trường và nhu cầu của khách du lịch được thỏa mãn. Kế thừa các nghiên cứu của các học giả trước đây, 12 thước đo được sử dụng đánh giá sự phát triển CBT tại tiểu vùng Tây Bắc, các nội dung đánh giá cụ thể như sau:

Về khía cạnh phát triển kinh tế, nghiên cứu tập trung vào 3 thước đo (được mã hóa từ PTT1 đến PTT3) thể hiện sự thay đổi về lượng và chất của người dân địa phương liên quan đến thu nhập, tiết kiệm; việc làm và cơ hội kinh doanh dựa trên kết quả nghiên cứu của Andereck và cộng sự (2005); Lai và Nepal (2007); Tasci và cộng sự (2013); Ap, J. và Crompton, J.L (1998); Aref, F (2010); Bùi Thị Hải Yến (2007), có điều chỉnh cho phù hợp với bối cảnh nghiên cứu của tiểu vùng Tây Bắc.

Đối với khía cạnh phát triển văn hóa - xã hội gồm 3 thước đo (ký hiệu từ PTT4 đến PTT6) liên quan đến bảo tồn, phục hồi và phát triển các ngành nghề truyền thống, giá trị văn hóa, phong tục tập quán của người dân địa phương, chất lượng cuộc sống được duy trì và nâng cao, dựa trên kế thừa và điều chỉnh các kết quả nghiên cứu của Akis và cộng sự (1996); Andereck, K. L và cộng sự (2005); Jones, K (1995); Tasci và cộng sự (2013); Ap, J. và Crompton, J.L (1998); Aree (2009); Carol, K và Vijayan, K.P (2006); Armstein, S. R (1969) trước đó.

Đối với khía cạnh môi trường gồm 3 thước đo (ký hiệu từ PTT7 đến PTT9), liên quan đến các vấn đề nhận thức của người dân và khách du lịch về ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường xung quanh nhà ở, làng bản, bảo tồn các nguồn tài nguyên tự nhiên, giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường sống, dựa trên kết quả nghiên cứu của các học giả Akis và cộng sự (1996); Nunkoo và Ramkissoon (2010); Andereck, K. L và cộng sự (2005); Aref, F (2010); Nopparat Satarat (2010); Suthamma Nitikasetsoontorn (2014); Nguyễn Thị Mỹ Hạnh (2016); Dương Hoàng Hương (2017), có điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với bối cảnh nghiên cứu.

Về khía cạnh nhu cầu của khách du lịch được thỏa mãn gồm 3 thước đo (ký hiệu từ PTT10 đến PTT12), liên quan đến nhận định đánh giá của người dân địa phương về số lượng/số lần khách du lịch quay lại bản làng, số ngày lưu trú bình quân tăng và việc khách du lịch quảng bá, giới thiệu cho người thân, bạn bè về điểm đến dựa theo hệ thống chỉ tiêu môi trường đánh giá tính bền vững của điểm du lịch của Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) và kế thừa, điều chỉnh kết quả nghiên cứu của các học giả Iwasaki và Havitz (1998); Bowen và Chen (2001); Lee và cộng sự (2005); Chen và Tsai (2007); Chi và Qu (2008) Chen và Chen (2010). Tổng hợp các thước đo biến phát triển CBT, nguồn và mã hóa được thể hiện trong bảng 3.8.


Bảng 3.8: Tổng hợp thước đo phát triển CBT


Ký hiệu

Mô tả thước đo

Nguồn tham khảo


PTT1

Từ khi tham gia CBT, thu nhập và tiết kiệm của hộ gia đình/người dân được tăng lên

Andereck và cộng sự (20050; Lai và Nepal (2007); Tasci và cộng sự (2013); Ap, J. và Crompton, J.L (1998); Aref, F (2010); Bùi

Thị Hải Yến (2007)


PTT2

Hộ gia đình/người dân địa phương có thêm việc làm và cơ hội việc làm mới từ kinh doanh du lịch

Andereck và cộng sự (20050; Lai và Nepal (2007); Tasci và cộng sự (2013); Ap, J. và Crompton, J.L (1998); Aref, F (2010); Bùi

Thị Hải Yến (2007)


PTT3

Cộng đồng có thêm nguồn thu được trích ra từ hoạt động kinh doanh du lịch, góp phần bổ sung

ngân quỹ chung

Andereck và cộng sự (20050; Lai và Nepal (2007); Tasci và cộng sự (2013); Ap, J. và Crompton, J.L (1998); Aref, F (2010); Bùi

Thị Hải Yến (2007); Moscardo (2011)


PTT4

Nhiều ngành nghề truyền thống, giá trị văn hóa, phong tục tập quán của người dân địa phương được bảo

tồn, phục hồi và phát triển

Akis và cộng sự (1996); Andereck, K. L và cộng sự (2005); Ap, J. và Crompton, J.L (1998); Aree, N (2009); Carol, K và

Vijayan, K.P (2006);


PTT5

Người dân hiểu biết hơn về kiến thức kinh doanh, kỹ năng quản lý và kinh nghiệm mới từ giao

tiếp với khách du lịch

Jones, K (1995); Aref, F (2010); Bùi Thị Hải Yến (2007); Cohen, J.M và Uphoff, N.T (1980)


PTT6

Chất lượng cuộc sống của người dân (y tế, giáo dục, cơ sở hạ tầng, dịch vụ giải trí…) được duy trì và

nâng cao

Andereck, K. L và cộng sự (2005); Ap, J. và Crompton, J.L (1998); Aree, N (2009); Carol, K và Vijayan, K.P (2006); Tasci và

cộng sự (2013)


PTT7

Người dân có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường xung quanh nhà ở, làng bản, không xả nước, vứt rác thải

bừa bãi

Andereck, K. L và cộng sự (2005); Aref, F (2010); Nopparat Satarat (2010);

Suthamma Nitikasetsoontorn (2014);

Nguyễn Thị Mỹ Hạnh (2016)


PTT8

Người dân thấy rằng việc bảo tồn các nguồn tài nguyên tự nhiên trong bản làng là cần thiết

Akis và cộng sự (1996); Nunkoo và Ramkissoon (2010); Nopparat Satarat (2010); Suthamma Nitikasetsoontorn

(2014); Moscardo (2011)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 233 trang tài liệu này.

Nghiên cứu một số nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch cộng đồng tiểu vùng Tây Bắc - 12


Ký hiệu

Mô tả thước đo

Nguồn tham khảo


PTT9

Người dân ý thức được sự cần thiết phải giảm thiểu các tác động tiêu cực

đến môi trường

Andereck, K. L và cộng sự (2005); Aref, F (2010); Dương Hoàng Hương (2017);

PTT10

Số lượng khách du lịch quay trở lại

bản làng tăng lên theo thời gian

UNWTO (2007); Bowen và Chen (2001);

Iwasaki và Havitz

PTT11

Số ngày lưu trú bình quân/đầu khách

du lịch tăng lên theo thời gian

UNWTO

(1998);

(2007);

Iwasaki

Havitz


PTT12

Nhiều khách du lịch đã giới thiệu người thân, bạn bè đến du lịch tại

bản làng

Chen và Tsai (2007); Chi và Qu (2008); Chen và Chen (2010)

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

- Các biến độc lập

+) Sức hấp dẫn của điểm CBT


Sức hấp dẫn của điểm CBT trong nghiên cứu có thể được hiểu là những địa điểm CBT có tài nguyên du lịch (bao gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch văn hóa), có khả năng thu hút được sự tập trung cũng như động lực của khách du lịch khi lựa chọn đi du lịch. Trên cơ sở kế thừa nghiên cứu của các học giả Abdulla

M. Alhemoud và Edward G. Armstrong (1996); Suthathip Suanmali (2014); Nopparat Satarat (2010); Ni Made Ernawati (2015); Hyounggon Kim và Sarah L.Richardson (2003); Dương Quế Nhu và cộng sự (2013); Nguyễn Quốc Nghi và cộng sự (2016), tác giả tiếp cận đánh giá mức độ ảnh hưởng sức hấp dẫn của điểm CBT đến phát triển CBT tại tiểu vùng Tây Bắc trên ba biến số là: Điểm tham quan tự nhiên (STT); Điểm tham quan văn hóa - lịch sử (SVL) và Các hoạt động du lịch, giải trí (SHG). Tổng hợp có 13 thước đo cho ba biến số này được tổng hợp trong bảng 3.9.

Bảng 3.9: Tổng hợp thước đo sức hấp dẫn của điểm CBT


Ký hiệu

Mô tả thước đo

Nguồn tham khảo


STT1


Trong làng bản có nguồn tài nguyên thiên nhiên đẹp tự nhiên, có sức hấp dẫn thu hút và gây ấn tượng với khách du lịch

Abdulla M. Alhemoud và Edward G. Armstrong (1996); Suthathip Suanmali (2014); Nopparat Satarat (2010); Ni Made Ernawati (2015); Hyounggon Kim và Sarah L.Richardson (2003)

STT2

Cảnh quan tự nhiên vẫn giữ được vẻ hoang sơ ban đầu

Nopparat Satarat (2010)


Ký hiệu

Mô tả thước đo

Nguồn tham khảo

STT3

Khí hậu trong lành, không gian yên tĩnh và thanh bình

Nopparat Satarat (2010)


SVL1

Những giá trị văn hóa, phong tục tập quán truyền thống (múa xòe, cưới hỏi…) vẫn được người dân gìn giữ và duy trì hoạt động trong cộng đồng

Abdulla M. Alhemoud và Edward G. Armstrong (1996); Nopparat Satarat (2010); Ni Made Ernawati (2015);


SVL2

Những kiến trúc truyền thống trong cộng đồng (kiến trúc nhà, công cụ lao động…) vẫn giữ được giá trị nguyên bản

Ni Made Ernawati (2015); Nopparat Satarat (2010)


SVL3

Người dân địa phương vẫn duy trì các hoạt động lao động sản xuất hàng ngày (chăn thả gia súc, làm ruộng nương…) theo phương thức truyền thống


Abdulla M. Alhemoud và Edward G. Armstrong (1996); Ni Made Ernawati (2015)


SVL4

Trong làng bản vẫn còn những điểm sản xuất ngành nghề truyền thống như hàng thủ công mỹ nghệ, gốm, dệt thổ cẩm…

Ni Made Ernawati (2015); Nopparat Satarat (2010)

SVL5

Văn hoá ẩm thực hấp dẫn mang hương vị đặc trưng bản địa

Abdulla M. Alhemoud và Edward G. Armstrong (1996); Ni Made Ernawati (2015)


SVL6


Có nhiều điểm di tích lịch sử ý nghĩa và hấp dẫn

Abdulla M. Alhemoud và Edward G. Armstrong (1996); Nopparat Satarat (2010); Hyounggon Kim và Sarah L.Richardson (2003)


SHG1

Khách được tham gia các sự kiện lễ hội văn hóa mang đậm bản sắc của các dân tộc trong làng bản

Ni Made Ernawati (2015); Hyounggon Kim và Sarah L.Richardson (2003)


SHG2

Khách được giao lưu, thưởng thức những điệu múa, bài hát mang đậm nét văn hóa dân tộc địa phương

Ni Made Ernawati (2015); Abdulla M. Alhemoud và Edward G. Armstrong (1996)

SHG3

Có thể đi bộ, xe đạp thư giãn quanh làng bản

Nopparat Satarat (2010); Ni Made Ernawati (2015);


SHG4

Các hoạt động trải nghiệm (leo núi, khám phá hang động, du thuyền lòng hồ…) đem lại sự thoải mái cho du khách

Nopparat Satarat (2010); Ni Made Ernawati (2015)

Nguồn: Tổng hợp của tác giả


+) Khả năng tiếp cận điểm CBT

Được tổng hợp từ nhân tố khả năng tiếp cận điểm đến du lịch trong nghiên cứu tổng quan, nhân tố “khả năng tiếp cận điểm CBT” (ký hiệu: KTC) được xem là một trong những nhân tố có ảnh hưởng đến phát triển CBT, cần tiếp tục nghiên cứu tại tiểu vùng Tây Bắc. Kế thừa kết quả nghiên cứu của Christina Geng-Qing Chi, Hailin Qu (2008); Suthathip Suanmali (2014); Duk-Byeong Park và cộng sự (2011); Hyounggon Kim và Sarah L.Richardson (2003); Dương Quế Nhu và cộng sự (2013), bốn thước đo đánh giá khả năng tiếp cận điểm CBT được điều chỉnh đưa vào nghiên cứu (bảng 3.10).

Bảng 3.10: Tổng hợp thước đo khả năng tiếp cận điểm CBT


Ký hiệu

Mô tả thước đo

Nguồn tham khảo


KTC1


Hệ thống đường giao thông công cộng thuận lợi, dễ tiếp cận làng bản

Christina Geng-Qing Chi và cộng sự (2008); Dương Quế Nhu và cộng sự (2013)


KTC2

Có thể đến làng bản bằng nhiều phương tiện giao thông khác nhau


Suthathip Suanmali (2014)


KTC3

Các phương tiện giao thông công cộng hoạt động thường xuyên và thuận tiện cho đi lại


Christina Geng-Qing Chi và cộng sự (2008);


KTC4

Có nhiều phương tiện hỗ trợ khách du lịch di chuyển giữa các điểm du lịch trong bản (xe điện; xe đạp; xe máy; xe ngựa…)

Christina Geng-Qing Chi và cộng sự (2008); Dương Quế Nhu và cộng sự (2013)

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

+) Cơ sở hạ tầng và dịch vụ của điểm CBT


Là nhân tố được điều chỉnh lại tên gọi từ nhân tố “Tính tiện nghi của điểm đến du lịch” sau kết quả tham vấn ý kiến chuyên gia, nghiên cứu đánh giá nhân tố “cơ sở hạ tầng và dịch vụ của điểm CBT” ảnh hưởng đến phát triển CBT tại khu vực nghiên cứu dựa trên 10 thước đo (bảng 3.11) được kế thừa và điều chỉnh từ các nghiên cứu của Smith (1988); Bo (1991); Hyounggon Kim và Sarah L.Richardson (2003); Hà Nam Khánh Giao (2011); Suthathip Suanmali (2014); Ni Made Ernawati (2015).


Bảng 3.11: Tổng hợp thước đo cơ sở hạ tầng và dịch vụ điểm CBT


Ký hiệu

Mô tả thước đo

Nguồn tham khảo

CHD1

Có biển báo và chỉ dẫn tại tất cả các

điểm du lịch trong bản

Ni Made Ernawati (2015); Hà Nam Khánh Giao (2011); Baum (2013)

CHD2

Có bãi đỗ xe thuận tiện cho du khách

Christina Geng-Qing Chi và cộng sự (2008)


CHD3

Có khu vệ sinh công cộng và đảm bảo sạch sẽ

Ni Made Ernawati (2015); Suthathip Suanmali (2014); Hà Nam Khánh Giao (2011); Baum (2013); Smith (1988); Bo (1991)


CHD4


Có hệ thống internet trong bản

Ni Made Ernawati (2015); Suthathip Suanmali (2014); Hà Nam Khánh Giao (2011); Baum (2013);

CHD5

Thuận tiện trong việc tiếp cận với các dịch vụ y tế và chính quyền địa phương

Suthathip Suanmali (2014);


CHD6

Hệ thống phòng tắm, nhà vệ sinh tại mỗi nhà dân được thiết kế thoáng mát, sạch sẽ đáp ứng được nhu cầu khách đến ở

Ni Made Ernawati (2015); Hyounggon Kim và Sarah L.Richardson (2002);


CHD7

Chỗ ở (homestay) được thiết kế theo phong cách truyền thống của người dân bản địa

Hyounggon Kim và Sarah L.Richardson (2002); Hà Nam Khánh Giao (2011);

Baum (2013); Smith (1988); Bo (1991)

CHD8

Giường/đệm ngủ cho khách đảm bảo sạch sẽ, thoáng mát

Ni Made Ernawati (2015);


CHD9

Có nhiều địa điểm thuận tiện cho hoạt động mua sắm quà lưu niệm, sản phẩm truyền thống địa phương


Khánh Giao (2011); Baum (2013);


CHD10

Các sản phẩm quà lưu niệm nhỏ gọn, thuận tiện để khách du lịch có thể vận chuyển mang về nhà


Ni Made Ernawati (2015);

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

+) Kiến thức và kỹ năng về du lịch của người dân địa phương

Kiến thức và kỹ năng về du lịch của người dân địa phương (ký hiệu: KKT) trong nghiên cứu được hiểu là những hiểu biết về du lịch và cách thức mà người dân địa phương triển khai hoạt động CBT trong cộng đồng của mình. Tác giả tiếp cận đánh giá nhân tố kiến thức và kỹ năng về du lịch của người dân địa phương ảnh hưởng đến phát triển CBT tại khu vực nghiên cứu dựa trên 7 thước đo (bảng 3.12) được kế thừa và điều chỉnh từ các nghiên cứu của Davis và cộng sự (1988); Andereck và cộng sự (2005); Nopparat Satarat (2010); Moscardo (2010); Ni Made Ernawati (2015).


Bảng 3.12: Tổng hợp thước đo kiến thức và kỹ năng về du lịch của người dân


Ký hiệu

Mô tả thước đo

Nguồn tham khảo

KKT1

Người dân được đào tạo kỹ năng và kiến thức về CBT

Ni Made Ernawati Moscardo (2011);

(2015);


KKT2

Hướng dẫn viên là người bản địa, có thể hướng dẫn và giải thích các chi tiết về tài nguyên thiên nhiên và văn hóa của bản mình cho du khách


Nopparat Satarat (2010); Ni Made Ernawati (2015);


KKT3

Hướng dẫn viên sẵn sàng hỗ trợ giúp khách và chủ nhà trao đổi thông tin một cách thuận tiện, rõ ràng

Nopparat Satarat Andereck và cộng sự Davis và cộng sự (1988)

(2010);

(2005);

KKT4

Các tour du lịch trong bản luôn gắn với cuộc sống hàng ngày của người dân

Nopparat Satarat (2010); Ni Made Ernawati (2015);


KKT5

Người dân sẵn sàng chia sẻ những bài học, kinh nghiệm lao động sản xuất để du khách học tập, trải nghiệm

Ni Made Ernawati Andereck và cộng sự Davis và cộng sự (1988)

(2015);

(2005);


KKT6

Khách du lịch luôn thấy thoải mái nói chuyện và trao đổi kiến thức với các thành viên trong cộng đồng

Nopparat Satarat Andereck và cộng sự Davis và cộng sự (1988)

(2010);

(2005);


KKT7

Các bộ phận và các thành viên trong cộng đồng được phân chia nhiệm vụ rõ ràng và có ý thức hợp tác/phối hợp với các bên liên quan trong quá trình hoạt động CBT

Moscardo (2011); Andereck và cộng sự (2005); Davis và cộng sự (1988)

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

+) Hợp tác và hỗ trợ từ bên ngoài cộng đồng


Hợp tác và hỗ trợ từ bên ngoài cộng đồng trong nghiên cứu được hiểu là sự liên kết, phối hợp hợp cùng thực hiện CBT giữa cộng đồng địa phương với các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp khác bên ngoài cộng đồng. Từ tổng quan nghiên cứu đã chỉ ra Hợp tác và hỗ trợ từ bên ngoài cộng đồng có thể cung cấp, trợ giúp cho cộng đồng trong việc điều hành CBT, bao gồm cả hỗ trợ về kinh phí cho cho phát triển du lịch, cũng như cung cấp những tư vấn cho hoạt động kinh doanh CBT (Hiwasaki, L, 2006). Kế thừa kết quả nghiên cứu của các học giả trước đây, kết hợp tham vấn ý kiến chuyên gia, luận án đánh giá ảnh hưởng của nhân tố hợp tác và hỗ trợ từ bên ngoài cộng đồng đến phát triển CBT tại khu vực nghiên cứu trên ba đối tượng là hợp tác và hỗ trợ của chính quyền (ký hiệu: HCQ); doanh nghiệp (ký hiệu: HDN) và tổ chức phi chính phủ (ký hiệu: HPC)


với mục đích nhằm đánh giá xem đơn vị/tổ chức nào giữ vai trò quan trọng hơn trong tư vấn, hỗ trợ, quảng bá hoạt động CBT cũng như đào tạo tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng cho người dân địa phương phát triển CBT tại khu vực nghiên cứu.

Bảng 3.13: Tổng hợp thước đo hợp tác và hỗ trợ từ bên ngoài cộng đồng


Ký hiệu

Mô tả thước đo

Nguồn tham khảo


HCQ1

Chính quyền địa phương giữ vai trò quan trọng trong tư vấn, hỗ trợ cho người dân cách làm du lịch

Armstrong (2012); Hiwasaki, L (2006); Reid, M., và Gibb, K, (2004); Brennan và Allen (2001); Kibicho (2008);

Lucchetti và Font (2013)


HCQ2

Chính quyền địa phương hỗ trợ giúp cộng đồng trong việc tiếp thị và quảng bá các hoạt động CBT

Armstrong (2012); Hiwasaki, L (2006); Reid, M., và Gibb, K, (2004); Brennan và Allen (2001); Kibicho (2008);

Lucchetti và Font (2013)


HCQ3

Chính quyền địa phương tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn cho người dân nâng cao kỹ năng và kiến thức về CBT

Armstrong (2012); Hiwasaki, L (2006); Reid, M., và Gibb, K, (2004); Brennan và Allen (2001); Kibicho (2008); Lucchetti và Font (2013)


HDN1

Doanh nghiệp kinh doanh CBT giữ vai trò quan trọng trong tư vấn, hỗ trợ cho người dân cách

làm du lịch

Armstrong (2012); Hiwasaki, L (2006); Reid, M., và Gibb, K, (2004); Brennan và Allen (2001); Kibicho (2008);

Lucchetti và Font (2013)


HDN2

Doanh nghiệp kinh doanh CBT hỗ trợ giúp cộng đồng trong việc tiếp thị và quảng bá các hoạt động CBT

Armstrong (2012); Hiwasaki, L (2006); Reid, M., và Gibb, K, (2004); Brennan và Allen (2001); Kibicho (2008);

Lucchetti và Font (2013)


HDN3

Doanh nghiệp tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn cho người dân nâng cao kỹ năng và kiến thức về CBT

Armstrong (2012); Hiwasaki, L (2006); Reid, M., và Gibb, K, (2004); Brennan và Allen (2001); Kibicho (2008);

Lucchetti và Font (2013)


HPC1

Tổ chức phi chính phủ giữ vai trò quan trọng trong tư vấn, hỗ trợ cho người dân cách làm du lịch

Armstrong (2012); Hiwasaki, L (2006); Reid, M., và Gibb, K, (2004); Brennan và Allen (2001); Kibicho (2008);

Lucchetti và Font (2013)


HPC2

Tổ chức phi chính phủ hỗ trợ giúp cộng đồng trong việc tiếp thị và quảng bá các hoạt động CBT

Armstrong (2012); Hiwasaki, L (2006); Reid, M., và Gibb, K, (2004); Brennan và Allen (2001); Kibicho (2008);

Lucchetti và Font (2013)


HPC3

Tổ chức phi chính phủ tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn cho người dân nâng cao kỹ năng và kiến thức về CBT

Armstrong (2012); Hiwasaki, L (2006); Reid, M., và Gibb, K, (2004); Brennan và Allen (2001); Kibicho (2008); Lucchetti và Font (2013)

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Xem tất cả 233 trang.

Ngày đăng: 06/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí