Thống Kê Đối Tượng Tham Gia Nghiên Cứu Định Tính



Nghiên cứu định lượng chính thức (n = 518)

chuyên gia, thảo luận nhóm, phỏng vấn sâu người dân địa phương, lãnh đạo cộng đồng, đại diện các tổ chức trong cộng đồng, khách du lịch, kết hợp với kỹ thuật quan sát. Sau khi điều chỉnh, thước đo nháp này (gọi là thước đo nháp 2) được dùng cho nghiên cứu định lượng sơ bộ.


Thước đo nháp 1

Nghiên cứu định tính (tham vấn chuyên gia, thảo luận nhóm, phỏng vấn sâu, kỹ thuật quan sát)

Thước đo nháp 2

Thước đo chính thức


Tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý thuyết


Nghiên cứu định lượng sơ bộ (n = 100)




Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến phát triển CBT tiểu vùng Tây Bắc Việt Nam


Phân tích Hồi quy tuyến tính bội



Kiểm định Cronbach’s Alpha

Loại các biến có hệ số tương quan biến tổng nhỏ; Kiểm tra hệ số Alpha


Kiểm định EFA

Loại các biến có trọng số EFA nhỏ; Kiểm tra yếu tố phương sai trích được

Hình 3.2. Quy trình nghiên cứu

Nguồn: Thiết kế lại từ Nguyễn Đình Thọ, Nguyễn Thị Mai Trang (2011)


Bước 3: Nghiên cứu định lượng sơ bộ

Các thước đo sau khi được điều chỉnh ở bước 2, được đánh giá thông qua nghiên cứu định lượng sơ bộ với mẫu có kích thước là 100 phiếu điều tra, đối tượng là người dân địa phương tại các điểm CBT thuộc tỉnh Sơn La và Điện Biên. Việc lựa chọn các đối tượng tham gia khảo sát được thực hiện theo phương thức chọn mẫu ngẫu nhiên, phi xác suất tại các điểm CBT ở bản Bó (phường Chiềng An, thành phố Sơn La); bản Lướt (xã Ngọc Chiến, huyện Mường La, tỉnh Sơn La); bản Bó Ban (xã Chiềng Bằng, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La) và bản Mển (xã Thanh Nưa, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên). Dữ liệu thu thập được từ các phiếu khảo sát tiếp tục được tham vấn ý kiến chuyên gia và hiệu chỉnh lần 2 cho phù hợp với các nội dung cũng như đối tượng khảo sát, các thước đo sau khi hiệu chỉnh sẽ được đưa vào bảng câu hỏi dùng cho nghiên cứu định lượng chính thức.

Bảng hỏi chính thức được dùng trong nghiên cứu định lượng gồm 2 phần:

- Phần thông tin kiểm soát: Nhằm xác định đối tượng nghiên cứu được chọn khảo sát và loại những đối tượng không phù hợp với nghiên cứu. Đối tượng khảo sát gồm cán bộ thôn bản (trưởng/phó bản; bí thư/phó bí thư chi bộ); cán bộ các tổ chức đoàn thể trong bản (hội hội phụ nữ; đoàn thanh niên…); người dân địa phương đại diện các hộ gia đình trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia hoạt động kinh doanh CBT tại các điểm khảo sát.

Ngoài ra, một số thông tin liên quan đến đặc điểm nhân khẩu của đối tượng khảo sát như: giới tính, độ tuổi, dân tộc, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân, vai trò trong hoạt động CBT, thời gian tham gia hoạt động CBT, thu nhập trung bình/tháng cũng được thu thập với vai trò là biến kiểm soát trong đánh giá phát triển CBT tại khu vực nghiên cứu.

- Phần thông tin phát biểu đánh giá về phát triển CBT và các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển CBT: Các thông tin này sẽ ghi nhận mức độ đồng ý về các biến quan sát (được diễn tả bằng các phát biểu) để đo lường cho các khái niệm trong mô hình. Đây là thành phần chính của bảng câu hỏi giúp khảo sát một số nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển CBT tại tiểu vùng Tây Bắc.

Bước 4: Nghiên cứu định lượng chính thức

Phiếu khảo sát chính thức được phát đi điều tra 600 phiếu cho các đối tượng nghiên cứu phù hợp với thông tin kiểm soát đề cập ở trên tại 11 điểm CBT thuộc 4 tỉnh Hòa Bình (2 điểm), Sơn La (4 điểm), Điện Biên (3 điểm), Lai Châu (2 điểm). Các dữ liệu thu thập được phân tích kiểm định bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis). Theo Nunnally & Burnstein (1994), các biến quan sát có hệ số tương quan giữa biến và tổng (item - total correlation) trong kiểm định Cronbach’s Alpha nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại bỏ và các biến quan sát có


trọng số (factor loading) nhỏ hơn 0,4 trong EFA cũng tiếp tục bị loại bỏ (Gerbing & Anderson, 1988). Các biến quan sát còn lại sẽ được đưa vào mô hình phân tích hồi quy đa biến và và sử dụng để thảo luận kết quả nghiên cứu.

Kết quả nghiên cứu một lần nữa được phân tích và thảo luận cùng các chuyên gia nhằm đánh giá so sánh với kết luận của các nghiên cứu trước đây và kết quả thực tế của khu vực nghiên cứu, làm cơ sở để tác giả đưa ra những đề xuất, khuyến nghị và kết luận đảm bảo căn cứ khoa học.

3.2.3. Nghiên cứu định tính

3.2.3.1. Mục tiêu và đối tượng nghiên cứu định tính

Theo Nguyễn Đình Thọ (2013), nghiên cứu định tính thường được dùng trong trường hợp nhà nghiên cứu gặp phải một số vấn đề khó có thể lượng hóa bằng con số, đòi hỏi phải đi sâu tìm hiểu trực tiếp những người trong cuộc, hoặc khi nhà nghiên cứu muốn áp dụng một mô hình/thước đo dựa trên các lý thuyết và nghiên cứu đã được tiến hành ở một khu vực khác có phù hợp với khung cảnh nghiên cứu của mình hay không. Qua phân tích, tác giả nhận thấy trong bối cảnh tiểu vùng Tây Bắc, các đặc điểm về kinh tế, văn hóa, xã hội, phong tục tập quán truyền thống của người dân địa phương có khả năng tạo nên những yếu tố đặc thù, tác động ảnh hưởng đến phát triển CBT, hoặc sẽ khác nhau về mức độ ảnh hưởng của các nhân tố. Vì vậy, để đạt được mục tiêu nghiên cứu, cần sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính nhằm kiểm tra, sàng lọc và điều chỉnh các nhân tố, biến số, thước đo trong mô hình ban đầu được hình thành dựa trên tổng quan nghiên cứu, từ đó có cơ sở điều chỉnh, bổ sung hoặc khẳng định sự phù hợp của mô hình, thước đo cho nghiên cứu. Để đạt được mục tiêu đó, tác giả xây dựng những công việc phải thực hiện trong nghiên cứu định tính gồm:

- Bước đầu xác định sự phù hợp của các thước đo được sử dụng để đánh giá sự phát triển CBT của tiểu vùng Tây Bắc;

- Lựa chọn, điều chỉnh các nhân tố, biến số, thước đo ảnh hưởng đến phát triển CBT phù hợp với đặc thù, bối cảnh của tiểu vùng Tây Bắc;

- Tiếp tục tham vấn ý kiến của các chuyên gia trong đánh giá tính hợp lý của các nhân tố, biến số, thước đo mà tác giả dự kiến đưa vào mô hình nghiên cứu chính thức.

- Kết hợp với kết quả nghiên cứu định lượng để trả lời các câu hỏi nghiên cứu.

Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu trên, các nhóm đối tượng được đề cập trong nghiên cứu định tính là các chuyên gia; người dân địa phương; lãnh đạo cộng đồng; thành viên đại diện các tổ chức trong cộng đồng; khách du lịch. Trong đó, khách du lịch


được đề cập trong nghiên cứu định tính nhằm tìm hiểu, khám phá thêm những nhu cầu, mong muốn của họ (những người tiêu dùng các sản phẩm CBT) trong phát triển CBT tại tiểu vùng Tây bắc. Do vậy, để có sự đánh giá, so sánh được rõ ràng, khách CBT được lựa chọn trong nghiên cứu là những người đã đến ít nhất 2 điểm CBT thuộc tiểu vùng Tây Bắc hoặc quay trở lại một điểm CBT tối thiểu hai lần, cụ thể:

- Tác giả đã tiến hành phỏng vấn, tham khảo ý kiến 9 chuyên gia, gồm: 4 chuyên gia nghiên cứu sâu trong lĩnh vực du lịch, văn hóa Tây Bắc; 3 nhà quản lý là cán bộ phụ trách nghiệp vụ du lịch thuộc sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình và Sơn La và Lai Châu; 2 nhà doanh nghiệp kinh doanh CBT (ở tỉnh Hòa Bình và tỉnh Sơn La). Để đảm bảo thông tin cá nhân, thông tin định danh của các chuyên gia được tác giả mã hóa theo thứ tự từ chuyên gia 1 đến chuyên gia 9 (Phụ lục 3).

- Thực hiện 20 cuộc phỏng vấn sâu với người dân địa phương tại 8 bản CBT thuộc tiểu vùng Tây Bắc; 17 cuộc với khách CBT và 03 cuộc thảo luận nhóm (với lãnh đạo chính quyền; tổ chức đoàn thanh niên, hội phụ nữ và với khách du lịch). Để đảm bảo thông tin cá nhân, tất cả những người tham gia phỏng vấn sâu được mã hóa theo số thứ tự và địa bàn nghiên cứu (người dân địa phương 1 đến người dân địa phương 20; khách du lịch 1 đến khách du lịch 17), (Phụ lục 4).

Bảng 3.5: Thống kê đối tượng tham gia nghiên cứu định tính



Địa điểm

Thảo luận nhóm

Phỏng vấn sâu

Tổng cộng

Tổ chức/

Chính quyền

Khách CBT

Người dân địa phương

Khách CBT

Thảo luận nhóm

Phỏng vấn sâu

Hòa Bình

-

-

7

4

-

11

Sơn La

1

1

4

5

2

9

Điện Biên

1

-

5

4

1

9

Lai Châu

-

-

4

4

-

8

Cộng

2

1

20

17

3

37

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 233 trang tài liệu này.

Nghiên cứu một số nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch cộng đồng tiểu vùng Tây Bắc - 11

Nguồn: Tổng hợp nghiên cứu của tác giả

3.2.3.2. Phương pháp thực hiện


Các dữ liệu định tính chính sử dụng trong nghiên cứu này được thu thập từ các thành viên trong cộng đồng tại 8 điểm CBT thuộc 4 tỉnh tiểu vùng Tây Bắc. Các điểm được lựa chọn là đại diện cho những mức độ phát triển và thời gian hoạt động CBT khác nhau, ví dụ như bản Lác (Mai Châu, Hòa Bình) đã đi vào hoạt động từ đầu những năm


1990, trong khi đó bản Bon (Quỳnh Nhai, Sơn La) đang trong giai đoạn hình thành dự án và phát triển, qua đó, nghiên cứu có thể đánh giá được mức độ phát triển CBT và các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển đó.

Dựa trên các nhóm đối tượng nghiên cứu, tác giả đến các điểm CBT chọn những người có khả năng cung cấp thông tin sâu về vấn đề nghiên cứu để định hướng cho công việc thu thập dữ liệu tiếp theo. Do vậy, kỹ thuật phỏng vấn sâu được sử dụng trong bước đầu tiên của phương pháp nghiên cứu này. Địa điểm đầu tiên thực hiện là bản Lác (Mai Châu, Hòa Bình), vì đây được xem là một trong những điểm phát triển CBT đầu tiên ở Việt Nam cũng như khu vực nghiên cứu, tiếp theo là bản Giang Mỗ (Cao Phong, Hòa Bình); bản Áng (Mộc Châu, Sơn La); bản Mển, bản Ten (Điện Biên); bản Bon (Quỳnh Nhai, Sơn La); bản Hon (Tam Đường, Lai Châu); bản Gia Khâu (thành phố Lai Châu). Các cuộc phỏng vấn sâu được tiến hành hầu hết tại nhà nhà riêng hoặc quán nước, các thành viên tham gia phỏng vấn trao đổi theo quan điểm không phải chuẩn bị trước nội dung mà trao đổi theo suy nghĩ và cảm nhận của họ liên quan đến phát triển CBT. Các thông tin phỏng vấn sâu được phát triển theo bán cấu trúc, các câu hỏi chứa các chủ đề nghiên cứu được hoán đổi lẫn nhau trong cuộc trao đổi tùy thuộc theo nội dung câu chuyện. Các thông tin thu thập của du khách và người dân được xây dựng tương tự nhau, xoay quanh những biến số đánh giá phát triển CBT và các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển CBT xây dựng trong mô hình ban đầu, tuy nhiên được cấu trúc khác nhau để phù hợp với ngữ cảnh.

Bảng 3.6: Thông tin đối tượng tham gia phỏng vấn sâu



TT

Thông tin đối tượng thamg gia phỏng vấn

Các tỉnh tiểu vùng Tây Bắc


Cộng

Hòa Bình

Sơn La

Điện Biên

Lai Châu

Bản Lác

Bản Giang

Mỗ

Bản Bon

Bản Áng

Bản Mển

Bản Ten

Bản Hon

Bản Gia

Khâu


1

Người dân

4

3

2

2

3

2

2

2

20

Giới tính










Nam

2

2

1

1

2

1

1

1

11

Nữ

2

1

1

1

1

1

1

1

9

Dân tộc

Thái

Mường

Thái

Thái

Thái

Thái

Lự

Mông



2

Khách du lịch

2

2

3

2

3

1

2

2

17

Giới tính










Nam

1

1

2

1

2

1

1

1

10

Nữ

1

1

1

1

1


1

1

7

Dân tộc

Kinh

Kinh

Thái

Kinh

Thái

Thái

Giáy

Kinh


Nguồn: Tổng hợp nghiên cứu của tác giả


Tác giả sử dụng kỹ thuật chọn mẫu lý thuyết, Theo Nguyễn Đình Thọ (2013) thì quy trình chọn mẫu lý thuyết được thực hiện theo trình tự sau: Đầu tiên chọn đối tượng S1 để thảo luận, thu thập dữ liệu cần thiết; chọn S2 để thu thập dữ liệu và phát hiện những thông tin có ý nghĩa nhưng khác với S1; tiếp tục chọn S3 để thu thập dữ liệu và phát hiện những thông tin khác với S1, S2. Cho đến khi gần như không thu thêm được những thông tin mới có ý nghĩa phục vụ cho nghiên cứu, khi đó đạt điểm bão hòa của thông tin. Kết quả, đối với người dân địa phương tác giả phỏng vấn đến người thứ 20 và khách du lịch đến người thứ 17 thì không phát hiện thêm gì mới. Do đó, tổng kích cỡ mẫu cho nghiên cứu n = 37.

Theo Grove & Fiske (1992), phỏng vấn sâu giúp ta thu thập được nhiều thông tin bên trong liên quan đến quan điểm, thái độ hay hành vi của người được hỏi. Tuy nhiên, khi hỏi về những trải nghiệm, người được hỏi có thể không nhận biết hết hoặc không thể diễn tả được những cảm xúc của mình. Do vậy, để xây dựng bức tranh tổng thể cho vấn đề nghiên cứu, kỹ thuật quan sát cũng được sử tác giả dụng trong nghiên cứu định tính, nhằm quan sát hành vi tự nhiên của khách du lịch và cuộc sống thường ngày của người dân địa phương. Mục đích của kỹ thuật quan sát nhằm đa dạng hóa các thông tin và bổ sung những nội dung còn thiếu hay người trả lời phỏng vấn sâu chưa trao đổi hết.

Bước cuối cùng của nghiên cứu định tính là kỹ thuật thảo luận nhóm, được sử dụng nhằm phát triển và hoàn thiện hơn khung lý thuyết thông qua sự trao đổi thông tin của các thành viên trong nhóm. Ưu điểm của kỹ thuật thảo luận nhóm là có nhiều thành viên cùng tham gia, tạo ra môi trường tương tác và tranh luận giúp hoàn thiện và nảy sinh những ý tưởng mới cho vấn đề nghiên cứu (Hedges, 1993). Theo Barbour và Kitzinger (1999), một nhóm thảo luận có thể từ 3 đến 50 người, trong nghiên cứu này, để thuận tiện cho quá trình theo dõi và quản lý, ghi chép cũng như nắm bắt thông tin được tập trung, nhóm thảo luận có tối thiểu là 4 người, tối đa là 7 người là những đại diện cho chính quyền địa phương, tổ chức đoàn thanh niên; hội phụ nữ, người dân và khách CBT. Cuộc thảo luận nhóm đầu tiên được tiến hành tại nhà văn hóa bản Mển (Điện Biên), bao gồm 4 người tham gia trong độ tuổi từ 24 đến 45, gồm: trưởng bản (1); đại diện Hội phụ nữ (1); đại diện an ninh bản (1) và người dân trong bản (1). Cuộc thảo luận nhóm lần thứ hai được tiến hành tại nhà Trưởng bản Bon (Mường Chiên, Quỳnh Nhai, Sơn La), có 5 người tham gia là trưởng bản (1); bí thư bản (1); đại diện đoàn thanh niên (2) và người dân địa phương (1), những người tham gia có độ tuổi trên 26 tuổi. Cuộc thảo luận nhóm lần thứ ba với khách du lịch, gồm 7 người trong độ tuổi từ 18 đến 32, được tiến hành trên hành trình du thuyền vùng lòng hồ thủy điện Sơn La từ thị trấn huyện Quỳnh Nhai đến điểm CBT bản Bon.


Khi thực hiện thảo luận và phỏng vấn, nhiều người dân và du khách không thoải mái và sẵn sàng cho người phỏng vấn ghi âm (họ ngại, không thoải mái trả lời, phản ứng bằng thái độ không thiện chí hợp tác…). Vì vậy, nội dung của những cuộc thảo luận, phỏng vấn được thực hiện bằng cách ghi chép lại thay vì ghi âm, kết quả các cuộc trao đổi, phỏng vấn được so sánh với nhau để tìm ra những giống và khác nhau liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển CBT được đề cập trong mô hình nghiên cứu.

3.2.3.3. Phân tích dữ liệu

Các dữ liệu định tính thu thập từ các cuộc thảo luận nhóm và phỏng vấn sâu được tổng hợp, phân loại theo từng tiêu chí và nội dung nghiên cứu. Các kết quả thu được từ các đối tượng nghiên cứu được so sánh đánh giá, có tham vấn ý kiến của các chuyên gia để thống nhất lại các nội dung cho phù hợp với đặc điểm khu vực nghiên cứu. Hợp phần nghiên cứu định tính là giai đoạn đầu tiên của quá trình nghiên cứu, kết thúc giai đoạn này, tác giả có đủ căn cứ để điều chỉnh lại các giả thuyết, nhân tố, biến số, thước đo và mô hình nghiên cứu, đồng thời điều chỉnh, hoàn thiện bảng hỏi cho giai đoạn nghiên cứu định lượng tiếp theo.

3.2.4. Nghiên cứu định lượng

3.2.4.1. Mục tiêu và đối tượng nghiên cứu định lượng

Theo Nguyễn Văn Thắng (2013), nghiên cứu định lượng là quá trình lượng hóa mối quan hệ của các nhân tố thông qua việc sử dụng các công cụ thống kê toán, kinh tế lượng hoặc toán học. Khác với nghiên cứu định tính, nghiên cứu định lượng nhằm vào mục đích thu thập dữ liệu để kiểm định các giả thuyết khoa học được suy diễn từ lý thuyết (Nguyễn Đình Thọ, 2013). Như vậy, mục tiêu của nghiên cứu định lượng nhằm so sánh và khẳng định các khía cạnh của phát triển CBT thông qua kiểm định mô hình và các giả thuyết liên quan đến những nhân tố, biến số đã được xác định trong nghiên cứu định tính ảnh hưởng đến phát triển CBT. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu này, các biến số và thước đo đưa vào mô hình phải đạt được các yêu cầu về giá trị hội tụ, phân biệt và độ tin cậy. Để đạt được mục tiêu đó, tác giả xác định thứ tự những công việc phải thực hiện trong nghiên cứu định lượng gồm:

- Thống kê mô tả những đặc điểm nhân khẩu của đối tượng khảo sát và các biến quan sát liên quan đến nghiên cứu;

- Kiểm tra và đánh giá độ tin cậy thước đo của các nhân tố, biến số thông qua kiểm định hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha;

- Kiểm tra đánh giá trị hội tụ và phân biệt của các biến quan sát thông qua kiểm

định nhân tố khám phá EFA;

- Kiểm định sự khác biệt trung bình của các biến quan sát với phát triển CBT;


- Phân tích mối quan hệ tương quan Pearson, thực hiện hồi quy tuyến tính các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển CBT và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu.

Đối tượng nghiên cứu định lượng là cán bộ thôn bản (trưởng/phó bản; bí thư/phó bí thư chi bộ); cán bộ các tổ chức đoàn thể trong bản (hội hội phụ nữ; đoàn thanh niên…); người dân địa phương đại diện các hộ gia đình trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia hoạt động kinh doanh CBT tại các điểm khảo sát.

3.2.4.2. Phương pháp thực hiện

Theo Nguyễn Đình Thọ (2013), nghiên cứu định lượng bao gồm hai phương pháp chính là khảo sát (survey method) và thử nghiệm (experimetation). Dựa vào đặc điểm của nghiên cứu và nội dung nghiên cứu, tác giả chọn phương pháp khảo sát, cũng theo Nguyễn Đình Thọ (2011) thì đây là dạng thiết kế để thu thập dữ liệu phổ biến nhất trong nghiên cứu định lượng, đặc biệt là các nghiên cứu về kinh tế và quản trị kinh doanh trong các thị trường chưa phát triển, dữ liệu thứ cấp không có hoặc không đầy đủ, độ tin cậy không cao.

*) Xây dựng thước đo

Theo Nguyễn Đình Thọ (2011), có ba cách để có thước đo là (1) sử dụng các thước đo sẵn có; (2) sử dụng thước đo đã có nhưng điều chỉnh cho phù hợp với bối cảnh nghiên cứu và (3) xây dựng thước đo mới. Từ tổng quan nghiên cứu cho thấy các khái niệm trong mô hình lý thuyết là những khái niệm đã có, do vậy, tác giả sử dụng thước đo đã có, được kế thừa từ các nghiên cứu trước và điều chỉnh cho phù hợp với bối cảnh nghiên cứu tại tiểu vùng Tây Bắc thông qua các ý kiến tham vấn của chuyên gia và kết quả nghiên cứu định tính.

Tác giả sử dụng thang đo Likert định dạng 5 điểm cung cấp các tùy chọn khác nhau từ “hoàn toàn không đồng ý” đến “hoàn toàn đồng ý” trong nghiên cứu để đo lường các khái niệm nghiên cứu (bảng 3.7).

Bảng 3.7: Cấp độ thang đo Likert sử dụng cho nghiên cứu định lượng


Hoàn toàn

không đồng ý

Không đồng ý

Bình thường

Đồng ý

Hoàn toàn

đồng ý

1

2

3

4

5

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

- Biến phụ thuộc


Dựa trên quan điểm về phát triển CBT từ tổng quan nghiên cứu (mục 1.2.2), lý thuyết phát triển bền vững, lý thuyết kỳ vọng, nghiên cứu đo lường biến phụ thuộc “Phát

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/03/2023