Kết Quả Hiệu Chỉnh Các Chỉ Tiêu Đánh Giá Phát Triển Cbt Và Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Sau Tham Vấn Ý Kiến Chuyên Gia


Bảng 2.2: Kết quả hiệu chỉnh các chỉ tiêu đánh giá phát triển CBT và các nhân tố ảnh hưởng sau tham vấn ý kiến chuyên gia

TT

Mô hình đề xuất

Kết quả tham vấn ý kiến chuyên gia


1


Các chỉ tiêu đánh giá phát triển CBT

- Sử dụng 4 chỉ tiêu đánh giá là kinh tế; văn hóa - xã hội; môi trường và nhu cầu của khách du lịch được thỏa mãn;

- Thống nhất tên gọi của biến là “Phát triển CBT

tiểu vùng Tây Bắc, Việt Nam”


2


Sức hấp dẫn của điểm đến du lịch

- Đưa vào mô hình nghiên cứu;

- Điều chỉnh lại tên nhân tố là “Sức hấp dẫn của

điểm CBT”;

- Đánh giá dựa trên ba chỉ tiêu là: Điểm tham quan tự nhiên; Điểm tham quan văn hóa - lịch sử và Các hoạt động du lịch, giải trí.


3

Khả năng tiếp cận điểm đến du lịch

- Đưa vào mô hình nghiên cứu

- Điều chỉnh lại tên gọi của nhân tố là “Khả năng tiếp cận điểm CBT”


4

Tính tiện nghi của điểm đến du lịch

- Đưa vào mô hình nghiên cứu

- Điều chỉnh lại tên gọi của nhân tố là “Cơ sở hạ tầng và dịch vụ của điểm CBT”

5

Sự tham gia của người dân

địa phương

- Không đưa vào mô hình nghiên cứu

- Sử dụng trong nghiên cứu định tính

6

Kiến thức và kỹ năng về du

lịch của người dân địa phương

- Đưa vào mô hình nghiên cứu

- Giữ nguyên tên gọi của biến

7

Lãnh đạo cộng đồng

- Không đưa vào mô hình nghiên cứu

- Sử dụng trong nghiên cứu định tính

8

Hỗ trợ của các tổ chức trong

cộng đồng

- Không đưa vào mô hình nghiên cứu

- Sử dụng trong nghiên cứu định tính


9


Hợp tác và hỗ trợ từ bên ngoài cộng đồng

- Đưa vào mô hình nghiên cứu

- Tách riêng thành ba đối tượng đánh giá và so sánh là: Hợp tác và hỗ trợ của chính quyền địa phương; Doanh nghiệp và Tổ chức phi chính phủ.

10

Bổ sung thêm biến kiểm soát

- Thống nhất tên gọi của biến là “Đặc điểm nhân khẩu”

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 233 trang tài liệu này.

Nghiên cứu một số nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch cộng đồng tiểu vùng Tây Bắc - 9

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Như vậy, sau khi tham vấn ý kiến chuyên gia, kết quả mô hình lý thuyết nghiên cứu một số nhân tố ảnh hưởng đến phát triển CBT tiểu vùng Tây Bắc Việt Nam gồm 5


H1a

nhóm nhân tố là: Sức hấp dẫn của điểm CBT; Khả năng tiếp cận điểm CBT; Cơ sở hạ tầng và dịch vụ của điểm CBT; Kiến thức và kỹ năng về du lịch của người dân địa phương; Hợp tác và hỗ trợ từ bên ngoài cộng đồng. Đồng thời biến kiểm soát là Đặc điểm nhân khẩu cũng được đưa vào mô hình nghiên cứu (hình 2.1).


Sức hấp dẫn của điểm CBT

Điểm tham quan tự nhiên

H1b

Điểm tham quan văn hóa - lịch sử

H1c

Các hoạt động du lịch giải trí

H2

H

3

H4

Phát triển CBT

tiểu vùng Tây Bắc Việt Nam

Hợp tác và hỗ trợ từ bên ngoài cộng đồng

Hợp tác và hỗ trợ của chính quyền địa phươg

H5a

Hợp tác và hỗ trợ của doanh nghiệp

H5b


H5c

Hợp tác và hỗ trợ của tổ chức phi chính phủ

Đặc điểm nhân khẩu

Khả năng tiếp cận điểm CBT

Cơ sở hạ tầng và dịch vụ của điểm CBT

Kiến thức và kỹ năng về du lịch của người dân địa phương

Hình 2.1: Mô hình đề xuất nghiên cứu một số nhân tố ảnh hưởng đến phát triển CBT tiểu vùng Tây Bắc Việt Nam

Nguồn: Tác giả đề xuất

2.2.2. Phát triển các giả thuyết nghiên cứu


Căn cứ vào mô hình đề xuất nghiên cứu, tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển CBT từ các nghiên cứu liên quan, kết hợp với bối cảnh nghiên cứu và dựa trên các lý thuyết nền tảng ở trên, tác giả xây dựng các giả thuyết nghiên cứu sau:


*) Sức hấp dẫn của điểm CBT

Điểm đến du lịch có sức hấp dẫn được xem là những điểm có thể lôi kéo, thu hút được sự quan tâm của khách du lịch (Pearce, 1982), trong họat động kinh doanh CBT, các yếu tố hấp dẫn này có thể là những tài nguyên tự nhiên vẫn giữ được những nét hoang sơ, các di tích lịch sử, công trình kiến trúc vẫn còn giữ được những giá trị nguyên bản, những nét văn hóa, lối sống, phong tục tập quán truyền thống của người dân bản địa… hay các yếu tố vô hình như những trải nghiệm về tinh thần của khách du lịch tại điểm đến. Tuy nhiên, theo Gunn (1988), sức hấp dẫn của điểm đến thường thay đổi theo thời gian do những yếu tố tâm lý và xã hội ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn điểm đến tham quan của khách du lịch, điều này đòi hỏi cộng đồng địa phương, những người kinh doanh CBT phải nắm bắt được các yếu tố tâm lý ảnh hưởng đến hành vi đi du lịch như nhận thức, động cơ và thái độ (Javis và Mayo, 1981), cũng như tác động ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài đến việc ra quyết định chọn điểm đến của du khách (gia đình, nhóm tham khảo…).

Kết quả tổng quan tại mục 1.3.1 cho thấy đa số các nghiên cứu đồng tình với quan điểm đánh giá sức hấp dẫn của điểm đến và mức độ hài lòng của khách du lịch là dựa trên nhận thức của từng cá nhân về các thuộc tính cụ thể của điểm đến như cảnh quan tự nhiên, những nét văn hóa - xã hội và các hoạt động liên quan đến cuộc sống lao động hàng ngày của người dân địa phương... Buhalis (2000) cho rằng, sức hấp dẫn của điểm đến là một khái niệm mang tính chủ quan của khách du lịch, tùy thuộc vào hành trình chuyến đi, nền tảng văn hóa, mục đích tham quan, trình độ học vấn và kinh nghiệm du lịch của du khách, do đó việc đo lường và đánh giá sức hấp dẫn của điểm đến cần được xem xét ưu tiên đối với các nhà nghiên cứu phát triển CBT. Kế thừa các nghiên cứu của Abdulla M. Alhemoud và Edward G. Armstrong (1996); Hyounggon Kim và Sarah L.Richardson (2003); Nopparat Satarat (2010); Suthathip Suanmali (2014); Ni Made Ernawati (2015), kết hợp tham vấn chuyên gia và bối cảnh thực tế của khu vực nghiên cứu, tác giả tiếp cận đánh giá ảnh hưởng của nhân tố sức hấp dẫn của điểm CBT đến phát triển CBT trên ba khía cạnh là (1) sức hấp dẫn của các điểm tham quan tự nhiên; (2) sức hấp dẫn của các điểm tham quan văn hóa - lịch sử và (3) các hoạt động du lịch giải trí tại mỗi điểm CBT, từ đó tác giả xây dựng các giả thuyết sau:

Giả thuyết H1a: Sức hấp dẫn của các điểm tham quan tự nhiên (cảnh quan, thời tiết, khí hậu…) có tác động ảnh hưởng thuận chiều đến phát triển CBT;

Giả thuyết H1b: Sức hấp dẫn của các điểm tham quan văn hóa - lịch sử có tác

động ảnh hưởng thuận chiều đến phát triển CBT;


Giả thuyết H1c: Các hoạt động du lịch giải trí tại mỗi điểm CBT có tác động ảnh hưởng thuận chiều đến phát triển CBT;

*) Khả năng tiếp cận điểm CBT

Việc đánh giá ảnh hưởng của nhân tố khả năng tiếp cận điểm CBT đến phát triển CBT trong nghiên cứu đề cập đến hệ thống hạ tầng giao thông (đường xá, bãi đỗ xe, phương tiện vận chuyển…) trang thiết bị giao thông (loại hình, kích cỡ, tốc độ, phạm vi của loại hình vận tải…); các vấn đề liên qua đến điều hành vận tải (lịch trình chuyến đi, hướng, đường đi…) và những quy định liên quan đến hoạt động vận tải (Hà Nam Khánh Giao, 2011) để khách du lịch có thể dễ dàng tiếp cận điểm CBT, cũng như việc di chuyển giữa các khu vực khác nhau trong điểm CBT. Kết quả tổng quan (mục 1.3.2) đã chỉ ra mối quan hệ giữa khả năng tiếp cận điểm đến cũng có tác động ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch.

Trong điều kiện vị trí địa lý có tính chất đặc biệt của tiểu vùng Tây Bắc như đã trình bày, giao thông đi lại giữa các địa phương trong vùng cũng như các vùng khác gặp rất nhiều khó khăn có thể là những rào cản nhất định ảnh hưởng đến phát triển CBT của vùng. Kế thừa nghiên cứu của các học giả Hyounggon Kim và Sarah L.Richardson (2003); Christina Geng-Qing Chi và cộng sự (2008); Duk-Byeong Park và cộng sự (2011); Dương Quế Nhu và cộng sự (2013); Suthathip Suanmali (2014), kết hợp tham vấn ý kiến chuyên gia, tác giả xây dựng giả thuyết:

H2: Khả năng tiếp cận điểm CBT có tác động ảnh hưởng thuận chiều đến phát triển CBT.

*) Cơ sở hạ tầng và dịch vụ của điểm CBT

Trong kinh doanh CBT, cơ sở hạ tầng và dịch vụ của điểm CBT có thể được xây dựng riêng phục vụ cho các hoạt động du lịch hoặc là các tiện nghi dùng chung với cuộc sống sinh hoạt của người dân địa phương (Smith, 1988). Đây là nhân tố có tác động ảnh hưởng đế tâm lý và mức độ hài lòng của khách du lịch khi tiếp cận điểm đến. Thực tế, cơ sở hạ tầng và dịch vụ của nhiều điểm CBT tại tiểu vùng Tây Bắc vẫn còn hạn chế, thiếu tính động bộ so với mặt bằng chung, nhiều điểm CBT chưa có hệ thống biển báo, khu vực đón tiếp, vệ sinh công cộng…, điều đó phần nào có tác động ảnh hưởng đến phát triển CBT của vùng. Trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu trước đây, kết quả tham vấn ý kiến chuyên gia, tác giả xây dựng giả thuyết nghiên cứu sau:

H3: Cơ sở hạ tầng và dịch vụ của điểm CBT có tác động ảnh hưởng thuận chiều

đến phát triển CBT.


*) Kiến thức và kỹ năng về du lịch của người dân địa phương

Từ kết quả tổng quan nghiên cứu (mục 1.3.5.) cho thấy, nghiên cứu của nhiều học giả (Frank & Smith, 1999; Bopp và cộng sự, 2000; Aref và cộng sự, 2009; Moscardo, 2008) đã thảo luận về tầm quan trọng của kiến thức và kỹ năng về du lịch của người dân địa phương trong phát triển du lịch. Nghiên cứu của mỗi học giả ở những quốc gia, khu vực có mức độ phát triển khác nhau thì cách thức đo lường chỉ tiêu này có sự khác biệt, Davis và cộng sự (1988) đo lường kiến thức và kỹ năng về du lịch của người dân thông qua các câu hỏi về doanh thu do du lịch tạo ra, dịch vụ và việc làm. Trong khi Moscardo (2011) đánh giá kiến thức về du lịch của người dân địa phương thông qua những hiểu biết của họ về động cơ, xu hướng đi lu lịch của du khách, hay những gì người dân cho rằng khách du lịch sẽ thấy hấp dẫn về làng bản của họ. Nopparat Satarat (2010) và Ni Made Ernawati (2015) đánh giá sâu hơn về những kiến thức về du lịch mà người dân được trang bị hay những kỹ năng trong cung cấp các thông tin, dịch vụ cho khách.

Do vậy, nhân tố kiến thức và kỹ năng về du lịch của người dân địa phương đòi hỏi vẫn cần tiếp tục nghiên cứu trong phát triển CBT, đặc biệt ở các quốc gia đang phát triển như Việt Nam và tiểu vùng Tây Bắc, nơi kiến thức và kỹ năng về du lịch của người dân địa phương được cho là còn nhiều hạn chế so với các khu vực khác. Trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu trước đây, tác giả xây dựng giả thuyết sau:

H4: Kiến thức và kỹ năng về du lịch của người dân địa phương có tác động ảnh hưởng thuận chiều đến phát triển CBT.

*) Hợp tác và hỗ trợ từ bên ngoài cộng đồng

Từ tổng quan nghiên cứu (mục 1.3.8) đã chỉ ra, hợp tác và hỗ trợ từ bên ngoài cộng đồng được xem là cơ hội để cộng đồng địa phương có thể tiếp cận, tạo ra những lợi thế cho phát triển thành công CBT. Các chủ thể bên ngoài cộng đồng thường đề cập trong các nghiên cứu như chính quyền địa phương; các doanh nghiệp kinh doanh du lịch; các tổ chức phi chính phủ. Đây cũng là những tổ chức được các chuyên gia cho rằng có nhiều hợp tác và hỗ trợ cho cộng đồng địa phương tiểu vùng Tây Bắc phát triển CBT những năm qua.

Chính quyền địa phương đề cập đến những cơ quan quyền lực ở địa phương (Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân từ cấp xã trở lên), các cơ quan, ban ngành liên quan trực tiếp đến phát triển du lịch (phòng Văn hóa và Du lịch; sở Văn hóa, Thể Thao và Du lịch…), là bộ máy công quyền quản lý cộng đồng theo chủ trương đường lối, pháp luật


của Nhà nước, họ cũng là những người đại diện bảo vệ quyền lợi của cộng đồng với thế giới bên ngoài. Các hoạt động tham gia hợp tác, hỗ trợ cho cộng đồng địa phương trong phát triển CBT như: Quản lý, tổ chức, theo dõi, giám sát, tư vấn, hỗ trợ người dân trong quy hoạch, phát triển du lịch; thực thi các quy định liên quan đến bảo vệ, tôn tạo, khai thác các tài nguyên du lịch; hỗ trợ người dân tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn nâng cao kỹ năng, kiến thức về du lịch, quảng bá các hoạt động du lịch…;

Các doanh nghiệp kinh doanh du lịch (công ty lữ hành, doanh nghiệp vận chuyển hành khách…) là người giữ vai trò trung gian để bán các sản phẩm du lịch cho khách du lịch và cũng là những người tham gia vào các hoạt động đầu tư, tư vấn hỗ trợ cho người dân địa phương trong phát triển CBT;

Các tổ chức phi chính phủ đóng vai trò như những người chỉ lối, dẫn đường, tư vấn, hỗ trợ cho cộng đồng thực hiện các quy hoạch phát triển du lịch. Sau khi kết thúc chương trình, họ sẽ trao quyền điều hành, quản lý, tổ chức, giám sát thực hiện cho cộng đồng và chính quyền địa phương.

Trên thực tế, mỗi đối tượng khác nhau, có những tác động, hợp tác, hỗ trợ khác nhau đối với phát triển CBT của địa phương, với những đặc thù về nhận thức, quan điểm của người dân địa phương tại tiểu vùng Tây Bắc, các chuyên gia gợi ý chia nhân tố này thành 3 nhóm là: (1) sự hợp tác và hỗ trợ từ phía chính quyền địa phương; (2) từ phía doanh nghiệp kinh doanh du lịch và (3) từ phía các tổ chức phi chính phủ. Qua đó đánh giá được sự hợp tác và hỗ trợ của đối tượng nào có tác động mạnh hơn đến phát triển CBT tại khu vực nghiên cứu. Xuất phát từ những quan điểm trên, tác giả để xuất ba giả thuyết nghiên cứu cho nhân tố này như sau:

H5a: Sự hỗ trợ và hợp tác của chính quyền địa phương giữ vai trò quan trọng, có tác động ảnh hưởng thuận chiều đến phát triển CBT.

H5b: Sự hỗ trợ và hợp tác của doanh nghiệp kinh doanh du lịch giữ vai trò quan trọng, có tác động ảnh hưởng thuận chiều đến phát triển CBT.

H5c: Sự hỗ trợ và hợp tác của các tổ chức phi chính phủ giữ vai trò quan trọng, có tác động ảnh hưởng thuận chiều đến phát triển CBT.

Như vậy, xuất phát từ tổng quan nghiên cứu, kết hợp với tham vấn ý kiến của các chuyên gia, tác giả đã đề xuất chín giả thuyết và mối quan hệ kỳ vọng liên quan đến năm nhân tố được lựa chọn đánh giá mức độ ảnh hưởng đến phát triển CBT tại tiểu vùng Tây Bắc được tổng hợp trong bảng 2.3.


Bảng 2.3: Tổng hợp các giả thuyết nghiên cứu và dự đoán mối quan hệ kỳ vọng


TT

Giả thuyết đề xuất

Ký hiệu

Mối quan hệ kỳ vọng

1

Sức hấp dẫn của các điểm tham quan tự nhiên -> Phát triển CBT

H1a

Thuận chiều

2

Sức hấp dẫn của các điểm tham quan văn hóa - lịch sử

-> Phát triển CBT

H1b

Thuận chiều

3

Các hoạt động du lịch giải trí tại mỗi điểm CBT -> Phát triển CBT

H1c

Thuận chiều

4

Khả năng tiếp cận điểm CBT -> Phát triển CBT

H2

Thuận chiều

5

Cơ sở hạ tầng và dịch vụ của điểm CBT -> Phát triển CBT

H3

Thuận chiều

6

Kiến thức và kỹ năng về du lịch của người dân địa phương -> Phát triển CBT

H4

Thuận chiều

7

Sự hỗ trợ và hợp tác của chính quyền địa phương -> Phát triển CBT

H5a

Thuận chiều

8

Sự hỗ trợ và hợp tác của doanh nghiệp kinh doanh du lịch -> Phát triển CBT

H5b

Thuận chiều

9

Sự hỗ trợ và hợp tác của các tổ chức phi chính phủ -> Phát triển CBT

H5c

Thuận chiều

Nguồn: Tác giả tự xây dựng


Tiểu kết chương 2


Trong chương 2, luận án đã trình bày được các nội dung sau:

Thứ nhất, xác định và lựa chọn 3 lý thuyết gốc làm nền tảng cho nghiên cứu, gồm: Lý thuyết phát triển bền vững; lý thuyết các bên liên quan và lý thuyết kỳ vọng;

Thứ hai, xác định, lựa chọn, điều chỉnh, bổ sung những nhân tố, biến số và đề xuất mô hình nghiên cứu một số nhân tố ảnh hưởng đến phát triển CBT tiểu vùng Tây Bắc Việt Nam trên cơ sở từ tổng quan nghiên cứu, kết hợp tham vấn ý kiến chuyên gia;

Thứ ba, xây dựng các giả thuyết nghiên cứu dựa trên bối cảnh nghiên cứu và các lý thuyết nền tảng đã đề cập.


CHƯƠNG 3:

ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Đặc điểm của khu vực nghiên cứu

3.1.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội các tỉnh tiểu vùng Tây Bắc

Theo Quyết định số 1064/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về “Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng trung du và miền núi phía Bắc đến năm 2020”, tiểu vùng Tây Bắc gồm bốn tỉnh Hòa Bình; Sơn La; Điện Biên và Lai Châu. Tổng diện tích tự nhiên khoảng 37.335 km2, dân số 3.161 nghìn người, khoảng 22 dân tộc sinh sống, hầu hết là các dân tộc thiểu số (bảng 3.1).

Bảng 3.1: Thống kê một số chỉ tiêu thuộc tiểu vùng Tây Bắc



TT


Chỉ tiêu


Đơn vị tính

Địa bàn (tỉnh)

Cộng (trung

bình)

Hòa

Bình

Sơn La

Điện

Biên

Lai

Châu


1

Diện tích tự nhiên

Km2


4.600,30


14.125


9.541


9.068,8


37.335,1

2

Dân số

Nghìn người

854,131

1.248,415

598,856

460,196

3.161,6


3

Mật độ

trung bình

Người/km2


186


88


63


49


96,5

4

Dân tộc

Dân tộc

10

12

21

20

22

Nguồn: Niên giám thống kê - Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, 2019

- Vị trí địa lý, địa hình: Tiểu vùng Tây Bắc có đường biên giới với Trung Quốc (phía Tây - Bắc), Lào (phía Tây), phía nam giáp với tỉnh Thanh Hóa, phía Đông giáp với các tỉnh vùng Đông - Bắc Việt Nam. Cấu trúc địa chất phức tạp, phần lớn lãnh thổ tiểu vùng Tây Bắc là núi cao, dốc lớn, có nhiều đỉnh cao từ 1.090m – 3.080m, xen kẽ các dãy núi này là các sông, suối, thung lũng hẹp làm cho đất đai bị chia cắt. Với đặc điểm địa lí này đã gây nhiều khó khăn cho việc bố trí sản xuất, cho sự hình thành các trung tâm tập trung hàng hoá lớn và phát triển dịch vụ thương mại, đầu tư cơ sở hạ tầng tốn kém và giao thông giữa các địa phương trong vùng cũng như với các vùng khác gặp rất nhiều khó khăn. Đây chính là những cản trở lớn để tiểu vùng Tây Bắc phát triển kinh tế - xã hội cũng như phát triển nguồn lực con người.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/03/2023