Nghiên cứu một số giải pháp quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Á Châu – Chi nhánh Quảng Ninh - 1


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI


VŨ QUANG TÙNG


NGHIÊN CỨU MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG Á CHÂU CHI NHÁNH QUẢNG NINH


LUẬN VĂN THẠC SĨ

QUẢN TRỊ KINH DOANH

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

Nghiên cứu một số giải pháp quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Á Châu – Chi nhánh Quảng Ninh - 1

PGS.TS. TRẦN TRỌNG PHÚC


Hà Nội - 2013


LỜI CAM KẾT


Tác giả cam kết các số liệu trong luận văn là chính xác, trung thực và thực tế. Nội dung được trình bày trong luận văn về đề tài: “Nghiên cứu một số giải pháp quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Á Châu – Chi nhánh Quảng Ninh(ACB1- Quảng Ninh) là nghiên cứu của tác giả, chưa được công bố trong bất kỳ

công trình khoa học nào khác.

Luận văn được hoàn thiện với sự góp ý và giúp đỡ của các anh chị em là lãnh đạo, đồng nghiệp của tác giả tại ACB và đặc biệt là sự hướng dẫn chu đáo và nhiệt tình của PGS.TS. Trần Trọng Phúc.

Tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc của mình đối với PGS.TS.Trần Trọng Phúc, và các nhà nghiên cứu, các tổ chức và cá nhân được nêu tên trong luận văn cùng anh chị em đồng nghiệp đã giúp đỡ tác giải hoàn thành luận văn này.

Rủi ro tín dụng là một đề tài không còn mới, nhưng vẫn là đề tài rất “thời sự”. Trên thực tế hệ thống quản trị rủi ro (trong đó có rủi ro tín dụng) tại nhiều ngân hàng ở Việt Nam vẫn đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện. ACB nói chung và ACB Quảng Ninh nói riêng không phải là ngoại lệ. Mục đích của luận văn là giúp hoàn thiện các giải pháp quản trị rủi ro tại ACB Quảng Ninh. Do thời gian và kiến thức có hạn mà đề tài khá rộng, nên luận văn sẽ không thể tránh khỏi sai sót, tác giả rất mong nhận được sự góp ý của Quý thầy cô, nhà nghiên cứu, học viên và đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn và đạt mục đích thực tiễn.


Quảng Ninh, tháng 9 năm 2013

Học viên


Vũ Quang Tùng


1 Asia Commercial Join Stock Bank (tiếng Anh)


MỤC LỤC


LỜI CAM KẾT i

MỤC LỤC ii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT iv

DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ BẢNG BIỂU v

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG 5

1.1. Tổng quan về tín dụng và tín dụng ngân hàng 5

1.1.1. Khái niệm tín dụng 5

1.1.2. Đặc điểm của tín dụng 5

1.1.3. Tín dụng ngân hàng 5

1.1.4. Phân loại tín dụng ngân hàng 6

1.2. Rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng7

1.2.1. Khái niệm rủi ro tín dụng 7

1.2.2. Các nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng 8

1. 2.3. Phân loại rủi ro tín dụng 11

1.2.4. Các mô hình đo lường rủi ro tín dụng 11

1.2.5. Quản trị rủi ro tín dụng 14

1.2.6. Các giải pháp quản trị rủi ro tín dụng 20

TÓM TẮT CHƯƠNG 1 28

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰCTRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI ACB QUẢNG NINH 29

2.1. Giới thiệu về ACB 29

2.1.1. Quá trình phát triển 29

2.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của ACB trong các năm 30

2.2. Phân tích hoạt động tín dụng và hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của ACB 31

2.2.1. Phân tích hoạt động tín dụng của ACB 31

2.2.2. Phân tích hoạt động quản trị rủi ro của ACB 34

2.2.3. Đánh giá hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại ACB 37

2.3. Phân tích thực trạng hoạt động tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng tại ACB

Quảng Ninh 40

2.3.1. Thông tin khái quát về ACB Quảng Ninh 40

2.3.2. Phân tích hoạt động tín dụng cuả ACB Quảng Ninh 41

2.3.3. Phân tích hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại ACB Quảng Ninh. 54

2.3.4. Đánh giá hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại ACB Quảng Ninh 58

2.3.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại ACB Quảng Ninh 60

TÓM TẮT CHƯƠNG 2 64

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI ACB QUẢNG NINH 65

3.1. Ý nghĩa của hoạt động Quản trị rủi ro tín dụng đối với ACB Quảng Ninh 65

3.2. Nghiên cứu một số giải pháp quản trị rủi ro tín dụng tại ACB Quảng Ninh 67

3.2.1. Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 67

3.2.2. Nhóm các giải pháp ngăn ngừa rủi ro tín dụng 71

3.2.3. Các giải pháp xử lý rủi ro tín dụng 80

TÓM TẮT CHƯƠNG 3 85

KẾT LUẬN 86

TÀI LIỆU THAM KHẢO 88


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


ACB: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu NHNN: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

KPP: Kênh phân phối (Hội sở, Chi nhánh, Phòng giao dịch, Trung tâm kinh doanh trực thuộc ngân hàng)

CA: Cán bộ phân tích tín dụng

RA: Chuyên viên quan hệ khách hàng doanh nghiệp PFC: Chuyên viên tư vấn tài chính cá nhân

QĐ 493: Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của NHNN QĐ 18: Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 22/04/2007 của NHNN QĐ 780: Quyết định số 780/QĐ-NHNN ngày 2/04/2012 của NHNN QTRR: Quản trị rủi ro

CRM: Quản trị rủi ro tín dụng TCTD: Tổ chức tín dụng TCKT: Tổ chức kinh tế TSĐB: Tài sản đảm bảo

HASTC: Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội BASEL: Ủy ban về giám sát nghiệp vụ ngân hàng

CTG: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam EIB: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam MB: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân Đội

STB: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài gòn Thương tín TCB: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ Thương Việt Nam VCB: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam


DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ BẢNG BIỂU


Danh mục sơ đồ

Sơ đồ: 1.2.5.1. Quá trình cấp tín dụng 18

Sơ đồ: 1.2.5.2. Quá trình quản trị rủi ro tín dụng 18

Danh mục bảng

Bảng 2.1.2. Các chỉ tiêu hoạt động của ACB qua các năm 30

Bảng 2.2.1.3. Chi tiết cam kết và nợ tiềm tàng 33

Bảng 2.2.1.4. Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng 34

Bảng 2.3.1. Chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh ACB Quảng Ninh 40

Bảng 2.3.2.1. Dư nợ cho vay theo ngành nghề kinh doanh 41

Bảng 2.3.2.2. Dư nợ cho vay theo kỳ hạn 42

Bảng 2.3.2.3. Dư nợ phân theo loại tiền 42

Bảng 2.3.2.4. Dư nợ phân theo kênh phân phối 42

Bảng 2.3.2.5. Dư nợ cho vay theo nhóm nợ 43

Bảng 2.3.2.6. Dư nợ theo thành phần kinh tế 43

Bảng 2.3.2.7. Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng 44

Bảng 2.4.2.1. Tình hình hoạt động các ngân hàng tại Quảng Ninh 47

Danh mục biểu đồ

Biểu đồ 2.1.2. Các chỉ tiêu hoạt động của ACB qua các năm 31

Biểu đồ 2.2.1.1. Tổng dư nợ cho vay, cam kết và nợ tiềm tàng 32

Biểu đồ 2.2.1.2. Tổng dư nợ cho vay qua các năm 33


MỞ ĐẦU


1.1. Lý do chọn đề tài

1.1.1.Cơ sở lý luận việc lựa chọn đề tài: Trong 4 nhóm hoạt động của ngân hàng (Hoạt động huy động vốn, hoạt động tín dụng, dịch vụ thanh toán và ngân quỹ, hoạt động khác) thì hoạt động tín dụng là hoạt động chính, quan trọng nhất, mang lại thu nhập và có tỷ trọng lớn nhất trong tổng thu nhập của ngân hàng. Hoạt động tín dụng (nói cụ thể chất lượng hoạt động tín dụng hay rủi ro tín dụng) ảnh hưởng lớn nhất đến sự tồn tại và phát triển của một ngân hàng. Xa hơn nữa, thông qua sự ảnh hưởng đối một ngân hàng, nó thậm trí có thể ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống ngân hàng, các nền kinh tế. Rủi ro tín dụng có tính dây truyền, gây hậu quả khá nặng nề và dai dẳng, không chỉ đối với kinh tế mà còn đến cả xã hội và chính trị. Nhận thức được rủi ro tín dụng, đo lường, kiểm soát và có những biện pháp tốt quản trị rủi ro tín dụng là việc rất quan trọng đối với hoạt động quản trị ngân hàng.

1.1.2. Cơ sở thực tiễn: (a) Trên thế giới: Khủng hoảng tài chính tiền tệ thế giới 2007-2010 bắt nguồn từ hoạt động tín dụng tại Mỹ mà mở đầu từ các khoản cho vay dưới chuẩn làm hàng loạt ngân hàng, doanh nghiệp phá sản và trên bờ vực phá sản nếu không có sự can thiệp mạnh mẽ và kịp thời của Chính phủ Mỹ (12 tổ chức tài chính lớn bị mua lại, 92 tổ chức bị phá sản2). Rủi ro tín dụng vừa là nguyên nhận trực tiếp vừa là nhân tố kích thích khiến cho khủng hoảng tài chính ở Mỹ ngày

càng nghiêm trọng (từ một ngân hàng đến nhiều ngân hàng, tổ chức tài chính đến các doanh nghiệp và lan từ Mỹ sang các nước khác ở Châu Âu, Châu Mỹ và Châu Á). (b) Tại Việt Nam: Thị trường tài chính ngân hàng từ năm 2008 đến nay có những đợt rung lắc mạnh, các ngân hàng gặp rất nhiều vấn đề khó khăn. Đặc biệt là những ngân hàng nhỏ phải thường trực đối mặt với rủi ro thanh khoản có thể dẫn đến phá sản và gây hậu quả nặng nề cả về kinh tế, chính trị và xã hội. Nguyên nhân chính gây ra khó khăn trong thanh khoản của các Ngân hàng tại Việt Nam xuất phát từ các khoản nợ xấu. Nợ xấu bào mòn lợi nhuận và hạn chế khả năng tiếp cận tín


2 Nguồn: Tác giả tổng hợp trên danh sách các ngân hàng bị mua lại và phá sản ở Mỹ từ tháng 2/2008 đến tháng 7/2009 tại wikipedia (Bách khoa toàn thư mở trên Internet)


dụng của các doanh nghiệp và cá nhân trong nền kinh tế. Việc vỡ nợ và phá sản hàng loạt các doanh nghiệp mà nặng nhất là Tập đoàn kinh tế Vinashin3 ... ảnh hưởng trực tiếp đến các ngân hàng Việt Nam. Trong năm qua, tại Việt Nam đã có sự sụp đổ, thôn tính và sát nhập của nhiều ngân hàng4 (mới nhất là việc sát nhập giữ Ngân hàng TMCP Đại Á và Ngân hàng TMCP phát triển nhà TP Hồ Chính Minh).

(c) Tại ACB: Chi nhánh Quảng Ninh là KPP của ACB trên địa bàn Quảng Ninh đang tiến hành các hoạt động kinh doanh trong đó có hoạt động tín dụng và luôn luôn phải đối mặt với các rủi ro tín dụng. Tại ACB Quảng Ninh quá hạn từ năm 2008 đã tăng lên trên 5% tổng dư nợ, vì thế, quản trị rủi ro tín dụng ngày trở lên quan trọng và cấp thiết. Vì vậy, việc nghiên cứu một một số giải pháp để nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng trong ACB Quảng Ninh là hết sức thiết thực.

1.2. Mục đích nghiên cứu

Hệ thống hóa những nội dung lý luận cơ bản về tín dụng ngân hàng, rủi ro và quản trị rủi ro tín dụng trong Ngân hàng.

Phân tích thực trạng tín dụng và hệ thống quản trị rủi ro tín dụng tại ACB Quảng Ninh

Nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp thực tế để nâng cao hiệu quả hoạt

động quản trị rủi ro tín dụng ACB Quảng Ninh.

1.3. Phạm vi nghiên cứu

Tác giả phân tích hoạt động tín dụng và quản trị rủi tín dụng tại ACB nói chung và ACB Quảng Ninh nói riêng.

Nghiên cứu các giải pháp quản trị rủi ro tại ACB Quảng Ninh

1.4. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu bao gồm: phương pháp tổng hợp, phân tích số liệu, điều tra, kết hợp với quy trình, nghiệp vụ liên quan đến quản trị rủi ro tín dụng tại ACB.


3 Tổng Công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam

4 03 ngân hàng sát nhập đầu tiên là Ngân hàng TMCP Sài Gòi, Tín Nghĩa và Đệ Nhất

6 Công ty kiểm toán chính thức của ACB

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/05/2023