Liều Lượng Bón Đạm, Lân Và Kali Cho Cà Phê

Cũng như các cây trồng khác, lượng dinh dưỡng mà cây cà phê hút từ đất hoặc qua lá không chỉ phục vụ cho yêu cầu tạo ra sản phẩm chính là nhân cà phê mà còn phục vụ sự sinh trưởng, phát triển tạo cành, ra lá của cây cà phê. Theo tính toán của Iyenngar và Awatranami, (1975) [95], một ha cây cà phê chè nếu cho năng suất chất khô bình quân là 5kg/cây/năm thì nhu cầu dinh dưỡng cần 375 kg N, 37,5 kg P2O5 và 450 kg K2O/ha/năm. Theo De Geus, (1967) [15] cho rằng một cây cà phê thành thục hàng năm lấy đi từ đất khoảng 100 g N; 13,6 g P2O5; 120 g K2O; 48,6 g CaO và 16,4 g MgO nhưng phần lớn lại trả lại cho đất do quá trình tạo hình, tỉa cành và rụng lá hàng năm.

Theo Tôn Nữ Tuấn Nam và Trương Hồng, (1999) [47] thì một tấn cà phê nhân Robusta (kể cả vỏ quả khô) trong điều kiện canh tác tại Đắk Lắk đã lấy đi của đất 40,83 kg N; 4,97 - 5,58 kg P2O5; 49,60 kg K2O; 8,20 kg CaO; 3,38 kg MgO và

4,22 kg S. Cũng theo Tôn Nữ Tuấn Nam và Trương Hồng nhiều nghiên cứu trong

và ngoài nước cho thấy N và K có tác dụng rất tốt trong việc chữa trị bệnh khô cành khô quả cây cà phê, có mối tương quan nghịch giữa bệnh này và tỉ lệ N, K trong lá cà phê, bệnh giảm khi hàm lượng đạm và kali trong lá lần lượt đạt 2,5% và 1,5%.

Đối với cây cà phê cho năng suất cao, trên 90% lượng N, P, K và Mg hấp thu từ đất cung cấp cho quả, nhưng đối với canxi thì chỉ 39% cung cấp cho quả, tất cả các lá trên cây đang mang quả đều giàu kali và hầu hết các bộ phận của cây hóa gỗ đều khô kiệt lân [23]. Như vậy, mầm hoa, lá non và quả non thường giàu dinh dưỡng đặc biệt là hàm lượng lân và Mg, lá non giàu dinh dưỡng hơn lá già, ngoại trừ canxi; Cành giàu lân hơn lá già và rễ; Trong hạt cà phê nhân hàm lượng đạm cao hơn kali nhưng trong vỏ quả khô thì hàm lượng kali lại gấp 2 lần đạm.

Nhiều nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước về phân bón cà phê cũng cho thấy đạm và kali là hai nguyên tố được cây cà phê sử dụng nhiều nhất cho nhu cầu sinh trưởng, phát triển, ra hoa đậu quả và năng suất cà phê đặc biệt là trong thời kỳ mang quả. Đạm và kali có tác dụng rất tốt trong việc chữa trị bệnh khô cành khô quả của cà phê giai đoạn cây cà phê cho quả và có mối tương quan nghịch giữa bệnh này với tỉ lệ đạm và kali ở trong lá cà phê, bệnh khô cành khô quả giảm khi hàm lượng đạm và kali trong lá cây cà phê lần lượt là 2,5% và 1,5% [43], [44].

1.4.1. Đạm đối với cây cà phê

Đạm tham gia vào thành phần của rất nhiều hợp chất hữu cơ quan trọng quyết định các hoạt động sinh lý, sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây trồng như: axit nucleic, các axit amin, protein, tham gia vào cấu trúc nguyên sinh chất, một số gốc hữu cơ khác. Đây là những thành phần cơ bản cấu tạo nên tế bào, tạo nên bộ máy quang hợp. Đạm có mặt trong chất kích thích sinh trưởng (auxin, cytokinin) nên phân đạm có khả năng kích thích sinh trưởng thân, cành, lá, tạo nên bộ khung tán giúp cho quá trình quang hợp mạnh, tạo nên chất hữu cơ tích luỹ vào hạt, tăng năng suất cà phê. Theo Srivastava, (1980) [105] thì đạm là một thành phần quan trọng trong diệp lục quyết định đến hoạt động quang hợp của cây và là một trong những nguyên tố quan trọng để hình thành nên những cơ quan chủ yếu của thực vật nói chung và cây cà phê nói riêng.

Các kết quả nghiên cứu ở trong và ngoài nước đều cho thấy khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây cà phê luôn có phản ứng thuận và rất rõ đối với nguyên tố đạm. Cây cà phê cần đạm nhiều nhất vào giai đoạn mùa mưa để nuôi quả và tạo cành lá mới dự trữ cho năm sau, thiếu đạm sẽ gây ra hiện tượng có màu hơi vàng xuất hiện từ lá non, cây sinh trưởng và phát triển chậm, các lóng phát triển kém, ít cành hữu hiệu cho quả dẫn đến năng suất kém. Trong cây cà phê, đạm có thể di chuyển từ lá già đến lá non nhưng không có sự di chuyển ngược lại từ lá non đến lá già, do vậy nếu thiếu đạm thì lá sẽ có màu vàng và lá già sẽ rụng sớm. Triệu chứng vàng lá này thường xuất hiện ở những vườn cà phê cho năng suất cao, sai quả, thiếu hệ thống cây che bóng, phân bón không đủ hoặc ngay cả những vườn bón đầy đủ phân bón nhưng vẫn có biểu hiện thiếu đạm tạm thời (hiện tượng khô cành khô quả), những vườn cà phê bị hiện tượng này thường rất khó phục hồi và cho năng suất rất kém trong năm sau [61].

Đáp ứng đầy đủ nhu cầu đạm cho cây cà phê là điều rất quan trọng đối với quá trình sinh trưởng, phát triển và cho năng suất cao. Cây cà phê trong giai đoạn còn non cần nhiều đạm cho sự phát triển cành lá và thân cây, đối với cây cà phê bước vào thời kỳ kinh doanh còn cần thiết để nuôi quả và tái tạo cành lá cho vụ sau. Theo Đoàn Triệu Nhạn, (1982) [51] khi hàm lượng N trong lá cà phê vối đạt từ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 208 trang tài liệu này.

1,5% đến 2,2% tức là cây cà phê có hiện tượng thiếu đạm và cần phải bổ sung gấp cho cây; Nguyễn Tri Chiêm, (1993) [10] cho rằng nếu hàm lượng đạm trong lá của cây cà phê vối ở giai đoạn kinh doanh đạt từ 2,8% đến 3,5% vào đầu mùa mưa thì năng suất cà phê có thể đạt 4 tấn nhân/ha, nhưng ngược lại nếu hàm lượng đạm trong lá quá cao lại làm giảm năng suất cà phê. Tương tự, kết quả điều tra trên các vườn cà phê ở Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk của Nguyễn Văn Sanh, (1991) [57] cho thấy: Những vườn cà phê được bón quá nhiều đạm so với kali theo tỉ lệ N/K20 từ 3,5 đến 5 thì cây cà phê phát triển mạnh về cành và lá, lá có màu xanh đậm nhưng năng suất cà phê nhân lại thấp. Theo Lương Đức Loan, (1997) [34] việc bón từ 45 kg đến 135 kg N/ha đã làm tăng 25% số cặp cành và tăng 16% khối lượng rễ cây cà phê con.

Theo nghiên cứu của Yoneyama và Yoshida, (1978) [106] thì cây trồng nói chung đồng hóa đạm dưới dạng NO3-, NO2- và NH4+ cũng như dưới dạng một số amin và một số gốc hữu cơ khác. Kết quả nghiên cứu của Martin, (1988) [99] cho rằng bón đạm ở dạng sulphat amon (SA) sẽ làm chua đất và ảnh hưởng xấu đến khả năng sinh trưởng và phát triển của cây cà phê chè trong thời kỳ kiến thiết cơ bản, nhưng theo Tôn Nữ Tuấn Nam, (1993) [42] thì bón phân sulphat cho cây cà phê có thể cải thiện được kích cỡ hạt hơn so với khi bón urê, song nếu bón liên tục trong nhiều năm có thể làm cho đất chua.

Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật bón phân cho cây cà phê vối Coffea canephora Pierre giai đoạn kinh doanh trên đất bazan tại Đắk Lắk - 5

1.4.2. Lân đối với cây cà phê

Lân đóng vai trò quan trọng trong đời sống tế bào, là thành phần chủ yếu của chất nucleoproteit trong đó nó liên kết chặt chẽ với đạm. Vì vậy, khi cây sinh trưởng và phát triển, quá trình tăng trưởng sẽ hình thành nhiều tế bào mới, mô mới cần phải có thêm nhiều nucleoproteit nên cây rất cần lân. Những hợp chất phức tạp tham gia vào quá trình hô hấp và quang hợp đều có chứa lân, lân xúc tiến sự ra rễ giúp cây hút khoáng, đặc biệt lân rất nhạy cảm với cây cà phê con giai đoạn kiến thiết cơ bản. Cây trồng nói chung và cây cà phê nói riêng hoạt động là nhờ các hợp chất cao năng như: ADP, ATP… những hợp chất này đều chứa lân giúp cây hút nước, khoáng và trao đổi vận chuyển nguyên liệu lên lá để tham gia vào quá trình sinh tổng hợp protein, acid nucleic, gluxít, lipit....Lân là thành phần tất yếu của

aminoacit tạo điều kiện tăng cường hình thành các loại vitamin làm cho phẩm chất hạt giống tốt khi bón đủ lân. Thiếu lân khi cây hút đạm vào thì bị tích lũy trong lá dưới dạng đạm khoáng chưa chuyển thành dạng protit và đó là môi trường dinh dưỡng thuận lợi cho việc phát triển của nhiều loại nấm bệnh gây hại cho cây cà phê. Thiếu lân cây cà phê phát triển kém, còi cọc, chậm lớn, lá cứng đờ, màu sắc xạm lại, không ánh kim, thân mỏng, rễ kém phát triển, đặc biệt cây thụ phấn, thụ tinh kém hạt lép và hay rụng hoa quả sớm [8].

Theo De Geus, (1967) [15] cây cà phê non ở thời kỳ vườm ươm có phản ứng rất mạnh đối với lân, thiếu lân rễ phát triển rất chậm, gỗ không hình thành đầy đủ và sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến giai đoạn tiếp theo của cây cà phê. Giai đoạn này tỉ lệ N : P : K được cho là thích hợp nhất 1: 2 : 1, có nghĩa là cần chú ý đến lân nhiều hơn đạm và kali. Theo Phan Thị Hồng Đạo, (1986) [16] tiến hành thí nghiệm trộn 2% lân Văn Điển vào bầu đất ươm cây cà phê cho kết quả: cây cà phê con giai đoạn vườn ươm sau 5 tháng có khối lượng chất khô của bộ rễ non tăng 95% và phần thân lá trên mặt đất tăng 60% so với đối chứng không bón lân.

Theo nghiên cứu của Nguyễn Khả Hòa, (1995) [20]: Lân làm tăng khả năng sinh trưởng, phát triển cây cà phê một cách rõ rệt, mức tăng năng suất cao nhất là khi bón lân ở liều lượng 200 kg P2O5/ha/năm làm tăng năng suất lên 143% so với khi không bón lân.

Đất bazan thường giàu lân tổng số nhưng lại nghèo lân dễ tiêu, các kết quả nghiên cứu của cho thấy việc giải phóng lân dễ tiêu từ lân tổng số là rất cao nhờ việc bón bổ sung them phân chuồng hay vùi chất xanh thực vật sẽ cải thiện đáng kể lượng lân hữu cơ trong vườn cà phê. Triệu chứng thiếu lân thường xuất hiện ở các lá già, trên cành mang quả, lúc đầu xuất hiện ở một phần của lá thường từ đầu lá, lá có màu vàng sáng, đần chuyển sang màu hồng rồi đỏ đậm hoặc nâu tía dọc theo gân chính, sau đó lan sang toàn bộ lá và rụng. Theo chẩn đoán dinh dưỡng của Nguyễn Văn Sanh, (1997) [58] bón phân lân vào tháng 5 đến tháng 7 cho thấy hàm lượng lân tích lũy trên lá cây cà phê là cao nhất.

Theo Wrigly, (2008) [99] thì hiện tượng thiếu lân thường xuất hiện ở các vườn cà phê sai quả, năng suất cao; trong điều kiện hạn hán, đất mặt khô hoặc trên

đất sét pha thịt màu đỏ bị ngập nước tạm thời do mưa quá nhiều. Hàm lượng lân trong lá cây cà phê chỉ đạt từ 0,05 - 0,07% khi đó cây cà phê sẽ thiếu lân trầm trọng cần phải bổ sung ngay.

1.4.3. Kali đối với cây cà phê

Mặc dù kali là một trong ba nguyên tố mà cây trồng cần nhiều nhất nhưng nghiên cứu về kali còn rất ít bởi kali rất linh động. Kali không tham gia vào cấu tạo thành phần cấu trúc hay hợp chất của thực vật, nhưng kali cần thiết trong hầu hết các tiến trình thiết yếu nhằm giữ vững đời sống của cây trồng. Hoạt động quang hợp và hô hấp xảy ra là do tiến trình hoạt động của các men và enzym, kali đóng vai trò then chốt trong sự hoạt hóa hơn 60 enzym trong cây. Nhờ có tính di động cao nên kali có chức năng vận chuyển các sản phẩm quang hợp về cơ quan tích lũy như quả, hạt, thân, củ,.. do vậy làm tăng năng suất, phẩm chất nông sản, tăng độ lớn của hạt và giảm rụng quả do thiếu dinh dưỡng. Kali làm tăng áp suất thẩm thấu nhờ vậy tăng khả năng hút nước của rễ, điều khiển hoạt động của khí khổng giúp cây quang hợp được cả trong điều kiện thiếu nước. Kali đóng vai trò quan trọng trong sự phân chia tế bào. Do tác động đến quá trình quang hợp và hô hấp nên kali ảnh hưởng đến việc trao đổi đạm và protit. Kali làm tăng lượng nước liên kết trong tế bào có tác dụng điều hòa không khí cho sự xâm nhập CO2 và thoát hơi nước nên khi đủ kali có tác dụng chống lại điều kiện khắc nghiệt như khô hạn, giá lạnh. Kali tăng cường tạo thành bó mạch, độ dài, số lượng, bề dày của giác mô nên chống được đổ ngã. Theo Lê Văn Căn, (1978) [8], kali có tác dụng điều hòa mọi quá trình trao đổi chất và các hoạt động sinh lý, điều chỉnh đặc tính lý hóa học của keo nguyên sinh chất. Kali giúp qúa trình quang hợp diễn ra bình thường, tăng cường sự vận chuyển hydrat cacbon từ lá sang các bộ phận khác, giúp hoạt hóa các men và tăng khả năng tổng hợp protein. Thiếu kali cây không thể sử dụng nước và các dưỡng chất khác từ đất hay từ phân một cách hữu hiệu và khả năng chống chịu kém đối với tác hại của môi trường như khô hạn, thừa nước, nhiều gió, nhiệt độ thất thường. Thiếu kali lá cây thường bị uốn cong rũ rượi, lá khô dần từ ngoài rìa dọc theo mép lá chạy vào gân lá, cây chậm phát triển, quả chín chậm, phẩm chất nông sản kém, hạt nhỏ.

Trình Công Tư, (1996) [75] cho rằng kali rất ít ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của cây cà phê ở thời kì kiến thiết cơ bản nhưng đối với cây cà phê ở giai đoạn kinh doanh kali lại có tác dụng mạnh đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây cà phê.

Theo De Geus J.G, (1973) [90] cây cà phê cần nhiều kali đặc biệt là thời kỳ phát triển mạnh của quả và giai đoạn quả chín. Ở giai đoạn này, hàm lượng kali trong lá cà phê có thể giảm đáng kể nên bón kali thường được tiến hành vào đầu mùa mưa, chia làm 2 hay nhiều lần. Hàng năm 1 ha cà phê sinh trưởng bình thường cũng lấy đi ít nhất là 145 kg K2O. Nghiên cứu của Forestier. F, (1969) [93] trên cà phê chè cho rằng: Thiếu kali thường xuất hiện trên lá già từ lá thứ 3, 4 trở vào mà không xuất hiện trên lá non. Nếu thiếu kali trầm trọng thì quả rụng nhiều, cành mảnh khảnh dễ khô và chết, lượng kali vừa phải là bón từ 150 - 300 kg K2O/năm/ha sẽ ổn định năng suất cà phê khoảng 3 - 4 tấn nhân/ha.

Trình Công Tư, (1996) [75] khi theo dõi tỉ lệ cây bị sâu đục thân và rệp vảy xanh tấn công trên cà phê cho thấy bón kali từ 25 - 75 kg K2O/ha có thể giảm tỉ lệ cây bị sâu đục thân từ 3,4% xuống 0,6% và cây bị rệp vảy xanh giảm từ 5,9% xuống 1,8%.

Lê Ngọc Báu, (1997) [3] khi điều tra trên các nông hộ sản xuất cà phê có năng suất bình quân > 5 tấn nhân/ha ở các tỉnh Tây Nguyên (Gia Lai, Đắk Lắk, Kon Tum) cho rằng mức bón kali mà người dân thường sử dụng là khá cao từ 400 - 500 kg K2O/ha gấp từ 2 đến 2,5 lần so với quy trình. Một số thí nghiệm khác được thực hiện ở Tây Nguyên khi bón kali tăng gấp 2 đến 3 lần so với quy trình thì năng suất không còn tương quan thuận với lượng bón kali bón vào nữa, nhưng cũng không ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của cây cà phê.

1.4.4. Liều lượng bón đạm, lân và kali cho cà phê

+ Ngoài nước

Tại Brazil, khi nghiên cứu về phân bón cho cà phê chè trong giai đoạn kinh doanh, Malavolta (1991) [101] cho rằng: Lượng phân đạm, lân và kali bón hàng năm cho 1 ha cà phê chè là: 200 - 300 kg N, 50 kg P2O5 và 200 - 300 kg K2O; lượng phân bón trên được chia làm 3 - 4 lần bón trong mùa mưa. Tác giả cho rằng, nhu cầu các chất dinh dưỡng của cây cà phê tăng lên qua từng năm và tăng cao nhất vào

năm thứ 3 và 4, đặc biệt là đạm và kali. Như vậy, có thể thấy N và K2O là 2 nguyên tố được cây cà phê dùng nhiều nhất cho nhu cầu sinh trưởng và phát triển, đặc biệt là trong thời kỳ mang quả.

Tại Ấn Độ, nghiên cứu của Ramaiah P. K, (1985) [103] về phân bón cho cà phê giai đoạn kinh doanh kết luận: Để đạt năng suất trên 1 tấn cà phê nhân/ha/năm, người ta bón cho cà phê lượng phân bón 160 kg N, 120 kg P2O5 và 160 kg K2O; Trường hợp năng suất cà phê dưới 1 tấn nhân/ha số lượng phân bón cần thiết là 140 kg N, 90 kg P2O5 và 120 kg K2O.

Theo tính toán của Iyengar và Awatramani, (1975) [95] về sử dụng phân bón

cho cà phê cho thấy: Yêu cầu dinh dưỡng của cây cà phê chè cần 375 kg N + 37,5 kg P2O5 + 450 kg K2O/ha/năm trên cơ sở tốc độ tăng khối lượng chất khô hàng năm là 5kg/cây thì hàm lượng dinh dưỡng trung bình của cành, lá, quả khi phân tích tương ứng là: 2,5% N, 0,11% P2O5 và 2,49% K2O.

Nghiên cứu của De Geus, (1967) [15] kết luận: cây cà phê non (thời kỳ kiến

thiết cơ bản), tỉ lệ bón phân N : P : K thích hợp nhất là 1: 2 : 1 có nghĩa là cần chú ý đến lân nhiều hơn đạm và kali. Đối với cà phê sinh trưởng và phát triển bình thường trong giai đoạn kinh doanh hàng năm lấy đi từ đất ít nhất là 145 kg K20; Kali là nguyên tố cây cà phê cần nhiều nhất trong thời kỳ phát triển của quả, đặc biệt vào giai đoạn thành thục và quả chín.

Nghiên cứu của Forestier. F, (1969) [94] trên cây cà phê vối cho rằng hàm lượng kali thích hợp trong lá cà phê là 2,0% - 2,2% vào đầu mùa mưa và 1,9% - 2,1% vào giữa mùa mưa; hàm lượng canxi trong lá cà phê thay đổi tùy theo tuổi cây, tuổi cây càng cao thì hàm lượng can xi trong lá càng lớn, biến động từ 1% - 2% và khoảng thích hợp nhất là từ 1,2% - 1,6%.

+ Trong nước

Cà phê là cây dài ngày, thời gian từ khi thụ phấn thụ tinh đến khi thu hoạch quả kéo dài từ 8 đến 9 tháng, đặc biệt là trong điều kiện thời tiết ở các tỉnh Tây Nguyên thường xảy ra thiếu nước nghiêm trọng vào mùa khô. Mặt khác, đặc điểm sinh lý của cây cà phê vối cần phải có thời gian khô hạn ít nhất từ 2 đến 3 tháng sau khi thu hoạch để cây thực hiện quá trình phân hóa mầm hoa và ra hoa tập trung, vậy

chúng ta nên bón đạm, lân và kali vào lúc nào? Số lượng bao nhiêu để cây cà phê vừa đạt năng suất cao, chất lượng tốt cho hiệu quả kinh tế cao nhất là vấn đề hấp dẫn nhiều nhà khoa học và đến nay cũng chưa thống nhất.

Theo quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch cà phê vối 10 TCN 478-2001 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành theo quyết định số 06/2002/QĐ - BNN ngày 9/01/2002 [5] và Quy trình tái canh cà phê vối ban hành theo quyết định số 273 /QĐ - TT - CCN ngày 3/7/2013 của Cục trưởng Cục Trồng trọt [7] lượng phân bón trên đất bazan cho cà phê vối giai đoạn kinh doanh trên nền phân hữu cơ 10 tấn phân chuồng hoai mục bón 2 năm bón một lần với mục tiêu năng suất 3 tấn nhân/ha là 260 kg N + 95 kg P2O5 + 240 kg K2O.

Nghiên cứu của Tôn Nữ Tuấn Nam và Trương Hồng, (1999) [47] cho rằng

đối với cà phê ở giai đoạn kinh doanh đối với đất tốt cần bón 2 - 3 năm bón một lần từ 10 - 15 tấn phân chuồng hoai mục, khi vườn cây đã ổn định muốn đạt năng suất 3 tấn nhân/ha trên đất bazan cần bón từ 220 - 250 kg N, 80 - 100 kg P2O5 và 200 - 230 kg K2O và trường hợp năng suất vượt ngưỡng thì cứ một tấn cà phê bội thu cần bón thêm 70 kg N, 20 kg P2O5 và 70 kg K2O.

Y Kanin H’Dơk và Trình Công Tư, (2007) [29] cho rằng mức bón phân N,

P2O5 và K2O cho cà phê vối giai đoạn kinh doanh đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao nhất so với không bón lần lượt là: bón 300 kg N/ha (tăng 59,5% năng suất, lãi 13,37 triệu đồng), bón 150 kg P2O5 kg/ha (tăng 50% năng suất, lãi 13,47 triệu đồng) và bón 400 kg K2O/ha (tăng 62,5% năng suất, lãi 16,32 triệu đồng).

Nguyễn Xuân Trường và cộng sự, (2000) [75] đề xuất lượng phân bón cho cà phê vối giai đoạn kinh doanh và phục hồi như sau: phân hữu cơ bón định kỳ 1 - 2 năm/lần, lượng bón 20 - 30 tấn/ha; Phân vô cơ (kg phân nguyên chất/ha, năng suất 2

- 4 tấn nhân/ha) trên đất bazan bón: 280 - 400 kg N; 180 - 200 kg P2O5; 260 - 400 kg K2O và trên đất khác (năng suất 2 tấn nhân/ha): 320 - 450 kg N, 200 - 220 kg P2O5 và 300 - 450 kg K2O.

Nguyễn Thị Quý Mùi, (2001) [41] đề xuất lượng phân bón cho cà phê thời kỳ kinh doanh và phục hồi như sau: Phân xanh, phân chuồng bón 12 - 15 tấn/ha;

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/11/2022