Bảng 1.8: Quy hoạch sản xuất cà phê đến năm 2020
Năm 2010 | Năm 2012 | Năm 2020 | |
Diện tích (ha) | 183.300 | 200.200 | 170.000 |
Diện tích kinh doanh (ha) | 174.900 | 190.300 | 160.000 |
Năng suất (tấn/ha) | 2,21 | 2,56 | 2,70 |
Sản lượng (tấn) | 387.200 | 487.200 | 432.000 |
Có thể bạn quan tâm!
- Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật bón phân cho cây cà phê vối Coffea canephora Pierre giai đoạn kinh doanh trên đất bazan tại Đắk Lắk - 1
- Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật bón phân cho cây cà phê vối Coffea canephora Pierre giai đoạn kinh doanh trên đất bazan tại Đắk Lắk - 2
- Diện Tích, Năng Suất Và Sản Lượng Cà Phê Trên Thế Giới Phân Theo Khu Vực Niên Vụ 2010 - 2011
- Liều Lượng Bón Đạm, Lân Và Kali Cho Cà Phê
- Số Lần Và Tỉ Lệ Bón Đạm, Lân Và Kali Cho Cà Phê
- Nghiên Cứu Về Liều Lượng Bón Đạm Và Kali Cho Cây Cà Phê Vối Giai Đoạn Kinh Doanh Trên Đất Bazan
Xem toàn bộ 208 trang tài liệu này.
Nguồn: Tỉnh ủy Đắk Lắk [72] và UBND tỉnh Đắk Lắk [78]
Trong giai đoạn hiện nay, sản xuất cà phê bền vững tại Đắk Lắk nói riêng và Tây Nguyên nói chung là điều kiện tiên quyết để nâng cao hiệu quả, chất lượng và giá bán sản phẩm trên thị trường thế giới. Để được cấp chứng nhận sản xuất cà phê bền vững, các hộ nông dân và cơ sở sản xuất cà phê phải áp dụng nghiêm ngặt quy trình sản xuất, từ khâu sử dụng phân bón, vệ sinh vườn cây, trồng cây che bóng, thu hái, phơi sấy và chế biến. Hiện nay, loại hình sản xuất cà phê bền vững trên thế giới được áp dụng ở Đắk Lắk là loại hình sản xuất cà phê theo tiêu chuẩn bộ quy tắc 4C, Utz certified, sản xuất cà phê rừng mưa (Rainforest Alliance) và thương mại công bằng (Fair Trade). Tính đến cuối năm 2010, tổng diện tích cà phê vối sản xuất theo chứng chỉ bền vững ở Đắk Lắk đạt 30.241 ha, sản lượng đạt 387.181 tấn chiếm tỉ lệ tương ứng là 16% về diện tích và 24% về sản lượng trong sản xuất cà phê của toàn tỉnh [81], [82].
Người dân tham gia sản xuất cà phê có chứng chỉ bền vững theo quy trình của các công ty, hợp tác xã đã được cấp giấy chứng nhận không những đạt năng suất cao (cao hơn 45% so với năng suất chung) mà giá bán trên thị trường cao hơn so với sản xuất cà phê thông thường do chất lượng bảo đảm. Năm 2010, giá xuất khẩu cà phê 4C là 1.605 USD/ tấn, cà phê Utz certifiedlà 1.625 USD/tấn, cao hơn mức giá xuất khẩu bình quân tương ứng là 126 và 146 USD/ tấn. Các đơn vị tiến hành sản xuất và xuất khẩu sản phẩm cà phê bền vững nhiều nhất tỉnh Đắk Lắk bao gồm các công ty: Đakman, Vinacafe Buôn Ma Thuột, Simeco…; Tỉ trọng sản phẩm xuất khẩu có chứng chỉ bền vững so với tổng sản lượng của các công ty tương ứng là 33%, 17% và 9% [81], [82].
Bảng 1.9: Sản xuất cà phê chứng chỉ bền vững tại Đắk Lắk
Sản lượng (tấn) | DTBQ (ha/hộ) | NSBQ (tạ/ha) | |||
4C | 8.530 | 13.800 | 45.711 | 1,62 | 33 |
Utz certified | 11.346 | 14.098 | 39.672 | 1,24 | 28 |
Rainforest Alliance | 1.400 | 2.100 | 6.153 | 1,50 | 29 |
Fair trade | 137 | 243 | 900 | 1,77 | 37 |
Tổng số | 21.413 | 30.241 | 92.436 | 1,41 | 31 |
So với toàn tỉnh (%) | 12 | 16 | 24 | 139 | 145 |
Nguồn: Văn phòng 4C [81] và UTZ certified & Solidaridad Việt Nam [82]
Hiện nay sản xuất cà phê bền vững của tỉnh Đắk Lắk chủ yếu mới được triển khai ở số ít vùng trồng cà phê tập trung như ở các huyện CưMgar, Krông pak và thành phố Buôn Ma Thuột với khoảng 15 đến 20% số hộ nông dân tham gia; Tính đến cuối năm 2013 sản xuất cà phê bền vững của Đắk Lắk với tổng số người tham gia 40.959 người với diện tích 61.458 ha và sản lượng đạt 271.153 tấn [80], tăng gấp hơn 2 lần so với năm 2010. Mặc dù vậy, quá trình sản xuất cà phê bền vững của tỉnh còn gặp nhiều khó khăn khi thực hiện ở cấp nông hộ là quy mô sản xuất nhỏ và thiếu điều kiện phục vụ cho sản xuất như kỹ thuật chăm sóc, thu hái, chế biến, vốn và lao động. Chính vì vậy, với chức năng là cơ quan quản lý nhà nước cao nhất trong ngành nông nghiệp, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn cần tham mưu cho Ủy ban nhân tỉnh Đắk Lắk có những chính sách hỗ trợ cho người trồng cà phê và những công ty sản xuất, chế biến cà phê trên địa bàn tỉnh để mở rộng và phát triển mạnh sản xuất cà phê theo hướng bền vững; Đây sẽ là hướng phát triển cà phê tốt nhất đem lại năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao cho tỉnh Đắk Lắk nói riêng và Tây Nguyên nói chung trong tương lai.
1.2. Ảnh hưởng các yếu tố sinh thái đến sinh trưởng, phát triển cây cà phê
Bản đồ phân bố sản xuất cà phê trên thế giới cho chúng ta thấy không phải bất cứ nơi nào trên thế giới có đất tốt, tầng đất dày, khả năng thâm canh cao cũng có thể trồng được cà phê và cho chất lượng cà phê thơm ngon. Cà phê là cây trồng
nhiệt đới, có nguồn gốc xuất sứ từ Châu Phi và là loại cây có những yêu cầu về điều kiện sinh thái rất khắt khe. Yếu tố khí hậu có ảnh hưởng rất mạnh mẽ và có tính chất quyết định đến năng suất, đặc biệt là chất lượng, hương vị cà phê. Các yếu tố khí hậu ảnh hưởng chính đến sinh trưởng và phát triển cây cà phê như:
+ Nhiệt độ
Cây cà phê thích hợp với nhiệt độ ôn hòa. Tuy nhiên trong thực tế sản xuất, cây cà phê có thể sinh trưởng và phát triển trong điều kiện biên độ nhiệt độ ngày đêm lớn từ 8oC đến 38oC. Ngưỡng nhiệt độ thích hợp nhất cho quá trình sinh trưởng, phát triển và ra hoa đậu quả từ 19oC đến 26oC, vượt quá ngưỡng này cao hay thấp đều hạn chế quá trình sinh trưởng phát triển của cây cà phê gây ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng sản phẩm. Mỗi giống cà phê thích ứng với ngưỡng nhiệt độ thích hợp khác nhau, khả năng chống chịu với sự thay đổi nhiệt độ của các giống cà phê được xếp theo thứ tự như sau: Cà phê mít > cà phê chè > cà phê vối. Biên độ nhiệt độ ngày đêm cao có tác dụng thúc đẩy hoạt động quang hợp, tích lũy chất khô vào ban ngày, hạn chế tiêu hao vật chất vào ban đêm và có ảnh sâu sắc đến năng suất và phẩm chất cà phê [55]. Sự chênh lệch về nhiệt độ giữa các tháng trong
năm cũng như biên độ nhiệt độ ngày đêm có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cà phê nhất là hương vị. Đặc biệt vào giai đoạn hạt cà phê được hình thành và tích lũy chất khô thì sự chênh lệch nhiệt độ ngày đêm càng lớn thì chất lượng cà phê càng cao và ngược lại. Trong số các giống cà phê thì cà phê chè có phản ứng đối với sự thay đổi về nhiệt độ mạnh hơn so với các giống khác [69].
+ Nước và ẩm độ không khí
Cây cà phê cần lượng nước rất lớn trong quá trình sinh trưởng và phát triển, đặc biệt trong điều kiện thâm canh cao. Cà phê là cây lâu năm, số lượng cành lá lớn, tán lá rộng, vì vậy muốn có năng suất cao, ổn định thì cây cà phê phải to khỏe, có nhiều cành hữu hiệu, lá xanh tốt, ít sâu bệnh hại....Do vậy, ngoài lượng nước cần thiết cho quá trình sinh trưởng, phát triển, kiến tạo sản phẩm là hạt cà phê nhân thì lượng nước thất thoát do sự thoát hơi nước qua lá, bốc hơi, rửa trôi cũng rất lớn.
Các vùng trồng cà phê hàng năm cần một lượng mưa hoặc nước tưới tối thiểu 1.200 mm và phân bố đều từ 9 đến 10 tháng trong năm nhưng cũng cần có
khoảng thời gian khô hạn từ 2 đến 3 tháng để cây có thể phân hóa mầm và ra hoa tập trung. Sau quá trình phân hóa mầm hoa, cây cà phê cần có một lượng nước nhất định do mưa hoặc tưới tương đương với 40 mm thì quá trình nở hoa, thụ phấn sẽ diễn ra thuận lợi, hoa nở đều và tập trung, còn nếu lượng nước mưa hoặc tưới quá ít sẽ gây ảnh hưởng lớn đến sự ra hoa và đậu quả không tập trung dẫn đến năng suất vườn cây không ổn định. Sau khi ra hoa, thụ tinh, thụ phấn cây cà phê cần được cung cấp nước thường xuyên và liên tục để đảm bảo đủ ẩm cho cây sinh trưởng, phát triển, nuôi quả và lặp lại chu kỳ sinh trưởng ra cành, lá mới để tạo năng suất cho vụ sau. Chính vì vậy, bổ sung đầy đủ nước cho cây cà phê trong giai đoạn này có tính chất quyết định góp phần nâng cao năng suất và sản lượng cà phê [64].
Đối với cây cà phê ẩm độ trung bình hàng năm tốt nhất trên 75%. Ẩm độ không khí cao sẽ làm giảm sự mất nước qua quá trình bốc hơi nước, tuy nhiên nếu ẩm độ không khí quá cao cũng tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều đối tượng sâu bệnh hại phát triển, ngược lại nếu ẩm độ không khí quá thấp làm cho quá trình bốc thoát hơi nước tăng lên rất mạnh, sẽ làm cho cây thiếu nước và héo, đặc biệt là trong những tháng mùa khô có nhiệt độ cao và tốc độ gió lớn.
+ Ánh sáng
Mặc dù cây cà phê có nguồn gốc từ vùng rừng rậm Châu Phi, nơi có khí hậu mát mẻ, mưa nhiều song cây cà phê vẫn có khả năng thích ứng với những khu vực có cường độ ánh sáng cao, ánh sáng trực xạ. Thực tế cho thấy, giai đoạn từ những năm 1946 đến 1950, các nước trồng cà phê ở Châu Mĩ đã thử nghiệm không trồng cây che bóng cho vườn cây cà phê chè và kết quả năng suất tăng cao gấp 3 đến 5 lần so với những vườn cà phê có trồng cây che bóng [15]. Những năm trước đây, đa số diện tích trồng cà phê của các đơn vị quốc doanh trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên nói chung và Đắk Lắk nói riêng thường trồng cây che bóng và cây chắn gió cho vườn cà phê. Hiện nay, thực tế sản xuất của người dân ngày càng có điều kiện chăm sóc đầy đủ hơn cho vườn cà phê về nước tưới, phân bón, phòng trừ sâu bệnh hại và các biện pháp kỹ thuật thâm canh khác nên người dân đã giảm mật độ trồng cây che bóng, thậm chí rất nhiều nơi đã bỏ hẳn không trồng cây che bóng nhằm đưa năng suất vườn cây lên mức tối đa. Hệ quả của việc làm này đã làm cho vườn cà phê
giảm tuổi thọ nhanh chóng do mức độ khai thác triệt để, bị chết cháy nếu gặp hạn hán lâu ngày hoặc bị sâu bệnh phá hại hàng loạt khi gặp dịch bệnh hoặc điều kiện thời tiết bất thuận [34], [36].
+ Độ cao
Đối với các loại cà phê được trồng phổ biến trên thế giới, mỗi loại có yêu cầu về độ cao so với mặt nước biển tối ưu khác nhau. Cây cà phê chè là cây ưa điều kiện khí hậu mát mẻ, cường độ chiếu sáng vừa phải nên thích hợp trồng ở những vùng có độ cao từ 800 m đến 2.000 m so với mặt nước biển. Cà phê vối và cà phê mít ưa nóng ẩm, ánh sáng dồi dào nên thích hợp trồng ở những vùng có độ cao dưới 800 m so với mặt nước biển. Nếu những vùng có độ cao lơn hơn 1.000 m so với mặt nước biển không nên trồng cà phê vối bởi nó sẽ ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng [55].
1.3. Đất trồng cà phê
Cây cà phê có thể trồng được trên nhiều loại đất khác nhau, từ đất có thành phần cơ giới nặng như đất thịt đến đất có thành phần cơ giới nhẹ như đất cát có tầng đất dày và đất không bị ngập úng. Các loại đất được hình thành trên các loại đá mẹ khác nhau: đất phát triển trên đá bazan, gơnai, granit, phiến sét, đá vôi, dung nham và tro núi lửa... đều có thể trồng được cà phê với điều kiện các loại đất này có tầng đất dày, kết cấu tốt, tới xốp, thoáng khí, đủ ẩm và đủ dinh dưỡng để cây cà phê có thể sinh trưởng, phát triển và cho năng suất cao, chất lượng tốt [55].
Việt Nam có hơn 2,4 triệu ha đất đỏ bazan nằm trên nhiều vùng khí hậu khác nhau và chủ yếu được quy hoạch để phát triển cây cà phê như các vùng Phủ Quỳ - Nghệ An, Khe Sanh, Hướng Hóa - Quảng Trị, miền Đông Nam Bộ và nhiều nhất thuộc các tỉnh Tây Nguyên.
Đắk Lắk là tỉnh có diện tích đất đỏ bazan trồng cà phê rất lớn nhất cả nước và cà phê là một trong những cây trồng chủ lực của tỉnh đem lại giá trị sản xuất nông nghiệp trên đơn vị diện tích rất cao. Tổng diện tích đất trồng cà phê của tỉnh năm 2009 là 182 ngìn ha, chiếm 34% diện tích trồng cà phê của cả nước và 38% diện tích cà phê của vùng Tây Nguyên [84]. Cà phê được trồng trên đất bazan chiếm 91% tổng diện tích canh tác cà phê, so với toàn vùng Tây Nguyên và cả
nước, tỉ lệ này tương ứng là 74 - 75%. Lợi thế này đã giúp Đắk Lắk hình thành và phát triển vùng cà phê tập trung, chuyên canh lớn nhất ở Việt Nam.
Chất lượng đất sản xuất cà phê có vai trò quan trọng, quyết định năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất cà phê. Cà phê được trồng trên loại đất rất thích nghi và thích nghi cho năng suất cao gấp 1,3 đến 1,6 lần so với loại đất ít thích nghi, trong khi đó giá thành sản xuất chỉ bằng 73 đến 88%. Theo kết quả phân loại đất trồng cà phê theo mức độ thích nghi, dựa vào 4 yếu tố loại phát sinh đất, độ dốc, độ cao và độ dày tầng đất của Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp [84]; Đắk Lắk là tỉnh có tỉ lệ diện tích đất rất thích nghi và thích nghi cho sản xuất cà phê cao nhất Tây Nguyên và cả nước, trong đó diện tích đất rất thích nghi chiếm 60% tổng diện tích của cả vùng Tây Nguyên. Như vậy, nhờ sở hữu nguồn tài nguyên đất đai màu mỡ, chất lượng tốt cùng với khí hậu thuận lợi và trình độ kĩ thuật canh tác của nông dân khá cao nên Đắk Lắk trở thành vùng phát triển cà phê tập trung và hiệu quả nhất ở Việt Nam, tạo nền tảng để nâng cao lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê trên thị trường quốc tế.
1.3.1. Tính chất lí học của đất
Các nhà khoa học trong nước và thế giới nghiên cứu về đất trồng cà phê thống nhất cho rằng đối với cây cà phê thì lí tính đất quan trọng hơn hóa tính đất, lí tính có ý nghĩa quan trọng hơn nguồn gốc địa chất và hóa tính đất. Các vùng trồng cà phê có chất lượng tốt trên thế giới phụ thuộc rất nhiều vào độ cao so với mực nước biển, biên độ chênh lệch nhiệt độ ngày đêm và lý tính đất bởi nó ảnh hưởng lớn đến chất lượng cà phê. Thực tế cho thấy, đối với hóa tính đất có thể thay đổi được bằng cách bón phân, cải tạo đất nhưng lí tính đất thì cần phải có một thời gian rất dài và rất khó thay đổi. Đất tốt nhất để trồng cà phê là đất có tầng canh tác dày, tầng đất sâu tối thiểu từ
70 cm trở lên, đất tơi xốp, mực nước ngầm ở độ sâu tối thiểu là 100 cm, độ xốp 64%, dung trọng 0,9 - 1,0 g/cm3 và tỉ trọng bằng 2,54 [69].
+ Dung trọng và độ xốp
Xác định chỉ tiêu dung trọng và độ xốp của đất trồng cà phê để đánh giá độ tơi xốp của đất, theo Vũ Cao Thái, (1985) [67] đất nâu đỏ bazan trên các vườn cà phê sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất cao thì ở tầng đất mặt (từ 0 đến 20 cm) có trị số
trung bình của dung trọng là 0,88 g/cm3, tỉ trọng là 2,54 g/cm3, độ tơi xốp là 64,25%. Theo Nguyễn Tri Chiêm và Đoàn Triệu Nhạn, (1974) [9] đất bazan được xem là loại đất lý tưởng nhất để trồng cà phê với tầng đất canh tác dày, độ tơi xốp cao từ 60 đến 65%, dung trọng thấp từ 0,8 đến 1,0 g/cm3, có tượng đoàn lạp thể bền vững, thoát nước nhanh, thoáng khí và giữ ẩm rất tốt.
+ Đoàn lạp bền trong nước
Đoàn lạp bền trong nước là một chỉ tiêu chỉ ra mức độ bền vững, ổn định của kết cấu đất khi gặp những tác động cơ giới như làm đất, mưa to, gió lớn, rửa trôi.... Theo Hoàng Thanh Tiệm và cộng sự, (1999) [69] thì trên đất đỏ bazan tại tầng đất mặt từ (0 đến 20 cm) ở các vườn cà phê sinh trưởng và phát triển tốt thì lượng đoàn lạp có cấp hạt lớn hơn 0,25 mm đạt trung bình 66,05%, ngược lại ở các vườn cà phê sinh trưởng và phát triển kém thấp hơn 59,34%.
+ Thành phần cơ giới và độ tầng dày
Thành phần cơ giới đất giữ vai trò quan trọng trong việc giữ nước, giữ phân và cung cấp chất dinh dưỡng cho cây sinh trưởng và phát triển. Đối với cây trồng lâu năm nói chung và cây cà phê nói riêng có nhu cầu dinh dưỡng trong mọi thời kỳ trong năm thì đất sét pha thịt là thích hợp nhất. Theo Tôn Nữ Tuấn Nam và Trương Hồng, (1999) [47] thì tỉ lệ sét vật lý cao nhất ở đất nâu đỏ hình thành trên đất bazan, tỉ lệ sét thấp nhất trên đất xám phát triển trên đá granit.
Loại đất tốt để trồng cà phê là loại đất phải có tầng canh tác dày, tầng sâu tối thiểu 70 cm, đất tơi xốp, nước ngầm ở độ sâu tối thiểu là 100 cm. Theo Tôn Nữ Tuấn Nam và Trương Hồng, (1999) [47] các vườn cà phê cho năng suất cao trên 5 tấn nhân/ha/năm đều có độ dầy tầng đất mặt lớn hơn 1 m. Đất nâu đỏ và nâu vàng phát triển trên đất bazan có tầng đất mặt trung bình dày trên 70 cm rất thích hợp cho việc trồng và phát triển cây cà phê.
1.3.2. Tính chất hóa học của đất
Đất có nguồn gốc khác nhau có tính chất hóa học khác nhau, các chỉ tiêu hóa tính ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng, phát triển và cho năng suất của cây trồng nói chung và cây cà phê nói riêng gồm: Hàm lượng hữu cơ trong đất, hàm lượng đạm, lân, kali tổng số và dễ tiêu trong đất. Theo Phạm Kiếm Nghiệp, (1985) đất
trồng cà phê ở Việt Nam thích hợp tốt khi hàm lượng dinh dưỡng tổng số trong đất từ 0,10 - 0,20 % N; 0,10 - 0,12 % P2O5; 0,10 - 0,12 % K2O và hàm lượng chất hữu cơ trong đất lớn hơn 2% [54]. So với nhiều loại đất khác, hàm lượng các chất dinh dưỡng khoáng trong đất bazan thường không cao, hàm lượng lân và kali dễ tiêu thấp nhưng đất bazan có chứa hàm lượng các nguyên tố vi lượng rất cần thiết cho cây cà phê để tạo ra sản phẩm cà phê chất lượng cao như: Bo, Fe, Zn, Cu.
Kết quả nghiên cứu về tiêu chuẩn đất thích hợp cho cà phê của Nguyễn Tri Chiêm và Đoàn Triệu Nhạn, (1974) [9] cho thấy năng suất cà phê có liên quan chặt chẽ với hàm lượng chất hữu cơ, đạm tổng số, kali và lân dễ tiêu.
Tóm lại, các tác giả đều thống nhất rằng đất tốt nhất để trồng cà phê là đất có tầng canh tác dày, thoát và giữ ẩm tốt, tơi xốp, độ chua nhẹ, giàu hữu cơ, hàm lượng các chất dinh dưỡng dễ tiêu cao.
1.4. Vai trò của đạm, lân, kali và những nghiên cứu trong, ngoài nước về liều lượng và cách bón đối với cây cà phê
Hàng năm, cây cà phê giai đoạn kinh doanh ngoài nhu cầu dinh dưỡng cần thiết để cây sinh trưởng, phát triển và nuôi quả còn cần một lượng dinh dưỡng nhất định để bù đắp phần cành lá già do cắt tỉa, tạo tán cho cây hay bị khô già cỗi rụng theo chu trình tự nhiên. Việc phân tích thành phần các chất dinh dưỡng như N, P, K, một số chất trung và vi lượng khác trong đất, lá và các bộ phận khác của cây là cơ sở khoa học quan trọng để xác định chính xác nhu cầu dinh dưỡng của cây. Căn cứ vào đó chúng ta có thể bổ sung dinh dưỡng kịp thời và phù hợp với nhu cầu của cây góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người trồng cà phê.
Theo Lương Đức Loan và Lê Hồng Lịch, 1997 [35] các yếu tố đạm, lân, kali là những yếu tố phân bón quan trọng nhất đối với cây cà phê, trong đó đạm ảnh hưởng trực tiếp đến số cành hữu hiệu; Lân tham gia kích thích phát triển mầm hoa, hình thành các đốt trên cành; Kali cần thiết cho sự tạo quả và cải thiện chất lượng sản phẩm. Sự thiếu hụt một hoặc vài yếu tố dinh dưỡng nào đó, tùy theo mức độ nhất định sẽ ảnh đến sự sinh trưởng, phát triển và khả năng cho năng suất, chất lượng của cây cà phê.