Thảo Lu N Kết Quả Nghiên Cứu Và So Sánh Với Kết Quả Nghiên Cứu Của Các Nghiên Cứu Trước Đây.


4.8. Thảo lu n kết quả nghiên cứu và so sánh với kết quả nghiên cứu của các nghiên cứu trước đây.

Từ kết quả nghiên cứu, có thể thấy rằng mô hình đề xuất ban đầu là hoàn toàn phù hợp với 5 biến độc lập là Mức đáp ứng (RE), Phương tiện hữu hình (TA), Sự cảm thông (EM), Năng lực phục vụ (AS), Độ tin cậy (TR) đều có tác động đến Biến phụ thuộc là Sự hài lòng của khách du lịch nội địa (SA) và yếu tố Sự hài lòng cũng có ảnh hưởng lên Biến Ý định hành vi của khách du lịch (IN). Theo đó, nhân tố Sự cảm thông (EM) có tác động mạnh nhất, kể đến là Phương tiện hữu hình (TA), Năng lực phục vụ (AS), Độ tin cậy (TR), Mức đáp ứng (RE). Yếu tố Sự cảm thông (EM) cũng được đánh giá cao nhất về sự hài lòng của du khách theo nghiên cứu của Mohd Noor Ismawi Ismail và cộng sự (2015), tiếp theo là Mức đáp ứng (RE), Phương tiện hữu hình (TA), Năng lực phục vụ (AS) và cuối cùng là Độ tin cậy (TR).

Ở hai mô hình, cả 5 yếu tố đo lường chất lượng dịch vụ đều có tác động đến Sự hài lòng của khách du lịch. Có thể nói homestay là một loại hình du lịch còn khá mới cả trong nước lẫn các nước châu Á, bên cạnh đó, loại hình này chú trọng nhiều đến văn hóa, cảm nhận và sự thấu hiểu giữa gia chủ và du khách nên những người trải nghiệm du lịch này vẫn sẽ cảm thấy hứng thú dù những nhu cầu về cơ sở vật chất hay năng lực phục vụ chưa được cao, họ chú ý đến việc họ cảm nhận được gì khi trải nghiệm loại hình này, do đó mà yếu tố Sự cảm thông lại trở thành yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất đến Sự hài lòng của khách hàng. Ngoài ra, homestay ở Việt Nam bắt đầu trễ hơn và vẫn chưa phát triển bằng Malaysia, khách du lịch Việt Nam đã quen dần với loại hình du lịch thông thường và lưu trú tại các địa điểm nhà nghỉ, khách sạn, họ chưa biết nhiều đến loại hình du lịch mới mẻ này cũng như là những ưu điểm của nó. Bên cạnh đó, homestay tại Việt Nam hiện nay được phát triển theo hướng tự phát, chủ yếu dành cho khách du lịch nước ngoài và chưa được chú trọng phát triển một cách toàn diện, vì thế, chỉ một số địa phương đặc trưng và được nhiều khách du lịch nước ngoài biết đến thì mới có du lịch homestay, điều này khiến cho du khách nội địa không biết đến những điểm nổi bật của loại hình này,


vẫn có nhiều người lầm tưởng homestay như một dạng dịch vụ nhà nghỉ, do đó khi trải nghiệm homestay, du khách sẽ chú trọng đến các yếu tố về chất lượng dịch vụ hơn là các yếu tố khác điển hình như nét đặc trưng văn hóa địa phương. Thêm vào đó du khách Việt Nam tham gia loại hình này lại đa phần là giới trẻ và họ tò mò vì sự mới lạ của nó, nhưng khi ấn tượng đầu tiên không mang đến sự cảm nhận như mong đợi, điều này sẽ ảnh hưởng khá lớn đến quyết định trải nghiệm lại dù là ở một địa phương khác, cũng như là hành vi truyền miệng của du khách. Trong khi đó, tại Malaysia, du lịch homestay đã được hình thành trước và được nhà nước đầu tư xây dựng. Do đó mà chất lượng của homestay ở Malaysia có phần đồng nhất, khách du lịch cũng có một cái nhìn chính xác hơn về loại hình du lịch này. Theo đó,bên cạnh sự hài lòng về chất lượng dịch vụ, du khách khi đến homestay tại Malaysia sẽ quan tâm đến những yếu tố khác nữa, chẳng hạn như văn hóa tại địa phương, những món ăn đặc sắc, những phong tục tập tục độc đáo…

Bên cạnh đó, yếu tố Phương tiện hữu hình cũng được đánh giá cao, điều này cũng từng được kết luận trong kết quả nghiên cứu của Eliza Buyeke Ogucha và cộng sự năm 2014, với đề tài “Sự ảnh hưởng của các chất lượng cơ sở vật chất của dịch vụ homestay đến sự hài lòng của khách du lịch tại Kenya- Châu Phi”. Kết quả nghiên cứu này cũng chỉ ra phần lớn là do thiếu các yếu tố hữu hình của chất lượng dịch vụ khiến cho 71% khách du lịch không hài lòng về chất lượng du lịch homestay tại Kenya.

Từ những kết luận trên, có thể nói homestay ở Việt Nam hiện còn phải đối mặt với khá nhiều khó khăn để có thể phát triển và trở nên phổ biến đối với chính du khách nội địa. Với loại hình này, du khách không chỉ có thể đi du lịch, có thể thả lỏng bản thân khỏi những bộn bề cuộc sống, học sẽ còn được trải nghiệm những điều hoàn toàn mới, hiểu thêm và biết thêm rằng quê hương Việt Nam còn nhiều điều rất đẹp từ văn hóa đến con người. Vì thế, cần có những sự quan tâm đặc biệt, nhất là từ phía các nhà chức trách, các tổ chức du lịch để có thể mang homestay trở thành một loại hình du lịch phổ biến, mang cái đẹp của đất nước đến từng con người Việt Nam và cả thế giới.


TÓM TẮT CHƯƠNG 4

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 140 trang tài liệu này.

Chương này trình bày kết quả kiểm định thang đo, phân tích nhân tố khám phá, phân tích tương quan hồi quy các nhân tố của chất lượng dịch vụ du lịch homestay tác động đến sự hài lòng và ý định hành vi của khách du lịch nội địa. Kết quả cụ thể như sau:

- Thông qua phương pháp tính tần số, các biến lên quan đến nhân khẩu học của đối tượng khảo sát ý kiến được tổng hợp như giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, thu nhập hàng tháng.

Nghiên cứu mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ, sự hài lòng và ý định hành vi của khách du lịch nội địa đối với du lịch homestay tại Việt Nam - 11

- Các thang đo đều đạt độ tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố.

- Kết quả cũng cho thấy mô hình lý thuyết đề ra phù hợp với dữ liệu thị trường, phương trình hồi quy cho thấy, ở độ tin cậy 95%, chất lượng dịch vụ du lịch homestay tác động đến sự hài lòng của du khách và ý định hành vi của họ sau khi trải nghiệm homestay Việt Nam.

- Thêm vào đó, sau khi so sánh kết quả, có thể thấy kết quả phân tích của nghiên cứu cũng ủng hộ kết quả và mô hình nghiên cứu trước đây của Mohd Noor Ismawi Ismail và cộng sự (2015).


CHƯƠNG 5. ẾT LUẬN

Trong Chương 5, tác giả sẽ đưa ra kết luận về kết quả nghiên cứu, các hàm ý thông qua kết quả nghiên cứu và đồng thời chỉ ra những hạn chế của đề tài.

5.1. Ý ngh a và ết lu n

5.1.1. Hàm ý kết quả đo lường:

Thông qua các phương pháp nghiên cứu định tính, định lượng, các thang đo được đánh giá sơ bộ, hiệu chỉnh và nghiên cứu chính thức với các hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, phương pháp phân tích nhân tố EFA; kết quả nhận được cho thấy chất lượng dịch vụ du lịch homestay là thang đo đa hướng gồm 5 thành phần Sự cảm thông (EM), Phương tiện hữu hình (TA), Năng lực phục vụ (AS), Độ tin cậy (TR), Mức đáp ứng (RE), thang đó Sự hài lòng khách du lịch và ý định hành vi là các thang đo đơn hướng. Một số hàm ý kết quả như sau:

- Các thang đo được xây dựng và đã kiểm định ở nhiều nước trên thế giới là cơ sở để xây dựng, phát triển và điều chỉnh thang đo phù hợp với thị trường Việt Nam.

- Thang đo chất lượng dịch vụ du lịch homestay là một thang đo đa hướng bao gồm 5 thành phần Sự cảm thông (EM), Phương tiện hữu hình (TA), Năng lực phục vụ (AS), Độ tin cậy (TR), Mức đáp ứng (RE), các biến quan sát để đo lường các thành phần có thể phát triển, điều chỉnh và bổ sung cho phù hợp với thị trường nghiên cứu.

- Nghiên cứu này giữ nguyên các thang đo của các thành phần chất lượng dịch vụ du lịch homestay vì tác giả nhận thấy sự phù hợp đối với thực tiễn Việt Nam. Tuy nhiên, trong nghiên cứu này, tác giả đã chỉnh sửa và bổ sung một số biến quan sát cũng như là yếu tố đánh giá sự hài lòng của khách du lịch nội địa giúp cho việc đo lường đầy đủ và phù hợp hơn với thị trường.

- Kết quả của các thang đo chất lượng dịch vụ du lịch homestay góp phần gợi mở cho các nghiên cứu trong tương lai phát triển thang đo cụ thể và chi tiết.

- Theo kết quả nghiên cứu, có thể thấy được sự phù hợp của mô hình lý thuyết đối với du lịch homestay tại Việt Nam, việc các giả thuyết được đưa ra trong


nghiên cứu này đều được chấp nhận mang đến một ý nghĩa thực tế cho các tổ chức du lịch, các tổ chức cá nhân đang cung cấp loại hình dịch vụ này cùng với các cơ quan chức năng có liên quan, từ đó làm cơ sở để nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng sự hài lòng của khách du lịch và hướng ý định của họ theo chiều tích cực.

5.1.2. Hàm ý kết quả của mô hình nghiên cứu:

Kết quả được trình bày tại Chương 4 cho thấy mô hình nghiên cứu đạt được độ tương thích với dữ liệu thị trường và các giả thuyết về mối quan hệ giữa các khái niệm trong mô hình nghiên cứu đều được chấp nhận.

Kết quả mô hình nghiên cứu cũng cho thấy rằng chất lượng dịch vụ du lịch homestay bao gồm 5 thành phần Sự cảm thông (EM), Phương tiện hữu hình (TA), Năng lực phục vụ (AS), Độ tin cậy (TR), Mức đáp ứng (RE) với hàm ý:

- Có khá nhiều nghiên cứu về chất lượng của các dịch vụ du lịch nói chung và một số nghiên cứu cũng đề cập đến chất lượng dịch vụ của du lịch homestay trên thế giới đã cho thấy các yếu tố tạo nên chất lượng của homestay cũng như mang đến sự hài lòng của khách du lịch, tuy nhiên, ở Việt Nam thì vẫn chưa có nhiều nghiên cứu riêng dành cho loại hình dịch vụ này để kiểm định thực nghiệm chất lượng dịch vụ du lịch homestay tác động như thế nào đến sự hài lòng và ý định hành vi của du khách nội địa. Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần để phát triển các nghiên cứu tiếp theo về chất lượng dịch vụ du lịch homestay sau này.

- Kết quả nghiên cứu cũng góp phần giúp cho các doanh nghiệp, các tổ chức du lịch và các chủ thể kinh doanh loại hình này hiểu rõ hơn về cảm nhận của du khách đối với chất lượng dịch vụ mà họ đang cung cấp nhằm tạo cơ sở đề tìm ra giải pháp thích hợp nâng cao chất lượng dịch vụ, khiến khách hàng ngày càng hài lòng về loại hình này và sẽ tiếp tục sử dụng hoặc giới thiệu cho mọi người sự tuyệt vời của loại hình này.

5.2. Hàm ý quản trị cho địa phư ng, các tổ chức du lịch và hộ gia đ nh cung cấp du lịch homestay:

Kết quả nghiên cứu cho thấy chất lượng của du lịch homestay gồm 5 thành phần: Sự cảm thông, Phương tiện hữu hình, Năng lực phục vụ, Độ tin cậy, Mức đáp


ứng. Những thành phần này tác động trực tiếp, cùng chiều và có ý nghĩa thống kê đến sự hài lòng của khách du lịch. Sự hài lòng của khách du lịch có tác động cùng chiều và có ý nghĩa thống kê đến ý định hành vi của họ trong tương lai. Như vậy, sự hài lòng của khách du lịch là mối liên hệ trung gian có ý nghĩa trong tác động của chất lượng dịch vụ du lịch homestay đến ý định hành vi của khách hàng. Để thu hút ngày càng nhiều khách du lịch tham gia loại hình này và mang đến lợi nhuận nhiều hơn, bắt buộc phải nâng cao sự hài lòng của du khách và khuyến khích lòng trung thành của họ, qua đó hướng đến ý định hành vi tích cực của du khách trong tương lai. Do đó, các hộ gia đình cung cấp du lịch homestay cần phải nâng cao chất lượng và khả năng đáp ứng nhu cầu của du khách, tập trung vào những nét đặc trưng mà chỉ có loại hình du lịch này có được cùng với những thiếu sót trong chất lượng hiện nay. Song song đó, các cơ quan chức năng đặc biệt là tại địa phương, các tổ chức du lịch cần giúp đỡ để các hộ gia đình có điều kiện cải thiện và nâng cao được khả năng đáp ứng mong đợi của du khách, hỗ trợ và đẩy mạnh công tác quảng bá cho du lịch homestay song song với quảng cáo du lịch địa phương. Như vậy, để nâng cao sự hài lòng và ý định hành vi của khách du lịch, việc đầu tiên cần làm là nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp. Dựa vào mô hình hồi quy, nghiên cứu đã xác định được mức độ quan trọng của các yếu tố của chất lượng dịch vụ du lịch homestay tác động đến sự hài lòng. Trong đó, yếu tố Sự cảm thông ( = 0.278), Phương tiện hữu hình ( = 0.278), Năng lực phục vụ ( = 0.267) có tác động mạnh nhất đến sự hài lòng, kế đến là Độ tin cậy ( = 0.094), Mức đáp ứng ( = 0.05). Như vậy, muốn khuyến khích du khách đến với homestay và nâng cao sự hài lòng của du khách, cần phải tập trung đẩy mạnh các giải pháp sau:

Sự cảm thông:

Dựa trên kết quả thống kê biến quan sát thuộc thang đo Sự cảm thông có thể thấy khách hàng rất chú trọng tới nhóm biến này cụ thể đó là “Chủ nhà thấu hiểu được những nhu cầu cũng như mong muốn của khách du lịch”, “Chú ý những nhu cầu đặc biệt của du khách chẳng hạn như đối với những du khách có trẻ nhỏ, hoặc người lớn tuổi, cần sự yên tĩnh…”. Bên cạnh đó, với kết quả phân tích hồi quy, Sự


cảm thông cũng là yếu tố nhận được nhiều quan tâm của khách du lịch hơn cả, có tác động mạnh đến sự hài lòng của du khách nội địa ( = 0.278).

Trong khi đi du lịch, một trong những yếu tố tại địa phương thúc đẩy khách du lịch muốn đến đó là yếu tố con người, du khách luôn mong muốn nhận được sự quan tâm, hỗ trợ từ người dân địa phương. Khi đang cảm thấy lạ lẫm, chỉ cần một câu hỏi han hay sự quan tâm hỗ trợ nhỏ, chẳng hạn chỉ là hướng dẫn đường đi, gửi đến những người những lữ khách cũng sẽ khiến họ ấm lòng và cảm thấy thích nơi đó ngay từ lần đầu đến. Trong khi đó, đối với dịch vụ homestay, khi mà du khách sẽ tiếp xúc nhiều hơn, sinh hoạt cùng với người bản địa, sự quan tâm và hỗ trợ lại càng cần thiết và quan trọng hơn để tác động đến cảm nhận của du khách. Chính vì vậy, đối với du lịch homestay, các hộ gia đình cung cấp dịch vụ này cần có thái độ sẵn sàng hỗ trợ và sự nhiệt tình khi du khách đến trải nghiệm homestay tại nhà của mình. Thêm vào đó, sự quan tâm đến những nhu cầu đặc biệt cũng như cảm thông đối với những vấn đề của du khách cũng cần được cải thiện và chú ý để giúp du khách cảm nhận được sự thoải mái khi ở lại.

Một bầu không khí tự nhiên, thân thiện và thoải mái sẽ khiến khách du lịch không cảm thấy xa lạ, nhưng vẫn cảm nhận được sự mới mẻ khi đi du lịch, đó là điều mà hầu như khách du lịch nào cũng kỳ vọng trong chuyến đi của mình.

Hiện nay, vẫn còn một số hộ gia đình cung cấp dịch vụ homestay nhưng lại hiểu sai ý nghĩa của loại hình du lịch này, họ chỉ nghĩ là họ đang cung cấp một dạng chỗ lưu trú cho du khách, nhưng vì là nhà ở nên được gọi là homestay, do đó mà không có những sự thân thiết hay giúp đỡ từ phía chủ nhà. Vì thế, các cơ quan, tổ chức du lịch địa phương cần giúp đỡ người dân có thể hiểu rõ được đặc trưng của loại hình du lịch này của mình, qua đó thay đổi thái độ khi tiếp đón khách du lịch đến sinh hoạt và ở lại nhà của mình.

Phư ng tiện hữu hình:

Yếu tố này cũng được du khách quan tâm nhiều và có tác động khá mạnh đến sự hài lòng của khách du lịch với = 0.278.


Hiện nay tại Việt Nam, homestay đa phần tập trung tại những vùng quê hoặc những vùng miền núi với những nét đặc trưng dân tộc riêng biệt, và được tổ chức một cách riêng lẻ, không có sự thống nhất cũng như tổ chức một cách hợp lý, chủ yếu là sự tự phát của người dân địa phương với mong muốn chia sẻ nơi ở và đặc trưng văn hóa của mình để có thêm một phần thu nhập trang trải cuộc sống, do đó, sự thiếu thốn và đôi khi là nghèo nàn cơ sở vật chất, trang thiết bị là điều không thể tránh khỏi.

Tuy nhiên, với tâm lý và thói quen về sự tiện nghi, đầy đủ của dịch vụ nhà nghỉ khách sạn khi đi du lịch, nhiều du khách cảm thấy không hài lòng về sự thiếu thốn cũng như bất tiện khi ở nhà người dân địa phương trong chuyến du lịch. Do đó, cần phải giúp cho du khách nội địa hiểu được sự khác biệt của homestay và các loại hình du lịch thông thường, khi họ đã lựa chọn homestay, họ cần chấp nhận rằng họ sẽ sống cùng người dân tại đó, và sinh hoạt như chính người dân địa phương.

Ngoài ra, những hộ gia đình cung cấp dịch vụ này cũng cần chú ý nâng cao những điều kiện vật chất tối thiểu trong sinh hoạt hằng ngày cho du khách chẳng hạn như nơi ngủ nghỉ, ăn uống và một không gian riêng tư nhất định dành cho du khách. Bên cạnh đó, môi trường trong lành và sạch sẽ cũng cần phải được đáp ứng một cách nghiêm khắc, vì đây là hai yếu tố cơ bản khiến cho du khách cảm thấy thoải mái khi ở lại.

Trong tương lai, khi mà du lịch homestay dần phát triển mạnh hơn, yêu cầu dành cho cơ sở vật chất, trang thiết bị cũng như các phương tiện hữu hình khác cũng sẽ cần phải được nâng cao, tạo nên cảm giác thoải mái cho khách du lịch. Tuy nhiên, nâng cao sự tiện nghi và đầy đủ nhưng vẫn cần phải giữ trọn vẹn bản sắc và nét đặc trưng của địa phương, để không làm mất đi bản chất của du lịch homestay.

Năng lực phục vụ:

Theo kết quả phân tích hồi quy, yếu tố này cũng nhận được nhiều sự quan tâm của du khách và có tác động khá mạnh đến sự hài lòng của khách du lịch với

= 0.267. Đến với du lịch homestay, điều du khách mong muốn nhiều nhất đó là có thể biết được những điều mới mẻ, những đặc trưng của địa phương mà mình đặt

Xem tất cả 140 trang.

Ngày đăng: 26/08/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí