Những Điểm Mạnh Của Mô Hình Tập Đoàn Doanh Nghiệp:



lấy sự phát triển công nghệ mới là đầu mối cho sự liên kết. Các công ty con là những đơn vị sản xuất kinh doanh có chức năng ứng dụng nhanh kết quả nghiên cứu công nghệ mới của công ty mẹ, biến nó thành sản phẩm có ưu thế trên thị trường. Năng lực cạnh tranh của cả tập đoàn chính là khả năng liên kết từ nghiên cứu đến ứng dụng.

Liên kết bằng vốn: các công ty mẹ sử dụng vốn để kiểm soát các công ty con. Các công ty Trung Quốc dùng cơ chế góp vốn để hoàn thiện tổ chức quản lý sản xuất, kinh doanh, phát triển với quy mô và năng lực ngày càng cao. Trong mô hình này, công ty mẹ thực hiện quyền chủ sở hữu quyết định về cơ cấu tổ chức quản lý, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật các chức danh quản lý chủ yếu; quyết định điều chỉnh vốn điều lệ, chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ cho công ty khác, quyết định dự án đầu tư; Giám sát, đánh giá hoạt động sản xuất- kinh doanh của các công ty con; duyệt báo cáo hàng năm.v.vTuy nhiên, các công ty con vẫn có tư cách pháp nhân và tiến hành các hoạt động kinh doanh độc lập.

Mặc dù các dạng liên kết giữa công ty mẹ và các công ty con dựa trên nền tảng khác nhau, phù hợp với từng hình thức sản phẩm khác nhau, song đều là sự chi phối bởi yếu tố tài sản cố định, tài sản lưu độngvà tài sản vô hình như sở hữu công nghiệp, phát minh khoa học công nghệ, uy tín sản phầm, thị trườngSức mạnh chi phối của công ty mẹ phụ thuộc rất nhiều vào khả năng nắm giữ các nguồn tài sản trên và chính những tài sản vô hình có tác dụng hỗ trợ rất hiệu quả, tạo cơ sở vững chắc để củng cố, tăng cường quan hệ hợp tác vì lợi ích kinh tế chung giữa công ty mẹ với các công ty con.

Điều này giống mô hình chaebol của Hàn Quốc khi các công ty mẹ chia sẻ nguồn lực cho các công ty con. Trái lại, công ty mẹ còn sử dụng được các lợi thế của công ty con về mặt lao động, tài nguyên, thị trườngkhi các công ty con có lợi thế về lĩnh vực này.

4. Những điểm mạnh của mô hình tập đoàn doanh nghiệp:

4.1. Chuyển đổi các công ty Nhà Nước thành các tập đoàn doanh nghiệp làmcho các tập đoàn độc lập hơn:



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Tập đoàn doanh nghiệp độc lập hơn đối với cơ quan hành chính của Nhà Nước. Việc hình thành sự hợp tác làm giảm đáng kể sự can thiệp của các cơ quan hành chính nhà nước vào hoạt động của doanh nghiệp, từ đó các công ty có thể độc lập hơn trong hoạt động kinh doanh của mình, mà độc lập là một yếu tố quan trọng trong sự phát triển của các công ty. Các tập đoàn đã bước đầu hoạt động có hiệu quả hơn, đem lại lợi ích kinh tế rõ rệt, mặc dù còn nhiều hạn chế.

Các tập đoàn có động lực hơn trong việc đổi mới và phát triển. Họ tự tạo ra nhu cầu để phát triển, tự bảo đảm hoạt động cho mình.

Nghiên cứu mô hình tập đoàn ở một số nước Đông Nam Á và bài học cho Việt Nam - 9

Chính vì tự chủ hơn trong việc kinh doanh của mình, nhận trách nhiệm lớn hơn chứ không phụ thuộc mệnh lệnh hành chính của Nhà Nước nên các tập đoàn trở nên năng động hơn. Họ có thể thúc đẩy sự đổi mới công nghệ, củng cố công nghệ cho các doanh nghiệp và nhờ đó sẽ nâng cao tính cạnh tranh cho doanh nghiệp. Các tập đoàn cũng có cơ hội phát huy sự sáng tạo và tinh thần dám đổi mới. Nếu như trước đây các quyết định của tập đoàn phụ thuộc vào mong muốn chủ quan của Nhà nước và nguồn lực hạn hẹp Nhà nước phân phối thì nay các tập đoàn có thể tự đi tìm nguồn vốn cho mình để cải tiến sản xuất với những bước tiến táo bạo và tiến bộ. Các tập đoàn cũng có thể tự tìm kiếm đầu ra- đầu vào của mình, thay đổi thích ứng nhanh với thị trường mà không chờ sự phân công, chỉ định của Chính phủ khi quyết định tham gia vào ngành nào, mở rộng sang lĩnh vực nào và cần phải thực hiện ra sao.

4.2. Tận dụng lợi thế theo quy mô:

Một điều quan trọng là các tập đoàn có thể tận dụng lợi thế theo quy mô khi liên kết giữa các doanh nghiệp, điều mà các doanh nghiệp đơn lẻ hoặc các hiệp hội ngành nghề với các doanh nghiệp thành viên có mối liên kết lỏng lẻo không thể làm được. Đặc điểm kinh tế Trung Quốc trước kia là số lượng doanh nghiệp lớn nhưng qui mô của từng doanh nghiệp lại nhỏ và mức độ tập trung hoá sản xuất thấp; các doanh nghiệp có trình độ công nghệ thấp, sản phẩm tương tự nhau và năng lực nghiên cứu, phát triển độc lập là yếu; cơ cấu nghành nghề trong khu vực là tương tự nhau, trình độ chuyên môn hoá hợp tác hoá thấp. Các tập đoàn tập hợp lại những doanh nghiệp



này, đầu tư nâng cấp lại các hệ thống làm cho họ có quy mô lớn hơn, hoạt động hiệu quả hơn.

4.3. Thực hiện chuyên môn hóa:

Do quá trình liên kết các công ty thành viên nên các tập đoàn doanh nghiệp có thể thống nhất đầu mối sản xuất, đảm bảo đầu vào và đầu ra cho sản phẩm. Trong giai đoạn đầu thì các công ty thành viên có thể yên tâm về khách hàng vì họ sản xuất chủ yếu phục vụ cho các công ty trong tập đoàn. Vì vậy, các công ty thành viên có thể chuyên môn hóa vào một lĩnh vực để nâng cao trình độ về việc sản xuất đó.

4.4. Hình thành các tập đoàn doanh nghiệp giúp cải cách doanh nghiệp và

điều chình cơ cấu công nghiệp:

Việc tập hợp các xí nghiệp, công ty thành tập đoàn giúp cải cách các doanh nghiệp vì họ có thể nâng cao tính chuyên môn hóa, được tập đoàn hỗ trợ về vốn và kỹ thuật, lại ổn định được đầu ra nên dần đạt hiệu quả kinh doanh. Họ còn chịu cơ chế giám sát cấp độ tập đoàn và có cơ hội mở rộng sản xuất. Tập đoàn chú trọng việc điều chỉnh và tối ưu hoá năng xuất lao động và cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, các tập đoàn doanh nghiệp còn giúp điều chỉnh cơ cấu công nghiệp. Các ngành công nghiệp cao và mới có đặc trưng là sử dụng nhiều vốn và công nghệ. Điều đó đòi hỏi các yếu tố sản xuất phải được tập trung và kết hợp lại thành quy mô lớn. Vì vậy chỉ có các tập đoàn doanh nghiệp lớn mới có khả năng phát triển thành những ngành công nghiệp cần nhiều vốn và công nghệ ở quy mô lớn. Chỉ có vậy nó mới tận dụng được sức mạnh kinh tế và lợi thế kỹ thuật của mình để nắm được xu thế của thị trường trong và ngoài nước, tự xây dựng chiến lược phát triển dài hạn, một bước tiến quan trọng để Trung Quốc có thể thực hiện chiến lược phát triển công nghiệp quốc gia.

4.5. Mối quan hệ giữa tập đoàn doanh nghiệp với doanh nghiệp vừa và nhỏ cólợi cho cả hai bên:

Trung Quốc có một số lượng lớn doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế quốc dân. Các doanh nghiệp này chiếm thị phần lớn hơn nhờ có cơ chế hoạt động linh hoạt và giá rẻ nhưng họ cũng bị gặp nhiều khó khăn do trình độ công nghệ thấp,



chất lượng sản phẩm thấp và khả năng cạnh tranh yếu. Nếu các doanh nghiệp nhỏ này tham gia cạnh tranh trên thị trường mà chỉ dựa vào sức mạnh của bản thân họ, thì họ phải đối mặt với vấn đề rất lớn là tồn tại hoặc bị loại bỏ. Do đó, việc họ hình thành một mối quan hệ với tập đoàn là rất có lợi cho cả hai bên. Một mặt tập đoàn có thể nâng cao năng lực cạnh tranh của mình thông qua mở rộng quy mô sản xuất và thị trường do các doanh nghiệp thành viên mới gia nhập tập đoàn mang lại, mặt khác các doanh nghiệp nhỏ này nhận được sự bảo vệ hoặc đỡ đầu và nhiều cơ hội phát triển từ phía tập đoàn.

4.6. Tập đoàn doanh nghiệp có thể giúp chính phủ quản lý các doanh nghiệpNhà Nước và thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô:

Chính phủ đã xóa bỏ nhiều cơ quan giám sát chuyên ngành trong nền kinh tế kế hoạch hóa truyền thống để quản lý và kiểm soát các doanh nghiệp Nhà Nước khi hình thành và phát triển hệ thống kinh tế thị trường. Trong khi đó, tập đoàn doanh nghiệp có rất nhiều doanh nghiệp thành viên, chẳng hạn như Tập đoàn hóa dầu Trung Quốc, Tập đoàn Dầu khí Trung Quốc và 10 đơn vị thành viên lớn và có trên 100 doanh nghiệp cấp III. Do đó, chính phủ có thể quản lý một cách gián tiếp nhiều doanh nghiệp thành viên bằng cách trực tiếp kiểm soát tập đoàn thông qua mối quan hệ về vốn hoặc hệ thống hợp tác sản xuất hơn là bằng biện pháp hành chính. Vì vậy, tập đoàn doanh nghiệp sẽ phải đóng vai trò là người giám sát lĩnh vực công nghiệp trực tiếp cho Chính phủ.

Đồng thời, tập đoàn doanh nghiệp lớn cũng trở thành người thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô vì họ đưa một số lượng lớn các doanh nghiệp vừa và nhỏ vào hệ thống sản xuất và hợp tác của mình. Vì chỉ với kênh này thôi cũng đã là cách thức tốt nhất để thực hiện chính sách công nghiệp quốc gia.

5. Những điểm yếu của mô hình tập đoàn doanh nghiệp:

5.1. Vấn đề về cơ cấu sở hữu:

Khi cải cách Nhà nước Trung Quốc đã gặp phải vấn đề rất nan giải về cơ chế quản lý tài sản Nhà nước, ai sẽ là người quản lý, ai sẽ là người đại diện chủ sở hữu nhà nước tại các tập đoàn. Bất kỳ ai đóng vai trò là chủ sở hữu cũng phải đặt vấn đề lợi ích lên trên hết, vấn đề đặt ra là liệu người đại diện đó có thể đem lại lợi ích tối đa



cho nguồn vốn của Nhà Nước bỏ ra hay không, vì lợi nhuận kinh doanh không phải là vấn đề sống còn với người quản lý khi anh ta không phải là người chủ sở hữu thực sự của khoản vốn đó, nhất là khi Trung Quốc chưa áp dụng được chế độ thưởng phạt thích hợp đối với các nhà quản lý và giám sát. Chỉ khi nào người quản lý vốn là chủ sở hữu thì họ mới có động lực để liên tục đổi mới, cải cách doanh nghiệp. Sẽ không có bảo đảm rằng người giám sát có thể móc ngoặc với người quản lý để lạm dụng vốn Nhà nước dẫn đến thiếu hiệu quả. Trong nền kinh tế thị trường, Chính phủ thực sự không nên đóng vai trò “vừa đá bóng, vừa thổi còi”, có nghĩa là Chính phủ không nên thực hiện hoạt động kinh doanh trong khi chức năng chính của Nhà Nước là quản lý vĩ mô.

5.2. Tập đoàn doanh nghiệp tiến hành cải cách không đầy đủ dẫn đến yếu kémtrong quản lý:

Các biện pháp cải cách trước đây chủ yếu dưới hình thức trao quyền quản lý từ các cơ quan hành chính của Nhà Nước cho công ty mẹ là cần thiết đối với các doanh nghiệp Nhà Nước (DNNN) trong khi nền kinh tế chuyển từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường. Tuy nhiên, kinh nghiệm vừa qua cho thấy nếu chỉ nới lỏng quản lý sẽ không đủ để tạo ra tính cạnh tranh cho các tập đoàn. Hơn nữa, chính phủ với tư cách là người sở hữu các tập đoàn, lại thất bại trong việc đóng vai trò giám sát, quản lý doanh nghiệp như các chủ doanh nghiệp vẫn thường làm. Mặt khác, những cuộc cải cách mới đây đã tỏ ra có hiệu quả hơn nhờ việc giảm bớt gánh nặng lao động dôi dư của các tập đoàn và quan trọng hơn là cho phép thay đổi cơ cấu sở hữu tập đoàn bằng cách chấp nhận sở hữu tư nhân.

Việc thiết lập một cơ cấu quản lý công ty được chuẩn hóa cho các tập đoàn là một vấn đề lớn trong quá trình cải cách doanh nghiệp. Những doanh nghiệp này vẫn đang thiếu một cơ cấu hợp lý có thể hạn chế được những hành vi lợi ích riêng lẻ của từng nhóm lợi ích- có nghĩa là định hướng lợi ích khác nhau của các nhà quản lý, người lao động, các chủ sở hữu phi nhà nước và những người đại diện chủ sở hữu nhà nước- và chuyển thành mục tiêu duy nhất là hoạt động có hiệu quả của doanh nghiệp.

5.3. Sự liên kết về mặt hành chính giữa các thành viên trong tập đoàn:


Thực chất, đa phần các Tập đoàn doanh nghiệp của Trung Quốc hiện nay được hình thành thông qua hình thức chuyển giao hành chính, góp nhặt lại từ nhiều đơn vị và bộ ngành khác nhau. Chính phủ hình thành các tập đoàn từ biện pháp hành chính làm cho các doanh nghiệp thành viên phân phối tài sản với nhau một cách thiếu trật tự. Vốn là thuộc sở hữu Nhà nước, nên các công ty thuộc tập đoàn đều là các công ty của Nhà Nước chứ không có quan hệ kiểm soát, giám sát đối với nhau. Do đó, ngay từ đầu các công ty trong tập đoàn đã thiếu tính gắn kết, hoạt động rời rạc và yếu về năng lực kiểm soát, làm giảm tính cạnh tranh do hợp lực của mô hình tập đoàn. Trong khi đó, các doanh nghiệp hành động tự nguyện thì không tỉnh táo khi tìm cách mở rộng quy mô. Nếu các tập đoàn thực sự mong muốn có thực lực và sức cạnh tranh trên thị trường thì việc thúc đẩy cải tổ, sắp xếp lại nội bộ là con đường hữu hiệu để tăng cường tình kiểm soát và nâng cao sức quy tụ trong doanh nghiệp. 5.4. Vấn đề về cơ cấu tổ chức:

Cơ cấu tổ chức của các tập đoàn doanh nghiệp cũng không bình thường, chứng tỏ các tập đoàn chưa thực sự tạo được sự khác biệt so với mô hình công ty Nhà Nước cũ. Các văn bản Nhà Nước về tập đoàn doanh nghiệp quy định rằng công ty mẹ phải đạt tiêu chuẩn quốc gia về doanh nghiệp lớn hoặc có số vốn đăng ký trên 100 triệu NDT và có ít nhất 05 công ty con mà nó chi phối. Nhưng thực tế có trên 640 tập đoàn doanh nghiệp, chiếm 23,1% tổng số tập đoàn, có ít hơn doanh nghiệp thành viên và 163 tập đoàn không có công ty con. Điều này chứng minh cơ cấu bất thường của các tập đoàn doanh nghiệp Trung Quốc.

Cho đến năm 2003, 21 tập đoàn doanh nghiệp chưa hình thành đại hội cổ đông, hội đồng quản trịvà ban kiểm soát, các công ty tiến hành cải cách chỉ có cơ cấu công ty trên danh nghĩa. 68% các tập đoàn thiếu cơ chế khuyến khích và phân công trách nhiệm, 47,8% không có hệ thống công ty mẹ con đầy đủ, 42% không làm rõ mối quan hệ tài sản trong nội bộ doanh nghiệp.

5.5. Các vấn đề về nhân sự:

Đội ngũ lãnh đạo của các tập đoàn doanh nghiệp tương đối thiếu kinh nghiệm và năng lực trong việc quản trị, điều hành tập đoàn và các hoạt động kinh doanh. Các cơ quan đầu não của tập đoàn thiếu năng lực xây dựng và thực hiện các chính sách



thống nhất, thiếu chiến lược hoạt động và phát triển mang tính dài hạn và ổn định. Họ không thể trở thành người quản lý có thể điều phối có hiệu quả hoạt động và phát triển mang tính dài hạn và ổn định, không thể trở thành người quản lý để có thể điều phối có hiệu quả hoạt động của tất cả các thành viên trong tập đoàn.

Hơn nữa, các tập đoàn lại không có cơ chế thưởng phạt thích hợp để kiểm soát hoạt động quản trị của công ty. Các vị lãnh đạo không bị sa thải khi có dấu hiệu công ty làm việc kém hiệu quả. Cũng không có chế độ ưu đãi tương xứng nếu tập đoàn có lợi nhuận cao. Vì tài sản của các tập đoàn thuộc sở hữu Nhà Nước có giá trị lớn, nên các giám đốc của các tập đoàn này phải có trách nhiệm lớn đối với số tài sản này. Nhưng trong thực tế, quyền lợi và nghĩa vụ của người giám đốc này không cân xứng nhau. Hệ thống lương bổng của giám đốc là tiêu chuẩn của công chức Nhà Nước, điều này là cho ông ta điều hành hoạt động của tập đoàn ở mức bình thường với rủi ro và nghĩa vụ thấp. Thậm chí người này còn không có cả động lực để tối ưu hóa lợi nhuận của tập đoàn. Các giám đốc không có động lực là lợi nhuận, lợi nhuận không gắn chặt với lợi ích của họ do chủ yếu vốn và lợi nhuận thuộc về Nhà Nước. Và cũng không có ai kiểm soát các hoạt động của công ty một cách chặt chẽ. Hội đồng quản trị nhiều khi không có đủ năng lực giảm sát thẩm định, các ngân hàng không có chức năng kiểm soát được tình hình kinh doanh của công ty, không có cổ đông nào để gây tác động và điều tiết ban lãnh đạo trong công ty mẹ thuộc sở hữu Nhà Nước hoàn toàn, hay cổ đông trong các công ty mẹ cổ phần có vai trò yếuHơn nữa điều này có thể dẫn đến tham nhũng, lạm dụng chức vụ, làm cho hoạt động kinh doanh của tập đoàn có hiệu quả rất thấp.

Cơ chế bổ nhiệm nhân sự của các tập đoàn có nhiều vấn đề đáng bàn. Các thành viên trong hội đồng quản trị hầu hết là cán bộ dưới quyền giám đốc, thậm chí nếu có ban giám đốc gồm thành viên bên ngoài vào thì họ cũng do cán bộ dưới quyền vị giám đốc chỉ định và có sự thiếu nguồn thông tin độc lập và đáng tin cậy từ phía bên ngoài; ban kiểm soát hầu hết là những người trong nội bộ tập đoàn. Như vậy hầu như trong ban lãnh đạo khó có sự kiểm soát, kiểm tra nghiêm ngặt và minh bạch. Các vị trí được bổ nhiệm trong nội bộ và dựa theo mối quan hệ nhiều hơn là năng lực thực sự, các thế hệ lãnh đạo theo đuổi cùng một nguyên tắc quản trị tương



tự nhau, không đổi mới và linh hoạt với tình hình mới do hạn chế về năng lực cũng như cơ chế nhân sự.

5.6. Năng lực quản lý kinh doanh hạn chế:

Các tập đoàn rất thiếu năng lực chuyên môn chính trong quá trình hình thành. Doanh nghiệp muốn có lợi thế cạnh tranh trên thị trường phải có năng lực của chính mình, điều này hoàn toàn thể hiện qua năng lực sáng tạo công nghệ. Đặc biệt, khi cạnh tranh trên thị trường Quốc Tế và khi đa dạng hóa sang một lĩnh vực mới, phát triển khoa học kỹ thuật là một yếu tố cơ bản hàng đầu mà các tập đoàn cần phải nghĩ tới. Việc thiếu đầu vào khoa học là nhân tố chính làm cản trở quá trình sáng tạo công nghệ và năng lực chuyên môn chính. Tỷ lệ chi phí bình quân cho nghiên cứu phát triển trong thu nhập hoạt động chỉ là 1% và số lượng các tập đoàn doanh nghiệp có tỷ lệ dưới 1% và 76,7%, trong khi các tập đoàn có tỷ lệ này trên 5% chỉ chiếm 3.3%, điều này rất không phù hợp với thông lệ quốc tế.

Những quản trị viên của tập đoàn tỏ ra thiếu năng lực trong sự thay đổi mạnh của một nền kinh tế hội nhập. Có dấu hiệu cho thấy nhiều chính sách được đưa ra chưa phù hợp và tỏ ra thiếu kinh nghiệm như việc đa dạng hóa quá mức vào những ngành nghề không liên quan, thiếu tính chiến lược lâu dài cho vấn đề phát triển khoa học công nghệ và phát triển nguồn nhân lực. Năng lực quản lý hạn chế thể hiện qua kết quả kinh doanh thua lỗ của nhiều tập đoàn.

5.7. Phụ thuộc vào sự hỗ trợ của Nhà Nước và kinh doanh không dựa trên cơsở cạnh tranh:

Vốn sử dụng là vốn của Nhà Nước, nên khi thua lỗ thì người chịu thiệt hại nhất lại là Nhà Nước. Ngay cả khi không thua lỗ thì những kết quả kinh doanh đạt được vẫn chưa tương xứng với tầm vóc và sự đầu tư của các tập đoàn, như vậy là các tập đoàn làm việc chưa có hiệu quả. Tỷ lệ lợi nhuận/ đầu tư của Trung Quốc thấp nhất trong các nước Đông Á, thậm chí còn thua một số nước Đông Nam Á. Đầu tư vốn của tập đoàn từ nhiều nguồn vay khác nhau đã tạo nền tảng thúc đẩy sự phát triển thần kỳ cho các tập đoàn Hàn Quốc và Trung Quốc những năm 60,70, nhưng sự đầu tư tương ứng này ở Trung Quốc không mang lại cho Trung Quốc mấy hiệu quả. Và Nhà Nước là người gánh chịu mọi hậu quả khi vốn sử dụng không được thu hồi với

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/05/2022