hình này có rất nhiều lỗ hổng. Mặc dù xây dựng được một nền tảng kỹ thuật nhưng sự sụp đổ của các tập đoàn của Hàn quốc sẽ khiến đất nước này mất hàng thập kỷ để phục hồi và kéo đất nước này tụt hậu trong khi các nền kinh tế khác vẫn đang phát triển. Những thành quả của một đời người gây dựng nên tập đoàn cũng sẽ tan biến do những lỗ hổng trong quản trị khi theo đuổi sự phát triển nóng và những kế hoạch đầy tham vọng. Nếu theo đuổi mô hình này, chúng ta sẽ cần giải quyết được những điểm yếu này đồng thời thay đổi linh hoạt mô hình để phù hợp với xu hướng mới.
Nếu so sánh về xuất phát điểm thì nền kinh tế Việt nam cũng có nhiều nét tương đồng với nền kinh tế nhỏ, nghèo nàn và manh mún của Hàn Quốc những năm 40. Chúng ta có thể áp dụng cách làm của Hàn Quốc trong giai đoạn đầu phát triển. Hàn Quốc đã phát triển từ sự kết hợp giữa Chính phủ và các tập đoàn tư nhân. Trong giai đoạn đầu phát triển các tập đoàn này đã nhận được sự trợ giúp rất nhiều từ phía chính phủ mới có thể đạt được thành công và tạo được đà tăng trưởng. Tuy nhiên khi áp dụng chúng ta nên chú ý các điều sau:
- Trong nền kinh tế cạnh tranh toàn cầu, việc chính phủ trợ giúp và bảo hộ cho các danh nghiệp trong nước có thể vấp phải sự phản đối từ cộng đồng quốc tế, đặc biệt là từ các tổ chức kinh tế thế giới mà Việt Nam là thành viên. Vì vậy, chúng ta cần có những biện pháp hỗ trợ gián tiếp để phát triển doanh nghiệp mà không phải đối mặt với những khó khăn đó.
- Cũng giống như Hàn Quốc, các doanh nghiệp cần biết rằng sự trợ giúp từ chính phủ là nhất thời và chiến lược lâu dài của các tập đoàn là nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế một cách thực chất, toàn diện và độc lập.
- Nhà Nước nên có cơ chế bắt buộc và doanh nghiệp nên tự nguyện khắc phục những điểm yếu mà các tập đoàn Hàn Quốc đã gặp phải trong quá trinh phát triển để tránh những nguy cơ có thể xảy đến đối với các tập đoàn.
- Sự kết hợp để phát triển này là sự kết hợp giữa Nhà Nước và các tập đoàn kinh tế tư nhân, không phải với các tập đoàn Nhà Nước.
2. Nhật Bản:
Mô hình keiretsu là một mô hình rất đặc biệt. Sự phát triển mạnh mẽ của tư bản tài chính dẫn đến sự tham gia sâu rộng của ngân hàng vào hoạt động kinh doanh của
Có thể bạn quan tâm!
- Lịch Sử Hình Thành Và Phát Triển Của Tập Đoàn Doanh Nghiệp:
- Những Điểm Mạnh Của Mô Hình Tập Đoàn Doanh Nghiệp:
- Mô Hình Tổng Công Ty Nhà Nước- Hình Thức Thí Điểm Tập Đoàn Kinh Tế Ở Việt Nam:
- Nghiên cứu mô hình tập đoàn ở một số nước Đông Nam Á và bài học cho Việt Nam - 12
Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.
các doanh nghiệp, thậm chí chính ngân hàng là nhân tố thúc đẩy liên kết giữa các doanh nghiệp để hình thành tập đoàn do ngân hàng có quyền quyết định rất lớn trong quản trị chiến lược. Việc tham gia của các sogo shosha cũng là một mô hình rất đặc biệt. Không có một công ty nào trên Thế giới có hoạt động rộng rãi như shosha đã làm chỉ với mục đích là hỗ trợ các thành viên lớn nhỏ trong tập đoàn và nâng cao tính cạnh tranh của tập đoàn nói chung.
Chúng ta không thể nói chính xác liệu Việt Nam có nên áp dụng mô hình này hay không vì sự hình thành của keiretsu là sự phát triển tự thân, không phải từ ý muốn chủ quan mà phải dựa trên một hoàn cảnh kinh tế, chính trị xã hội đặc biệt. Các keiretsu có nền tảng rất lâu đời dựa trên một cơ sở vững mạnh của nền tài chính và sự phát triển mạnh mẽ của các ngân hàng. Do sự phát triển mạnh mẽ của các tập đoàn gia đình trước chiến tranh dẫn đến nhu cầu vốn khổng lồ, từ đó mở rộng sự can thiệp sâu rộng của hệ thống ngân hàng. Nền kinh tế Nhật Bản đã có những bước tiến thần kỳ ngay từ thời Minh Trị ( thập kỷ 40), sự lớn mạnh của các tập đoàn gia đình đòi hỏi một hệ thống ngân hàng có quy mô lớn và chuyên nghiệp, dẫn đến việc mua lại và sáp nhập các ngân hàng nhỏ thành những ngân hàng thành phố lớn thống trị cả nền kinh tế. Điều kiện kinh tế của chúng ta chưa phát triển ở mức độ này; hệ thống ngân hàng và tài chính của chúng ta chưa thể đủ vững mạnh để thực hiện theo mô hình.
Hơn nữa, mô hình keiretsu không thể được coi là hoàn hảo. Sự chao đảo của Nhật bản trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997 đã chứng tỏ rằng hệ thống keiretsu cũng có nhiều khuyết điểm. Phương Tây từng một thời ca ngợi sức mạnh của các keiretsu Nhật Bản giờ đây cũng phải xem xét lại những nhận định này. Trong điều kiện kinh tế Thế giới hiện nay thì mô hình này đã bị coi là lạc hậu. Các tập đoàn trên Thế giới có xu hướng độc lập giữa các thành viên với nhau hơn là tạo dựng một mối quan hệ chằng chịt lần nhau. Chính vì thế mà sau khủng hoảng các thành viên của keiretsu càng nới lỏng mối liên quan và vai trò của các ngân hàng chính giảm dần, nhiều ngân hàng sáp nhập với nhau làm lu mờ ranh giới giữa các keiretsu.
3. Trung Quốc:
Việt Nam và Trung Quốc có rất nhiều điểm tương đồng về văn hóa, lịch sử phát triển, cùng là các nước theo mô hình XHCN nên kinh nghiệm xây dựng mô hình tập đoàn của Trung Quốc rất có ý nghĩa đối với Việt Nam. Thực chất, quá trình chuyển đổi từ Tổng công ty sang tập đoàn của Việt Nam cũng khá giống với quá trình chuyển đổi từ doanh nghiệp Nhà nước sang tập đoàn của Trung Quốc. Tuy nhiên, thực tế đã cho thấy rằng trong suốt mấy thập kỷ qua Trung Quốc vẫn chưa thể tạo nên một cuộc bứt phá nào nhờ khả năng của những tập đoàn này, thậm chí còn có những thất bại đáng thất vọng mặc dù mô hình công ty mẹ-con là một mô hình tiên tiến và các tập đoàn kinh doanh của Trung Quốc cũng đã được cổ phần hóa, hoặc đang cổ phần hóa mạnh mẽ, có tiềm lực tài chính, kỹ thuật, công nghệ cao hơn Việt Nam nhiều lần. Chúng ta đang đi theo chính con đường của Trung Quốc và nên cân nhắc lại liệu có nên tiếp tục con đường đó không. Chúng ta không có một cơ sở nào về việc có thể đạt được những thành công hơn Trung Quốc trong khi năng lực quản lý ở các tập đoàn nhà nước vẫn yếu kém và bắt đầu phải đối mặt với những vấn đề tương tự như ở Trung Quốc.
Hơn nữa, có vẻ như các tập đoàn Nhà Nước ở Việt Nam hiện nay có cấu trúc không khác mấy so với các Tổng công ty trước đây, và vì vậy tất cả những vấn đề mà Tổng công ty gặp phải sẽ chuyển giao nguyên vẹn cho Tập đoàn. Nếu vậy thì nguy cơ thất bại là rất lớn, vì các Tổng công ty đã trải qua một thời gian dài hoạt động với hiệu quả thấp. Nếu chúng ta vẫn lựa chọn mô hình này thì cần phải có những bước đi mạnh mẽ, nhanh chóng và dứt khoát để cải thiện tình hình, cụ thể là phải đẩy mạnh cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước, cải cách bộ máy quản lý…Nhưng vấn đề là cải cách như thế nào và hiệu quả đạt được sẽ ra sao.
Trong kiến nghị của những nhà nghiên cứu ở Đại học Harvard gửi chính phủ Việt Nam “Lựa chọn thành công”- 2008, tác giả đã đề ra giả thiết rằng việc xây dựng các tập đoàn doanh nghiệp như hiện nay đang theo đuổi mục tiêu kiểm soát của Nhà nước trong lĩnh vực công nghiệp hơn là việc chú trong đến hiệu quả kinh tế thực sự. Nếu vậy, những tập đoàn Nhà nước này sẽ không thể giúp Việt Nam xây dựng nên một nền công nghiệp nặng có tính cạnh tranh.
Có kiến nghị được đưa ra một cách táo bạo rằng nên giải tán các Tổng công ty hiện nay. Vào năm 1990-1991, chúng ta cho ra đời các Tổng công ty 90-91 với hy vọng đó sẽ là những “quả đấm thép” của nền kinh tế Việt Nam và các Tổng công ty này sẽ cạnh tranh ngang ngửa với các tập đoàn lớn trên Thế giới. Song gần 26 năm qua, “quả đấm thép” chưa thấy xuất hiện. Các tổng công ty được thành lập để khai thác lợi thế kinh tế theo quy mô và nâng cao năng lực cạnh tranh. Thế nhưng cho đến nay mặc dù cả hai mục tiêu này đều không đạt được nhưng các Tổng công ty vẫn tồn tại như một tập hợp lỏng lẻo các doanh nghiệp thành viên quy mô nhỏ với công nghệ lạc hậu và hướng nội. Những cải cách thực sự chỉ có thể xảy ra khi những doanh nghiệp này được dẫn dắt bởi những doanh nhân thực thụ, hoạt động dưới áp lực của cạnh tranh, khi mua bán- sáp nhập công ty được thực hiện trên cơ sở thương mại chứ không phải hành chính, và khi tồn tại một cơ chế đào thải dứt khoát các doanh nghiệp không có năng lực cạnh tranh. Tất cả những điều này hầu như không thể đạt được trong hệ thống Tổng công ty hiện nay. Việc chuyển các Tổng công ty thành tập đoàn cũng không phải là một giải pháp đúng đắn vì nếu chúng ta cứ tiếp tục đổi tên các Tổng công ty thành tập đoàn hoặc tập hợp các doanh nghiệp độc lập dưới tên gọi tập đoàn thì nền kinh tế sẽ không có sự thay đổi gì về chất. Chúng ta có thể cân nhắc việc tư nhân hóa các tập đoàn Nhà Nước giống như Pháp đã từng làm với một số ít tập đoàn Nhà nước của mình khi thấy những tập đoàn này hoạt động trì trệ và kém hiệu quả.
III. Một số bài học cho Việt Nam trong quá trình xây dựng và quản lý tập đoàn:
1. Tập đoàn nên được phát triển một cách tự thân, độc lập bằng biện pháp thị trường mà không phải biện pháp hành chính:
Kinh nghiệm của Trung Quốc cho thấy sau nhiều thập kỷ cải cách doanh nghiệp Nhà Nước, xây dựng mô hình tập đoàn, hiệu quả đạt được không đáng là bao so với công sức và nguồn lực đầu tư. Giống như các tập đoàn của Trung Quốc, các tập đoàn Nhà Nước của Việt Nam không tận dụng được lợi thế theo quy mô và lợi thế từ sự liên kết theo mô hình tập đoàn của các nước phát triển trên Thế giới. Đơn giản
là do các tập đoàn Nhà nước ở Việt Nam không được hình thành từ nhu cầu phát triển, theo biện pháp thị trường, mà chỉ là sự góp nhặt và gắn kết cơ học các đơn vị kinh tế của Nhà Nước thành mô hình tập đoàn. Hậu quả là các tập đoàn Nhà nước hoạt động kém hiệu quả, mặc dù đã được tạo mọi điều kiện ưu đãi về vốn liếng, đất đai, cơ chế…Quyết định thành lập một tập đoàn phải là do chính các doanh nghiệp tư nhân quyết định từ những điều kiện riêng của doanh nghiệp, không thể là kết quả của một quyết định chủ quan duy ý chí.
2.Phát triển các tập đoàn kinh tế tư nhân:
Nhà nước nên có những chính sách và biện pháp để hỗ trợ phát triển của các tập toàn kinh tế tư nhân vì đây là khu vực năng động nhất của nền kinh tế. Các mô hình trên thế giới cũng dựa chủ yếu vào sự phát triển của khu vực này mà hiếm có quốc gia nào thành công trong việc sử dụng tập đoàn Nhà nước để làm phương tiện hữu hiệu trong cạnh tranh quốc tế, trừ Singapore là một trường hợp ngoại lệ. Với mức độ phát triển của các tập đoàn Nhà nước như hiện nay thì không có cơ sở gì để chứng minh Việt Nam có thể lặp lại thành tích của Singapore. Nhà nước cần có một hệ thống Luật pháp và thể chế tốt để điều chỉnh các tập đoàn tư nhân này, tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi giúp các doanh nghiệp tiếp cận tốt các nguồn lực như vốn, đất đai, cải thiện hệ thống thuế, luật phá sản, mua bán sáp nhập, củng cố nền tài chính... tạo điều kiện tối đa cho các tập đoàn tư nhân phát triển.
Nhà nước nên giảm bớt ưu ái đối với các tập đoàn Nhà Nước. Cũng giống như Trung Quốc, các tập đoàn này đã không sử dụng nguồn vốn Nhà nước một cách hiệu quả. Gần đây các tập đoàn này có dấu hiệu thiếu tập trung vào các hoạt động cốt lõi mà lại ra sức đầu cơ một cách tham vọng vào các ngành bất động sản, tài chính, ngân hàng... để thu lợi nhuận tức thời. Đây cũng là một dấu hiệu cho thấy năng lực quản lý kinh tế yếu kém và thiếu chiến lược: nhiều tập đoàn vay vốn nước ngoài quá nhiều mà không tận dụng hết đành phải đầu tư sang các lĩnh vực khác. Những tập đoàn này không tập trung nâng cao sức cạnh tranh quốc tế của mình mà lại cố gắng dùng sự hỗ trợ của Chính phủ để tạo ra những công ty độc quyền trong nước để ngăn cản cạnh tranh từ doanh nghiệp nước ngoài.
Chính vì thế, Nhà nước cần phải hướng sự chú ý của mình vào các tập đoàn tư nhân, nơi các doanh nghiệp đang nỗ lực hết mình để tồn tại và phát triển. Chính họ mới là nhân tố thúc đầy nền kinh tế phát triển mạnh mẽ và mang lại thành công.
3. Hạn chế sự phụ thuộc vào Nhà Nước:
Các tổng công ty của Việt Nam hiện nay vốn được hình thành để sản xuất thay thế hàng nhập khẩu, vì thế được Nhà nước trợ cấp rất nhiều ngay cả khi thua lỗ, không thể xuất khẩu.
Mặc dù trong quá trình phát triển của các tập đoàn doanh nghiệp cần có sự hỗ trợ của chính phủ, nhưng đó chỉ là thời gian đầu khi nền kinh tế chưa có một nền tảng kỹ thuật và cơ sở vật chất cần thiết để các doanh nghiệp phát triển sản xuất và kinh doanh. Lúc đó, chính phủ cần hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn, định hướng cho các tập đoàn đa dạng hóa và liên kết, điều chỉnh hệ thống Luật pháp để tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh, và ngay cả trợ cấp để tăng sức cạnh tranh cho các tập đoàn trước hàng hóa nhập khẩu từ các nước tiên tiến. Nhưng sau một thời gian Nhà Nước cần phải để cho các doanh nghiệp phát triển tự do và tự vạch ra chiến lược để nâng cao tính cạnh tranh, vì cạnh tranh là điều kiên tiên quyết để tồn tại và phát triển trong một nền kinh tế hội nhập. Nhà Nước cần phải áp dụng các qui tắc của nền kinh tế thị trường trong việc định hướng phát triển tập đoàn. Sự bảo hộ của Chính phủ làm cho các doanh nghiệp trở nên trì trệ, giảm sức sáng tạo và phấn đầu, gây ra một môI trường cạnh tranh thiếu lành mạnh. Một thực tế hiện nay là các tập đoàn doanh nghiệp của Trung Quốc phát triển thành công, có lợi nhuận cao đều là những tập đoàn thuộc ngành có khả năng sinh lời cao và có một số lợi thế về độc quyền tự nhiên. Do đó cần phải xem xét mối quan hệ độc quyền khi chúng ta dần mở cửa nền kinh tế ra Thế Giới. Liệu khi không còn độc quyền nữa thì các tập đoàn có khả năng cạnh tranh quốc tế không, vì tính cạnh tranh là điều kiện tiên quyết để tồn tại trong một nền kinh tế hội nhập.
4. Kiểm soát hệ thống tài chính trong doanh nghiệp.
Một số tập đoàn kinh tế Nhà Nước như Petro Việt Nam, Vinashin và EVN đang thành lập hay đoạt quyền kiểm soát ở một số ngân hàng. Sau đó, các tập đoàn này sẽ sử dụng ngân hàng này để tài trợ cho các kế hoạch mở rộng lãnh địa của mình. Nếu
không có hệ thống kiểm soát đủ mạnh và phân tán rủi ro có hiệu quả thì cách thức này dễ dẫn tới các khoản vay quá mức của các thành viên trong các tập đoàn kinh tế nhà nước. Ngân hàng là lĩnh vực đòi hỏi khả năng quản trị rủi ro cao. Theo kinh nghiệm của Hàn Quốc và Nhật Bản, việc một tập đoàn sử dụng ngân hàng của mình huy động vốn của dân chúng rồi lại cho vay trong nội bộ tập đoàn dễ dẫn tới tình trạng các khoản vay không được đảm bảo nghiêm ngặt về quản trị rủi ro. Ở Hàn Quốc, chính phủ hạn chế mức độ sở hữu ngân hàng của các tập đoàn không quá 15%, và Việt Nam cũng đang duy trì mức độ này. Ở Nhật, tuy quan hệ giữa tập đoàn và ngân hàng phức tạp, nhưng thực chất là ngân hàng sở hữu tập đoàn chứ không phải các tập đoàn sở hữu ngân hàng.
Ngoài ra, các tập đoàn Nhà nước còn đang lợi dụng sự bảo lãnh công khai hay ngầm của Nhà nước để thực hiện các khoản vay lớn trên thị trường quốc tế. Tất cả những động thái này là những thủ thuật cổ điển mà các keiretsu Nhật Bản và chaebol của Hàn Quốc từng thực hiện. Các tập đoàn ở Việt Nam cũng không nên thực hiện vay nợ chéo và sở hữu chéo lẫn nhau giữa các thành viên trong tập đoàn. Việc các thành viên vay nợ và sở hữu chéo lẫn nhau, cùng với các khoản vay nước ngoài không được phòng vệ là những nguyên nhân chính dẫn tới cuộc khủng hoảng tài chính Đông Á và Đông Nam Á năm 1997.
5. Kiểm soát hiệu quả chiến lược đa dạng hóa:
Các tập đoàn doanh nghiệp Nhà Nước không nên đa dạng hoá quá mức ngành nghề của mình, đặc biệt khi các tập đoàn này gánh trọng trách là đơn vị độc quyền trong việc cung cấp các hàng hoá dịch vụ chủ lực của nền kinh tế, đầu tư vào những ngành tập đoàn không có kinh nghiệm và nguồn lực. Hiện nay, các tập đoàn như điện lực, dầu khí…đã nhanh chóng lao vào đầu tư, kinh doanh những lĩnh vực không phải thế mạnh của mình như bất động sản, tài chính, ngân hàng…những ngành mà họ cho rằng có thể kiếm lợi nhuận nhiều nhất vì đang phát triển nóng. Do vậy, đúng lúc nền kinh tế cần có điện nhất thì tập đoàn điện lực lại đem nguồn lực tài chính, con người còn hạn hẹp của mình đi góp vốn mở ngân hàng (ngân hàng An Bình), kinh doanh viễn thông. Hậu quả là hàng loạt công trình điện lực bị chậm tiến độ, nhiều công trình hư hỏng nhưng chậm sửa chữa dẫn đến tình trạng thiếu điện trở
thành kinh niên. Tập đoàn điện lực còn muốn sản xuất cả máy tính, máy tính sách tay thương hiệu EVN, tập đoàn công nghiệp tầu thuỷ cũng dự định mở rộng sang lĩnh vực hàng không. Thậm chí có tập đoàn còn bán bớt cổ phần tại các đơn vị kinh doanh mang lại nguồn thu nhập chủ chốt cho mình để xây dựng cao ốc văn phòng cho thuê, khách sạn. Có thể sẽ có những tập đoàn có dự án thành công nhất định nhưng một khi thất bại thua lỗ đổ vỡ lây cả đến những lĩnh vực kinh doanh lõi của các tập đoàn này thì khi đó cả nền kinh tế sẽ gánh chịu hậu quả. Nguy hiểm hơn các tập đoàn nhà nước cũng đang mở rộng sang lĩnh vực ngân hàng.
Có hai con đường phát triển và mở rộng tập đoàn: một là mở rộng từ bên trong nội bộ bằng quá trình tích tụ, tập trung vốn và lợi thế về công nghệ, năng lực quản lý…; hai là mở rộng từ bên ngoài bằng việc sáp nhập và tổ chức lại. Nhưng dù mở rộng theo cách thức nào thì cũng cần phải chú ý đến tính hiệu quả. Kinh nghiệm của Hàn Quốc cho thấy có rất nhiều nguy cơ phát sinh từ việc đa dạng hóa tràn lan vào những ngành nghề khác nhau. Trước khi quyết định đa dạng hóa cần phải chuẩn bị sẵn sàng các nguồn lực hỗ trợ, tìm hiểu và phân tích đúng đắn thị trường trong nước và quốc tế, hoạch định chiến lược một cách rõ ràng và hiệu quả, phán đoán được những nguy cơ tiềm ẩn…Tất cả những điều này chỉ có thể thực hiện với một đội ngũ quản lý và giám sát có năng lực, uy tín, kinh nghiệm và trình độ rất cao, không phụ thuộc vào vấn đề tham vọng cá nhân hay nguồn vốn dồi dào, đặc biệt đó lại là nguồn vốn của Nhà Nước.
Sau cuộc khủng hoảng dẫn đến sự sụp đổ của hàng loạt chaebol, chính phủ Hàn Quốc đã cố gắng tập trung các ngành công nghiệp lại và khuyến khích các chaebol tập trung vào những ngành công nghiệp cốt lõi của họ.
6. Nâng cao năng lực quản lý phù hợp với mở rộng quy mô
Sẽ khó có thể đảm bảo sự phát triển lành mạnh của tập đoàn nếu việc quản lý không theo kịp với quá trình mở rộng tập đoàn vì kết quả sẽ rất tai hại khi mất khả năng kiểm soát quản lý. Việc mở rộng quy mô quá mức của tập đoàn sẽ làm suy yếu tập đoàn.
Sự lựa chọn phù hợp hơn đối với việc mở rộng tập đoàn là việc xác định rõ mục tiêu phát triển của toàn bộ tập đoàn để điều phối các mối quan hệ giữa các doanh nghiệp