Nghiên cứu lựa chọn ứng dụng trò chơi vận động nâng cao tính tích cực của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong hoạt động giáo dục thể chất tại thành phố Hồ Chí Minh - 2

BẢNG

NỘI DUNG

TRANG


chí lựa chọn TCVĐ nâng cao TTC của trẻ MG 5 – 6

tuổi trong hoạt động GDTC tại TP. HCM


Bảng 3.25.

TCVĐ đề xuất lựa chọn ứng dụng trong hoạt động

GDTC cho trẻ MG 5 – 6 tuổi tại TP. HCM

98


Bảng 3.26.

Kết quả lựa chọn TCVĐ nâng cao TTC của trẻ MG

5 – 6 tuổi trong hoạt động GDTC tại TP. HCM theo tiêu chí 1


101


Bảng 3.27.

Kết quả lựa chọn TCVĐ nâng cao TTC của trẻ MG 5

– 6 tuổi trong hoạt động GDTC tại TP. HCM theo tiêu chí 2 (n=30)


102


Bảng 3.28.

Kết quả lựa chọn TCVĐ nâng cao TTC của trẻ MG 5

– 6 tuổi trong hoạt động GDTC tại TP. HCM theo tiêu chí 3 (n=30)


103


Bảng 3.29.

Kết quả lựa chọn TCVĐ nâng cao TTC của trẻ MG 5

– 6 tuổi trong hoạt động GDTC tại TP. HCM theo tiêu chí 4 (n=30)


105


Bảng 3.30.

Kết quả lựa chọn TCVĐ nâng cao TTC của trẻ MG 5

– 6 tuổi trong hoạt động GDTC tại TP. HCM theo tiêu chí 5 (n=30)


106


Bảng 3.31.

Kết quả lựa chọn TCVĐ nâng cao TTC của trẻ MG 5

– 6 tuổi trong hoạt động GDTC tại TP. HCM theo tiêu chí 6 (n=30)


108


Bảng 3.32.

Kết quả tổng hợp việc lựa chọn TCVĐ nâng cao TTC của trẻ MG 5 – 6 tuổi trong hoạt động GDTC tại TP.

HCM


109

Bảng 3.33.

Nội dung tập luyện của nhóm thực nghiệm

113

Bảng 3.34.

Nội dung tập luyện của nhóm đối chứng

113


Bảng 3.35.

Phân phối thời gian chơi trò chơi vận động thực

nghiệm trong giờ học thể dục của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi tại Thành phố Hồ Chí Minh


115

Bảng 3.36.

Tiến trình thực nghiệm các TCVĐ trong giờ học thể

Sau 115

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 241 trang tài liệu này.

Nghiên cứu lựa chọn ứng dụng trò chơi vận động nâng cao tính tích cực của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong hoạt động giáo dục thể chất tại thành phố Hồ Chí Minh - 2

BẢNG

NỘI DUNG

TRANG


dục cho trẻ MG 5 – 6 tuổi


Bảng 3.37.

Tiến trình thực nghiệm các TCVĐ trong giờ TCVĐ

(chuyên biệt) cho trẻ MG 5 – 6 tuổi

Sau 115

Bảng 3.38.

So sánh TTC giữa nhóm thực nghiệm và nhóm đối

chứng trước thực nghiệm

Sau 117

Bảng 3.39.

So sánh các test đánh giá thể lực giữa nhóm thực

nghiệm với nhóm đối chứng trước thực nghiệm

Sau 118

Bảng 3.40.

Sự phát triển TTC của nhóm đối chứng sau thực

nghiệm (n=130)

Sau 119

Bảng 3.41.

Kết quả mức độ tác động của TCVĐ đối với TTC của

nhóm thực nghiệm

120

Bảng 3.42.

Kết quả phỏng vấn GV ở các lớp thực nghiệm về kết

quả ứng dụng TCVĐ trong hoạt động GDTC (n=8)

123

Bảng 3.43.

Kết quả phỏng vấn phụ huynh trẻ thực nghiệm về quá

trình ứng dụng TCVĐ cho trẻ (n = 47)

124

Bảng 3.44.

Sự phát triển TTC của nhóm thực nghiệm sau thực

nghiệm (n=139)

Sau 125

Bảng 3.45.

So sánh TTC giữa nhóm thực nghiệm với nhóm đối

chứng sau thực nghiệm

Sau 126

Bảng 3.46.

Sự tăng trưởng thể lực của nhóm đối chứng trước thực

nghiệm và sau thực nghiệm

Sau 128

Bảng 3.47.

Sự tăng trưởng thể lực của nhóm thực nghiệm trước

thực nghiệm và sau thực nghiệm

Sau 129


Bảng 3.48.

So sánh các test đánh giá thể lực của trẻ em nam giữa nhóm thực nghiệm với nhóm đối chứng sau thực

nghiệm


131


Bảng 3.49.

So sánh các test đánh giá thể lực của trẻ em nữ giữa

nhóm thực nghiệm với nhóm đối chứng sau thực nghiệm


132

BẢNG

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ


BIỂU ĐỒ

TÊN BIỂU ĐỒ

TRANG

Biểu đồ 3.1.

Kết quả quan sát trẻ về hứng thú trong hoạt động

GDTC

73

Biểu đồ 3.2.

Kết quả quan sát trẻ về chủ động trong hoạt động

GDTC

Sau 73

Biểu đồ 3.3.

Kết quả quan sát trẻ về giải quyết các vấn đề phát sinh

khi chơi trong hoạt động GDTC

Sau 73

Biểu đồ 3.4.

Kết quả quan sát trẻ về nỗ lực trong hoạt động GDTC

Sau 73

Biểu đồ 3.5.

Kết quả quan sát trẻ về hợp tác trong hoạt động GDTC

74


Biểu đồ 3.6.

So sánh thể lực của trẻ em nam MG 5 - 6 tuổi tại TP. HCM với thể lực trẻ em nam cùng lứa tuổi thời điểm

2008


Sau 80


Biểu đồ 3.7.

So sánh thể lực của trẻ em nữ MG 5 - 6 tuổi tại TP. HCM với thể lực trẻ em nữ cùng lứa tuổi thời điểm

2008


Sau 81

Biểu đồ 3.8.

Điểm trung bình TTC của nhóm thực nghiệm qua

TCVĐ

121

Biểu đồ 3.9.

Nhịp tăng trưởng của các nhóm trẻ em nam sau thực

nghiệm

133

Biểu đồ 3.10.

Nhịp tăng trưởng của các nhóm trẻ em nữ sau thực

nghiệm

134


ĐẶT VẤN ĐỀ

Hiện nay quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực của đời sống. Sự phát triển nhanh chóng của khoa học, kỹ thuật đặt ra nhiều thách thức đối với nguồn nhân lực ở các nước, đặc biệt là các nước đang phát triển. Giáo dục ở Việt Nam cần có sự thay đổi để thích ứng với những biến đổi như vũ bão của khoa học công nghệ mới và sự toàn cầu hóa. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 lần thứ XI đã chỉ rò “Nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản của giáo dục là nhằm xây dựng những con người và thế hệ thiết tha gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường xây dựng và bảo vệ tổ quốc; công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá của dân tộc, có năng lực tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại; phát huy tiềm năng của dân tộc và con người Việt Nam, có ý thức cộng đồng và phát huy tính tích cực của cá nhân, làm chủ tri thức khoa học và công nghệ hiện đại, có tư duy sáng tạo, có kỹ năng thực hành giỏi, có tác phong công nghiệp, có tính tổ chức kỷ luật; có sức khoẻ...” [17].

Giáo dục mầm non (GDMN) là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, tạo sự khởi đầu cho việc hình thành và phát triển nhân cách của một con người. Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước xác định mục tiêu của GDMN là “Giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào học lớp một” [10], trong đó giáo dục thể chất (GDTC) cho trẻ là nội dung quan trọng nhất, đặt nền móng cho sự phát triển về thể lực lẫn trí lực và thúc đẩy sự phát triển toàn diện của trẻ.

GDTC trong chương trình phát triển GDMN với nhiệm vụ “Tăng cường bảo vệ sức khỏe, thói quen tốt cho trẻ và đảm bảo sự phát triển thể chất toàn diện và giáo dục lòng yêu thích thể dục thể thao; giáo dục kỹ năng sống cho trẻ qua việc tăng cường áp dụng đa dạng các hình thức và phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ vào việc tổ chức các hoạt động theo quan điểm giáo dục “lấy trẻ làm trung tâm” nhằm tạo cơ hội cho trẻ tích cực khám phá, trải nghiệm và sáng tạo theo phương châm “học bằng chơi, chơi mà học” [8]. Hoạt động GDTC cho trẻ được thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau trên cơ sở các đặc điểm phát triển sinh lý, tâm lý và vận động của trẻ. Trong các hình thức GDTC cho trẻ thì trò chơi vận động (TCVĐ) thuộc loại trò chơi có quy luật đơn giản, dễ hiểu, lặp đi lặp lại nhiều lần với nhiều nội dung hấp dẫn, tình


huống bất ngờ. Thông qua TCVĐ, trẻ được trải nghiệm, được thử sức với dạng hoạt động gây hứng thú, từ đó hình thành cho trẻ hứng thú và ý chí nỗ lực vượt qua khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ vận động. Tuy nhiên, để trẻ mẫu giáo (MG) tích cực sau mỗi lần chơi thì cần phải lựa chọn TCVĐ phù hợp cho trẻ cũng như cách thức tổ chức phải phù hợp và hiệu quả.

Theo Cục Y tế dự phòng thì phần lớn trẻ ở thành phố ít vận động hoặc lượng vận động không đủ so với độ tuổi. Việc ít vận động kéo dài sẽ làm giảm sút khả năng chống lại các yếu tố ảnh hưởng như thời tiết, khí hậu, vi khuẩn và dễ mắc bệnh truyền nhiễm gấp 3 – 5 lần so với trẻ vận động thường xuyên, đồng thời dẫn đến trẻ dễ mắc bệnh béo phì [15]. Vấn đề này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng chủ yếu là ít sử dụng hoặc chưa lựa chọn được TCVĐ thích hợp để nâng cao tính tích cực (TTC) cho trẻ. Trong xu hướng đổi mới GDMN hiện nay, việc tổ chức hoạt động phát triển thể chất cần phải chú ý kích thích TTC của từng trẻ, tạo cho trẻ sự hứng thú, làm nảy sinh cảm xúc tích cực, phấn khởi, bởi đó là những yếu tố quan trọng thúc đẩy trẻ tích cực tham gia vận động. Thực hiện được yêu cầu này cũng chính là thực hiện được một trong những yêu cầu cơ bản của đổi mới GDMN hiện nay ở nước ta.

Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) với số dân khoảng 8,993 triệu người, là thành phố đông dân nhất nước, chiếm tỉ trọng 9,35% dân số cả nước cùng với tốc độ đô thị hoá nhanh chóng cùng hàng loạt các dự án phát triển hạ tầng đô thị, giao thông [77]. Bên cạnh đó, sự phát triển nhanh về các loại hình kinh tế, dịch vụ thu hút đông đảo lực lượng lao động là dân nhập cư từ các tỉnh đổ về làm cho dân số tăng nhanh tạo áp lực lớn cho các cơ quan nhà nước cũng như các cơ sở giáo dục trong việc giải quyết nhu cầu học tập của trẻ cũng như nâng cao chất lượng giáo dục. Trong những năm gần đây, cùng với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế là sự dồi dào về thực phẩm, sự chăm sóc ăn uống quá mức yêu cầu về năng lượng cũng như xem tivi, video, chơi trò chơi điện tử nhiều, đã tạo nên tình trạng dư cân, béo phì ở trẻ em. Ngoài ra, việc ít hoạt động còn hạn chế sự hình thành và phát triển các vận động cơ bản và các tố chất cần thiết cho trẻ [78]. Bên cạnh đó, giáo viên mầm non (GVMN) vẫn chưa nhận thức hết tầm quan trọng của việc phát huy TTC cho trẻ. Mặt khác, do lớp học quá đông, diện tích chật hẹp, sự thiếu kinh nghiệm trong tổ chức hoạt động, nên GV thường lúng


túng khi tổ chức cho trẻ vận động, hoặc có tổ chức nhưng qua loa, thiếu hiệu quả [39].

Xuất phát từ lý do trên, luận án chọn đề tài “Nghiên cứu lựa chọn ứng dụng TCVĐ nâng cao TTC của trẻ MG 5 – 6 tuổi trong hoạt động GDTC tại TP. HCM”.

Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở phân tích lý luận và đánh giá thực trạng sử dụng TCVĐ nâng cao TTC của trẻ MG 5 – 6 tuổi trong hoạt động GDTC, luận án lựa chọn các TCVĐ phù hợp với đặc điểm của trẻ MG 5 – 6 tuổi và điều kiện cụ thể của nhà trường, xây dựng các kế hoạch ứng dụng hiệu quả TCVĐ. Từ đó, nâng cao TTC và góp phần phát triển thể lực của trẻ MG 5 – 6 tuổi trong hoạt động GDTC tại TP. HCM.

Để đạt được mục đích nêu trên, luận án sẽ tập trung giải quyết những mục tiêu cụ thể sau:

Mục tiêu 1: Đánh giá thực trạng sử dụng TCVĐ nâng cao TTC của trẻ MG 5 – 6 tuổi trong hoạt động GDTC tại TP. HCM.

- Thực trạng sử dụng TCVĐ nâng cao TTC của trẻ MG 5 – 6 tuổi trong hoạt động GDTC tại TP. HCM

- Xác định tiêu chí đánh giá TTC của trẻ MG 5 – 6 tuổi trong hoạt động GDTC tại TP. HCM

Mục tiêu 2: Nghiên cứu lựa chọn TCVĐ nâng cao TTC của trẻ MG 5 – 6 tuổi trong hoạt động GDTC tại TP. HCM.

- Nguyên tắc lựa chọn TCVĐ nâng cao TTC của trẻ MG 5 – 6 tuổi trong hoạt động GDTC tại TP. HCM

- Tiêu chí lựa chọn TCVĐ nâng cao TTC của trẻ MG 5 – 6 tuổi trong hoạt động GDTC tại TP. HCM

- Lựa chọn TCVĐ nâng cao TTC của trẻ MG 5 – 6 tuổi trong hoạt động GDTC tại TP. HCM

Mục tiêu 3: Đánh giá hiệu quả ứng dụng TCVĐ nâng cao TTC của trẻ MG 5 – 6 tuổi trong hoạt động GDTC tại TP. HCM.

- Ứng dụng TCVĐ nâng cao TTC của trẻ MG 5 – 6 tuổi trong hoạt động GDTC tại TP. HCM.


- Đánh giá hiệu quả tác động thực nghiệm của TCVĐ để nâng cao TTC và sự phát triển thể lực của trẻ MG 5 – 6 tuổi tại TP. HCM.

Giả thuyết khoa học

TTC là một yếu tố quan trọng góp phần mang lại hiệu quả của hoạt động GDTC. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau mà TTC của trẻ MG 5 – 6 tuổi trong hoạt động GDTC tại TP. HCM còn hạn chế. Nếu tìm hiểu rò thực trạng, từ đó lựa chọn ứng dụng các TCVĐ trong hoạt động GDTC theo một số tiêu chí phù hợp sẽ giúp nâng cao TTC của trẻ MG 5 – 6 tuổi trong hoạt động GDTC tại TP. HCM.

Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

Về lý luận: Luận án hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản như hoạt động GDTC, TCVĐ, TTC của trẻ MG 5 – 6 tuổi làm cơ sở cho việc lựa chọn ứng dụng TCVĐ nâng cao TTC của trẻ MG 5 – 6 tuổi trong hoạt động GDTC.

Về thực tiễn

- Nghiên cứu góp phần cung cấp số liệu khoa học về thực trạng sử dụng TCVĐ nâng cao TTC của trẻ MG 5 – 6 tuổi trong hoạt động GDTC tại TP. HCM.

- Nghiên cứu góp phần đề xuất các tiêu chí đánh giá TTC của trẻ MG 5 – 6 tuổi trong hoạt động GDTC tại TP. HCM.

- Nghiên cứu đề xuất thực nghiệm các TCVĐ được lựa chọn nhằm nâng cao TTC của trẻ MG 5 – 6 tuổi trong hoạt động GDTC tại TP. HCM

Xem tất cả 241 trang.

Ngày đăng: 09/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí