Nghiên cứu lựa chọn bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho nam vận động viên Pencak Silat Bộ Công an - 2

TT


PHẦN MỞ ĐẦU

Đặt vấn đề:

Pencak Silat du nhập vào Việt Nam từ năm 1989 (sau SEAGames 15 ở Malaysia) và là nội dung thi đấu tranh tài chính thức trong các Đại hội thể thao Đông Nam Á (SEAGames), nhiều giải vô địch thế giới, châu lục và khu vực hàng năm. Là một trong những môn thế mạnh của thể thao Việt Nam, Pencak Silat đã phát triển rộng rãi trên khắp phạm vi cả nước. Các tỉnh, thành, ngành đã hình thành hệ thống đào tạo VĐV từ giai đoạn huấn luyện sơ bộ, chuyên môn hóa ban đầu, chuyên môn hóa sâu đến giai đoạn hoàn thiện thể thao góp phần nâng cao vị thế của thể thao Việt Nam trên đấu trường khu vực.

Tuy nhiên, để Pencak Silat Việt Nam tiếp tục khẳng định vị thế của mình trên đấu trường cần có chủ trương, định hướng khoa học, quy trình đào tạo VĐV phù hợp với sự phát triển chung của thế giới. Muốn xây dựng được quy trình đào tạo VĐV khoa học hoàn chỉnh hiệu quả cao thì việc tìm ra những hệ thống đào tạo huấn luyện khoa học trong đó bài tập thể lực đóng vai trò quan trọng được sự quan tâm đặc biệt của các nhà chuyên môn. Hơn nữa, rèn luyện thể lực lại là một trong hai nội dung cơ bản xuyên suốt của quá trình huấn luyện thể thao, trong đó bài tập thể lực là phương tiện chủ yếu và chuyên biệt của quá trình huấn luyện thể thao nói chung trong đó có huấn luyện thể lực nói riêng.

Ngày nay, trước yêu cầu ngày càng cao của quá trình đào tạo VĐV nói chung và vò thuật nói riêng đòi hỏi phải đặc biệt chú ý những bài tập phát triển sức mạnh tốc độ vì tố chất này có ý nghĩa quyết định, là cơ sở tiền đề phát huy tối đa khả năng làm việc của các cơ quan chức phận và các tố chất vận động khác phù hợp với đặc điểm đặc trưng của Pencak Silat, nâng cao hiệu quả sử dụng kỹ - chiến thuật, phát huy sức mạnh và uy lực của các đòn đánh trong suốt thời gian đào tạo tập luyện và thi đấu.

Qua thực tiễn cho thấy: Công tác huấn luyện đào tạo VĐV Pencak Silat trẻ Bộ Công an đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể trên đấu trường trong nước, khu vực và thế giới. Công tác đào tạo VĐV đã bước đầu được triển khai một


cách khoa học, các phương tiện huấn luyện đa dạng, hiện đại, các khâu tuyển chọn, kiểm tra đánh giá được tiến hành thường xuyên, chính xác, khoa học… Tuy nhiên, bên cạnh những mặt mạnh mà VĐV Pencak Silat Bộ Công an đã đạt được như kỹ, chiến thuật… còn một nhược điểm cần phải khắc phục là trình độ thể lực còn hạn chế đặc biệt là sức mạnh tốc độ, thể hiện ở VĐV sử dụng nhiều đòn tấn công không đủ nhanh để đánh trúng đối phương hay không đủ lực để ghi điểm, không đủ lực để đỡ đòn tấn công của đối phương…. Do vậy, việc xác định các phương tiện, phương pháp huấn luyện có cơ sở khoa học giúp phát triển sức mạnh tốc độ cho VĐV Pencak Silat trẻ là vấn đề cần thiết và cấp thiết, góp phần tích cực nâng cao thành tích thi đấu của VĐV.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 192 trang tài liệu này.

Ở Việt Nam, nghiên cứu phát triển sức mạnh tốc độ thu hút nghiên cứu của nhiều nhà khoa học thuộc các lĩnh vực khác nhau nhưng chưa nhiều. Các công trình nghiên cứu về các môn vò thuật nói chung và Pencak Silat nói riêng nghiên cứu về sức mạnh và sức mạnh tốc độ có giá trị khoa học ứng dụng tốt, nhưng số lượng còn hạn chế trong đó có môn vò Pencak Silat. Trước hết phải kể đến các công trình khoa học nhằm hoàn thiện hệ thống cơ sở lý luận trong công tác huấn luyện - đào tạo VĐV vò thuật nói chung và huấn luyện tố chất thể lực cho VĐV Pencak Silat nói riêng, như công trình nghiên cứu của các tác giả: Lý Đức Trường (2014) [73], Nguyễn Anh Tú (2000) [80], Trần Kim Tuyến (2009)

[81], Bùi Trọng Khôi (2011) [38], Trần Vân Dung (2013) [20], Nguyễn Ngọc

Nghiên cứu lựa chọn bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho nam vận động viên Pencak Silat Bộ Công an - 2

Anh (2016), [2], Bùi Xuân Hoàng (2017) [34], Phạm Thu Hương (2018) [37], Lý Đức Trường (2019) [74]... Các công trình nghiên cứu trên phần lớn mới chỉ dừng lại ở hệ thống các bài tập huấn luyện tố chất thể lực cho đối tượng sinh viên, hoặc ở việc nghiên cứu nhằm nâng cao hiệu quả một kỹ thuật trong thi đấu, mà chưa đi sâu nghiên cứu hệ thống bài tập huấn luyện tố chất sức mạnh tốc độ, đặc biệt là chưa có nghiên cứu cho VĐV Pencak Silat.

Các công trình nghiên cứu về tố chất thể lực của các môn vò thuật đã giải quyết nhiều vấn đề rộng, phức tạp, tạo tiền đề tốt để nghiên cứu phát triển tố chất sức mạnh tốc độ cho nam vận động viên Pencak Silat trẻ ở nước ta. Qua tìm


hiểu thực tế công tác huấn luyện VĐV Pencak Silat tuyến trẻ ở nhiều địa phương hiện nay cho thấy, công tác huấn luyện tố chất thể lực cho VĐV Pencak Silat hiện nay chủ yếu theo kinh nghiệm của các nhà chuyên môn là sau khi cho VĐV tập luyện thường xuyên trong thời gian từ 3 - 6 tháng, nếu tăng trưởng về các tố chất thể lực, kỹ thuật, ý thức chiến thuật thì tiếp tục giữ lại đào tạo, hoặc VĐV yếu tố chất thể lực nào thì HLV sẽ tăng cường huấn luyện các tố chất thể lực đó. Cách thức huấn luyện theo kinh nghiệm truyền thống này có tác dụng nhất định nhưng chưa đủ cơ sở khoa học. Vì thế, nghiên cứu khoa học lựa chọn được các phương tiện và phương pháp huấn luyện sức mạnh tốc độ cho các VĐV Pencak Silat tuyến trẻ đòi hỏi cấp thiết của thực tiễn đào tạo VĐV Pencak Silat nước ta hiện nay.

Xuất phát từ những lý do trên, để đạt mục đích nâng cao hiệu quả công tác huấn luyện tố chất thể lực chuyên môn nói chung và huấn luyện tố chất sức mạnh tốc độ cho nam VĐV Pencak Silat Bộ Công an nói riêng bằng chứng minh khoa học, trong chương trình đào tạo Tiến sĩ giáo dục học tại Viện khoa học TDTT, tôi lựa chọn tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu lựa chọn bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho nam vận động viên Pencak Silat Bộ Công an”.

Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu được tiến hành với mục đích nghiên cứu lý luận và đánh giá thực trạng sức mạnh tốc độ cho VĐV Pencak Silat Bộ Công an, trên cơ sở đó, lựa chọn các bài tập phát triển SMTĐ phù hợp, có hiệu quả để phát triển SMTĐ cho đối tượng nghiên cứu, bước đầu ứng dụng các bài tập trong thực tế và đánh giá hiệu quả. Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần phát triển SMTĐ cho nam VĐV Pencak Silat Bộ Công an, từ đó nâng cao hiệu quả công tác huấn luyện và thành tích của nam đối tượng nghiên cứu.

Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu 1: Thực trạng sức mạnh tốc độ của nam VĐV Pencak Silat Bộ Công an.

Mục tiêu 2: Nghiên cứu lựa chọn bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho nam VĐV Pencak Silat Bộ Công an.


Mục tiêu 3: Ứng dụng và đánh giá hiệu quả các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho nam VĐV Pencak Silat Bộ Công an.

Giả thuyết khoa học:

Qua quan sát thực tế công tác huấn luyện và thi đấu của nam VĐV Pencak Silat Bộ Công an cho thấy trình độ SMTĐ của VĐV chưa đảm bảo yêu cầu của quá trình huấn luyện gây hạn chế tới thành tích thi đấu của VĐV. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới thực trạng trên nhưng giả thuyết nguyên nhân chính là chưa có hệ thống bài tập phát triển SMTĐ phù hợp cho đối tượng nghiên cứu. Nếu lựa chọn được các bài tập phù hợp, có hiệu quả ứng dụng vào thực tế công tác huấn luyện sẽ giúp phát triển tốt nhất trình độ SMTĐ cho VĐV từ đó, nâng cao hiệu quả huấn luyện và thành tích của nam VĐV Pencak Silat Bộ Công an.

Ý nghĩa lý luận:

Quá trình nghiên cứu đã hệ thống hóa và hoàn thiện các kiến thức lý luận về quan điểm của Đảng và Nhà nước về phát triển thể thao thành tích cao, về công tác, quá trình đào tạo VĐV nói chung và VĐV Pencak Silat nói riêng cũng như đặc điểm huấn luyện SMTĐ cho VĐV Pencak Silat, đặc điểm VĐV lứa tuổi 16-18, đồng thời phân tích kết quả các công trình nghiên cứu có liên quan, làm căn cứ lựa chọn các bài tập phát triển SMTĐ cho nam VĐV Pencak Silat Bộ Công an.

Ý nghĩa thực tiễn:

Xây dựng được tiêu chuẩn đánh giá SMTĐ và đánh giá được thực trạng huấn luyện SMTĐ cho nam VĐV Pencak Silat Bộ Công an, trên cơ sở đó, lựa chọn được 92 bài tập phát triển SMTĐ cho đối tượng nghiên cứu, bước đầu ứng dụng các bài tập đã xây dựng vào thực tế cho thấy có hiệu quả cao trong việc phát triển SMTĐ cho đối tượng nghiên cứu.


CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU


1.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về phát triển thể thao thành tích cao

Thể thao thành tích cao (TTTTC) là hoạt động tập luyện và thi đấu của vận động viên (VĐV); trong đó, thành tích cao, kỷ lục thể thao được coi là giá trị văn hóa, là sức mạnh và năng lực của con người; nhà nước phát triển thể thao thành tích cao nhằm phát huy tối đa khả năng về thể lực, ý chí và trình độ kỹ thuật của VĐV để đạt được thành tích cao trong thi đấu thể thao. Phát triển TTTTC là một nhiệm vụ chính trị nhằm phát huy truyền thống của dân tộc, đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần của nhân dân, đề cao sức mạnh ý chí tinh thần, tự hào dân tộc, góp phần nâng cao uy tín và vị thế của dân tộc Việt Nam. TTTTC có vị trí quan trọng trong việc phát triển TDTT nói chung, nâng cao sức khỏe và năng lực con người, có tác dụng to lớn trong việc tăng cường tình đoàn kết hữu nghị giữa các quốc gia, dân tộc và góp phần nâng cao uy tín của địa phương, đất nước. TTTTC có mối quan hệ biện chứng với TDTT nói chung và với phong trào thể thao quần chúng nói riêng. Ngày nay, ở các quốc gia phát triển, TTTTC đã trở thành một ngành kinh tế - công nghiệp thể hiện ở một số lĩnh vực như bóng đá, bóng rổ, quần vợt, đua xe mô tô, ôtô … và đã trở thành nghề nghiệp của một bộ phận xã hội.

Năm 1962, Hồi đồng chính phủ đã ban hành quyết định số 109-CP ngày 29 tháng 9 ban hành điều lệ về “chế độ phân cấp VĐV” và điều lệ về “chế độ phân cấp trọng tài” áp dụng trong Ngành TDTT. Đây là quyết định đầu tiên của Chính phủ về công tác TTTTC, trong đó quy định rò về điều kiện phân cấp; quyền lợi và nghĩa vụ của VĐV theo từng cấp… [35]

Ngay từ khi mới thành lập Ngành TDTT, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã rất quan tâm tới TTTTC. Cuối năm 1966, Đoàn VĐV Thể thao Việt Nam tham dự Đại hội GANEFO - Đại hội Thể thao của các lực lượng mới trỗi dậy ở châu Á lần thứ nhất tổ chức tại Phnômpênh, Campuchia từ ngày 25 tháng 12 đến ngày 8 tháng 12. Đoàn VĐV nước ta giành được thành tích tốt đẹp, sau khi trở về nước


được Bác Hồ và Thủ tướng Phạm Văn Đồng tiếp và nói chuyện rất thân mật tại phủ Chủ tịch ở Hà Nội vào chiều ngày 19 tháng 12 năm 1966. Bác Hồ đã khen ngợi thành tích thi đấu của Đoàn VĐV thể thao Việt Nam rằng: “Tất cả các cháu giành được huy chương, nhiều cháu giành được huy chương vàng, thế là tốt!” Bác Hồ tặng huy hiệu của Người cho 4 VĐV đoạt được huy chương vàng. Những VĐV này đã làm rạng rỡ cho thể thao Việt Nam và dân tộc Việt Nam. [81], [82]

Năm 1990, liên Bộ Giáo dục, Tổng cục TDTT, Bộ Tài chính, Bộ Lao động Thương binh Xã hội đã ban hành thông tư liên tịch về một số chế độ đối với giáo viên, VĐV, HLV thể dục thể thao [64]. Hướng dẫn chi tiết về chế độ dinh hướng đối với VĐV và HLV thể thao được ban hành lần đầu tiên qua thông tư liên bộ số 86/TTBL/BTC-BLĐTBXH-TCTDTT năm 1994 [65]. Đây là bước ngoặt đánh dấu sự quan tâm của các bộ, ban, ngành với công tác TTTTC.

Trong năm 1997 và 1998, Thủ tướng chính phủ đã ban hành 2 quyết định về việc phê duyệt chương trình thể thao quốc gia [66], trong đó nhấn mạnh: “Mục tiêu Chương trình: Đào tạo, huấn luyện vận đông viên thành tích cao gồm xây dựng, hoàn chỉnh hệ thống đào tạo VĐV các môn thể thao hiện có và các môn thể thao mới; tập huấn đội tuyển quốc gia để tham gia có kết quả các môn thể thao tại SEAGAMES năm 2003”. Và Quyết định số 49/1998/QĐ-UBTDTT về việc quy định chế độ đối với VĐV, HLV thể thao [67]. Như vậy, ngay từ thời điểm này, TTTTC đã được Chính phủ nước CHXHCNVN quan tâm, chú trọng.

Ngay từ năm 2002, Ban chấp hành Trung ương đã ban hành chỉ thị Số: 17-CT/TW ngày 23 tháng 10 năm 2002 đã ban hành Chỉ thị Số: 17-VT/TW của Ban bí thư về phát triển thể dục thể thao đến năm 2010, trong đó có mục tiêu: “Giữ vị trí là một trong ba nước đứng đầu về thể thao ở khu vực Đông - Nam Á, một số môn có thứ hạng cao tại các giải thể thao châu Á và thế giới” [8]. Như vậy, ở thời điểm này, Đảng ta đã quan tâm tới việc phát triển và giữ vững vị thế trong lĩnh vực TTTTC.

Ở Việt Nam, Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến công tác TDTT, trong đó có TTTTC được thể hiện qua các hệ thống quan điểm, luật pháp, chủ trương chính sách cụ thể: "Nhà nước có chính sách phát triển TTTTC, đầu tư xây dựng


cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại; đào tạo bồi dưỡng VĐV, HLV đạt trình độ quốc gia, quốc tế; tổ chức thi đấu TTTTC; tham gia các giải thể thao quốc tế; khuyến khích tổ chức cá nhân tham gia phát triển TTTTC" [56].

Năm 2004, trước đòi hỏi cấp bách từ thực tế, Bộ trưởng, chủ nhiệm Ủy ban TDTT đã ban hành quyết định số 1377/2004/QĐ-UBTDTT về việc ban hành Quy chế quản lý đội tuyển thể thao quốc gia [83]. Tới năm 2005, Bộ trưởng, chủ nhiệm Ủy ban TDTT cũng ban hành quy định khung về phong đẳng cấp VĐV các môn thể thao [84]. Từ thời điểm này, công tác quản lý TTTTC về cơ bản đã có hành lang pháp lý cần thiết.

Trong nghị định số 112/2007/NĐ-CP của Chính phủ : Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thể dục, thể thao, ngoài các quy định chung về phát triển TDTT đã dành điều 9. Xây dựng cơ sở vật chất cho phát triển thể thao thành tích cao; Điều 10. Đào tạo, bồi dưỡng VĐV, HLV; Điều 12. Quyền của chủ sở hữu đối với giải thể thao thành tích cao và giải thể thao chuyên nghiệp [16]. Như vậy, việc phát triển TTTTC đã rất được Chính phủ trú trọng phát triển.

Chiến lược phát triển Thể dục, thể thao đến năm 2020 đã xác định cần “Phát triển đồng bộ thể dục, thể thao trong trường học, trong lực lượng vũ trang, ở xã, phường, thị trấn cùng với phát triển thể thao thành tích cao, thể thao chuyên nghiệp”, trong đó khẳng định cần “Đổi mới và hoàn thiện hệ thống tuyển chọn, đào tạo tài năng thể thao, gắn kết đào tạo các tuyến, các lớp kế cận; thống nhất quản lý phát triển thể thao thành tích cao, thể thao chuyên nghiệp theo hướng tiên tiến, bền vững, phù hợp với đặc điểm thể chất và trình độ phát triển kinh tế - xã hội của nước ta và đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa, tinh thần của nhân dân; nâng cao thành tích thi đấu, giữ vững vị trí là một trong 3 quốc gia có thành tích thể thao đứng đầu khu vực Đông Nam Á, tiến tới thu hẹp khoảng cách trình độ đối với thể thao châu Á và thế giới. Tăng cường hội nhập quốc tế, tích cực thực hiện chủ trương, đường lối ngoại giao nhân dân của Đảng và Nhà nước” [68]. Như vậy, TTTTC là vấn đề hiện đã và đang được Đảng, chính phủ chú trọng phát triển.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/06/2022