Thí Nghiệm Xác Định Thời Gian Kích Thích Gibberelline Ga 4/7


VN là biến động giữa các trị số quan sát cùng một mẫu (trong cùng một cấp nhân tố)

VA là biến động giữa các trị số trung bình mẫu do nhân tố A.

- Nếu xác suất của F (Sig) > 0,05 hoặc 0,01 có nghĩa là các công thức

đồng nhất về giá trị so sánh.

- Nếu xác suất của F (Sig) < 0,05 hoặc 0,01 có nghĩa là giữa các công thức có sự sai khác rò rệt, ở mức ý nghĩa 95% hoặc 99%.

Việc đánh giá ảnh hưởng của thí nghiệm 2 và thí nghiệm 4 được tiến hành theo mô hình phân tích phương sai 2 nhân tố:

Xij = à + αi + βij + εij

Trong đó:


Nguồn biến

động (Source)

Tổng biến

động (SS)

Bậc tự do (DF)

Phương sai (MS)

F

Xác suất của F

Nhân tố A

VA

a-1

S2a=VA/(a-1)

S2a/S2

N


Nhân tố B

VB

b-1

S2b=VB/(b-1)

S2b/S2

N

Tương tác A*B

VAB

(a-1)(b-1)

S2ab=VAB/(a-1)(b-1)

S2ab/S2N

Ngẫu nhiên

VN

ab(m-1)

S2N=VN/ab(m-1)


Tổng

VT

n-1

VT/(n-1)


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 80 trang tài liệu này.

Nghiên cứu kích thích ra hoa, tạo tán và bảo quản hạt phấn Thông nhựa pinus merkusii jungh et devriese ở vườn giống - 5


VT là biến động toàn bộ của n trị số quan sát.

VN là biến động giữa các trị số quan sát cùng một mẫu

VA là biến động giữa các trị số trung bình mẫu do nhân tố A. VB là biến động giữa các trị số trung bình mẫu do nhân tố B.

VAB là biến động giữa các trị số trung bình mẫu do nhân tố A và nhân tố

B.

Nếu như FA, FB và FAB tính được lớn hơn F05 hoặc F01 thì kết quả nghiên

cứu hoàn toàn đồng nhất, không có sự ảnh hưởng của các nhân tố trong thí nghiệm, kể cả tác động giữa hai nhân tố.


Nếu như FA, FB và FAB tính được nhỏ hơn F05 hoặc F01 có nghĩa là có sự sai khác rò rệt giữa các trung bình mẫu.


nhiên

(n-a)Va

FA = (1)

(a-1)Vn

Với Va là tổng biến động do nhân tố A và Vn là tổng biến động ngẫu


a ni

a

2

(xij )

Va=

ni .x c

i1

với c =

i1

j 1

n


i

i

a ni a

Vn=

xij

2 n .x

i1 j 1

i1


Phân bố F với k1=a-1 và k2= n-a bậc tự do.

Nếu FA tính theo (1) F0.5 tra bảng với k1=a-1 và k2 = n-a bậc tự do thì giả thuyết Ho đợc chấp nhận, ngược lại nếu FA tính theo (1)> F0.5 thì giả thuyết Ho bị bác bỏ nghĩa là nhân tố A tác động không đồng đều tới kết quả thí nghiệm, nói cách khác việc phân cấp các công thức thí nghiệm là có ý nghĩa (Nguyễn Hải Tuất, Nguyễn Trọng Bình, 2005)[24]

Phương pháp phân tích phương sai trên dựa vào phần mềm máy tính SPSS 11.5.

Kiểm tra thống kê ảnh hưởng của các nhân tố đến các chỉ tiêu nghiên cứu, dùng các thủ tục phân tích phương sai một nhân tố và phân tích phương sai hai nhân tố với mức ý nghĩa =0.05.


Chương 3

Kết quả nghiên cứu và thảo luận


3.1. Kích thích ra hoa Thông nhựa

3.1.1. Thí nghiệm xác định thời gian kích thích Gibberelline GA4/7

Các nghiên cứu sử dụng Gibberelline để kích thích ra hoa cho một số loài cây lá kim thuộc Họ thông bắt đầu được tiến hành từ giữa những năm 1970 và hóa chất được sử dụng là các loại Gibberelline ít phân cực như GA4 và GA7, GA5 và GA9, trong đó GA4/7 là hóa chất có hiệu quả nhất và có tác dụng làm tăng sản lượng nón cái của loài Thông Pinus strobus (Owens & Blake, 1985)[52].

Song trong một trường hợp việc sử dụng GA4/7 đã không mang lại hiệu quả mong muốn vì việc tác động GA4/7 không được tiến hành vào đúng thời

điểm. Thời điểm thích hợp cho việc cho việc tác động Gibberelline GA4/7 phụ

thuộc vào loài và điều kiện hoàn cảnh. Thông thường thời điểm áp dụng thích hợp nhất là vào giai đoạn đầu của sự phân hóa phân hóa tế bào sinh trưởng. Do vậy, việc tìm ra được thời gian bơm chất kích thích phù hợp là hết sức cần thiết trong việc nâng cao sản lượng nón đực và nón cái.

Trong thí nghiệm xác định thời điểm tác động chất kích thích tối ưu cho loài Thông nhựa này, liều lượng Gibberelline GA4/7 được lựa chọn dựa trên, cho các kết quả nghiên cứu của Curt Almqvist, (2001)[32] tiến hành cho loài Thông Châu Âu có kích thước tương tự như các dòng cây ghép trong vườn giống Thông nhựa. Thí nghiệm được tiến hành cho 10 dòng Thông nhựa có

sinh trưởng tương đồng và có mặt ở tất cả các lặp của vườn giống với nồng độ Gibberelline GA4/7 được sử dụng đồng đều là 40 mg/cây và được tiến hành liên tục trong 9 tháng, (từ tháng 4 đến tháng 12).


Kết quả nghiên cứu cho thấy, mặc dù sinh trưởng của các dòng Thông nhựa ghép tham gia thí nghiệm kích thích theo mùa là hoàn toàn đồng nhất, nó được thể hiện ở bảng 3.1 và phụ biểu 02 với trị giá xác suất của F = 0,688

> 0,05, song lại có sự chênh lệch khá lớn về sản lượng nón đực và nón cái theo thời gian kích thích.

Bảng 3.1 nh hưởng của Gibberelline GA4/7 đến khả năng ra hoa theo thời gian kích thích của Thông nhựa


Thời gian

(tháng)

Số cây kích

thích

Số lượng nón cái

(nón)

Số lượng nón đực

(cụm)

Chiều cao cây

Hvn (m)

Tb

Std

Tb

Std

Tb

Std

Đ/C

10

81,6

23,57

91,2

13,17

3,8

0,38

4

9

102,2

24,90

97,1

18,91

4,0

0,47

5

10

76,9

18,17

111,7

21,28

3,8

0,40

6

9

89,3

22,04

93,5

16,83

3,8

0,32

7

9

84,0

30,26

69,2

13,78

3,8

0,48

8

10

78,8

22,33

89,3

20,25

4,1

0,36

9

10

98,6

19,97

105,8

20,37

3,8

0,34

10

10

112,4

28,43

112,8

17,18

3,9

0,30

11

9

93,1

30,69

77,5

16,72

3,8

0,48

12

10

81,8

22,33

79,3

20,25

4,1

0,36

Sig, F

0,003


0,000


0,688


Nếu như ta lấy công thức đối chứng không tác động chất kích thích làm

điểm xuất phát, khi mà cả số lượng nón cái (81,6 nón/cây) và nón đực (91,2 cụm/cây) tương đối đồng đều nhau thì tháng 4 chúng đều có chiều hướng tăng, đặc biệt là nón cái tăng khá mạnh lên tới 102,2 nón/cây, nón đực tăng nhẹ hơn ở mức 97,1 cụm/cây.

Đến tháng 5 và tháng 6 sản lượng của nón đực và nón cái có chiều hướng tăng giảm trái ngược nhau, nón đực tiếp tục tăng mạnh và đạt 111,7 cụm/cây ở tháng 5 chỉ thấp hơn sản lượng nón đực ở tháng cao nhất (tháng 10) một chút


không đáng kể. Vào thời gian tiếp theo sản lượng nón đực lại giảm nhanh, xuống đến mức thấp nhất (69,2 cụm/cây) ở tháng 7, kém hơn cả công thức đối chứng không tác động.

Trong khi số lượng nón cái giảm mạnh đến mức thấp nhất ở tháng 5 (76,9 nón/cây) lại có xu hướng tăng vào tháng 6, sau đó giảm nhẹ ở tháng 7 và tháng 8. Điều này cho thấy sự ảnh hưởng của chất kích thích Gibberelline GA4/7 đến sản lượng nón đực và nón cái là hoàn toàn rò rệt, sự tăng và giảm về số lượng nón đực và nón cái cho tới hết tháng 7 là không có sự tương quan với nhau.

Tuy nhiên, sang các tháng 8, 9 và tháng 10 cả sản lượng nón cái và nón

đực đều tăng đột biến và đạt đến đỉnh điểm ở tháng 10, số lượng nón cái lên tới 112,4 nón/cây, số lượng nón đực 112,8 cụm/cây. Cuối cùng chúng đều giảm mạnh vào tháng 11 và tháng 12, thậm chí số lượng nón đực và nón cái còn thấp hơn công thức đối chứng không tác động chất kích thích.

Như vậy, ảnh hưởng của thời điểm tác động Gibberelline GA4/7 đến khả năng ra hoa theo thời gian kích thích của Thông nhựa là rất rò, nó được thể hiện ở các trị giá xác suất F của cả nón đực và nón cái lần lượt là 0,000 và 0,003 < 0.01 với mức ý nghĩa 99,99%. Nếu như bơm thuốc kích thích Gibberelline GA4/7 ở các thời gian khác nhau thì có kết quả kích thích ra hoa khác nhau, thậm chí còn gây ức chế làm giảm cả số lượng nón đực và nón cái như vào tháng 7, tháng 11 và tháng 12.

Kết quả nghiên cứu này còn cho thấy, nếu như mục đích của chúng ta chỉ là tăng số lượng nón đực hay nón cái một cách riêng biệt thì chúng ta lại có thể lựa chọn các thời gian kích thích khác nhau. Dựa vào tiêu chuẩn phân hạng của Ducan ở phụ biểu 03 và phụ biểu 04 ta có thể chọn được thời gian kích thích cụ thể cho từng loại nón:


- Đối với nón cái: ngoài thời gian bơm GA4/7 vào tháng 10 ta cũng có thể bơm vào tháng 4, tháng 9, tháng 11 và tháng 6 nó sẽ làm tăng sản lượng nón cái, còn bơm chất kích thích Gibberelline GA4/7 vào tháng 5 và tháng 8 gây ức chế.

- Đối với nón đực: có thể bơm chất kích thích Gibberelline GA4/7 vào tháng 10, tháng 5, tháng 9 và tháng 4 sẽ nâng cao được sản lượng nón đực. Nếu bơm vào tháng 7, tháng 11 và tháng 12 lại gây ức chế làm giảm số lượng. Từ các kết quả này cho thấy thời gian bơm chất kích thích vào cây khác nhau có ảnh hưởng đến sự ra hoa kết quả của loài Thông nhựa là khác nhau, nếu như bơm chất kích thích vào thời gian cây mẹ có đủ hoóc môn nội sinh hoặc vào thời gian mà cây mẹ chưa cần đến thì cũng không có tác dụng kích

thích ra hoa, thậm chí còn gây ức chế làm giảm sản lượng nón cái và nón đực.

Trong 9 tháng thí nghiệm thì bơm chất kích thích GA4/7 vào tháng 10 tạo ra số lượng nón cái và nón đực nhiều nhất lên tới 112,4 nón cái/cây, và 112,8 cụm nón đực/cây lần lượt tăng 27,2% và 19,1% so với công thức đối chứng, vượt trội hơn hẳn các tháng còn lại. Do vậy, đây là thời gian bơm chất kích thích phù hợp nhất, nó làm cho cả nón cái và nón đực đều tăng cực đại.

Kết quả này tương tự với Chalupka, (1984)[30] khi ông nghiên cứu kích thích cho loài Thông Pinus sylvestris, nếu bơm chất kích thích GA4/7 vào thời gian cây mẹ đang phát triển cành ngọn non thì sẽ làm cho nón đực tăng, nếu bơm vào thời gian muộn hơn lại làm tăng số lượng của nón cái, hoặc nghiên cứu của Ho & Eng, (1995)[42] về chất kích thích GA4/7 cho loài Thông Pinus strobus cho thấy thời gian bơm từ tháng 5 đến tháng 6 cho kết quả số lượng nón đực tăng, nhưng bơm thuốc kích thích từ tháng 8 đến tháng 9 thì không có sự ảnh hưởng của thuốc. Nghiên cứu của (Luukkanen & Johnsson, 1980)[48] cho loài Thông Châu Âu ở Phần Lan vào thời gian từ cuối tháng 5 cho đến cuối tháng 6, bơm từ 3-6 lần trên mỗi cây ghép kết quả cho thấy cả số lượng nón đực và nón cái đều tăng.


3.1.2. nh hưởng của liều lượng Gibberelline GA4/7 đến số lượng nón đực và nón cái

Kết quả nghiên cứu ở phần trên cho thấy tác động Gibberelline GA4/7 vào tháng 10 là có hiệu quả nhất để làm tăng sản lượng nón cái và nón đực của các dòng cây ghép Thông nhựa. Song trong thí nghiệm này liều lượng Gibberelline GA4/7 được sử dụng đồng đều cho tất cả các dòng cây ghép là 40mg/cây. Vấn đề đặt ra là: đối với các dòng cây ghép Thông nhựa liều lượng nào là thích hợp? Phản ứng của các dòng cây ghép với Gibberelline GA4/7 có giống nhau hay không? Để tìm lời giải cho các câu hỏi này, một thí nghiệm kết hợp với hai nhân tố biến động là liều lượng Gibberelline GA4/7 và dòng cây ghép được tiến hành tư tháng 9 đến tháng 11 năm 2006 cho các cây Thông nhựa ghép 11 tuổi tại Ba Vì, Hà Tây.

Nghiên cứu xác định liều lượng Gibberelline GA4/7 thích hợp được tiến hành trên 13 dòng cây ghép có sinh trưởng tương đối đồng đều và có mặt ở tất cả các lặp của vườn giống cụ thể là các dòng số 1, 2, 3, 5, 6, 14, 15, 17, 21, 22, 29, 31 và dòng 53 (số liệu về sinh trưởng của từng dòng được trình bày ở phụ biểu 01). Thí nghiệm này bao gồm công thức đối chứng không tác động và 4 công thức thí nghiệm về liều lượng Gibberelline GA4/7 là 50, 100, 150 và 200 mg được chia thành 3 lần tác động là cuối tháng 9, giữa tháng 10 và đầu tháng 11. Việc thu thập số liệu về sản lượng hoa cho từng dòng và công thức thí nghiệm được thực hiện vào tháng 2 năm 2007.

Kết quả xử lý số liệu bằng phân tích phương sai theo với hai nhân tố tác

động với mô hình hai nhân tố (Xij = à + αi + βij + εij) kết quả được thể hiện ở phụ biểu 05. và tổng hợp trong bảng 3.2 cho thấy mặc dù sinh trưởng về đường kính, chiều cao và đường kính tán của các dòng cây ghép ở các công thức liều lượng về cơ bản là giống nhau (các trị số Ftính về các chỉ tiêu này biến động trong khoảng từ 0,21 đến 0,66 đều lớn hơn 0,05). Song sai khác về sản lượng


hoa, cả nón đực và nón cái giữa các công thức liều lượng cũng như giữa các dòng cây ghép lại rất rò rệt.

Công

thức

Số

cây

Số lượng nón cái

(nón/cây)

Số lượng nón

đực (cụm/cây)

Hvn (m)

D1,3 (cm)

Dt (m)

(mg)


TB

Std

TB

Std

TB

Std

TB

Std

TB

Std

ĐC

21

272,3

36,0

837,8

62,2

7,9

0,17

16,5

0,59

6,33

0,18

50

26

298,2

33,7

853,0

58,2

7,8

0,16

17,5

0,56

6,50

0,17

100

25

302,8

33,7

889,5

58,2

8,0

0,16

17,2

0,56

6,22

0,17

150

26

444,4

32,4

1052,2

56,1

7,8

0,15

16,6

0,53

6,07

0,16

200

20

285,7

38,8

785,5

67,0

7,6

0,18

15,1

0,64

6,08

0,20

Bảng 3.2. Sản lượng hoa của các dòng cây ghép Thông nhựa 11 tuổi được xử lý Gibberelline GA4/7 với các liều lượng khác nhau


Sig, F 0,005 0,046 0,66 0,21 0,48



Đối với sản lượng nón cái, ảnh hưởng của liều lượng Gibberelline GA4/7 là rất rò. Nổi bật là công thức liều lượng 150 mg. Trị số trung bình về số lượng nón cái ở công thức này là cao nhất và đạt 444,4 nón/cây vượt 63,2% so với công thức đối chứng. Tiếp đến là công thức có liều lượng 100 mg (302,8 nón/cây) và công thức 50 mg (298,2 nón/cây), tuy nhiên nếu tăng liều lượng lên ở mức 200 mg thì sự ảnh hưởng của chất Gibberelline GA4/7 lại rất thấp chỉ nâng cao hơn so với công thức đối chứng không đáng kể.

Đối với số lượng nón đực, sự ảnh hưởng của chất Gibberelline GA4/7 tương tự như nón cái. Công thức 150 mg vẫn tỏ ra có ảnh hưởng tốt nhất đến sự tăng số lượng của nón đực, số lượng lên tới 1052,2 cụm/cây tăng 25,6 % so với công thức đối chứng không tác động, số lượng nón đực ở công thức này cũng cao hơn các công thức công thức còn lại, công thức có số lượng đứng kế tiếp là công thức 100 mg cũng chỉ đạt 889.5 cụm/cây, tiếp đó là công thức 50 mg đạt (853,0 cụm/cây). Một lần nữa công thức 200 mg lại tỏ ra không có hiệu quả trong việc kích thích ra hoa cho Thông nhựa, thậm chí ở liều lượng

Xem tất cả 80 trang.

Ngày đăng: 29/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí