ngọn và đường kính tán giữa các công thức cắt tỉa và công thức đối chứng không tác động còn được thể hiện ở các ảnh số 3.1, 3.2, 3.3 và 3.4 dưới đây.
ảnh 3.1. Công thức cắt mức 40% ảnh 3.2. Công thức cắt mức 20%
ảnh 3.3. Công thức cắt mức 30% ảnh 3.4. Công thức đối chứng
3.2.2. ảnh hưởng của cắt tạo tán đến số lượng nón cái và nón đực
Thành công đầu tiên trong thí nghiệm này là sau 5 năm cắt ngọn tỉa cành vẫn duy trì được chiều cao và độ rộng tán thuận lợi mà vẫn không làm ảnh hưởng tới sức sống của các cây ghép trong vườn giống Thông nhựa.
Song một vấn đề quan trọng cần phải được giả quyết là việc cắt cành tạo tán sẽ ảnh hưởng như thế nào đến sản lượng hoa của các dòng cây ghép, tốc
độ phục hồi và sự phân bố của nón đực, nón cái trên cây. Theo dòi sản lượng hoa vào thời điểm 1 năm và 5 năm sau khi cắt tạo tán cũng như phân bố của nón đực và nón cái trên tầng tán cây mẹ, số liệu được trình bày ở bảng 3.4 và bảng 3.5.
Bảng 3.4. Diễn biến số lượng nón cái và nón đực theo thời gian của
các công thức cắt tỉa
Thời gian (năm) | Số cây | Công thức cắt | ||||||||
Đối chứng | 20 % | 30% | 40 % | |||||||
TB | Std | TB | Std | TB | Std | TB | Std | |||
Nón cái | 2002 2003 | 27 27 | 140,9 223,6 | 92,5 182,0 | 150,3 123,6 | 136,7 131,4 | 127,1 114,1 | 130,8 109,9 | 130,2 88,6 | 133,4 92,7 |
(nón) | 2007 | 27 | 256,5 | 118,0 | 208,0 | 141,2 | 183,4 | 145,4 | 164,9 | 170,5 |
Nón đực | 2002 2003 | 27 27 | 210,5 354,9 | 101,8 183,3 | 194,0 126,0 | 114,1 140,6 | 199,8 110,3 | 100,3 101,6 | 202,4 122,0 | 146,0 134,0 |
(cụm) | 2007 | 27 | 723,9 | 228,5 | 463,9 | 223,8 | 291,5 | 155,5 | 289,5 | 136,2 |
Có thể bạn quan tâm!
- Tính Chất Hoá Học Và Vật Lý Của Đất Ở Các Khu Vực Nghiên Cứu
- Thí Nghiệm Xác Định Thời Gian Kích Thích Gibberelline Ga 4/7
- Ả Nh Hưởng Của Gibberelline Ga 4/7 Đến Sản Lượng Hoa Của Các Dòng Cây Ghép
- Kết Quả Bảo Quản Hạt Phấn Thông Nhựa Theo Thời Gian Cất Trữ Ở Nhiệt Độ Phòng
- Nghiên cứu kích thích ra hoa, tạo tán và bảo quản hạt phấn Thông nhựa pinus merkusii jungh et devriese ở vườn giống - 9
- Nghiên cứu kích thích ra hoa, tạo tán và bảo quản hạt phấn Thông nhựa pinus merkusii jungh et devriese ở vườn giống - 10
Xem toàn bộ 80 trang tài liệu này.
* Diễn biến về số lượng nón cái
Mặc dù có sự sai khác nhau về trị số trung bình song số lượng nón cái ở các công thức thí nghiệm trước khi cắt tỉa là cùng một nhóm và sai khác nhau không cơ bản (Ftính = 0.900).
Vào thời điểm 1 năm sau cắt tỉa (năm 2003), số lượng nón cái giữa các
công thức lại hoàn toàn sai khác với giá trị xác suất của F = 0,002 nhỏ hơn rất
nhiều so với 0,01. Vào thời gian này, trong khi công thức đối chứng vẫn giữ nguyên tốc độ tăng về số lượng nón cái từ 140,9 nón/cây trước khi cắt lên tới 223,6 nón/cây thì các công thức thí nghiệm sau khi tầng tán phía ngọn bị cắt
đã rơi vào trạng thái giảm sản lượng nón cái mạnh đội ngột cụ thể như sau:
- Công thức 20% từ 150,3 nón/cây giảm xuống còn 123,6 nón/cây, giảm 44,7% so với đối chứng.
- Công thức 30% từ 127,1 nón/cây giảm xuống còn 114,1 nón/cây, giảm 49,0 % so với đối chứng.
- Công thức 40% giảm xuống thấp nhất từ 130,2 nón/cây chỉ còn 88,6 nón/cây, giảm 60,4% so với đối chứng.
Một kết quả rất khả quan ở thí nghiệm này là số lượng nón cái tỏ ra hồi phục nhanh hơn số lượng nón đực so với công thức đối chứng, điều này mang một ý nghĩa rất quan trọng trong quản lý vườn giống.
223.6
208.0
183.4
140.9
130.2
123.6
127.1
114.1
88.6
256.5
150.3
164.9
300.0
250.0
Số lượng nón cái (nón)
200.0
150.0
100.0
50.0
0.0
Năm 2002 Năm 2003 Năm 2007
CT đối chứng CT 20% CT 30% CT 40%
Biểu đồ 3.3. Diễn biến về số lượng nón cái theo thời gian cắt cành tạo tán
Vào thời điểm 5 năm sau cắt cành tạo tán, các cây ghép đã hồi phục dần trở lại, sự duy trì được độ rộng tán ở các công thức cắt tỉa có đường kính nhỏ hơn 5 mét đã tạo điều kiện cho ánh sáng có thể chiếu đều đến toàn bộ tán cây, diện tích quang hợp tăng hơn rất nhiều so với công thức đối chứng, các ngọn tiềm năng như ngọn thứ cấp hay tam cấp có cơ hội cùng ngọn chính để vươn lên sinh trưởng và phát triển. Vào thời điểm này đã xuất hiện nhiều cành nhánh ra hoa kết quả, không chỉ ở tầng tán phía trên ngọn mà còn quan sát
được cả ở các tầng tán khác, thậm chí cả tầng tán phía dưới, điều này được thể hiện rò ở kết quả bảng 3.5.
Trong khi công thức đối chứng số lượng nón cái quan sát được ở tầng tán phía dưới là 28,3 nón/cây chỉ chiếm 11,03% tổng số nón cái trên cây. Các công thức cắt thì lại có số lượng số lượng nón cái phân bố khá lớn ở tầng tán phía dưới lần lượt là: công thức 20% (86,1 nón/cây) chiếm 41,4 %, công thức 30% (78,7 nón/cây) chiếm 42,9%, công thức 40 (54,1 nón/cây) chiếm 32,8%. Chính vì vậy mà sản lượng nón cái của tất cả các công thức cắt đã tăng trở lại, sản lượng nón cái ở công thức cắt tỉa 20% đã lên tới 208,0 nón/cây chỉ còn thua kém công thức đối chứng 18,9%, các công thức cắt tỉa ở cường độ trung bình và cường độ mạnh cũng đã cải thiện hơn nhiều, chỉ thua kém lần lượt là 28,5% và 35,7% so với công thức đối chứng. Nhìn vào biểu đồ 3.3 ta dễ dàng nhận thấy sự biến đổi của về số lượng nón cái của các công thức cắt so với công thức đối chứng theo thời gian.
Như vậy, vào thời điểm 5 năm sau khi tác động, số lượng nón cái ở các công thức thí nghiệm về cơ bản vẫn ở mức thấp hơn so với công thức đối chứng song tốc độ phục hồi cũng như phân bố nón cái trên tầng tán cây được cải thiện rất nhiều.
Kết quả này hoàn toàn phù hợp với nghiên cứu của Charles Gansel [33] cho cây ghép 9 tuổi của loài Thông Pinus elliottii Engelm. Cũng theo tác giả
này thời gian phục hồi hoàn toàn của các công thức cắt tỉa đối với loài Thông
Pinus elliottii Engelm là 7 năm.
Bảng 3.5. Phân bố số lượng nón cái và nón đực trên tầng tán của các công thức sau 5 năm cắt tỉa
Vị tí | Công thức cắt | ||||||||
Đối chứng | 20 % | 30% | 40 % | ||||||
TB | Std | TB | Std | TB | Std | TB | Std | ||
Nón | Tầng trên | 228,2 | 118,6 | 122,0 | 92,5 | 104,8 | 88,8 | 110,8 | 122,5 |
cái (nón) | Tầng dưới | 28,3 | 26,7 | 86,1 | 60,2 | 78,7 | 65,4 | 54,1 | 56,1 |
Nón | Tầng trên | 225,2 | 121,7 | 187,6 | 104,9 | 81,8 | 57,6 | 88,8 | 57,0 |
đực (cụm) | Tầng dưới | 498,7 | 142,6 | 276,3 | 105,7 | 209,7 | 109,2 | 200,7 | 106,5 |
* Diễn biến về số lượng nón đực
Sự biến động về số lượng nón đực của các công thức cắt cành tạo tán theo thời gian cũng có chiều hướng tăng và giảm như nón cái. Kết quả ở bảng 3.4 cho thấy trước khi cắt số lượng cụm nón đực ban đầu ở các công thức đều xấp xỉ ở mức 200 cụm/cây, công thức có số lượng nón đực lớn nhất là công thức
đối chứng 210,5 cụm/cây chỉ nhỉnh hơn công thức 20% là 194,0 cụm/cây có số lượng thấp nhất một chút, điều này được thể hiện rò từ kết quả phân tích Anova có giá trị xác suất của F = 0,964 > 0,01, số lượng của chúng là hoàn toàn đồng nhất. (phụ biểu 9)
Vào thời gian 1 năm sau khi cắt tỉa, trong khi số lượng nón đực của các công thức tác động bị giảm xuống với mức độ rất mạnh thì công thức đối chứng lại tăng rất cao, lên tới 354,9 cụm/cây gấp 3 lần so với các công thức cắt tỉa cụ thể như sau;
- Công thức 20% từ 194,0 cụm/cây giảm xuống còn 126,0 cụm/cây giảm 64,5 % so với đối chứng.
- Công thức 30% từ 199,8 cụm/cây giảm xuống còn 110,3 cụm/cây, giảm 68,9 % so với đối chứng.
- Công thức 40% giảm xuống thấp nhất từ 202,4 cụm/cây chỉ còn 88,6 cụm/cây, giảm 65,6 % so với đối chứng.
723.9
354.9
291.5
202.4
126.0
122.0
110.3
463.9
210.5
289.5
199.8
194.0
800.0
700.0
600.0
Số lượng cụm nón đực (cụm)
500.0
400.0
300.0
200.0
100.0
0.0
Năm 2002 Năm 2003 Năm 2007
CT đối chứng CT 20% CT 30% CT 40%
Biểu đồ 3.4. Diễn biến về sản lượng nón cái theo thời gian cắt tạo tán
Vào thời điểm 5 năm sau khi cắt nón đực ở các công thức cắt tỉa đều tăng, đặc biệt là công thức 20% có số lượng cụm nón đực lên tới 463,9 cụm/cây tăng 337,9 cụm/cây sau khi bị giảm mạnh ở năm thứ 2, nó có chiều hướng tăng mạnh gần như công thức đối chứng. Hai công thức cắt tỉa ở cường
độ mạnh và trung bình cũng có chiều hướng hồi phục lại nhưng ở mức nhẹ hơn. Sản lượng nón đực của công thức 30% là 291,5 cụm/cây, công thức 40% là 289,5 cụm/cây tăng gấp hơn 2 lần so với sản lượng sau 1 năm cắt, song vần thua xa công thức đối chứng lần lượt là 59,7% và 60,0%.
Sự chênh lệch về sản lượng nón đực giữa các công thức cắt tỉa so với công thức đối chứng là rất lớn, bởi nón đực không chỉ được tạo ra từ tầng tán phía trên cây mẹ mà cả ở tầng tán phía dưới, thậm chí nó còn được phát triển phía trong của tán cây ghép, từ đó mà cây mẹ càng cao và có độ rộng tán càng rộng nó sẽ tạo điều kiện ra nhiều nón đực hơn. Từ kết quả ở bảng 3.5 cho thấy sản lượng nón đực được tập trung nhiều hơn ở tầng tán phía dưới, ngay cả khi các cây ghép đã giao tán với nhau ở công thức đối chứng, số liệu cũng cho thấy sản lượng nón đực ở tầng tán phí dưới gấp từ 1,5 đến hơn 2 lần tầng phía trên, điển hình là công thức đối chứng số lượng cụm nón đực ở phía dưới lên tới 498,7 cụm/cây, tầng trên chỉ có 225,1 cụm trên cây, trong khi các công thức cắt tỉa đều có chiều hướng chênh lệch về sản lượng nón đực giữa 2 tầng tương tự công thức đối chứng.
Do vậy, công thức đối chứng không cắt tỉa và công thức cắt ở cường độ nhẹ có kích thước của cây ghép lớn hơn 2 công thức cắt tỉa ở cường độ mạnh và trung bình, dẫn đến chúng có sản lượng nón đực cao hơn sau 5 năm.
Nói tóm lại, trong thí nghiệm cắt tạo tán mặc dù các cây Thông nhựa ghép đã duy trì được chiều cao lý tưởng cũng như độ rộng tán hợp lý mà không ảnh hưởng đến sức sống của các cây ghép. Sự biến động về sản lượng nón đực và nón cái theo thời gian cho thấy ảnh hưởng của việc cắt cành tạo tán tới sản lượng nón cái và nón đực là rất rò rệt. Song đây mới chỉ là kết luận ban đầu vì sản lượng nón đực và nón cái ở các công thức cắt tỉa đang có chiều hướng tăng mạnh, rất có thể trong một thời gian nữa sản lượng nón cái và nón
đực sẽ tăng vượt công thức đối chứng không tác động, như các nghiên cứu của
R.J. Varnell[54] đã tiến hành nghiên cứu các công thức cắt cành tạo tán cho loài Thông Châu Âu (Pinus silvestris) năm 1968 và kết quả nghiên cứu cắt cành tạo tán của Charles Gansel[33] cho loài Thông Pinus elliottii Engelm 9 tuổi, sau 1 năm cắt tỉa sản lượng nón cái và đực giảm mạnh, sau 7 năm cắt tỉa sản lượng đã tăng trở lại vượt với sản lượng ban đầu, trong khi vẫn duy trì
được chiều cao tối thiểu. Do vậy, thí nghiệm cắt cành tạo tán này vẫn chưa đi
đến kết luận cụ thể về sự ảnh hưởng của việc cắt cành tạo tán đến sản lượng nón đực và nón cái, vì thời gian của thí nghiệm cắt cành tạo tán này mới chỉ là 5 năm, cần tiếp tục theo dòi để đưa ra kết luận đầy đủ hơn.
3.3. Kết quả nghiên cứu bảo hạt phấn Thông nhựa
3.3.1. Diễn biến tỷ lệ nảy mầm hạt phấn Thông nhựa theo thời gian của các công thức cất trữ
Việc nghiên cứu bảo quản hạt phấn là hết sức cần thiết và có ý nghĩa không những nó phục vụ cho lai giống trong loài hay khác loài đúng thời điểm với các tổ hợp đã có kế hoạch lai giống từ trước mà nó còn phục vụ trong công tác thụ phấn bổ sung trong vườn giống và rừng giống, phương pháp này gọi là ‘Thụ phấn bổ sung trên diện rộng’, thụ phấn bổ sung ở các rừng giống và vườn giống vào thời gian cây mẹ đang ra hoa để tạo ra tỷ lệ hữu thụ cao, làm tăng số lượng và chất lượng hạt giống phục vụ sản xuất, đã có rất nhiều những công trình nghiên cứu về phương pháp này và nhận được kết quả rất tốt (Bridgwater and Trew, 1981)[27].
Mục tiêu cụ thể của thí nghiệm nghiên cứu bảo quản hạt phấn là kéo dài tuổi thọ của hạt phấn theo thời gian cất trữ, không những có tỷ lệ nảy mầm càng cao càng tốt mà còn có chiều dài ống phấn đủ để đáp ứng trong việc thụ phấn. Thông thường trong lai giống hay thụ phấn bổ sung, hạt phấn được sử dụng thường phải có tỷ lệ nảy mầm trên 50% mới được xem là thành công, trong một số trường hợp đặc biệt các lô hạt phấn có tỷ lệ nảy mầm nhỏ hơn 50
% cũng phải tiến hành. Vì vậy nhiệm vụ của công tác nghiên cứu bảo quản là phải tìm được ra công thức có độ ẩm hạt phấn cũng như điều kiện cất trữ phù hợp và thời gian tối ưu khi tỷ lệ nảy mầm hạt phấn đạt trên 50%. Sau đây là kết quả nghiên cứu cất trữ hạt phấn Thông nhựa về các nhân tố độ ẩm hạt phấn và điều kiện nhiệt độ bảo quản.