Tính Chất Hoá Học Và Vật Lý Của Đất Ở Các Khu Vực Nghiên Cứu


2.3. Địa điểm và vật liệu nghiên cứu

- Các nghiên cứu về xử lý chất kích thích ra hoa và phương thức cắt cành tạo tán được tiến hành tại vườn giống vô tính Thông nhựa xây dựng năm 1995 trên đất đồi trọc thuộc nhóm đất feralit màu nâu vàng phát triển trên đá mẹ sa thạch (số liệu chi tiết bảng 2.2) tại Cẩm Quỳ, Ba Vì, Hà Tây Lê Đình Khả và cộng sự, (2001)[12]. Diện tích của vườn giống là 1.5 ha, và khoảng cách trồng 5 mét x 5 mét, thiết kế theo khối ngẫu nhiên đầy đủ với 10 lần lặp lại, có điều chỉnh, một cây trên ô. Mỗi lần lặp có 54 dòng Thông nhựa ghép đại diện cho 4 khu vực phân bố chính của Thông nhựa ở Việt Nam từ Miền Bắc (Đại Lải - Vĩnh Phúc, Yên Lập - Quảng Ninh) tới Miền Trung (Hà Trung -Thanh Hoá,

Đại Huệ - Nghệ An) (Lê Đình Khả, Hà Huy Thịnh, 1995)[10]. (sơ đồ chi tiết và các dòng cây ghép được trình bày ở phần phụ lục).

- Hóa chất sử dụng trong thí nghiệm kích thích ra hoa là Gibberelline acid GA4/7, đây là một loại hóa chất có tác dụng kích thích ra hoa cho Thông Châu Âu (Pinus sylvestris) được sử dụng cho các thí nghiệm kích thích ra hoa ở Thông nhựa.

- Hạt phấn Thông nhựa sử dụng cho thí nghiệm bảo quản hạt phấn được thu hái từ các dòng cây ghép của vườn giống và được tiến hành nghiên cứu tại Phòng thí nghiệm của Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng.

- Vị trí và đặc điểm khí hậu của hiện trường nghiên cứu được nêu ở bảng

2.2 .(Nguyễn Trọng Hiếu, 1990)[6].

Bảng 2.1. Điều kiện khí hậu khu vực nghiên cứu


Các chỉ tiêu


Các chỉ tiêu


Vĩ độ (độ, phút)

21,07

Kinh độ (độ, phút)

105,26

Lượng mưa (mm)

1680

Tháng mưa >100 mm

4 -10

Lượng bốc hơi (mm)

960

Nhiệt độ trung bình năm (độ)

23,2

Nhiệt độ tối cao tuyệt đối (độ)

40,2

Nhiệt độ tối thấp tuyệt đối (độ)

5,3

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 80 trang tài liệu này.

Nghiên cứu kích thích ra hoa, tạo tán và bảo quản hạt phấn Thông nhựa pinus merkusii jungh et devriese ở vườn giống - 4


Bảng 2.2. Tính chất hoá học và vật lý của đất ở các khu vực nghiên cứu


Độ sâu (cm)

pH KCL

Mùn (%)

Đạm (%)

Chấtdễ tiêu

(mg/100g)

Cation trao đổi

(1đl/100mg)

Thành

phần cơ giới

P2O5

K2O

Ca++

Mg++

Al+++

2-0.02

0,02-,002

<,002

0-10

3,5

3,70

0,162

2,22

7,24

2,26

1,03

5,87

30,1

41,1

28,8

11-20

3,5

2,62

0,142

1,65

6,11

1,03

0,61

5,56

32,3

34,9

32,9

21-30

3,6

1,59

0,129

1,42

5,43

0,62

0,64

4,42

36,5

30,7

32,8


2.4. Phương pháp nghiên cứu

2.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm

Các nghiên cứu về kích thích ra hoa, cắt cành tạo tán và bảo quản hạt phấn được tiến hành thông qua các thí nghiệm bố trí tại hiện trường là vườn giống Thông nhựa các dòng vô tính và trong phòng thí nghiệm tại Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng. Phương pháp thiết kế và công thức thí nghiệm cụ thể cho từng nội dung nghiên cứu được thực hiện như sau:

Thí nghiệm 1: Xác định thời điểm tác động gibberelline GA4/7 tối ưu

Thí nghiệm được thực hiện theo phương pháp do Almqvist đề xuất, phương pháp này đã được áp dụng thành công đối với loài Thông châu Âu (Pinus sylvestris).

- Hóa chất được dùng là gibberelline GA4/7 với liều lượng là 40 mg/cây và áp dụng đồng đều cho các cây ghép.

- Thời gian tiến hành: trong 9 tháng (từ tháng 4 đến tháng 12)

- Số lượng cây ghép tham gia thí nghiệm: gồm 10 dòng cây ghép có sinh trưởng tương đối đồng đều và có mặt ở tất cả các lặp. Tổng số cây ghép trong thí nghiệm là: 10 dòng x 1cây/tháng x 9 tháng = 90 cây ghép.

- Thiết kế thí nghiệm: theo khối ngẫu nhiên đầy đủ với 9 công thức thí nghiệm theo thời gian (tháng) và 10 lần lặp lại. Việc chọn các dòng cây ghép ở các lặp khác nhau cho mỗi lần tác động được lựa chọn ngẫu nhiên.


- Phương thức tác động: chất gibberelline GA4/7 sau khi hòa tan trong dung dịch cồn tuyệt đối được bơm trực tiếp vào thân cây bằng pipet thông qua một lỗ khoan có đường kích 5 mm nghiêng 450 theo chiều từ trên xuống, ở độ cao 30 cm so với mặt đất vào các ngày 1 và 15 hàng tháng với liều lượng mỗi lần là 20 mg/cây/lần. Dùng ống pipet (1.5ml) và xi lanh NKHIRYO Model 8100 để bơm chất kích thích vào thân cây, sau khi bơm thuốc bịt lỗ khoan bằng băng keo dính để ngăn nước mưa, côn trùng và nấm bệnh phá hại thân cây.

Thí nghiệm 2: Xác định liều lượng gibberelline GA4/7 thích hợp

- Hóa chất được dùng là gibberelline GA4/7 với 5 công thức về liều lượng khác nhau:

+ Công thức 1: đối chứng không tác động

+ Công thức 2: liều lượng gibberelline GA4/7 là 50 mg

+ Công thức 3: liều lượng gibberelline GA4/7 là 100 mg

+ Công thức 4: liều lượng gibberelline GA4/7 là 150 mg

+ Công thức 5: liều lượng gibberelline GA4/7 là 200 mg

- Thiết kế thí nghiệm: theo khối ngẫu nhiên đầy đủ với 2 nhân tố tác

động là liều lượng và dòng cây ghép, với 10 lần lặp lại.

- Số lượng dòng cây ghép tham gia thí nghiệm: gồm 13 dòng cây ghép có sinh trưởng tương đối đồng đều và có mặt ở các lặp của vườn giống.

- Phương thức tác động: được tiến hành giống như ở thí nghiệm 1, các công thức liều lượng được chia thành 3 lần tác động là cuối tháng 9, giữa tháng 10 và đầu tháng 11.

Việc lựa chọn các cây Thông nhựa ghép ở các lặp khác nhau cho từng công thức thí nghiệm được xác định bằng cách bốc thăm ngẫu nhiên.


Thí nghiệm 3: Cắt tạo tán

- Số lượng cây ghép tham gia thí nghiệm : bao gồm 108 cây ghép Thông nhựa 7 tuổi tại Vườn giống Thông nhựa các dòng vô tính xây dựng năm 1995 tại Cẩm Quỳ, Ba Vì, Hà Tây.

- Thiết kế thí nghiệm trên hiện trường: thí nghiệm về cắt cành tạo tán

được thực hiện theo khối ngẫu nhiên đầy đủ với 3 lần lặp và 9 cây/ô, với các công thức thí nghiệm như sau:

+ Công thức 1: tác động mạnh (40%), cắt bỏ phần tán ở độ cao 3/5 của chiều cao vút ngọn.

+ Công thức 2: tác động trung bình (30%)

+ Công thức 3: tác động nhẹ (20%)

+ Công thức 4: đối chứng không tác động (0%)

Thí nghiệm 4: Bảo quản hạt phấn

Các phương pháp thu hái hạt phấn, tách, xử lý và nghiên cứu bảo quản hạt phấn được tiến hành theo Mathews và John F. Kraus (1981)[50] áp dụng cho các loài thông bao gồm các bước như sau:

* Thu hái hạt phấn

- Từ các cây mẹ đã chọn lọc, thu hái riêng rẽ hạt phấn của từng cây mẹ khác nhau. Thu hái hạt phấn vào đúng thời điểm nón thông chín rộ nhất, vào cuối giờ trưa và đầu giờ chiều những ngày nắng ráo (Mathews và John F. Kraus, 1981)[50].

- Thu hái bằng cách ngắt cả cành dài khoảng 30 cm, vuột hết lá cho vào trong túi bóng hở có nước và vận chuyển về phòng thí nghiệm. Nón đực sau khi được vận chuyển về phòng thí nghiệm được loại hết tạp vật và loại hết các nón quá xanh và cắm vào lọ nước có giấy lót hứng phấn ở phía dưới. Sau 1- 2 ngày tiến hành sàng phấn.


* Thiết kế thí nghiệm

- Công thức độ ẩm hạt phấn: bao gồm 5 công thức 2%, 5%, 10%, 15% và

đối chứng không rút ẩm.

Việc xác định độ ẩm hạt phấn ban đầu bằng cân xác định độ ẩm AMP 50, cân tối thiểu 3 gam hạt phấn cho mỗi lần xác định độ ẩm.

Rút ẩm hạt phấn về các công thức độ ẩm mục tiêu bằng Silica gel có chỉ thị màu, tỷ lệ Silica gel với hạt phấn là 2:1 sau 20 phút được kiểm tra độ ẩm một lần cho đến khi độ ẩm hạt phấn đạt bằng hoặc sấp xỉ độ ẩm mục tiêu, theo các công thức độ ẩm hạt phấn.

Độ ẩm mục tiêu được tính theo công thức sau:

(100 - IMC)

TMC = ----------------- x (G)

(100 - TMC)

Trong đó: - TMC là độ ẩm mục đích

- IMC là độ ẩm ban đầu

- G là trọng lượng lô hạt phấn cất trữ

- Công thức về nhiệt độ bảo quản: các công thức độ ẩm hạt phấn được cất trữ ở 3 điều kiện nhiệt độ bảo quản khác nhau:

Tủ lạnh sâu - 300C

Tủ lạnh khô 50C

Nhiệt độ thường trong phòng 20-300C.

2.4.2. Phương pháp thu thập số liệu

nh hưởng của thời điểm xử lý (thí nghiệm 1), liều lượng gibberelline GA4/7 (thí nghiệm 2) và cắt tạo tán (thí nghiệm 3) đến số lượng hoa (nón cái và nón đực) được xác định bằng cách đếm số lượng nón cái và nón đực vào thời gian hoa nở rộ nhất theo từng cây ghép (mỗi cụm nón đực được coi là 1 đơn vị

đếm, nón cái đếm chính xác tới từng nón riêng lẻ).


Việc tiến hành thu thập số liệu đối với thí nghiệm 1 và 2 được tiến hành vào vụ hoa liền kề ngay sau khi tác động (thông thường vào tháng 2-3 năm sau).

Riêng thí nghiệm 3 về cắt cành tạo tán được thu thập số liệu 3 lần vào thời gian trước khi cắt tỉa (năm 2002), sau cắt tỉa 1 năm (năm 2003) và sau cắt tỉa 5 năm (năm 2007).

Số liệu sinh trưởng về được đo theo phương pháp thông thường của giáo trình “Điều tra rừng” (Vũ Tiến Hinh, 1997)[7]

+ Chiều cao vút ngọn (Hvn): đo từ gốc sát mặt đất tới đỉnh ngọn chính

(m).

+ Đường kính ngang ngực (D1.3): đo tại vị trí cách mặt đất 1,3 mét.

+ Đường kính tán (Dt): đo theo 2 chiều Đông Tây - Nam Bắc, sau đó lấy

giá trị trung bình (m).

- Các số liệu thu thập ở thí nghiệm 4 (cất trữ hạt phấn) là tỷ lệ nảy mầm hạt phấn và chiều dài ống phấn và được thực hiện như sau:

+ Tỷ lệ nảy mầm của hạt phấn Thông nhựa được đề xuất thực hiện theo phương pháp do Lê Đình Khả và Nguyễn Việt Cường, (1997)[11] áp dụng cho loài Thông nhựa như sau:

Môi trường nảy mầm là 0.5% Aga + 10% Đường Sacaroza + 100ppm Axít Boric + nước cất. Hạt phấn của các công thức thí nghiệm được gieo (búng) hạt phấn lên đĩa petri và được nuôi dưỡng trong tủ nảy mầm ở nhiệt độ 300C.

Đếm hạt phấn nảy mầm và hạt không nảy mầm bằng kính hiển vi Olympus, vật kính có độ phóng đại số 10. Hạt phấn được coi là nảy mầm khi chiều dài ống phấn lớn hơn hoặc bằng với bề rộng của hạt phấn. Mỗi công thức thí nghiệm khác nhau được tiến hành trên 3 đĩa petri, mỗi đĩa đếm 3 trường ngẫu nhiên, đếm tất cả các hạt phấn nảy mầm và không nảy mầm.


+ Chiều dài ống phấn theo phương pháp của Lê Đình Khả, Nguyễn Thị Thuận (1981)[9] như sau:

Trên mỗi mẫu đo chiều dài ống phấn ngẫu nhiên của 30 hạt phấn, dùng vật kính có độ phóng đại 40. Đo chiều dài ống phấn, cần sử dụng trắc vi vật kính và trắc vi thị kính.

- Xác định số vạch trên trắc vi thị kính

- Xác định giá trị một vạch của trắc vi thị kính (a):


Trong đó:

a = A10

B

A: Số vạch của trắc vi vật kính B: Số vạch của trắc vi thị kính

10: Kích thước của mỗi vạch trên trắc vi vật kính tính bằng m

- Xác định chiều dài ống phấn (L) theo công thức:

L = Số vạch trên trắc vi thị kính giá trị một vạch trên trắc vi thị kính Thời gian định kỳ kiểm nghiệm khả năng nẩy mầm hạt phấn sau: ban

đầu và sau 1, 3, 6, 9, 12, 15, 18, 21 và 24 tháng.

Đo chiều dài ống phấn vào thời gian sau 12 tháng và 24 tháng bảo quản

để so sánh chất lượng nảy mầm hạt phấn của mỗi công thức.


2.4.3. Phương pháp xử lý số liệu

Các số liệu thu thập đều được xử lý thống kê bằng mô hình toán học thích hợp các công thức cụ thể là.


- Trung bình mẫu: X =

1Xi

n

n i1

- Phương sai: S2=

1

( Xi X)2

n

n 1

i1

- Hệ số biến động (V%) được tính theo công thức


Sd

V% = x 100 X

- Khoảng sai dị đảm bảo (Least Significant Diference).


2

r

LSD = tα/2*SN*


Trong đó: SN là phương sai ngẫu nhiên

r là dung lượng mẫu

Việc đánh giá ảnh hưởng của thí nghiệm 1 và thí nghiệm 3 được tiến hành theo mô hình phân tích phương sai 1 nhân tố:

Xij = à + αi + εij

Trong đó:

Xij: là trị số quan sát

à: là giá trị bình quân tổng thể

αi: là là tham số đặc trưng ảnh hưởng của nhân tố tác động (αi = ài - à)

εij: là biến ngẫu nhiên độc lập, đặc trưng cho sai số thí nghiệm.

Nếu chất kích thích tác động một cách đồng đều (ngẫu nhiên) đến kết quả thí nghiệm thì αi = 0 ở tất cả các cấp và giả thuyết H0 được cho là:

H0: α1 = α2 =….=αa = 0 hoặc à1 = à2 =...= àa = à

H1: ít nhất có một αi # 0, có nghĩa là tác dụng của nhân tố ảnh hưởng không đồng đều.

Kết quả phân tích phương sai sẽ được trình bày như sau:


Nguồn biến động (Source)

Tổng biến

động (SS)

Bậc tự do (DF)

Phương sai (MS)

F

Xác suất của F (Sig) mức ý nghĩa

Nhân tố tác động

VA

a-1

S2

a=VA/(a-1)

S2 2

a/S N


Ngẫu nhiên

VN

n-a

S2

N=VN/(n-a)


Tổng

VT

n-1

S2X=VT/(n-1)


VT là biến động toàn bộ của n trị số quan sát.

Xem tất cả 80 trang.

Ngày đăng: 29/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí