ảnh 3.5. Hạt phấn đang nảy mầm ảnh 3.6. Hạt phấn không nảy mầm Nhìn vào tổng thể các số liệu của về khả năng nảy mầm của hạt phấn Thông nhựa theo thời gian cho thấy việc cất trữ hạt phấn ở 3 mức nhiệt độ khác nhau (nhiệt độ phòng 20-250C, 50C và - 300C) và các công thức độ ẩm hạt phấn (2%, 5%, 10%, 15% và công thức đối chứng không rút ẩm 23,47%) thì sự biết động về khả năng nảy mầm giữa các công thức bảo quản là rất lớn và có sự phân hóa, điều này chứng tỏ các nhân tố về độ ẩm hạt phấn và điều kiện cất trữ có ảnh hưởng rò rệt đến khả năng nảy mầm của hạt phấn theo thời
gian.
* Bảo quản ở điều kiện nhiệt độ phòng
Kết quả về tỷ lệ nảy mầm ban đầu ở bảng 3.5 của các công thức độ ẩm hạt phấn Thông nhựa trước khi đưa vào bảo quản là rất cao, đa số các công thức có tỷ lệ nảy mầm đạt xấp xỉ 90%, chỉ có công thức độ ẩm 2% có tỷ lệ thấp nhất đạt 82,6%. Cũng theo kết quả của bảng này cho thấy tất cả các công thức độ ẩm đều giảm tỷ lệ nảy mầm đột ngột sau 1 tháng bảo quản, đặc biệt là công thức đối chứng không rút ẩm đã mất khả năng nảy mầm ngay sau 1
tháng. Công thức có độ ẩm hạt phấn 10% duy trì được tỷ lệ nảy mầm cao nhất sau 1 tháng ở mức 36,8%, tiếp theo là công thức độ ẩm 5% có tỷ lệ nảy mầm 37,5% cuối cùng là 2 công thức độ ẩm 2% và 15% có tỷ lệ nảy mầm lần lượt là 27,9% và 20,9%. Như vậy, tất cả các công thức độ ẩm hạt phấn Thông nhựa cất trữ ở điều kiện nhiệt độ này đều không đạt mục tiêu đặt ra ngay sau khi 1 tháng bảo quản.
Sau 3 tháng kiểm tra nảy mầm của các công thức độ ẩm cất trữ ở điều kiện nhiệt độ phòng mất hẳn khả năng nảy mầm. Điều này, là rất phù hợp với các nghiên cứu về bảo quản hạt giống cho một số loài ưa ẩm (Lê Đình Khả, Nguyễn Huy Sơn và Nguyễn Tuấn Hưng (2002)[47], vì các công thức có độ ẩm cao (hàm lượng nước lớn) khi gặp điều kiện nhiệt độ thuận lợi ở mức 20 – 300C nó lại càng kích thích quá trình hô hấp, hoạt động sinh lý mạnh, cần nhiều năng lượng để hoạt động và duy trì sức sống. Các công thức có độ ẩm càng cao thì càng nhanh mất khả năng mất sức nảy mầm khi cất trữ ở điều kiện nhiệt độ cao. Từ đây cho thấy, ngay sau khi thu hái phấn cần được xử lý, làm sạch, rút ẩm và đưa vào bảo quản ở điều kiện nhiệt độ phù hợp càng sớm càng tốt.
Bảng 3.6. Kết quả bảo quản hạt phấn Thông nhựa theo thời gian cất trữ ở nhiệt độ phòng
Chỉ tiêu thống kê | Công thức độ ẩm (%) | |||||
2 | 5 | 10 | 15 | ĐC 23,5 | ||
Ban đầu | TB | 82,6 | 89,9 | 90,5 | 85,4 | 89,1 |
V% | 7,4 | 5,1 | 2,9 | 8,3 | 5,3 | |
1 | TB | 27,9 | 37,5 | 36,8 | 20,9 | 0 |
V% | 35,2 | 18,2 | 19,7 | 28,8 | 0 |
Có thể bạn quan tâm!
- Thí Nghiệm Xác Định Thời Gian Kích Thích Gibberelline Ga 4/7
- Ả Nh Hưởng Của Gibberelline Ga 4/7 Đến Sản Lượng Hoa Của Các Dòng Cây Ghép
- Ả Nh Hưởng Của Cắt Tạo Tán Đến Số Lượng Nón Cái Và Nón Đực
- Nghiên cứu kích thích ra hoa, tạo tán và bảo quản hạt phấn Thông nhựa pinus merkusii jungh et devriese ở vườn giống - 9
- Nghiên cứu kích thích ra hoa, tạo tán và bảo quản hạt phấn Thông nhựa pinus merkusii jungh et devriese ở vườn giống - 10
Xem toàn bộ 80 trang tài liệu này.
* Bảo quản ở điều kiện nhiệt độ 50C
Nhìn vào biểu đồ ta dễ dàng nhận thấy tỷ lệ nảy mầm của tất cả các công thức độ ẩm đều có xu thế giảm theo thời gian, điển hình là công thức đối chứng không rút ẩm mất khả năng nảy mầm nhanh nhất, nó chỉ kéo dài tuổi thọ đến 6 tháng bảo quản. Các công thức độ ẩm còn lại có quá trình giảm tỷ lệ nảy mầm theo thời gian là tương đối đồng đều. Kết quả cụ thể được trình bày trong phụ biểu 11.
Sau 12 tháng bảo quản, ngoại trừ công thức đối chứng đã mất khả năng nảy mầm và công thức 15% (tỷ lệ nảy mầm 38,5%) quá thấp không đạt mục tiêu bảo quản đề ra. Chỉ còn 3 công thức độ ẩm còn lại 2%, 5% và 10% vẫn
đạt trên 50%, kết quả này rất có ý nghĩa và hiệu quả trong công tác bảo quản hạt phấn vào thời gian này. Vì sau 12 tháng, cũng là lúc tiếp tục một mùa ra hoa mới của Thông nhựa, vào thời điểm này hạt phấn cần được sử dụng cho công tác nghiên cứu về lai giống hay thụ phấn bổ sung cho vườn giống Thông nhựa.
Hơn nữa, trước thời điểm này 2 tháng thì loài Thông caribê bắt đầu ra hoa và sau thời điểm này 1 tháng loài Thông đuôi ngựa và Thông ba lá cũng ra hoa, ta có thể dùng hạt phấn cất trữ ở điều kiện nhiệt độ này để phục vụ cho công tác lai giống khác loài một cách chủ động. Đặc biệt hơn, cất trữ ở mức 50C rất phù hợp có thể áp dụng cho nhiều đơn vị nghiên cứu cũng như thi công, vì loại tủ lạnh khô ở mức 50C rất phổ biến ở Việt Nam hiện nay.
Thời gian tiếp theo các công thức độ ẩm vẫn có xu hướng giảm tỷ lệ nảy mầm rất nhanh, công thức 2% và công thức 15% đều mất khả năng nảy mầm sau 24 tháng bảo quản, chỉ tồn tại 2 công thức độ ẩm 5% và 10% chúng có tỷ lệ nảy mầm lần lượt là 27,6% và 23,3%.
60.0
57.4
53.9
38.5
27.6
23.3
100.0
90.0
80.0
70.0
Tỷ lệ nảy mầm (%)
60.0
50.0
40.0
30.0
20.0
10.0
0.0
Ban đầu 1 tháng 3 tháng 6 tháng 9 tháng 12 tháng 15 tháng 18 tháng 24 tháng
Công thức 2% Công thức 5% Công thức 10% Công thức 15% Đối chứng 23.47%
Biểu đồ 3.5. Diễn biến tỷ lệ nảy mầm hạt phấn Thông nhựa cất trữ ở điều kiện nhiệt độ 50C
Như vậy, cất trữ hạt phấn Thông nhựa ở điều kiện nhiệt độ 50C sau 24 tháng là hoàn toàn không đạt hiệu quả cho bảo quản ở tất cả các công thức độ ẩm hạt phấn. Kết quả này một lần nữa khẳng định, không những việc giữ độ ẩm hạt phấn quá cao sẽ càng nhanh mất sức nảy mầm vì phải hoạt động sinh lý mạnh mà rút ẩm hạt phấn quá thấp (2%) thì cũng không tốt. Như vậy ta có thể kết luận thời gian tối ưu nhất cho bảo quản hạt phấn Thông nhựa ở điều kiện 50C như sau;
- Thời gian tối ưu là 12 tháng
- Độ ẩm hạt phấn thích hợp nhất là từ 2% đến 10%
* Bảo quản ở điều kiện nhiệt độ - 300C
Việc nghiên cứu bảo quản hạt phấn thông ở điều kiện lạnh sâu, đã được Lê Đình Khả và Nguyễn Việt Cường nghiên cứu từ năm 1997)[11] tại Trung
tâm nghiên cứu giống cây rừng cho 2 loài Thông đuôi ngựa và Thông nhựa ở
điều kiện cất trữ khô ở - 20oC, kết quả cho thấy sau 1 năm hạt phấn Thông
đuôi ngựa vẫn giữ được sức sống cao 79,2% còn hạt phấn Thông nhựa duy trì tỷ lệ nảy mầm thấp hơn ở mức 35,4% (Lê Đình Khả, Nguyễn Việt Cường, 1997)[11]. Tuy nhiên, ở thí nghiệm cất trữ hạt phấn Thông nhựa và Thông
đuôi ngựa này tác giả mới chỉ nghiên cứu ở một nhân tố tác động là nhiệt độ cất trữ mà chưa có công thức thức độ ẩm hạt phấn cụ thể, trong khi độ ẩm hạt phấn lại có vai trò rất lớn trong việc duy trì sức sống của hạt phấn theo thời gian cất trữ.
Kế thừa các kết quả đã đạt được ở trên, các công thức độ ẩm hạt phấn Thông nhựa đã được thiết kế ở 5 mức độ ẩm và được cất trữ ở điều kiện nhiệt
độ lạnh sâu hơn - 300C.
Nhìn vào biểu đồ 3.6 biểu diễn quá trình diễn biến về khả năng nảy mầm của hạt phấn Thông nhựa với các công thức độ ẩm hạt phấn khác nhau được cất trữ ở điều kiện nhiệt độ - 300C, dễ dàng nhận thấy hầu hết các công thức
độ ẩm hạt phấn có tỷ lệ nảy mầm ban đầu rất cao sấp sỉ 90% và chúng duy trì
được khả năng nảy mầm rất tốt sau 12 tháng bảo quản, kết quả chi tiết được nêu lên ở phụ bảng 10.
Công thức đối chứng không rút ẩm tỏ ra kém nhất, nó liên tục có xu hướng giảm mạnh về khả năng nảy mầm theo thời gian, sau 1 tháng bảo quản tỷ lệ nảy mầm giảm gần một nửa chỉ còn 51,1% và nó kéo dài tuổi thọ đến 6 tháng bảo quản (26%), cuối cùng công thức đối chứng kết thúc khả năng nảy mầm vào tháng thứ 9, như vậy hạt phấn tươi sau khi tách không hút ẩm có thể bảo quản tạm thời được 1 tháng ở điều kiện cất trữ này.
80.4
76.8
75.0
59.0
58.1
53.1
40.1
100.00
90.00
80.00
Tỷ lệ nảy mầm (%)
70.00
60.00
50.00
40.00
30.00
20.00
10.00
0.00
Ban đầu 1 tháng 3 tháng 6 tháng 9 tháng 12 tháng 15 tháng 18 tháng 24 tháng
Công thức 2% Công thức 5% Công thức 10% Công thức 15% Đối chứng 23.47%
Biểu đồ 3.6. Diễn biến khả năng nảy mầm hạt phấn Thông nhựa cất trữ ở
điều kiện nhiệt độ – 300C
Các công thức độ ẩm còn lại đều rất thích hợp với điều kiện cất trữ ở - 300C sau 12 tháng bảo quản, so với 2 điều kiện cất trữ ở trong phòng và 50C thì hạt phấn cất trữ ở điều kiện nhiệt độ -300C duy trì khả năng nảy mầm vượt trội hơn hẳn, công thức có độ ẩm cao 15% sau 12 tháng vẫn đạt tỷ lệ nảy mầm rất cao 59,0%. Trong khi các công thức độ ẩm 2%, 5% và 10% chỉ giảm tỷ lệ nảy mầm một chút không đáng kể, đặc biệt là công thức 10% có tỷ lệ nảy mầm vẫn giữ ở mức 80,4%, công thức 5% và 2% có tỷ lệ nảy mầm lần lượt là 76,8% và 75,0%, đây có thể coi là một điều kiện nhiệt độ tối ưu cho bảo quản hạt phấn Thông nhựa sau 12 tháng ở các mức độ ẩm từ 2% đến 10%.
Kết quả này là đặc biệt có ý nghĩ trong công tác cải thiện giống thông, vì thời gian sau 1 năm bảo quản cũng là lúc trùng hợp với thời kỳ ra hoa của các loài thông trồng rừng chính ở Việt Nam đang ra hoa. Như vậy, rất thuận lợi cho các công việc lai giống nhân tạo trong và khác loài hay phun phấn bổ sung cho các vườn và rừng giống Thông nhựa vào thời gian này.
Trở lại biểu đồ 3.6 cho thấy sau khi duy trì khả năng nảy mầm tương đối cao của hầu hết các công thức độ ẩm ở thời điểm 12 tháng, thì chúng bắt đầu có xu hướng giảm tỷ lệ nảy mầm khá nhanh. Không chỉ là công thức có độ ẩm hạt phấn cao như công thức 15% mà công thức có độ ẩm hạt phấn thấp nhất 2% có xu hướng giảm mạnh, sang tháng thứ 15 công thức 2% vẫn còn giữ
được tỷ lệ nảy mầm 50,1%, công thức độ ẩm 15% (tỷ lệ nảy mầm 42,7%) không đạt mục tiêu của việc bảo quản hạt phấn.
Sau 24 tháng bảo quản tiếp tục có công thức 15% mất khả năng nảy mầm, tiếp đến là công thức 2% giảm tỷ lệ nảy mầm xuống còn 40,1%. Hai công thức độ ẩm 5% và 10% tỷ lệ nảy mầm cũng giảm, song vẫn tỏ ra vượt trội nhất, chúng đều duy trì được khả năng nảy mầm sau hai năm bảo quản
đều trên 50%. Như vậy ta có thể kết luận công thức và thời gian tối ưu nhất cho bảo quản hạt phấn Thông nhựa ở điều kiện -300C như sau;
- Thời gian từ 12 đến 15 tháng, các công thức có độ ẩm từ 2% đến 10% là tối ưu.
- Thời gian sau 24 tháng bảo quản ở điều kiện nhiệt độ này độ ẩm hạt phấn thích hợp nhất là từ 5% đến 10%.
Tóm lại, các công thức cất trữ ở điều kiện nhiệt độ -300C, công thức đạt tỷ lệ nảy mầm vượt trội nhất là công thức độ ẩm 5% cất trữ ở nhiệt độ -300C, vẫn giữ ở mức 58.1% sau 24 tháng cất trữ, kết quả này phù hợp với nghiên cứu bảo hạt phấn cho loài thông của Duffield và Callaham (1959)[36] khi cất trữ hạt phấn ở độ ẩm hạt phấn 9% và điều kiện nhiệt độ - 40F (-200C) và 390F (40C) cho thấy hạt phấn cất trữ ở - 200C là tốt hơn, cất trữ được trong nhiều năm mà vẫn giữ được tỷ lệ nảy mầm cao. Các công thức độ ẩm cất trữ ở điều kiện nhiệt
độ phòng hoàn toàn mất khả năng nảy mầm sau 3 tháng cất trữ.
3.3.2. ảnh hưởng của các điều kiện cất trữ đến chiều dài ống phấn Thông nhựa sau 12 và 24 tháng bảo quản
Chiều dài ống phấn là một chỉ tiêu quan trọng nhằm đánh giá chất lượng hạt phấn có khả năng nảy mầm tốt hay không. Trong thời gian hạt phấn nảy mầm trên vòi nhụy, ống phấn mọc theo rãnh trong vòi nhụy và rãnh của các mô dẫn hoặc theo các gian bào của các mô khác, ống phấn tới túi phôi và tiết ra chất chứa bên trong vào một trong những tế bào kèm, phá hủy tế bào ấy và tiến hành thụ tinh với tế bào trứng và nhân thứ cấp, thời gian từ lúc thụ phấn
đến khi thụ tinh ở các loài thông từ 8 đến 12 tháng (Lê Đình Khả, 2006)[14]. Nếu như hạt phấn vẫn còn sức sống và có khả năng nảy mầm, song chiều dài ống phấn ngắn thì cũng không có tác dụng trong thụ phấn và thụ tinh cho nón cái. Do vậy, khi đã xác định được công thức bảo quản hạt phấn tốt nhất để duy trì sự sống của hạt phấn theo thời gian thì cũng phải đi đôi với chất lượng (chiều dài ống phấn) của hạt phấn.
Chiều dài ống phấn trung bình của các công thức cất trữ trên bảng 3.6 cho thấy chiều dài ống phấn sau 12 và 24 tháng bảo quản là rất cao, trong khi
độ rộng trung bình của hạt phấn là 39,07m thì các công thức có chiều dài ống phấn gấp 1,5 đến hơn 2 lần bề rộng của hạt phấn, bề rộng của hạt phấn là chiều dài tối thiểu của ống phấn đạt được mới được coi là hạt phấn nảy mầm.
Kết quả chiều dài của các công thức độ ẩm hạt phấn cất trữ ở điều kiện nhiệt độ - 300 C vẫn tỏ ra cao hơn hẳn các công thức độ ẩm cất trữ ở 5cC. Điển hình là công thức độ ẩm 10% hầu như là có độ dài ống phấn dẫn đầu trong các
điều kiện cất trữ, đặc biệt là ở - 300C sau 12 tháng vẫn lên tới 92,75m, các công thức còn lại chỉ đạt trên mức 70m. Tuy nhiên, công thức có độ ẩm 10% (73,64m) bảo quản ở 5cC lại có chiều dài ống phấn ngắn hơn một chút công thức có độ ẩm 5% (78,65m), song vẫn cao hơn công thức 2% (60,69m) sau