Ả Nh Hưởng Của Gibberelline Ga 4/7 Đến Sản Lượng Hoa Của Các Dòng Cây Ghép


quá cao này nó còn gây ức chế làm giảm sản lượng nón đực so với công thức

đối chứng không tác động.

Điều này chứng tỏ chất kích thích Gibberelline GA4/7 rất có tác dụng làm nâng cao sản lượng nón cái và nón đực, song chỉ ở một dải liều lượng nhất

định nếu như vượt quá liều lượng cho phép, chất Gibberelline lại gần như không có tác dụng, thậm chí còn làm giảm sản lượng hoa của Thông nhựa như ở công thức 200 mg.

Dựa vào khoảng sai dị nhỏ nhất LSD để đánh giá mức độ sai khác về sản lượng hoa giữa các công thức thí nghiệm cho thấy:

Về số lượng nón cái, công thức 150 mg là hoàn toàn sai khác với từng công thức còn lại vì giữa chúng có xác suất của F lần lượt theo các cặp công thức là; công thức đối chứng (xác suất của F = 0,00), công thức 50 mg (xác suất của F = 0,003), công thức 100 mg (xác suất của F = 0,005) và công thức 200 mg (xác suất của F = 0,002), tất cả đều nhỏ hơn rất nhiều so với 0,01 ở mức ý nghĩa 99,9%.

Về số lượng nón đực, công thức 150 mg cũng có khác biệt rất lớn với các công thức còn lại, có trị giá xác suất của F lần lượt như sau; công thức đối chứng (xác suất của F = 0,003), công thức 50 mg (xác suất của F = 0,011), công thức 100 mg (xác suất của F = 0,049) và công thức 200 mg (xác suất của F = 0,002), tất cả đều nhỏ hơn 0,01 và 0,05 với độ tin cậy 95% ở cặp công thức 150 mg và công thức 100 mg, còn lại tất cả đều bằng hoặc nhỏ hơn 0,01 với độ tin cậy là 99,99%.

Như vậy, đối với các dòng cây ghép Thông nhựa 11 tuổi tại vườn giống Gibberelline GA4/7 liều lượng 150 mg là công thức có hiệu quả cao nhất trong việc nâng cao sản lượng nón cái và nón đực.


3.1.3. nh hưởng của Gibberelline GA4/7 đến sản lượng hoa của các dòng cây ghép

Kết quả theo dòi sản lượng hoa của các dòng cây ghép cho thấy số lượng nón đực và nón cái không những có sự biến động lớn giữa các công thức liều lượng mà ngay cả trong cùng một công thức cũng có biến động lớn. Các trị số trung bình về số lượng nón cái và nón đực của từng dòng cây ghép ở các công thức liều lượng khác nhau được thể hiện ở biểu đồ 3.1 cho nón cái và biểu đồ 3.2 cho nón đực. Từ hai biểu đồ này ta dễ dàng nhận thấy năng lực ra hoa của từng dòng cây ghép cụ thể cũng như phản ứng của chúng đối với liều lượng Gibberelline GA4/7 là rất khác nhau. Ngoài ra, số liệu tổng hợp ở bảng

3.2 cũng cho thấy số lượng nón cái và nón đực có độ lệch chuẩn tương đối

cao, trong khi nón cái có độ lệch chuẩn ở hầu hết các công thức liều lượng là trên 30 nón/cây, thì nón đực có sai tiêu chuẩn lên tới sấp sỉ 60 cụm/cây hoặc hơn. Như vậy, số lượng nón cái và nón đực có sự chênh lệch rất lớn với số lượng hoa trung bình trên cây, rò ràng sản lượng nón đực và nón cái không chỉ

ảnh hưởng bởi yếu tố liều lượng mà còn phụ thuộc vào từng dòng cây ghép cụ thể, vì sinh trưởng của các cây ghép trong thí nghiệm là hoàn toàn đồng nhất.

3.1.3.1. Về sản lượng nón cái

Về cơ bản, việc tác động Gibberelline GA4/7 đã làm tăng sản lượng nón cái của các dòng cây ghép so với công thức đối chứng, song một số trường hợp việc tác động Gibberelline GA4/7 không những không mang lại hiệu quả mng muốn mà còn gây tác dụng ức chế, ví dụ như đối với dòng số 1 và dòng số 21. Một trong những nguyên nhân có thể dùng để giải thích cho hiện tượng này là do các dòng này đã đủ các hoóc môn nội sinh trong cây, việc tác động thêm một lượng Gibberelline GA4/7 sẽ gây ức chế.


646.5

640.5

616

597.5

550

517

521

485

477.5

490.5

473

278

185

700


600


500


Số lượng nón cái (nón)

400


300


200


100


0

Dòng 1 Dòng 2 Dòng 3 Dòng 5 Dòng 6 Dòng 14 Dòng 15 Dòng 17 Dòng 21 Dòng 22 Dòng 29 Dòng 31 Dòng 53


Đối chứng 50 mg 100 mg 150 mg 200 mg


Biểu đồ 3.1. nh hưởng của lượng Gibberelline GA4/7 đến số lượng nón cái Cũng từ kết quả ở biểu đồ 3.1 cho thấy công thức có lượng chất Gibberellin là 150 mg/cây là có hiệu quả nhất, nó làm tăng sản lượng nón cái của 9/13 dòng cây mẹ trong thí nghiệm, đặc biệt là các dòng số 2 đạt 597,5 nón/cây, dòng số 17 (616 nón/cây), dòng số 29 (646,5 nón/cây) và dòng 53

(640,5 nón/cây).

Công thức 100 mg/cây lại tỏ ra phù hợp với 2 dòng còn lại là dòng số 22 (521 nón/cây) và dòng số 15 (185 nón/cây). Trong khi chất Gibberelline GA4/7 có tác dụng tăng sản lượng sản lượng nón cái của hầu hết các dòng cây mẹ, thì có 2 dòng số 1 và 21 là không chịu ảnh hưởng của chất kích thích, chứng tỏ 2 dòng này đã có đầy đủ lượng chất Gibberelline nội sinh trong cây.


3.1.3.2. Về sản lượng nón đực

Cũng tương tự như nón cái, việc tác động Gibberelline GA4/7 về cơ bản đã làm tăng sản lượng nón đực và phản ứng của các dòng với các liều lượng Gibberelline GA4/7 cũng rất khác nhau.

Nhìn vào biểu đồ 3.3 biểu diễn sự ảnh hưởng của liều lượng Gibberelline

GA4/7 đến số lượng nón đực, công thức 150 mg vẫn tỏ ra là tốt nhất cho hầu hết các dòng cây mẹ, mặc dù sự vượt trội của công thức 150 mg so với các công thức còn lại không lớn và rò như ảnh hưởng của công thức này đến số lượng nón cái ở trên. Nó chỉ chiếm 8/13 trong tổng số dòng Thông nhựa bơm kích thích.


1770.5

1427

1317.5

1403.5

1179.5

1127.7

1220

1229 1233

1070.5

927

909.5

603

2000


1800


1600


Số lượng cụm nón đực (cụm)

1400


1200


1000


800


600


400


200


0

Dòng 1 Dòng 2 Dòng 3 Dòng 5 Dòng 6 Dòng 14 Dòng 15 Dòng 17 Dòng 21 Dòng 22 Dòng 29 Dòng 31 Dòng 53


Đối chứng 50 mg 100 mg 150 mg 200 mg


Biểu đồ 3-2. nh hưởng của lượng Gibberelline GA4/7 đến số lượng nón đực


Kết quả nghiên cứu này lại một lần nữa cho thấy các dòng khác nhau thì cần lượng Gibberelline là khác nhau, mặc dù đa số các dòng đều thích hợp với


công thức 150 mg để tăng lượng nón đực, song công thức 100 mg tỏ ra tác dụng kích thích tốt cho 3 dòng là dòng 6, dòng 21 và dòng 22. Trong khi hai dòng (dòng số 1 và dòng 17) khi bơm chất kích thích, không những không có tác dụng làm tăng sản lượng hoa mà còn làm giảm hơn so với công thức đối chứng. Đặc biệt là dòng số 1 là hoàn toàn không chịu sự tác động của chất gibberelline cho cả nón đực và nón cái. Đây có thể là do chất gibberelline nội sinh trong cây mẹ ở các dòng này đã đầy đủ để kích thích ra hoa kết quả. (số liệu cụ thể về sản lượng nón đực và nón cái của từng dòng ở phụ biểu 07)

Đến đây ta có thể kết luận rằng, sản lượng nón cái và nón đực không chỉ chịu ảnh hưởng ở các liều lượng thuốc khác nhau, mà còn chịu ảnh hưởng của các dòng cây ghép khác nhau, các dòng khác nhau có sự biến đổi về số lượng nón cái và nón đực khác nhau. Điển hình là dòng số 15 nếu như không tác

động chất kích sản lượng cả nón cái và nón đực đều rất thấp, nhưng bơm chất kích thích ở mọi liều lượng Gibberelline GA4/7 thì cũng không làm thay đổi nhiều về số lượng hoa.

Trong khi hầu hết các dòng Thông nhựa ghép đều được chất Gibberelline GA4/7 kích thích làm tăng sản lượng hoa, thì dòng số 1 lại không chịu ảnh hưởng của chất kích thích, khi bơm chất Gibberelline GA4/7 lại còn làm giảm sản lượng nón cái và nón đực, kết quả này tương tự với dòng số 17 về sản lượng nón đực. Điều này rò ràng các dòng cây mẹ khác nhau có ảnh hưởng

đến sản lượng nón cái và nón đực khác nhau. Để khẳng định điều này ta xem phụ biểu 05 về kết quả phân tích Anova về sự ảnh hưởng của chất kích thích và các dòng cây ghép cho thấy; đối với nhân tố Dòng cây ghép về sản lượng nón cái, có trị giá xác suất của F = 0,00, với nón đực có giá trị xác suất của F

= 0,001 đều nhỏ hơn rất nhiều 0,01 với độ tin cây 99,99%. Chứng tỏ rằng các dòng cây ghép có ảnh hưởng rất lớn đến số lượng nón cái và nón đực, các dòng khác nhau có số lượng hoa khác nhau.


3.2. nh hưởng của cắt tạo tán đến sinh trưởng và sản lượng hoa

3.2.1. nh hưởng của cắt cành tạo tán đến chiều cao và độ rộng tán

Mục đích chính của việc xây dựng rừng giống và vườn giống là nhằm cung cấp càng nhanh và nhiều vật liệu giống đã được cải thiện cho trồng rừng càng tốt, trong đó hạt giống vẫn là vật liệu chủ yếu. Để cây mẹ có năng suất hạt giống cao trong các mùa vụ, ngoài việc chăm sóc bằng các biện pháp thâm canh hay kích thích ra hoa kết quả v.v., thì việc áp dụng phương pháp cắt cành tạo tán không những làm tăng không gian quang hợp, loại bỏ các cành nhánh bị sâu bệnh mà còn tạo điều kiện cho các ngọn hoặc cành có tiềm năng của cây mẹ phát triển, giữa các cây mẹ trong vườn giống không bị giao tán nhau, tạo thuận lợi cho các cành phía dưới phát triển bình thường và ra hoa kết quả. Từ đó mà làm tăng số lượng cành nhánh ra hoa và kết quả. Mặt khác, còn duy trì được chiều cao thuận lợi cho các công việc thu hái hạt giống, hạt phấn hay lai giống trên tầng tán cây mẹ.

Cũng đã có quan niệm cho rằng Thông nhựa là một loài cây không có khả năng tái sinh chồi, nên việc tạo tán, đặc biệt là tác động cắt bỏ phần ngọn ở cường độ mạnh sẽ làm cho cây không có khả năng phục hồi và dẫn đến chết.

Để tìm lời giải cho câu hỏi đặt ra là ‘Việc cắt bỏ ngọn của Thông nhựa có ảnh hưởng như thế nào đến sinh trưởng và phát triển? Và cường độ cắt tỉa ở mức độ nào là thích hợp? Một thí nghiệm cắt tạo tán được tiến hành vào năm 2002 cho các dòng cây ghép 7 tuổi trong vườn giống với các công thức về cường độ tác động như sau:

- Công thức tác động ở cường độ mạnh (40%), cắt bỏ phần ngọn ở độ cao 60% thân cây.

- Công thức tác động ở cường độ trung bình (30%), cắt bỏ phần ngọn ở

động cao 70% thân cây.

- Công thức tác động nhẹ (20%), cắt bỏ phần ngọn ở độ cao 80% thân cây.


- Công thức đối chứng không tác động.

Ngoài việc cắt bỏ phần tán ở tầng ngọn, các phần tán xung quanh phía dưới cây ghép cũng được cắt tỉa theo hướng tạo thành một hình tròn đều với

đường kính tán tối đa là 5 mét.

Việc cắt cành, sửa tán được tiến hành hàng năm sau mùa sinh trưởng. Theo dòi sinh trưởng sau 5 năm cho thấy các cây ghép ở tất cả các công thức tác động đều sinh trưởng và phát triển bình thường, có sức sống tốt và không có bất kỳ một cá thể nào bị chết hoặc sâu bệnh phá hoại, điều này còn được thể hiện ở số liệu về các chỉ tiêu sinh trưởng về đường kính ngang ngực, chiều cao vút ngọn và độ rộng tán ở bảng 3.3.

Bảng 3.3. Kết quả đo đếm sinh trưởng trước khi cắt và sau khi cắt 5 năm


Công thức cắt

Chỉ tiêu sinh trưởng

Hvn (m)

D1..3 (cm)

Dt (m)

2002

2007

2002

2007

2002

2007

TB

Std

TB

Std

TB

Std

TB

Std

TB

Std

TB

Std

20 %

30 %

40 %

ĐC

4,5

4,4

4,5

4,8

0,5

0,4

0,5

0,6

5,8

5,4

5,0

7,3

0,6

0,6

0,5

1,1

9,8

10,6

10,5

11,2

1,5

1,3

1,2

1,4

13,1

14,3

14,3

14,7

1,8

1,4

2,2

2,3

4,1

3,9

4,0

4,2

0,4

0,7

0,6

0,7

4,2

4,3

4,2

5,8

0,7

0,7

0,8

0,8

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 80 trang tài liệu này.

Nghiên cứu kích thích ra hoa, tạo tán và bảo quản hạt phấn Thông nhựa pinus merkusii jungh et devriese ở vườn giống - 6


Các cây Thông nhựa ghép tham gia thí nghiệm trước khi cắt tỉa đều có sinh trưởng tương đối đồng đều nhau, kết quả phân tích Anova ở phụ biểu 09 về các chỉ tiêu sinh trưởng (Hvn, D1.3 và Dt) trước khi cắt tỉa cho thấy, ngoài chỉ tiêu D1.3 có trị giá xác suất của F = 0,002 < 0,05 còn lại tất cả đều có trị giá xác suất của F > 0,05, chiều cao vút ngọn (xác suất của F = 0,092), đường kính tán (xác suất của F = 0,281). Công thức đối chứng có trị giá trung bình về chiều cao vút ngọn cao và độ rộng tán cao nhất (Hvn là 4,8 m và Dt là 4,2 m),


trong khi công thức thấp nhất là công thức cắt tỉa ở cường độ trung bình 30% (Hvn là 4,4 m và Dt là 3,9 m), chúng chênh lệch không đáng kể.

Kết quả sinh trưởng về chỉ tiêu đường kính ở vị trí 1,3 mét ở các công

thức thí nghiệm tác động từ trước khi cắt tỉa năm 2002 đến năm 2007 chúng có xu hướng giữ nguyên tốc độ tăng trưởng như công thức đối chứng, thậm trí còn có chiều hướng nhanh hơn công thức đối chứng, điển hình là các cây ghép trong công thức cắt tỉa ở cường độ mạnh (40%) và công thức cắt ở cường độ trung bình (30%), cụ thể trước khi cắt D1.3 của công thức 40% là 10,5 cm, công thức 30% là 10,6 cm sau 5 năm chúng lên 14,3 cm tăng lần lượt là 3,7

cm và 3,8 cm, trong khi công thức đối chứng tăng chậm hơn, từ 11,2 cm lên 14,7 cm tăng 3,5 cm. Hiện tượng này rất phù hợp với thực tế đối với các loài cây nói chung, khi cắt bỏ phần ngọn thì chúng sinh trưởng tập trung vào

đường kính thân cây nhiều hơn. Điều này cũng khẳng định rằng việc cắt cành tạo tán là không ảnh hưởng đến sức sống của cây Thông nhựa ghép.

Do được cắt cành tạo tán nên đường kính tán của cây ghép ở tất cả các công thức tác động sau 5 năm cắt tỉa vẫn duy trì ở mức 4,2 đến 4,3 mét, chúng không thể khép tán được với nhau vì khoảng cách trồng giữa các cây ghép là 5x5 mét, trong khi đường kính tán của công thức đối chứng có lên tới 5,8 mét,

đã giao tán với nhau và nón cái chỉ có thê tồn tại được tầng tán phía trên ngọn. Về việc khống chế chiều cao, công thức cắt bỏ phần tán với cường độ mạnh (40%) là điển hình thấp nhất, chiều cao ban đầu là 4,5 mét, sau 5 năm vẫn duy trì ở mức 5,0 mét chỉ tăng 0,1 mét/năm mà sinh trưởng và phát triển vẫn bình thường, trong khi công thức đối chứng không tác động có độ cao trung bình trước khi cắt tỉa là 4,8 mét, sau 5 năm lên tới 7,3 mét, tăng gấp 5 lần công thức cắt 40%, nếu như đây là vườn giống trồng từ hạt hoặc là loài cây mọc nhanh, thì sự phân hóa về chiều cao giữa các công thức cắt tỉa và công thức không tác động còn cao hơn rất nhiều lần, sự khác biệt về chiều cao vút

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/07/2022