Nghiên cứu khẩu phần ăn của Ngựa Bạch để xác định diện tích trồng cỏ VA06 tại Chi nhánh nghiên cứu và phát triển Động thực vật bản địa – Công ty cổ phần khai khoáng miền núi, xã Tức Tranh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên - 2


Phần 1 MỞ ĐẦU


1.1. Đặt vấn đề

Những năm gần đây, ngành chăn nuôi đại gia súc đang được chú trọng phát triển. Số lượng đàn gia súc tăng lên một cách nhanh chóng. Trái ngược với tình hình đó là sự giảm đi về diện tích đất trồng cỏ và diện tích bãi chăn. Người nông dân phải mất nhiều thời gian và công sức hơn để tìm kiếm thức ăn cho đàn gia súc của mình. Nguồn cỏ tự nhiên và nguồn phụ phẩm nông nghiệp không còn đủ đáp ứng nhu cầu chăn nuôi nữa, đặc biệt là những hộ chăn nuôi lớn (chăn nuôi ngựa, bò sữa, chăn nuôi bò thịt, chăn nuôi bò vỗ béo). Đối với những hộ này, thức ăn là khâu vô cùng quan trọng quyết định trong chăn nuôi. Chính vì vậy họ đã chọn giải pháp trồng cỏ để chủ động nguồn thức ăn thường xuyên và có chất lượng cho đàn gia súc của mình.

Cỏ VA06 là một giống cỏ lai được lai tạo giữa giống cỏ voi và cỏ đuôi sói của Nam Mỹ. Hiện nước ta đã có rất nhiều giống cỏ có năng suất hiệu quả kinh tế cao, trong đó giống cỏ Varisme số 06 ( viết tắt là VA06) là cho năng suất và chất lượng cao hơn rất nhiều, có thể đạt năng suất trên 480 tấn/ha/năm (năng suất chất xanh trung bình của cỏ voi chỉ từ 100 tấn đến 200 tấn/ha/năm, cỏ Ghine cho năng suất từ 80-150 tấn/ha/năm). So với các giống cỏ khác cỏ VA06 ít tốn công chăm sóc và có hàm lượng dinh dưỡng cao, đây là loại thức ăn tốt nhất cho các loại gia súc ăn cỏ, gia cầm và cá trắm cỏ. Cỏ VA06 vừa có thể làm thức ăn tươi, làm thức ăn ủ chua, thức ăn hong khô hoặc làm bột cỏ khô để nuôi bò thịt, bò sữa, dê, cá… mà không cần hoặc về cơ bản không cần cho ăn thêm thức ăn tinh vẫn đảm bảo vật nuôi phát triển bình thường. Hơn nữa, cỏ VA06 còn có khả năng chống chịu với nhiều điều kiện thời tiết bất lợi của môi trường như chịu hạn, chịu rét...khả năng lưu gốc rất tốt trồng 1 năm có thể thu liên tục 6-7 năm (cỏ voi chỉ từ 3-4 năm là phải trồng lại) chính vì vậy giống cỏ này được xem là "


Vua của các loại cỏ". Hiện nay, giống cỏ này đã được trồng rộng ở một số trang trại cũng như nhiều hộ nông dân chăn nuôi đại gia súc nhưng năng suất của cỏ qua các thời vụ, qua các tháng trong năm cũng có sự khác biệt lớn khiến người nông dân và các trang trại chăn nuôi vẫn chưa nắm bắt được để điều chỉnh số đầu gia súc hợp lý vì vậy dẫn đến tình trạng thiếu cỏ ở một số tháng trong năm. Tại trung tâm nghiên cứu bảo tồn động vật hoang dã tại Phú Lương - Thái Nguyên. Trung tâm chăn nuôi Ngựa bạch với số lượng lớn (80 con), do vậy việc cung câp thức ăn cho ngựa hết sức được chú trọng, Trung tâm đã trồng một sô giống cỏ nhằm đáp ứng nhu cầu thức ăn xanh cho ngựa. Giống cỏ được trồng

nhiều nhất ở đây là cỏ VA06.

Trước tình hình đó chúng tôi tiến hành thực hiện nghiên cứu: “Nghiên cứu khẩu phần ăn của Ngựa Bạch để xác định diện tích trồng cỏ VA06 tại Chi nhánh nghiên cứu và phát triển Động thực vật bản địa – Công ty cổ phần khai khoáng miền núi, xã Tức Tranh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên”.

1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài

1.2.1. Mục tiêu của đề tài

- Xác định được khẩu phần ăn của Ngựa bạch trung bình/ngày và trung bình/năm (Kg/con/năm).

- Xác định sản lượng trung bình cỏ/ha/năm có thể cung cấp thức ăn cho động vật.

- Cân đối lượng thức ăn (cỏ) với số lượng động vật (Ngựa bạch) để phát triển chăn nuôi Ngựa và hươu giải pháp phát triển mô hình.

1.2.2. Yêu cầu của đề tài

Đề tài thu thập số liệu về: Khẩu phần thức ăn cỏ VA06 cho 01 Ngựa bạch trung bình một ngày (hoặc 01 năm); Xác định sản lượng trung bình kg/ha/năm tại Chi nhánh nghiên cứu và phát triển Động thực vật bản địa – Công ty cổ phần khai khoáng miền núi, xã Tức Tranh, huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên.


Cân đối sản lượng cỏ cho 01 ha/số lượng Ngựa bạch và đề xuất một số giải pháp phát triển tại Chi nhánh nghiên cứu và phát triển Động thực vật bản địa – Công ty cổ phần khai khoáng miền núi, xã Tức Tranh, huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên.

1.3. Ý nghĩa của đề tài

1.3.1. Ý nghĩa trong thực tập và nghiên cứu khoa học

Kết quả nghiên cứu của đề tài cung cấp các dẫn liệu khoa học có giá trị về : Khẩu phần thức ăn cỏ VA06 cho 01 Ngựa bạch trung bình một ngày (hoặc 01 năm); Xác định sản lượng trung bình kg/ha/năm tại tại Chi nhánh nghiên cứu và phát triển Động thực vật bản địa – Công ty cổ phần khai khoáng miền núi, xã Tức Tranh, huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên.

Kết quả của đề tài là tài liệu tham khảo tốt cho công tác nghiên cứu, phát triển tại Chi nhánh nghiên cứu và phát triển Động thực vật bản địa – Công ty cổ phần khai khoáng miền núi, xã Tức Tranh, huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên.

1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất

Kết quả nghiên cứu của đề tài là những giải pháp thiết thực nhằm phát triển ngành chăn nuôi và trồng cỏ VA06 tại tại Chi nhánh nghiên cứu và phát triển Động thực vật bản địa – Công ty cổ phần khai khoáng miền núi, xã Tức Tranh, huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên.


Phần 2

TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU


2.1. Cơ sở khoa học và lý luận của vấn đề nghiên cứu

2.1.1. Cơ sở khoa học

2.1.1.1 Đặc tính thực vật của cỏ hoà thảo

Cỏ hoà thảo chỉ có một họ duy nhất là họ hoà thảo (Graminea) và có 28 họ phụ, 563 giống, 6802 loài. Cỏ hoà thảo chiếm vị trí quan trọng vì nó chiếm 95 - 98% trong thảm cỏ (Từ Quang Hiển và cộng sự, 2002) [4]

* Đặc tính sinh thái

Cỏ hoà thảo chiếm vị trí quan trọng trong thảm cỏ do tính thích ứng rộng và chúng có mặt ở tất cả các vùng khí hậu cũng như các vùng đất đai khác nhau.

Một số loài có thể sinh trưởng được ở các vùng đất khô hạn, độ ẩm trung bình 20 - 30%, mùa đông nhiệt độ thấp nhưng chúng vẫn sinh trưởng và phát dục tốt như: cỏ xương cá, cỏ lông đồi (Eulalia), cỏ B.decumbens...

Một số loài sinh trưởng được ở những vùng đất ẩm, độ ẩm lớn từ 60 - 80%, mùa khô độ ẩm thấp hơn nhưng chúng vẫn sinh trưởng và phát dục bình thường như: cỏ Paspalum atratum, cỏ đuôi bò (festucarubra), cỏ đuôi mèo (pleuin pratense)...

Có loài sống cả ở những nơi đất nhập nước, đất thụt lầy như: Cỏ môi (leersia hexandra), cỏ bấc (juncus effusus), cỏ lồng vực (echilochloa crus - galli)...

Dựa trên cơ sở những hiểu biết về đặc tính sinh thái của từng loại cỏ mà ta có thể chọn giống cỏ phù hợp để trồng trên các địa hình đất đai khác nhau, có độ ẩm, độ cao khác nhau.

* Đặc tính sinh vật.

Cỏ hoà thảo là cây có một lá mầm (đơn tử diệp) thân tròn hoặc bầu dục (tuỳ theo giống), lá mọc thành hai dãy, phần lớn không có cuống nhưng bẹ to, có thìa lìa, phiến lá dài, vân lá song song. Thân cỏ thuộc loại thân rạ, rỗng (trừ mấu đốt). Cũng có loài thân đặc như cỏ voi, goatemala, rễ thuộc loại rễ chùm,


hoa phần lớn là lưỡng tính thích ứng với lối thụ phấn nhờ gió (Vò Văn Chi và Dương Đức Tiến,1976) [2]

Căn cứ vào hình dáng của thân và đặc điểm sinh trưởng người ta chia cỏ hoà thảo thành các loại sau:

* Loại thân rễ: Loại thân này nằm dưới mặt đất, chia nhánh dưới mặt đất, đại diện là cỏ tranh (imperata cylindrica) loài này yêu cầu đất tơi xốp, mật độ cỏ thưa, độ che phủ thưa có thể trồng làm đồng cỏ chăn thả.

* Loại thân bụi: Loại này từ gốc đẻ ra nhiều nhánh tạo thành bụi như khóm lúa, bộ rễ phát triển mạnh, nhánh có thể đẻ từ dưới mặt đất hoặc lên trên mặt đất. Cỏ này cho năng suất cao ở những nơi đất tốt, tơi xốp và thoáng khí. Đại diện loại cỏ này là cỏ ghinê (Panicum maximum), cỏ mộc châu (Paspalum wirvilei).

Loại cỏ này có thể trồng để thu cắt hoặc chăn thả.

* Loại thân bò: Cỏ loại này thân nhỏ và mềm chính vì vậy thường nằm ngả trên mặt đất một số giống như dây lang, từ các đốt có thể đâm rễ xuống mặt đất. Do thân bò lan và nằm ngả trên mặt đất nên nó có khả năng tạo nhanh thành một thảm cỏ dầy đặc, che phủ kín mặt đất. Đại diện là cỏ pangola (Digitaria decumbens), Lông para (Brachiaria mutica). Cỏ thân bò cho năng suất thấp, thường dùng để chăn thả hoặc cắt làm cỏ phơi khô, dự trữ cho gia súc vào mùa đông.

* Loại thân đứng: Loại này mọc mầm từ phần gốc ở dưới mặt đất hoặc hom trồng. Mầm vươn thẳng lên giống như cây mía, cây ngô. Thân cao, to, cho năng suất cao. Đại diện cỏ này là cỏ VA06 (Varisme số 6).

* Đặc tính sinh lý.

- Nhu cầu về nước:

Cỏ hoà thảo yêu cầu nước cao do bộ lá lớn, hệ số toả hơi nước lớn hơn họ đậu. Hệ số toả hơi nước vào khoảng 400 - 500 gram, trong khi cỏ họ đậu 214- 216 gram

Độ ẩm đất yêu cầu theo từng giai đoạn.

Từ nảy mầm đến lúc chia nhánh: 25 - 30%. Giai đoạn phát triển cành: 75%


Cuối thời kỳ sinh trưởng nhu cầu nước giảm dần (Trịnh Văn Thịnh và cs, 1974) ) [13].

- Nhu cầu về dinh dưỡng:

Cỏ hoà thảo đòi hỏi đất tốt, giầu mùn và đạm, lân, kali. Nhu cầu dinh dưỡng cũng chia theo từng giai đoạn.

Giai đoạn 1 (nảy mầm - phân nhánh) cần nhiều đạm, lân, kali. Giai đoạn 2 (phân nhánh) cần nhiều đạm, lân.

Giai đoạn 3 (ra hoa, hình thành hạt) cần nhiều lân và kali.

Cỏ càng cho năng suất cao thì yêu cầu lượng phân bón càng lớn.(Nguyễn Đăng Khôi, Dương Hữu Thời, 1981) [6].

- Nhu cầu về không khí:

+ Loại thân rễ, thân bụi, thân đứng chia nhánh dưới mặt đất thì đòi hỏi đất phải tơi xốp, thoáng khí.

+ Loại thân bụi chia nhánh trên mặt đất và thân bò thì có thể chịu được đất kém thoáng khí hơn.

* Đặc tính sinh trưởng.

Cỏ hoà thảo sinh trưởng và tái sinh trải qua 3 giai đoạn.

+ Giai đoạn 1: Cỏ mới gieo trồng hoặc sau khi cắt lúc này tốc độ sinh trưởng chậm.

+ Giai đoạn 2: Sau khi gieo trồng hoặc thu cắt 15 - 20 ngày cỏ sinh trưởng và phát triển nhanh.

+ Giai đoạn 3: Sau khi gieo trồng hoặc thu cắt 40 - 70 ngày cỏ sinh trưởng chậm hoặc ngừng hẳn (Đoàn Ẩn,Vò Văn Trị, 1976) [1].

Căn cứ vào đặc điểm sinh trưởng của từng giống để chúng ta định thời gian thu hoạch hợp lý.

Tiêu chuẩn thu hoạch căn cứ vào điều kiện sinh trưởng của giống cỏ. Thu hoạch non, năng suất sẽ thấp, thu hoạch già giá trị dinh dưỡng sẽ kém, ảnh hưởng đến tái sinh lần sau, giảm số lứa cắt/năm. Nếu bộ phận trên đất quá mau lứa thì


dự trữ đường bột tích luỹ ở gốc để phát triển cành lá sẽ bị kiệt, đồng cỏ chóng bị tàn lụi.

Đối với cỏ ghinê thu hoach khi thảm cỏ cao 60 - 90 cm, cỏ lông para 45 - 60 cm, cỏ pangola cao 35 - 50 cm (Hamphray, 1980) [14]

Theo Điền Văn Hưng (1964) [5] cho biết:

- Cỏ thân bò thu hoạch lứa đầu sau khi trồng từ 50 - 55 ngày còn sau khi cắt 30 - 45 ngày.

- Cỏ thân bụi thu hoạch lứa đầu sau trồng 60 ngày còn lứa sau khi cắt 35

- 45 ngày.

- Cỏ thân đứng sau trồng hoặc sau khi cắt trên 60 ngày.

* Sức sống của cỏ hoà thảo.

Sức sống của cây hoà thảo không giống nhau, có loài sống lâu năm nhưng có loài cũng chỉ sống được một năm. Vì vậy người ta chia cỏ hoà thảo ra làm 4 loại sau:

- Loại cỏ sống 1 năm thì tàn lụi và chết gọi là cỏ hàng năm như: cỏ Xu đăng, cỏ Lồng vực...

- Loại cỏ sức sống ngắn (2 -3 năm) như: cỏ giày, cỏ mật (melinis minutiflora)

- Loại cỏ sức sống vừa (4 - 6 năm) như: cỏ pangola, cỏ voi, cỏ ghinê, paspalum, Brachiaria....

- Loại có sức sống lâu (6 - 10 năm) như cỏ mạch tước không râu (Quang Ngọ, Sinh Tặng, 1976) [7].

Căn cứ vào sức sống của các loại cỏ mà người ta dự tính thời gian trồng lại để đảm bảo năng suất.

Sau đây là bảng thành phần dinh dưỡng của một số giống cỏ hòa thảo.


Bảng 2.1. Thành phần dinh dưỡng của 1 kg cỏ hoà thảo tươi


Tên cỏ

VCK

Pr

thô

Lipit

DXKĐ

Khoáng

Ca

P

NLTĐ

Cỏ Mộc Châu

14,00

1,50

1,10

5,10

5,10

1,20

0,10

0,04

300

Cỏ Goatemala

15,40

1,10

0,50

5,40

7,00

1,40

0,07

0,03

313

Cỏ Voi 45

ngày

18,00

1,98

0,68

6,17

7,39

1,78

0,12

0,08

374

Cỏ Ghinê

23,30

2,47

0,51

7,30

10,62

2,40

0,13

0,03

490

Cỏ Pangola

25,34

1,79

0,50

8,59

12,94

1,52

0,09

0,05

547

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 82 trang tài liệu này.

Nghiên cứu khẩu phần ăn của Ngựa Bạch để xác định diện tích trồng cỏ VA06 tại Chi nhánh nghiên cứu và phát triển Động thực vật bản địa – Công ty cổ phần khai khoáng miền núi, xã Tức Tranh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên - 2

(Viện chăn nuôi Quốc gia, 2001) [25]

2.1.1.2 Giá trị kinh tế của cỏ hoà thảo trong nông nghiệp

Thực tiễn sản xuất chỉ rò rằng cỏ không những là thức ăn chủ yếu và tốt nhất của gia súc nhai lại mà nó còn là loại cây thức ăn dễ sản xuất, có năng suất cao và tương đối ổn định, chưa kể ưu thế của các giống cỏ lâu năm là thường chỉ cần gieo trồng một lần mà sử dụng được trong nhiều năm. Cỏ hoà thảo cho năng suất và giá trị dinh dưỡng cao, khi chế biến dự trữ ít rơi rụng lá, ít thối mốc, tỷ lệ cỏ độc ít, chịu đựng chăn dắt cao.

Một hecta cỏ tự nhiên cho 10 - 20 tấn chất xanh/ha/năm, 1ha cỏ trồng thân bò cho 30 - 40 tấn, thân bụi cho 50 - 60 tấn, thân đứng cho 100 tấn/ha/năm (cỏ voi lai, kingrass), 1kg cỏ tươi cho từ 0,1 - 0,2 đơn vị thức ăn tương đương với 250 - 500kcal ME (Từ Quang Hiển và cộng sự, 2002) [4].

Theo tài liệu nghiên cứu nước ngoài, 1 ha cỏ trồng mỗi năm có thể cung cấp từ 5000 - 5500kg chất dinh dưỡng và 1000 - 1100kg đạm tiêu hoá. Nhiều chuyên gia đồng cỏ cũng cho biết 1ha đồng cỏ tốt có giá trị dinh dưỡng bằng 27

- 28 tạ ngô hạt hoặc 27 - 28 tạ lúa mì (Đoàn Ẩn, Vò Văn Trị, 1976) [1].

Ngoài ra, đồng cỏ còn có lợi ích là không đòi hỏi kĩ thuật phức tạp, cỏ có thể trồng trên nhiều loại đất, cỏ trồng một lần có thể sử dụng được trong nhiều năm. Như vậy, trồng cỏ cần đầu tư lao động ít hơn so với các loại cây trồng khác, từ đó

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/07/2022