Cơ Sở Lý Luận Của Việc Trồng Và Đánh Giá Các Giống Cỏ Hoà Thảo


giá thành cũng tương đối hạ hơn. Trong sản xuất nông nghiệp, ngoài ý nghĩa làm thức ăn cho gia súc, cỏ còn có tác dụng chống xói mòn, bảo vệ đất.

2.1.2. Cơ sở lý luận của việc trồng và đánh giá các giống cỏ hoà thảo

Trong quá trình nghiên cứu để đánh giá một giống cỏ có tốt hay không tốt trước khi đưa vào sản xuất người ta thường căn cứ vào một số yếu tố chính sau:

2.1.2.1 Năng suất chất xanh

Là toàn bộ khối lượng chất xanh thu được trên đơn vị diện tích.Như chúng ta đã biết cơ thể thực vật và ngoại cảnh có mối quan hệ hết sức khăng khít. Khi điều kiện ngoại cảnh thay đổi sẽ kéo theo sự thay đổi quá trình trao đổi chất và khả năng tích luỹ chất khô, làm thay đổi thành phần hoá học của thực vật. Những điều kiện ngoại cảnh và yếu tố khác ảnh hưởng đến năng suất chất lượng của cỏ hoà thảo đó là:

* Điều kiện khí hậu.

Khí hậu bao gồm lượng mưa và sự phân bố lượng mưa, ẩm độ không khí, cường độ chiếu sáng và thời gian chiếu sáng trong năm. Những yếu tố này có ảnh hưởng lớn đến sản lượng và chất lượng cây trồng.

Ánh sáng cung cấp năng lượng để thực vật quang hợp. Cường độ ánh sáng và thời gian chiếu sáng có ảnh hưởng quyết định tới số năng lượng nhận được của cây trồng.

Nhiệt độ cần cho sự sinh trưởng và phát triển của cỏ. Nhiệt độ quá cao làm cho thực vật bốc hơi mạnh, làm cho cỏ khô héo. Nhiệt độ thấp quá làm cho các mạch dẫn các chất dinh dưỡng co lại. Các hệ thống men hoạt động kém. Cây không phát triển được.

Ẩm độ đất và không khí liên quan chặt chẽ đến lượng mưa, ẩm độ đất ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của bộ rễ cỏ và khả năng hút các chất dinh dưỡng. Ngoài ra nó còn quyết định đến sự phát triển của vi sinh vật đất và độ tơi xốp của đất.

Như vậy điều kiện khí hậu có ảnh hưởng lớn đến các quá trình sinh hoá, diễn biến trong thực vật, như sự hấp thụ nước, hấp thụ các chất dinh dưỡng, sự


trao đổi các chất khí, quang hợp, cuối cùng sẽ ảnh hưởng tới sự tích luỹ các chất hữu cơ và chất khoáng của thực vật.

* Điều kiện đất đai.

Đất là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng, do đó, tính chất vật lý cấu tượng đất sẽ ảnh hưởng đến độ ẩm đất, sự hấp thụ các chất dinh dưỡng, sự phát triển của các hệ vi sinh vật trong đất và ảnh hưởng tới năng suất cây trồng.

Đất giàu mùn, tỷ lệ cát, sét, sỏi thấp, rễ cỏ sẽ phát triển nhanh, mạnh, hệ vi sinh vật hoạt động tốt cỏ sẽ cho năng suất cao, phẩm chất tốt.

Đất có hạt sét quá nhiều thì dí chặt, yếm khí, bộ rễ cỏ hoạt động kém, mặt khác chất độc tích luỹ trong đất nhiều làm cho cỏ phát triển kém, năng suất, chất lượng thấp.

Đất có tỷ lệ cát quá cao, sét quá ít < 5% thì không giữ được nước và các chất dinh dưỡng cũng không đảm bảo cho sự sinh trưởng phát triển của cỏ.

* Điều kiện phân bón.

Phân bón là nguồn bổ sung cung cấp chất mầu cho đất. Lượng phân bón cho cây trồng nhiều hay ít và các loại phân bón khác nhau sẽ ảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng và phát triển, quá trình trao đổi chất của cây trồng. Từ đó sẽ dẫn đến sự khác nhau về năng suất, sản lượng, thành phần dinh dưỡng. Các nhà khoa học đã khẳng định “Phân bón quyết định trên 50 % việc tăng năng suất cây trồng” (FAO, Rome, 1984) [18].

+ Phân chuồng:

Phân chuồng (phân hữu cơ) là loại phân không thể thiếu đối với cây trồng. Bón phân hữu cơ là biện pháp quan trọng cải thiện tính chất, tăng độ phì của đất, tạo tiềm năng cho năng suất cao.

Thành phần phân chuồng có chứa nhiều nguyên tố dinh dưỡng bao gồm dinh dưỡng đa lượng, trung lượng và vi lượng, giúp cho cây trồng phát triển cân đối hơn.

Để đảm bảo năng suất cây trồng tăng, đất không bị suy kiệt dinh dưỡng và nền sản suất bền vững thì sử dụng phân chuồng là điều hết sức cần thiết.


+ Phân đạm:

Đạm trong cây thường chiếm tỷ lệ 1 - 3% trọng lượng vật chất khô. Đạm có nhiều nhất lúc cây còn non và giảm đi khi cây ra hoa do khả năng hút chất dinh dưỡng lúc này của cây bị giảm đi.

Trong cây đạm ở dạng protit đơn (các amino axít), protit kép (protein) các alcaloid và glucozit (Nguyễn Xuân Trường và cs, 2000) [15].

Đạm là thành phần chính của diệp lục, nguyên sinh chất, các loại men cần thiết cho quá trình trao đổi chất trong cây.

Khi cây trồng thiếu đạm sẽ bị cằn cỗi, lá kém xanh, ra hoa kém và thưa thớt, ít quả.

Khi cây quá nhiều đạm sẽ làm cho bộ rễ kém phát triển, phần trên mặt đất phát triển um tùm, cây yếu, hay đổ lốp, dễ mắc bệnh.

Sản phẩm thu chính của cỏ là thân và lá do vậy mà đạm là yếu tố không thể thiếu khi sản suất. Tuy nhiên khi bón đạm cho cỏ cần phải bón vừa phải, cân đối thì sẽ làm tăng năng suất, tăng hàm lượng đạm tổng số trong cây, giảm hàm lượng xơ, gia súc dễ ăn và tăng tính ngon miệng. Nếu bón nhiều đạm sẽ có hiện tượng cây tích luỹ nhiều alcaloit, glucozit làm cho cỏ có vị đắng giảm tính ngon miệng của gia súc. Trong quá trình hình thành các chất trung gian do cây bị tiêu hao năng lượng quá nhiều cho nên hàm lượng đường bột trong cây sẽ giảm xuống.

Đạm trong đất có tỷ lệ trung bình từ 0,02 - 0,4% (Theo Seppe - Satsaben, 1960)[23]. Trong tổng số đạm trong đất có khoảng 95% ở dạng hữu cơ, còn 5% ở dạng vô cơ gồm amoniac, nitrat, nitric (NH3, NO3-, NO2--) và được gọi là đạm dễ tiêu vì cây hút đạm trong đất chủ yếu ở dạng này.

Đạm hữu cơ trong đất chủ yếu là do vi sinh vật phân giải các Prôtít thực vật, còn đạm vô cơ được phân giải từ đạm hữu cơ. Cho nên khi đánh giá hàm lượng đạm trong đất người ta đánh giá chủ yếu thông qua hàm lượng đạm tổng số và đạm dễ tiêu trong đất.


+ Phân lân.

Lân là cần thiết bậc nhất cho quá trình trao đổi chất của cây. Có tác dụng điều hoà phản ứng của cây khi điều kiện môi trường đột ngột thay đổi, tăng cường sự phát triển của bộ rễ, kích thích cây bộ đậu hình thành nốt sần. Ngoài ra lân còn làm tăng phẩm chất nông sản.

Lân trong cây chiếm tỷ lệ khoảng 0,3 - 0,4% vật chất khô, trong hạt tỷ lệ lân cao hơn trong thân lá và rơm rạ rất nhiều.

Các dạng lân trong cây là nucleoprotit, phosphoprotit, lexithin, sacarophophat, photphatide (Nguyễn Xuân Trường và cs, 2000) [15].

Cây trồng hút lân vô cơ, chủ yếu dưới dạng ion H2PO2-, HPO4- -. Ngoài ra cây có thể hút lân ở dạng hữu cơ được nhưng rất ít và chậm. Chất Mg có tác dụng rất mạnh đến việc hút và vận chuyển lân trong cây do vậy khi bón Mg thì việc hút lân của cây sẽ dễ dàng hơn.

Độ di chuyển của lân trong cây cũng nhanh hơn nhiều sự di chuyển lân trong đất, do trong đất có nhiều yếu tố có khả năng kết tủa hoặc kìm hãm sự di động của lân thực tế mà cây cần sử dụng.

Lân trong đất chiếm tỷ lệ 0,02 - 0,08%, lân ở lớp đất mặt thường cao hơn so với lớp đất dưới. Các dạng lân trong đất gồm dạng lân hữu cơ và dạng vô cơ.

Dạng lân hữu cơ: Chủ yếu có trong thành phần của mùn, dạng này cây ít hút.

Dạng lân vô cơ: Chủ yếu ở dạng phốt phát can xi và phốt phát sắt, nhôm (FePO4 AlPO4....)

+ Phân kali:

Kali làm tăng vai trò quang hợp của lá, tăng cường sự hình thành bó mạch, làm cho cây cứng cáp, góp phần vào việc chống đổ, chống lốp cho cây trồng.

Kali còn kích thích sự hoạt động của các men do đó làm tăng cường hoạt động trao đổi chất trong cây, tăng cường sự hình thành axít hữu cơ, làm cho cây tăng cường quá trình tổng hợp prôtít. Ngoài ra, kali còn tăng khả năng chống rét cho cây và tăng sức đẻ nhánh của cây ngũ cốc.


Trong cây kali chiếm từ 0,5 - 1% VCK. Hạt ngũ cốc chiếm nhiều hơn rơm rạ. Tro bếp có tỷ lệ kali rất cao. Tỷ lệ kali ở trên mặt đất thường cao hơn phần dưới mặt đất và có chủ yếu trong dịch tế bào (80%), một phần bị chất keo của tế bào hấp phụ, khoảng 1% được giữ lại trong nguyên sinh chất.

Trong đất kali chiếm tỷ lệ 0,2 - 0,4%. Đất nhiệt đới chứa kali thấp hơn đất ôn đới vì vùng nhiệt đới mưa nhiều, các ion K+ lại dễ bị rửa trôi (Sepp Sataben, 1960) [23].

Kali trong đất ở 3 dạng sau: Kali không trao đổi > kali trao đổi > kali hoà tan. Kali là yếu tố dinh dưỡng cây hút được từ đất nhiều hơn Can xi và Magiê, cho nên việc bón nhiều các nguyên tố khoáng Ca++, Mg++, Na+ vào trong đất sẽ gây ảnh hưởng đến việc hút kali của cây và ngược lại.

Khi độ pH thấp hoặc đất thiếu oxi thì việc hút kali của cây càng trở ngại. Cường độ hút của cây khác nhau trong từng giai đoạn sinh trưởng và khác nhau tuỳ theo loại cây trồng.

* Thời gian thu cắt.

Thời gian thu cắt có ảnh hưởng lớn đến sản lượng và chất lượng các giống cỏ. Nếu cắt quá ít lần/năm thì cỏ sẽ bị già dẫn đến chất lượng kém và ảnh hưởng tới lứa tái sinh sau, ảnh hưởng đến sản lượng cỏ/năm.

Nếu cắt quá nhiều lần/năm, cỏ chưa đủ thời gian tích luỹ các chất dinh dưỡng nuôi cây, bộ rễ phát triển kém hoặc bị teo đi ít nhiều, đất trồng dễ bị xói mòn, rửa trôi dinh dưỡng đồng cỏ chóng bị thoái hoá. Năng suất, chất lượng giảm.

Xác định thời điểm thu cắt hợp lý sẽ khắc phục được cả hai vấn đề trên. Cỏ mềm tỷ lệ tiêu hoá của gia súc cao, hàm lượng protít thô trong VCK của cỏ sẽ cao hơn và cỏ có khả năng tái sinh tốt.

Thời gian thu cắt phụ thuộc vào các giống cỏ và mùa vụ. Theo Nguyễn Khánh Quắc - Từ Quang Hiển, 1995 [11] cho biết thời gian thu cắt của một số giống cỏ hoà thảo trong mùa mưa thích hợp như sau.

Cỏ Ghine (Panicum maximum ) : 30 - 35 ngày Cỏ Voi (Pennisetum purpureum ) : 50 ngày

Cỏ Pangola (Digitaria decumbens): 60 ngày.


2.1.2.2 Cơ sở đánh giá chất lượng các giống cỏ

Chất lượng của các giống cỏ được đánh giá bằng thành phần hoá học có trong giống cỏ đó (Nguyễn Văn Thưởng và Sumilin, 1992) [14].

Đây là một chỉ tiêu hết sức quan trọng không thể thiếu khi nghiên cứu đánh giá một giống cây thức ăn. Trên cơ sở đó giúp cho các nhà chăn nuôi tính toán khẩu phần ăn cho gia súc một cách hợp lý để chúng sinh trưởng và phát triển tốt.

Thành phần hoá học có trong giống cỏ tập trung chủ yếu vào 3 chỉ tiêu: đó là Vật chất khô (VCK), protein, xơ.

Một giống cây thức ăn tốt là giống cho năng suất VCK và năng suất protein cao, tỷ lệ xơ trong thức ăn thấp, trong đó chỉ tiêu protêin được chú ý nhiều hơn cả.

Các giống cây họ đậu bao giờ cũng cho giá trị dinh dưỡng cao hơn cây thức ăn hoà thảo. Điều này được thể hiện qua kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả.

Bảng 2.2. Thành phần hoá học của một số giống cỏ hoà thảo


Số TT


Tên khoa học

Giống (Cv)

VCK (%)

Prôtêin thô

(%)

Xơ thô (%)

1

2

3

Pennisetum -purpureum

-

-

Selection Kinggrass

Merkeron

15,20

16,46

16,60

10,50

10,56

9,31

32,48

32,10

31,80

4

Tripxacumlaxum

Goatemala

21,60

8,03

40,69

5

6

7

8

9

Panicum maximum

-

-

-

-

Uganda oxtrayliana Liconi

S- 127

Trichogluna

20,50

21,00

22,10

24,50

23,80

9,30

8,35

8,49

8,29

10,34

38,10

35,06

35,60

44,70

34,60

10

11

12

P.cloreatum

-

-

Makari Kenza Comum

20,60

19,80

23,10

10,05

- 8,57

35,00

31,00

35,50

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 82 trang tài liệu này.

Nghiên cứu khẩu phần ăn của Ngựa Bạch để xác định diện tích trồng cỏ VA06 tại Chi nhánh nghiên cứu và phát triển Động thực vật bản địa – Công ty cổ phần khai khoáng miền núi, xã Tức Tranh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên - 3

(Nguồn: Nguyễn Ngọc Hà - Lê Hoà Bình và cs (1985)[3])


2.1.3. Đặc điểm của giống cỏ VA06

* Nguồn gốc, phân bố:

Cỏ VA06 thuộc họ hòa thảo có tên khoa học là Varisme số 06. Giống cỏ này phát triển tốt ở nơi có lượng mưa cao (trên 150mm / năm) tuy nhiên do có dễ sâu nên có thể hút nước từ dưới lòng đất nên nó cũng tồn tại ở vùng đất khô ( Russell và Webb,1976 ) [22]. Cỏ voi được nhập vào nước ta từ nhiều nguồn khác nhau thông qua các dự án hợp tác trong và ngoài nước, hiện nay đã phát triển ở nhiều nơi trong cả nước, chủ yếu là giống King Grass có nhiều lông và phát triển chiều cao khá nhanh.Năng suất thâm canh có thể đạt 350 - 400 tấn/ha/năm. Trong nhưng năm gần đây có thên một số giống cỏ mới như: Madagasca Florida, VAO6 , ...

Cỏ VA06 là giống cỏ mới có nguồn gốc từ Nam Mỹ. Đã được đưa vào nước ta từ những năm 2000, cho đến nay giống cỏ này đã được trồng phổ biến ở nhiều nơi nhưng khả năng cho năng xuất tối đa vẫn chưa hoàn toàn được như ý muốn.

* Đặc tính thực vật

Bước đầu trồng và theo dòi tôi thấy cỏ VA06 có hình dạng như cây trúc, thân thảo, cao lớn, họ hoà thảo, dạng bụi, mọc thẳng, năng suất cao, chất lượng tốt, phiến lá rộng, mềm, có hàm lượng dinh dưỡng rất cao, nhiều nước, khẩu vị ngon, hệ số tiêu hoá cao, là thức ăn tốt nhất cho các loại gia súc ăn cỏ, gia cầm, và cá trắm cỏ. Theo thông tin ở một số nước cỏ VA06 không chỉ làm thức ăn cho gia súc mà còn được trồng để làm nguyên liệu giấy và gỗ ván nhân tạo.Giống cỏ VA06 yêu cầu điều kiện môi trường như sau: số ngày nắng trong 1 năm trên 100 ngày, độ cao so với mực nước biển dưới 1500m, nhiệt độ bình quân năm trên 150C, lượng mưa/ năm trên 800mm, số ngày không sương muối/ năm trên 300 ngày. Do phổ biến thích nghi rộng, sức chống chịu tốt, nên tỷ lệ sống sau khi trồng rất cao, nói chung trên 98%, trồng ngay trên vùng đất thấp, ẩm ướt và rét, tỷ lệ sống vẫn trên 98%.


Thời vụ: Tốt nhất là trồng vào vụ xuân (bắt đầu từ tháng 2 cho đến tháng

4) hàng năm, ngoài ra có thể trồng bất cứ mùa nào, khi có điều kiện khí hậu ẩm là có thể trồng.

Làm đất: - Trước khi trồng cần phay 2-3 lần cho vỡ đất ở độ sâu 20 cm, làm sạch cỏ dại.

- Vì địa hình bằng phẳng nên lên luống để tiện cho việc chăm sóc và tưới tiêu nước. Bón vôi 1 - 1,5 tấn/ha vào lần phay thứ 2.

Bón phân: + Bón lót: Phân chuồng : 15 - 20 tấn/ha

Supe lân : 200 - 300 kg/ha

Kaliclorua : 100 kg/ha

+ Bón thúc: Cỏ VA06 là giống cỏ cho năng suất cao, nó đòi hỏi thâm canh cao. Sau mỗi lứa cắt bon 500 - 100 kg đạm Ure/ha. Cày rạch hàng rải phân đều và lấp đất.

+ Bón hàng năm vào đầu xuân: Phân chuồng : 10 - 15 tấn/ha

Supe lân : 200 - 300 kg/ha Kaliclorua : 100 kg/ha

Đạm Ure : 80 - 100 kg/ha

Sau 3 năm bón vôi 1 tấn/ ha cùng với bòn phân hàng năm đầu xuân

* Chuẩn bị giống: - Chọn cây thành thục đạt 6 tháng tuổi, khoẻ mạnh không sâu bệnh, bóc hết lá bẹ ở mầm nách (cây bánh tẻ).

- Dùng dao sắc cắt thành từng đoạn, cắt nghiêng mỗi đoạn một mắt, trên mỗi mắt có một mầm nách

- Đoạn thân trên của mắt ngắn hơn, đoạn thân dưới của mắt dài hơn để tăng tỷ lệ sống.

- Sau đó xoa tro bếp vào vết cắt, hom xử lý đến đâu thì trồng ngay đến đó để tránh mất nước.

* Cách trồng: Có 3 cách trồng sau:

Cách 1: trồng dưới rãnh. Trên ruộng trồng, làm rãnh sâu 14cm, dưới rãnh bón các loại phân lót, sau đó phủ 7cm đất mịn rồi nén nhẹ, đem hom đã chuẩn

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/07/2022