Các Nhân Tố Về Điều Kiện Kinh Tế Và Tổ Chức Quản Lý


lợi, những rủi ro do thiên nhiên gây ra và có cơ hội để phát triển nông nghiệp, tăng cường nông sản hàng hoá của các hộ nông dân.

Môi trường sinh thái cũng ảnh hưởng đến phát triển kinh tế hộ nông dân, nhất là nguồn nước, không khí. Bởi vì, những cây trồng và con gia súc tồn tại và phát triển theo quy luật sinh học. Nếu môi trường sinh thái thuận lợi thì cây trồng, con gia súc phát triển tốt, cho năng suất sản phẩm cao. Nếu môi trường sinh thái không phù hợp dẫn đến cây trồng, con gia súc phát triển, năng suất, chất lượng sản phẩm giảm, từ đó sản xuất hiệu quả của hộ nông dân thấp.

1.3.2. Các nhân tố về điều kiện kinh tế và tổ chức quản lý

Đây là nhóm yếu tố kinh tế và tổ chức liên quan đến thị trường và các nguồn lực chủ yếu, có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong phát triển kinh tế nói chung và phát triển kinh tế hộ nông dân sản xuất hàng hoá nói riêng.

Cũng giống như mọi ngành sản xuất của xã hội, sản xuất hàng hoá của hộ nông dân bị chi phối bởi quan hệ cung cấp và chịu ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố.

- Yếu tố về lao động, vốn sản xuất và cơ sở hạ tầng nông thôn

Người lao động phải có trình độ học vấn và kỹ năng lao động để tiếp thu tiến bộ khoa học kỹ thuật về kinh nghiệm sản xuất tiên tiến. Trong sản xuất phải giỏi chuyên môn, kỹ thuật mới mạnh dạn áp dụng thành tựu khoa học vào sản xuất nhằm đem lại lợi nhuận cao. Trình độ học vấn và trình độ chuyên môn, cũng như kinh nghiệm sản xuất của người chủ hộ có vị trí quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành công và thất bại t rong sản xuất hàng hoá của hộ nông dân.

Vốn là điều kiện không thể thiếu trong quá trình sản xuất kinh doanh. Nó là một yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất và lưu thông hàng hoá. Vốn là một trong những yếu tố quyết định sự hình thành hộ sản xuất hàng hoá. Khi có quy mô vốn đủ lớn kinh tế hộ mới chuyển thành kinh tế trang trại gia đình.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 160 trang tài liệu này.

Muốn sản xuất có hiệu quả, năng suất lao động cao cần phải sử dụng một hệ thống công cụ phù hợp. Ngày nay với kỹ thuật canh tác tiên tiến, công cụ sản xuất nông nghiệp đã không ngừng được cải tiến và đem lại hiệu quả kinh tế rất lớn cho các hộ nông dân. Năng suất cây trồng, vật nuôi không ngừng tăng lên, chất lượng sản phẩm được đảm bảo tốt hơn. Do đó nó ảnh hưởng rất lớn đến kết quả sản xuất hàng hoá của hộ nông dân.

Cơ sở hạ tầng chủ yếu trong nông nghiệp nông thôn bao gồm: đường giao thông nông thôn, hệ thống thuỷ lợi, hệ thống điện, trang thiết bị trong nông nghiệp...Đây là yếu tố quan trọng trong quá trình phát triển sản xuất hàng hoá của kinh tế hộ nông dân. Thực tế cho thấy, nơi nào cơ sở hạ tầng phát triển nơi đó sản xuất phát triển, thu nhập tăng, đời sống của các hộ nông dân được cải thiện.

Nghiên cứu khả năng phát triển kinh tế hộ nông dân theo hướng sản xuất hàng hoá ở huyện Đồng Hỷ - Thái Nguyên - 7

- Yếu tố thị trường

Thị trường: Nói đến thị trường là nói đến yêu cầu của xã hội đối với nông phẩm. Trong cơ chế thị trường, các hộ nông dân hoàn toàn tự do lựa chọn hàng hoá họ có khả năng sản xuất. Đối với từng hộ nông dân, để đáp ứng yêu cầu thị trường về nông sản hàng hoá, họ có xu hướng liên kết, hợp tác sản xuất với nhau.

Nói cách khác thị trường là một quá trình mà trong đó người mua và người bán tác động qua lại để xác định giá cả và sản lượng. Cơ chế thị trường bao gồm nhiều nhân tố: hàng hoá, tiền, mua, bán, cung cầu tác động qua lại với nhau.

Sản xuất hàng hoá phụ thuộc chủ yếu vào giá cả trên thị trường, những sản phẩm nào được giá thì hộ nông dân chú ý phát triển. Vì vậy nhu cầu thị trường sẽ quyết định hộ sản xuất với số lượng hàng hoá bao nhiêu và theo tiêu chuẩn chất lượng nào. Thực tế cho thấy vùng nào có thị trường thuận lợi, nơi đó có sản xuất hàng hoá phát triển.


Trong cơ chế thị trường, các hộ nông dân hoàn toàn tự do lựa chọn hàng hoá mà thị trường cần và họ có khả năng sản xuất. Từ đó kinh tế hộ có điều kiện phát triển sản xuất hàng hoá.

- Yếu tố về hợp tác trong sản xuất kinh doanh

Trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, để cạnh tranh có hiệu quả các hộ nông dân càng cần có sự hợp tác để có thêm vốn, thêm nhân lực, thêm kinh nghiệm sản xuất và tiến hành sản xuất hàng hoá có hiệu quả cao hơn, tự vệ chống lại sự chèn ép (ép cấp, ép giá) của tư thương. Thực tế trong thời gian qua cho thấy, để đáp ứng yêu cầu của thị trườ ng về nông sản hàng hoá, các hộ nông dân phải liên kết, hợp tác lại với nhau để sản xuất, hỗ trợ nhau về vốn, kỹ thuật và điều quan trọng là giúp nhau tiêu thụ nông sản phẩm. Nhờ có các hình thức liên kết hợp tác mà các hộ nông dân có điều kiện áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất cây trồng, năng suất gia súc và năng suất lao động của mình.

1.3.3. Các nhân tố về khoa học kỹ thuật công nghệ

- Yếu tố kỹ thuật canh tác

Do điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của mỗi vùng có khác nhau, với yêu cầu giống cây, con khác nhau đòi hỏi phải có kỹ thuật canh tác khác nhau. Trong nông nghiệp, tập quán, kỹ thuật canh tác của từng vùng, từng địa phương có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế hộ nông dân sản xuất hàng hoá.

- Yếu tố ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ

Sản xuất của hộ nông dân không thể tách rời những tiến bộ khoa học kỹ thuật, vì nó tạo ra cây trồng, vật nuôi có năng suất cao, chất lượng tốt. Thực tế cho thấy những hộ nhạy cảm với tiến bộ kỹ thuật về giống, công nghệ sản xuất, hiểu biết thị trường, dám đầu tư lớn và chấp nhận những rủi ro trong sản xuất nông nghiệp, họ giầu lên rất nhanh. Nhờ có công nghệ mà các yếu


tố sản xuất như lao động, đất đai, sinh vật, máy móc và thời tiết khí hậu được kết hợp với nhau để tạo ra sản phẩm nông nghiệp. Như vậy, việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất hàng hoá phát triển, thậm chí những tiến bộ kỹ thuật có thể làm thay đổi hẳn trình độ sản xuất hàng hoá của một vùng.

1.3.4. Các nhân tố thuộc về quản lý vĩ mô của Nhà nước

Nhóm các yếu tố này bao gồm các chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước như: Chính sách thuế, chính sách ruộng đất, chính sách bảo hộ sản phẩm, trợ giá nông sản phẩm, miễn thuế cho sản phẩm mới, chính sách cho vay vốn, giải quyết việc làm, chính sách đối với đồng bào đi xây dựng vùng kinh tế mới… Ngoài các yếu tố như đã nêu ở trên, hộ nông dân còn có những điều kiện khác ảnh hưởng đến mức độ sản xuất hàng hoá của hộ, đó là việc nắm bắt được nhu cầu thị trường; khả năng gắn sản xuất, chế biến và bao tiêu sản phẩm, đồng thời phải có kỹ năng tổ chức sản xuất và tiếp cận thị trường, có sản phẩm thặng dư.

- Các chính sách kinh tế có ảnh hưởng lớn đến sản xuất hàng hoá của nông hộ. Chính sách kinh tế là công cụ đắc lực để Nhà nước can thiệp vào sản xuất, khuyến khích hoặc hạn chế sản xuất loại nông sản hàng hoá. Từ năm 1988 trở lại đây, theo tinh thần Nghị quyết 10 giao quyền sử dụng đất lâu dài cho các hộ nông dân và hàng loạt các chính sách được ban hành như chính sách thị trường thống nhất trong cả nước, chính sách một giá, chính sách cho nông dân vay vốn, chính sách thuế đất v.v..., sản xuất hàng hoá đã phát triển nhanh chưa từng có. Từ chỗ phải nhập khẩu lương thực triền miên trong vài thập kỷ, năm 1989 nước ta đã có 1,4 triệu tấn gạo hàng hoá để xuất khẩu và từ đó đến nay trung bình hàng năm đã xuất 1,5 - 2,0 triệu tấn gạo và một số nông sản khác như cao su, cà phê v.v.... Giá trị nông sản xuất khẩu tăng nhanh.


Từ hộ sản xuất tự cấp tự túc muốn phát triển thành hộ nông dân sản xuất hàng hoá phải phá vỡ kết cấu kinh tế khép kín của hộ để chuyển sang sản xuất hàng hoá. Chính sách kinh tế là tiền đề, là môi trường để đầu tư, đưa tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất để kinh tế hộ nông dân hoạt động có hiệu quả.

Các nhóm yếu tố tác động, ảnh hưởng đến hộ nông dân sản xuất hàng hoá được minh hoạ qua sơ đồ 1.1.


Điều kiện tự nhiên

Vị trí địa lý Đất đai Khí hậu Môi trường


Khoa học - CN Kỹ thuật canh tác Ứng dụng KHKT


Hộ nông dân sản xuất hàng hoá

Kinh tế - TC

Vốn - CC Kết cấu hạ tầng

Thị trường

Kỹ năng lao động Liên kết - hợp tác

Quản lý vĩ mô Chính sách thuế CS đất đai

CS tín dụng


Sơ đồ 1.1. Ảnh hưởng của các yếu tố đến hộ nông dân sản xuất hàng hoá


1.4. SƠ LƯỢC TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ NÔNG DÂN THEO HƯỚNG SẢN XUẤT HÀNG HOÁ Ở MỘT SỐ NƯỚC VÀ Ở VIỆT NAM

1.4.1. Trên thế giới

Lịch sử phát triển nông nghiệp thế giới đã chứng minh rằng sự tồn tại và phát triển của kinh tế hộ nông dân là một tất yếu khách quan, phù hợp với quy luật sản xuất nông nghiệp, kể cả trong điều kiện nông nghiệp được công


nghiệp hoá, hiện đại hoá, có trình độ sản xuất hàng hoá cao. Trang trại gia đình đã khẳng định được vị trí và vai trò của nó trong phát triển kinh tế.

- Tình hình phát triển kinh tế trang trại tại Pháp

Ở Pháp, năm 1955 có 2.285.000 trang trại, đến năm 1993 còn 801.400 tràng trại. Tốc độ trang trại giảm mỗi năm bình quân 2,7% [24,tr 98]. Diện tích bình quân của các trang trại tăng lên. Diện tích trang trại qua các năm có xu hướng tăng lên ở Pháp năm 1955 là 12 ha, năm 1993 có 35,1 ha. Số trang trại dưới 5 ha chiếm 27,6%, số trang trại từ 5-20 ha chiếm 22,6 %, số trang trại trên 20 ha chiếm 49,8%. Bình quân quy mô về diện tích của trang trại ở Pháp là 29,2 ha, 42% thu nhập của trang trại là từ ngoài nông nghiệp. Hiện nay, các trang trại gia đình sản xuất ra lượng nông sản gấp 2,2 lần nhu cầu trong nước với tỷ suất hàng hoá về ngủ cốc là 95%, thịt sữa 70-80%, rau quả trên 70% và riêng năm 1981 đã xuất khẩu trên 24 triệu tấn ngũ cốc [24, tr112-113].

- Tình hình phát triển trang trại ở Mỹ

Trang trại gia đình đã và đang là lực lượng chủ yếu sản xuất ra các loại nông sản, đáp ứng nhu cầu đa dạng của con người. Nước Mỹ là nơi có kinh tế trang trại phát triển với trình độ cao. Năm 1950 ở Mỹ có 5.648.000 trang trại và các trang trại có xu hướng giảm dần về số lượng. Năm 1960 có 3.962.000 trang trại, năm 1970 có 2.954.000, năm 1992 còn 1.925.000 trang trại. Trong khi đó diện tích bình quân của các trang trại cũng tăng lên, năm 1950 là 86 ha, năm 1960 là 120 ha, năm 1970 là 151 ha, và năm 1992 là 198,7 ha [7].

Hiện nay ở Mỹ các trang trại gia đình đã sản xuất ra hơn 50% sản lượng đậu tương và ngô của toàn thế giới, xuất khẩu 40-50 triệu tấn lúa mỳ, 50 triệu tấn ngô, đậu tương... Các trang trại ở Mỹ nhờ áp dụng các tiến bộ Khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh nên sản lượng nông sản làm ra của một lao động nông nghiệp đến năm 1990 đủ để nuôi được 80 người [7].


- Tình hình phát triển kinh tế hộ nông dân các nước Châu Á.

Ở các nước Châu Á, chế độ phong kiến kéo dài, kinh tế nông nghiệp sản phẩm sản xuất hàng hoá ra đời chậm hơn. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, nhiều nước ở lãnh thổ Châu Á đã tiến hành cải cách ruộng đất với nội dung, mức độ khác nhau nhằm chuyển giao ruộng đất cho những người nông dân trực tiếp sản xuất nông nghiệp.

Ở Nhật Bản, năm 1946-1949, Nhà nước đã mua 1,95 triệu ha đất của các chủ ruộng để bán cho các nông dân thiếu ruộng hoặc không có ruộng. Nhìn chung việc tiến hành cải cách ruộng đất đã có tác động trực tiếp đến quá trình hình thành và phát triển các trang trại gia đình theo hướng sản xuất nông nghiệp hàng hoá. Quy mô ruộng đất bình quân của một trang trại ở Nhật bản năm 1990 là 1,2 ha tăng lên 1,5 lần trong vòng 40 năm. Số trang trại chuyên làm nông nghiệp trong giai đoạn 1960-1998 giảm trên 3 lần, từ 2 triệu xuống chỉ còn 620.000 cơ sở. Các trang trại có thu nhập từ nghề nông nghiệp giảm dần, làm nghề ngoài nông nghiệp tăng lên [7].

Ở Trung Quốc, từ năm 1982 đã nhanh chóng thực hiện chế độ khoán đến từng hộ. Năm 1984 Nhà nước giao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài cho nông dân. Đồng thời Chính phủ đưa ra chính sách khuyến khích tích cực việc mở mang ngành nghề và dịch vụ, khuyến khích sản xuất hàng hoá và khuyến khích các thành phần kinh tế trong nông thôn cũng phát triển. Cải cách giá cả thu mua nông sản theo hình thức “cách kéo giá cả hợp lý”, để bảo trợ sản xuất và thu nhập của nông dân. Đẩy mạnh phát triển các xí nghiệp hương trấn với ngành nghề chính như gia công nông phẩm, phát triển công nghiệp, dịch vụ trên cơ sở “li nông bất li hương”, “lấy công bù nông” đã tạo điều kiện cho phát triển sản xuất nông nghiệp hiện đại hoá nông nghiệp và thu hút được số lao động dư thừa trong nông nghiệp.


Ở Malaixia, kinh tế hộ nông dân đã đóng góp quan trọng vào phát triển nông nghiệp, kinh tế hộ sản xuất hàng hoá ngày càng chiếm ưu thế. Năm 1990 kinh tế trang trại gia đình đóng góp 9% kinh ngạch xuất khẩu và 11% GDP, thu hút tới 88% lực lượng lao động nông nghiệp, góp phần rò rệt trong việc xoá đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập và liên kết các bang nghèo xa xôi vào sự thống nhất kinh tế đa sắc tộc của quốc gia [7].

Ở Hàn Quốc năm 1950, Nhà nước mua lại ruộng đất của chủ ruộng trên 3 ha để bán cho nông dân. Việc chú trọng phát triển kinh tế trang trại đã tự túc được vấn đề lương thực. Từ năm 1975, các trang trại ở Hàn Quốc đ ã chuyển hướng đa dạng hoá cơ cấu sản xuất, tăng cường các loại vật nuôi, cây trồng có giá trị kinh tế cao. Sản lượng rau quả sản phẩm chăn nuôi tăng bình quân hằng năm 8-10% [7].

1.4.2. Ở Việt Nam

1.4.2.1. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế hộ nông dân

Từ khi có Chỉ thị 100 CT (01/1981) của Ban Bí thư Trung ương, đặc biệt là từ sau Nghị quyết số 10 - NQ/TƯ của Bộ Chính trị (4/1988), hộ nông dân được xác định là đơn vị kinh tế tự chủ, tiến hành sản xuất hàng hoá, hạch toán kinh doanh và có đầy đủ tư cách pháp nhân và quyền bình đẳng như mọi chủ thể kinh tế khác thì mô hình kinh tế hộ mới được chú ý, kinh tế hộ từng bước được khởi sắc và phát triển.

Với mục tiêu giải phóng sức lao động, phát huy mọi tiềm năng của các thành phần kinh tế, chuyển nền nông nghiệp nước ta sang sản xuất hàng hoá. Nghị quyết 10 đã nêu lên những chủ trương giải pháp cơ bản để phát triển kinh tế hộ, đó là: Giao khoán ruộng đất đến hộ và nhóm hộ xã viên ổn định lâu dài, hoá giá các tư liệu sản xuất và cơ sở vật chất kỹ thuật của hợp tác xã mà tập thể quản lý không có hiệu quả để bán cho xã viên sử dụng. Thực hiện

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/06/2022