Tình Hình Đất Đai Và Sử Dụng Đất Đai Của Huyện Đồng Hỷ Năm 2007


2.1.1.2. Địa hình

Là một huyện điển hình cho vùng trung du và miền núi phía Bắc, nên địa hình phức tạp không thống nhất. Với độ cao trung bình khoảng 100 mét so với mặt nước biển, địa hình thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam, cao nhất là xã Văn Lăng 600 mét, thấp nhất là xã Đồng Bẩm, Huống Thượng độ cao chỉ 20 mét. Vùng Bắc giáp với Huyện Vò Nhai có địa hình núi cao, diện tích đất nông nghiệp ít, chiếm 9% tổng diện tích đất tự nhiên. Vùng trung du nằm ở phía Tây Nam của Huyện tiếp giáp với thành phố Thái nguyên, địa hình tương đối bằng phẳng, diện tích đất nông nghiệp chiếm gần 20% diện tích đất tự nhiên, thích hợp với sản xuất đất nông nghiệp, chăn nuôi (thuỷ sản, gia cầm). Vùng núi phía đông nam tiếp giáp với huyện Yên Thế - Bắc Giang có nhiều đồi núi thấp với diện tích đất nông nghiệp chiếm gần 14% diện tích đất tự nhiên của vùng.

Địa hình huyện Đồng Hỷ có nhiều đồi núi xen lẫn nhau với những đồi thấp nên mưa lớn xói mòn, rửa trôi mạnh. Sản phẩm của sự xói mòn đó là sự bồi tụ đất tạo thành nhiều cánh đồng dốc tụ lại phân bố ở khắp mọi nơi, chính vì thế đất dốc tụ thành thung lũng là loại đất trồng lúa, hoa màu chủ yếu của huyện. Đất canh tác nông nghiệp chủ yếu là ruộng bậc thang.

Huyện Đồng Hỷ có thể chia thành 3 vùng rò rệt:

- Vùng bằng phẳng (trung tâm) gồm các xã: Hoá Thượng, Cao Ngạn, Chùa Hang, Đồng Bẩm, Linh Sơn, Huống Thượng, Nam Hoà. Vùng này có địa hình thấp, nằm giáp với thành phố Thái Nguyên. Vùng này phát triển sản xuất nông nghiệp như: Trồng lúa, rau, màu, chăn nuôi tiểu gia súc và dịch vụ. Là trung tâm y tế, giáo dục, thương mại của huyện, người dân có cuộc sống khá ổn định, sản xuất hàng hoá đã phát triển, trình độ dân trí khá hơn so với các vùng khác.


- Vùng đồi dốc (phía Nam) gồm các xã: Khe Mo, Văn Hán, Cây Thị, Trại Cau, Tân Lợi, Hợp Tiến. Vùng này chủ yếu là đất đồi dốc với độ cao, đất đai bị rửa trôi, xói mòn, có đất ruộng nhưng ít. Ở đây chủ yếu trồng cây lâm nghiệp, cây chè, cây ăn quả, chăn nuôi đại gia súc, trồng lúa nước.

- Vùng cao (phía Bắc) gồm các xã: Văn Lăng, Hoà Bình, Tân Long, Quang Sơn, Hoá Trung, Minh Lập, Sông Cầu. Vùng này đất đồi dốc và núi đá là chủ yếu, đất lúa rất ít, vùng này thuận lợi cho phát triển lâm nghiệp, cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi đại gia súc, trồng lúa nương.

2.1.1.3. Đất đai và thổ nhưỡng của Huyện

*Đất đai

Diện tích đất tự nhiên là 47.037,94 ha, Đồng Hỷ là huyện có diện tích tự nhiên lớn thứ 3 của tỉnh (sau huyện Vò Nhai và Đại Từ), bình quân diện tích tự nhiên trên đầu người là 0,49 ha/ người, cao hơn bình quân của tỉnh 0,14 ha/ người. Cơ cấu diện tích các loại đất trong huyện được thể hiện ở bảng sau:

Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Đồng Hỷ là 47.037,94 ha, đất lâm nghiệp của huyện chiếm 45,5% tổng diện tích đất tự nhiên, sau đó đến đất nông nghiệp là 12.488,92 ha chiếm 26,55% tổng diện tích đất tự nhiên của huyện và đất chưa sử dụng còn rất lớn chiếm 21,64% tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Đồng Hỷ (bảng 2.1).


Bảng 2.1: Tình hình đất đai và sử dụng đất đai của huyện Đồng Hỷ năm 2007

Loại đất

Diện tích (ha)

Cơ cấu (%)

Tổng diện tích đất tự nhiên

47.037,94

100,00

I. Đất nông nghiệp

12.488,92

26,55

1. Đất trồng cây hàng năm

6.969,83

55,81

2. Đất vườn tạp

1.357,06

10,87

3. Đất trồng cây lâu năm

3.989,74

31,95

4. Đất mặt nước nuôi trồng thuỷ sản

172,29

1,38

II. Đất lâm nghiệp có rừng

21.402,61

45,5

1. Rừng tự nhiên

12.071,84

56,40

2. Rừng trồng

9.329,44

43,59

3. Đất ươm cây giống

1,33

0,006

III. Đất chuyên dùng

2.101,29

4,47

IV. Đất ở

864,79

1,87

1. Đất ở đô thị

105,00

12,14

2. Đất ở nông thôn

759,79

87,86

V. Đất chưa sử dụng

10.180,33

21,64

1. Đất bằng chưa sử dụng

384,93

3,78

2. Đất đồi núi chưa sử dụng

7.670,39

75,35

3. Đất có mặt nước chưa sử dụng

33,60

0,33

4. Sông, suối

1.112,26

10,93

5. Núi đá không có rừng cây

463,70

4,55

6. Đất chưa sử dụng khác

515,45

5,06

7. Hệ số sử dụng ruộng đất

1,99


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 160 trang tài liệu này.

Nghiên cứu khả năng phát triển kinh tế hộ nông dân theo hướng sản xuất hàng hoá ở huyện Đồng Hỷ - Thái Nguyên - 9

Nguồn: Phòng Thống kê huyện Đồng Hỷ


* Thổ nhưỡng

Với địa hình phức tạp, đất đai đa dạng tạo điều kiện cho huyện Đồng Hỷ phát triển các loại cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày, cây lâm nghiệp. Những cánh đồng ở thung lũng phát triển cây lương thực đảm bảo an toàn lương thực tại chỗ cho toàn huyện, đồng thời phát triển phong phú các cây rau mầu, cây công nghiệp ngắn ngày tạo điều kiện cho phát triển sản xuất hàng hoá.

Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 47.037,94 ha, phân theo thổ nhưỡng bao gồm các loại đất như sau: đất phù sa bồi tụ có 644 ha phân bố chủ yếu ven sông Cầu thuộc các xã Đồng Bẩm, Huống Thượng. Đất phù sa không được bồi là 1.258 ha, chủ yếu ở xã Đồng Bẩm, Huống Thượng, Linh Sơn, Nam Hoà, Hoà Bình, Minh Lập, Hoá Thượng, Cao Ngạn.

Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ và vàng là 410,5 ha phân bố nhiều ở Huống Thượng. Đất phù sa ngòi suối có 100,6 ha thuộc các xã Khe Mo, Hóa Trung, Hoá Thượng và Minh Lập.

2.1.1.4. Điều kiện khí hậu, thời tiết

Huyện Đồng Hỷ nằm trong vùng có khí hậu mang tính đặc trưng của các tỉnh miền núi và trung du phía Bắc, do đó từng vùng khác nhau có đặc điểm khí hậu khác nhau:

- Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 22 - 270C

- Về độ ẩm không khí trung bình, thay đổi từ 78 - 86%

Khí hậu huyện Đồng Hỷ nói trung là nóng và ẩm thuận lợi cho việc phát triển ngành nông nghiệp và lâm nghiệp, với điều kiện nhiệt độ cao có thể làm nhiều vụ trong một năm mà vòng sinh trưởng của cây trồng vẫn có thể đảm bảo, điều kiện mưa ẩm tạo điều kiện cho nhiều loại cây rau phát triển. Nếu làm thuỷ lợi tốt biết cách giữ điều hoà nước có thể đảm bảo cung cấp nước cho cây trồng trong cả năm. Khí hậu huyện Đồng Hỷ chia thành hai mùa rò rệt là mùa hè và mùa đông khô lạnh.

Mùa hè từ khoảng tháng 5 đến tháng 10, mùa hè nhiệt độ trung bình là 27 - 290C có lúc lên tới 30 - 310C, mùa này thường có mưa, mưa nhiều


nhất là tháng 7, tháng 8, trung bình lượng mưa trong tháng này là 300 - 500 mm và chiếm tổng số 40 - 46% lượng mưa cả năm. Mùa này nói trung thời tiết khí hậu thuận lợi cho sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Song vào mùa mưa, thỉnh thoảng có gió bão gây mưa to, gió lớn, úng lụt làm ảnh hưởng đến sản xuất nông lâm nghiệp. Đồng thời do địa hình miền núi nên

những trận mưa to ở đầu nguồn dẫn đến xói mòn đất, gây bạc màu cho đất. Mùa đông khô hanh từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, nhiệt độ trung bình là 150

- 220C, có lúc xuống thấp dưới 150C. Mùa này mưa ít thường hay bị hạn vào tháng 12, tháng 1 có những đợt gió mùa Đông Bắc kèm theo thời tiết lạnh, đôi khi có sương muối kéo dài, rét đậm gây ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.

Nhìn chung điều kiện thời tiết khí hậu có những thuận lợi cho sinh trưởng phát triển cây trồng, vật nuôi. Tuy nhiên khi xẩy ra hạn hán, lũ lụt, sâu bệnh…cũng gây khó khăn cho sản xuất lâm nghiệp.

2.1.1.5. Thuỷ văn

Sông suối của huyện đều bắt nguồn từ khu vực núi cao phía Bắc và Đông Bắc, mật độ sông suối bình quân 0,2km/km2. Huyện Đồng Hỷ có các sông suối lớn là:

- Sông Cầu là con sông lớn nhất chảy theo hướng Bắc Nam, chảy qua phía Tây của huyện dài khoảng 47 km là nguồn nước chính cung cấp cho Đồng Hỷ. Chế độ dòng chảy thất thường nhiều năm gây úng lụt, về mùa cạn nước sông xuống thấp gây hạn hán.

- Sông Linh Nham: Bắt nguồn từ huyện Vò Nhai và chảy qua xã Văn Hán, Khe Mo, Hoá Thượng, Linh Sơn ra Sông Cầu, chiều dài chảy qua huyện Đồng Hỷ là 28 km. Do rừng đầu nguồn bị chặt quá nhiều lên lưu lượng nước giữa mùa mưa và mùa khô chênh lệch rất lớn, mùa mưa thường gây lũ lớn, mùa khô mực nước sông xuống rất thấp.

- Sông Ngòi Trẹo bắt nguồn từ xã Văn Hán chảy qua Nam Hoà dài 19 km; suối Ngàn Khe bắt nguồn từ Cây Thị chảy qua thị trấn Trại Cau và Nam


Hoà dài 21 km. Ngoài ra còn hàng chục con suối lớn nhỏ khác cộng với hàng chục hồ nước lớn, nhỏ phục vụ sản xuất và sinh hoạt.

2.1.1.6. Tài nguyên rừng và khoáng sản

Huyện Đồng Hỷ có 21.402,61 ha rừng, trong đó diện tích rừng trồng là 9.329,44 ha.

Huyện Đồng Hỷ có nhiều loại khoáng sản như: Quặng sắt, kẽm, chì, vàng sa khoáng, đá vôi.. điều này tao điều kiện thuận lợi cho huyện trong việc phát triển ngành công nghiệp khai khoáng, công nghiệp vật liệu xây dựng.

2.1.2. Điều kiện về kinh tế xã hội

2.1.2.1. Tình hình nhân khẩu và lao động

Dân số toàn huyện Đồng Hỷ năm 2007 là 127.279 người, tốc độ tăng trưởng dân số năm 2005 - 2007 là 2,17%. Mật độ dân số phân bố không đều, nơi có mật độ dân số cao nhất là thị trấn Chùa Hang 3.124 người/km2 trong

khi đó nơi có mật độ dân số thấp là xã Văn Lăng 71 người/km2. Điều này ảnh

hưởng tới quy hoạch đầu tư và phát triển kinh tế xã hội của vùng.

Nơi có mật độ dân số đông, thì vấn đề giải quyết việc làm rất cấp bách nếu không giải quyết được sẽ kéo theo tệ nạn xã hội sẽ tăng. Còn nơi có mật độ dân số thấp thì không có đủ nguồn lực để khai thác tiềm năng tự nhiên. Đây chính là vấn đề cần giải quyết của Huyện trong những năm tới.

Huyện Đồng hỷ có nhiều dân tộc anh em sinh sống, dân tộc Kinh chiếm chủ yếu 93,26%, dân tộc Nùng 2,44%, Sán Dìu 2,28%, Dao 0,84%, Tày

0,47%, Sán Chay 0,1%, H Mông 0,23%, Hoa 0,05% các dân tộc khác 0,44%. Trình độ dân trí ở các vùng khác nhau, vùng sâu vùng xa trình độ dân trí thấp, cơ sở hạ tầng được đầu tư ít, kém phát triển, đời sống vấn còn nghèo.

Qua bảng 2.2 ta thấy Dân số của huyện có sự biến động tăng qua các năm cụ thể là năm 2005 là 124.566 người, năm 2006 là 125.811 người tăng 1% so với năm 2005, đến năm 2007 là 127.279 người tăng 1,17% so với năm


2006. Bình quân qua 3 năm (2005-2007) dân số tăng 1,09%. Đây là tỷ lệ tăng dân số chưa phải là cao, nhưng để ổn định và phát triển kinh tế xã hội huyện cần phải làm tốt công tác tuyên truyền kế hoạch hoá gia đình cho từng vùng, thôn, xóm...

Đồng Hỷ là huyện phần lớn là sản xuất nông nghiệp tính đến năm 2007 dân số nông nghiệp là 89.238 người chiếm 70,11% tổng dân số toàn huyện có mức tăng bình quân qua 3 năm là 0,57%, nhân khẩu phi nông nghiệp chiếm 29,89% trong tổng dân số toàn huyện mức tăng bình quan qua 3 năm là 2,32% khá cao. Đây chính là dấu hiệu tốt cho việc phát triển các ngành nghề dịch vụ, ngành nghề tiểu thủ công nghiệp.

Bên cạnh sự gia tăng dân số thì số lao động trong huyện cũng tăng lên năm 2005 là 67.119 lao động, năm 2006 là 67.879 lao động tăng 1,13% so với

năm 2005, năm 2007 là 68.563 lao động tăng 1% so với năm 2006. Bình quân qua 3 năm tăng 1,06%.Trong đó lao động nông nghiệp chiếm phần lớn, nhưng tỷ trọng của nó trong cơ cấu lao động lại có xu hướng giảm. Năm 2005 chiếm 71,16% trong tổng số lao động đến năm 2007 chiếm 71,09% trong tổng số lao động. Số lao động phi nông nghiệp mặc dù chiếm tỷ trọng nhỏ hơn trong tổng số lao động, ngược lại nó lại có xu hướng tăng lên về cơ cấu nhưng không đáng kể năm 2005 là 28,84% trong tổng lao động, đến năm 2007 chiếm 28,91% trong tổng lao động.

Khi dân số tăng kéo theo số hộ cũng sẽ tăng, bình quân qua 3 năm 1,06%. Trong đó cả hộ nông nghiệp tăng 1,33%, số hộ phi nông nghiệp tăng cao hơn 8,18%.

Như vậy qua tình hình dân số và lao động của huyện Đồng Hỷ ta thấy lực lượng lao động tập trung vào sản xuất nông nghiệp và sản xuất công nghiệp. Một bộ phận nhỏ làm ngành nghề khác. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn.

51


51

Bảng 2.2: Tình hình nhân khẩu và lao động của huyện Đồng Hỷ qua 3 năm (2005-2007)


Chỉ tiêu

ĐVT

Năm 2005

Năm 2006

Năm 2007

Tốc độ phát triển (%)

SL

CC (%)

SL

CC (%)

SL

CC (%)

06/05

07/06

BQ

I. Tổng nhân khẩu

Người

124.566

100

125.811

100

127.279

100

101,00

101,17

101,09

1.Nhân khẩu nông nghiệp

Người

88.232

70,83

88.368

70,24

89.238

70,11

100,15

100,99

100,57

2. Nhân khẩu phi nông nghiệp

Người

36.334

29,17

37.443

29,76

38.041

29,89

103,05

101,59

102,32

II. Tổng số hộ

Hộ

27.611

100

28.177

100

29.866

100

102,05

105,99

104,02

1. Hộ nông nghiệp

Hộ

19.075

69,02

19.126

67,88

19.858

66,49

100,27

102,39

101,33

2. Hộ phi nông nghiệp

Hộ

8.554

30,98

9.051

32,12

10.008

33,51

105,8

110,57

108,18

III. Tổng số lao động

67.119

100

67.879

100

68.563

100

101,13

101,00

101,06

1. Lao động nông nghiệp

47.763

71,16

48.259

71,15

48.738

71,09

101,11

100,99

101,05

2. Lao động phi nông nghiệp

19.356

28,84

19.584

28,85

19.825

28,91

101,18

101,23

101,21

IV. Bình quân LĐNN/hộ NN

LĐ/hộ

2,51

-

2,53

-

2,45

-

100,75

96,83

98,79

V. Bình quân NKNN/hộ NN

Ng/hộ

4,63

-

4,62

-

4,56

-

99,79

98,70

99,25

( Nguồn: Phòng Thống kê huyện Đồng Hỷ năm 2007)



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Xem tất cả 160 trang.

Ngày đăng: 22/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí