Phương Tiện Huấn Luyện Thể Lực Trong Huấn Luyện Thể Thao

14


Thứ nhất: Bài tập mang nặng. Khi luyện tập cử tạ, con người phải vác nặng và không ngừng tăng lên, thậm chí đạt được tải trọng lớn nhất. Đây là đặc điểm cơ bản của môn cử tạ. Bởi vì thường xuyên tiến hành luyện tập mang vác vật nặng, đặc điểm phương thức dùng lực trong một khoảng thời gian ngắn nhất với đặc tính dùng lực lớn nhất, về kỹ thuật thì có những nguyên tắc kỹ thuật là gần, nhanh, thấp, ổn và tính phối hợp, biểu hiện ra các hiện tượng tiết kiệm (bởi vì trong kỹ thuật càng tiết kiệm lực càng đưa được vật nặng), vì vậy hệ thống trung khu thần kinh vừa mạnh vừa tập trung, thành phần hóa học của các cơ bắp sẽ phải có những biến đổi tương ứng. Ví dụ lượng protein cũng phải gia tăng, đồng thời sợi cơ dày, thể tích cơ bắp tăng lên, về phương diện hít thở cũng biểu hiện ra ở những đặc trưng dùng lực mạnh nhất. Bởi vì luyện tập vác nặng, sau khi huấn luyện xong cho dù là cơ khung xương hay là hệ thống trung khu thần kinh đều biểu hiện ra ở sự mệt mỏi cao độ, vì vậy chú ý tiêu hao mệt mỏi.

Thứ 2: Căn cứ vào độ tuổi, giới tính phân nhóm, căn cứ vào thể trọng (hạng cân) tiến hành thi đấu. Cội nguồn sức mạnh là cơ bắp, tỉ lệ cơ bắp chiểm thể trọng càng lớn, sức mạnh càng lớn. Các giai đoạn tuổi của con người, tỉ lệ cơ bắp chiếm thể trong được chia như sau: Mới sinh chiếm 16.6%, 3 tuổi là 21%, 6 tuổi 21.7%, 8 tuổi 27%; 12 tuổi 29%; 15 tuổi tiệm cận 33.3%. Ở đàn ông bình thường thì cơ bắp chiếm 43.5% tỉ trọng cơ thể. Vì vậy, cử tạ theo tuổi phần thành nhóm thiếu niên 13-17 tuổi, nhóm thanh niên 18-20 tuổi, nhóm thành niên 20 tuổi trở lên, căn cứ theo thể trọng thì nam chia thành 8 cấp, nữ chia thành 7 cấp.

Thứ 3: Tính linh hoạt của yêu cầu sàn đấu, dụng cụ thiết bị tương đối lớn. Yêu cầu về sàn đấu, dụng cụ, thiết bị của thi đấu quốc tế, trong nước tương đối cao, quy định phải có sàn cử tạ, hệ thống đèn trọng tài điện tử, đồng hồ tính giờ, màn hình hiển thị điện tử, máy chiếu, khu hoạt động chuẩn bị, phòng đo cân nặng, phòng kiểm tra chất kích thích thì mới có thể tiến hành thi đấu. Những trận thi đấu cử tạ trong phạm vi nhỏ, bình thường thì chỉ cần 1 sàn thi đấu cử tạ bằng

15


gỗ 4m2 hoặc 1 khu đất rộng 4m2, có tạ tiêu chuẩn, có 1 tấm bảng nhỏ là có thể tiến hành thi đấu. Những hoạt động thi đấu cử tạ mang tính đại chúng, chỉ cần có tạ phổ thông, hoặc dùng ống sắt bên trên có bánh răng và cả những dụng cụ tạ đá, tạ tay máy tập thể dục là có thể tiến hảnh rèn luyện [24], [47].

1.2.1.2. Xu hướng phát triển của môn cử tạ

Trình độ cử tạ không ngừng tăng cao

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 219 trang tài liệu này.

Cùng với sự phát triển không ngừng của cử tạ, những thành quả kỹ thuật mới, lý luận khoa học, những ứng dụng không ngừng của phương pháp huấn luyện, trình độ cử tạ không ngừng tăng cao. Trong điều kiện khoa học kỹ thuật hiện đại, nhưng chỉ cần có kỷ lục thế giới, con người không ngừng tiệm cận nó, và nỗ lực vượt qua nó. Chỉ có điều phải trải qua rất nhiều gian khổ, thời gian dài. Coi trọng khoa học tuyển chọn tài năng, chú trọng phát triển tiềm lực

Sự phát triển của cử tạ hiện đại, yêu cầu đối với năng lực vận động ngày càng cao, phải dựa vào sự vận động nỗ lực gian khổ hy sinh mới có thể đạt được mục đích. Vì vậy những thiếu niên nhi đồng có năng khiếu bẩm sinh thì cần phải luyện tập từ sớm, giảm thiểu tỉ suất đào thải, tạo thành điều kiện tạo nên những VĐV ưu tú. Từ những năm 60 của thế kỷ 20, VĐV cử tạ ngày càng trẻ hóa, đến năm 80 của thế kỷ 20, tuyển chọn độ tuổi thường ở khoảng 10-12 tuổi. Tuổi bình quân đạt trình độ thế giới là khoảng 21 tuổi ở nam và tầm 20 tuổi ở nữ. Tuổi bình quân đạt huy chương vàng Olympic của nam là trước 27.9 tuổi tới 24.5 tuổi. Việc tuyển chọn VĐV không chỉ chú ý điều kiện thân thể bên ngoài mà còn chú ý tiềm lực nội, đặc biệt là trình độ testosterone cao. Tuyển chọn những VĐV có năng khiếu bẩm sinh, có tiềm lực phát triển là cơ sở quan trọng để đạt được thành tích cao.

Nghiên cứu hiệu quả ứng dụng các bài tập phát triển sức mạnh cho vận động viên cử tạ nam lứa tuổi 15 - 16 đội tuyển trẻ quốc gia - 4

Huấn luyện chuyên nghiệp, tăng cường rèn luyện

Cuối những năm 60 của thế kỷ 20, những lớp huấn luyện cử tạ lần đầu tiên được tổ chức ở Bulgari, được rất nhiều VĐV lựa chọn. Lượng vận động lớn

16


không chỉ biểu hiện ở nhiều bài học mà còn chú ý đến nội dung rèn luyện và đặc điểm từng cá nhân, các phương thức tập luyện tập trung, rèn luyện chuyên tâm và nguyên tắc kiên trì ít nhưng tinh xảo. Hiện tại canh tranh trên thi đấu trường quốc tế ngày càng mãnh liệt, sự chênh lệch về trình độ giữa các VĐV ngày càng nhỏ. Cường độ thi đấu ngày càng lớn, yêu cầu đối với VĐV ngày càng cao, yêu cầu về rèn luyện cũng ngày càng nghiêm khắc. Để thích ứng với phụ tải thi đấu, tạo ra thành tích cao, hiện tại huấn luyện những VĐV ưu tú, chú trọng cường độ tập luyện, chú ý ít nhưng tinh luyện, rèn luyện nhiều, cường độ cao, lượng vận động lớn. Phụ tải tập luyện không ngừng gia tăng, sự nỗ lực ý chí lớn.

Hoàn thiện kỹ thuật cử tạ.

Từ năm 1891-1972, kỹ thuật thi đấu cử tạ ở Olympic trước sau có cử 1 tay, cử giật cử đẩy 1 tay, cử tạ 2 tay, cử giật và cử đẩy 2 tay. Kể từ năm 1973 thì có cử giật và cử đẩy 2 tay. Trong đó cử giật ở vị trí cao cho đến cử ngồi xổm. Cử đẩy 2 tay từ phần bụng lên phần ngực.

Ứng dụng khoa học và công nghệ trong đào tạo, huấn luyện

Sau những năm 80 của thế kỷ 20, sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật hiện đại những thành quả kỹ thuật cao, tri thức mới và tính vận dụng và thẩm thấu toàn diện của lĩnh vực TDTT đối với nâng cao trình độ cử tạ phát huy tác dụng rất lớn. Trong lý luận mới, trong phương pháp cách thức huấn luyện mới, nâng cao tính hệ thống hóa, trình độ khoa học hóa của môn cử tạ làm cho sự sắp xếp và quản lý huấn luyện càng tinh xảo, định lượng. Ví dụ, vận dụng định lượng lực học sinh vật phân tích động tác kỹ thuật VĐV, làm cho nó càng hoàn thiện hợp lý, kiểm tra chỉ tiêu sinh lý hóa học, giám sát trạng thái sức khỏe VĐV, vận dụng khoa học dự đoán, nghiên cứu quy luật tăng trưởng thành tích vận động viên, sử dụng nhạc cụ huấn luyện tiên tiến, thiết bị và dụng cụ, cải tiến phương thức huấn luyện, vận dụng vật lý, tâm lý, phương thức hóa học, thúc đẩy hồi phục cơ thể và tăng cường chức năng, vận dụng khoa học kỹ thuật, chuẩn

17


đoán nghiên cứu định kỳ, đó là những nội dung không thể thiếu. Tóm lại, tổng hợp vận dụng khoa học ngày càng phổ biến, trình độ khoa học hóa huấn luyện ngày càng cao. Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật trong tương lai, kỹ thuật thông tin, kỹ thuật trình độ sinh học và sự sáng tạo trong khoa học kỹ thuật ngày càng đột phá đều mang lại những sự tiến bộ cho sự phát triển của cử tạ thế giới [24], [47].

1.2.2. Phương tiện huấn luyện thể lực trong huấn luyện thể thao

Trong giáo dục thể chất (GDTC) và HLTT, để huấn luyện thể lực cho VĐV, người ta sử dụng các bài tập thể lực (BTTL). BTTL là những hoạt động vận động chuyên biệt do con người sáng tạo ra một cách có ý thức, có chủ đích , phù hợp với quy luật GDTC. Người ta dùng chúng để giải quyết những nhiệm vụ GDTC và tinh thần của con người. Không phải bất cứ hoạt động nào cũng được coi là bài tập thể lực. Trong đời sống hàng ngày, sự vận động của cơ thể con người rất đa dạng: Đi chạy, nhảy, mang vác vật nặng và rất nhiều loại hình lao động chân tay khác nhau. Có thể nói rằng BTTL dựa trên những kỹ năng vận động cơ bản của con người và những động tác trong lao động mà con người gọi là những bài tập vận động tự nhiên (đi, chạy, nhảy, ném, leo, trèo) nhưng có những hình thức và nội dung hoàn toàn khác so với lao động chân tay và được sử dụng một cách có ý thức, chủ yếu nhằm hoàn thiện thể chất con người để chuẩn bị cho lao động và đời sống [6], [27], [31], [42], [59], [63], [65].

Các BTTL được xây dựng phải phù hợp với mục đích, nhiệm vụ của quá trình huấn luyện, giảng dạy. Tính mục đích của các bài tập trong huấn luyện thể hiện ở chỗ chúng có tác dụng nhằm phát triển thành tích của người tập.

Các BTTL được sử dụng một cách thích hợp để phát triển các tiền đề thành tích cần thiết cho thi đấu hoặc kỹ thuật phải phù hợp với yêu cầu của cấu trúc bài tập, khả năng chịu đựng lượng vận động phải được nâng cao một cách liên tục. Thành tích thể lực được phát triển một cách nhanh chóng, tối ưu qua

18


quá trình hồi phục nhanh. Thồn qua việc xây dựng hợp lý từng BTTL, cũng như việc phân chia tối ưu khối lượng vận động của từng bài tập hoặc nhóm bài tập. Từ đó, có thể đảm bảo cho người tập phát triển đầy đủ những năng lực cần thiết của họ trong lứa tuổi đạt thành tích cao nhất [6], [27], [31], [42], [59], [63], [65].

Sự khác nhau của các BTTL được sử dụng trong huấn luyện không chỉ căn cứ vào hình thức của quá trình vận động, mà cần phải quan tâm đến sự khác nhau trong các đặc điểm. Các bài tập riêng lẻ khác với các điều kiện thi đấu chuyên môn ít hoặc nhiều không chỉ ở hình thức của quá trình vận động mà còn phụ thuộc ở đặc điểm lượng vận động và những đặc điểm riêng khác …

Ví dụ: Tính liên hợp và tính phức tạp trong khối lượng vận động. Vì vậy, mỗi bài tập chỉ giải quyết được một số nhiệm vụ nhất định trong phát triển thể lực và một số năng lực khác cho người tập. Từ đó có thể nhận thấy các BTTL có vai trò quan trọng mang tính quyết định đối với yêu cầu của lượng vận động và rất có ý nghĩa với các yêu cầu.

BTTL được tạo thành các động tác cụ thể tăng cường thể chất , nâng cao trình độ thể thao hoặc vui chơi giải trí, nhưng không phải động tác nào cũng trở thành BTTL chỉ có những động tác trong phương tiện được dùng để thực hiện các mục đích và nhiệm vụ của GDTC mới được gọi là BTTL, những động tác đó phải phù hợp với yêu cầu và có lợi cho việc thực hiện các nhiệm vụ GDTC.

Trong điều kiện hợp lý BTTL có thể giúp tăng cường quá trình trao đổi cở sở( đồng hóa và dị hóa) trong cơ thể cũng như thúc đẩy quá trình hồi phục và năng lực thích ứng đồng thời qua đó còn phát triển các kỹ năng và năng lực vận động nhất định, bồi dưỡng tình cảm, đạo đức, ý chí… đó chính là đặc điểm, tác dụng cơ bản của BTTL [6], [27], [31], [42], [59], [63], [65].

BTTL được sử dụng để giải quyết nhiệm vụ GDTC đáp ứng nhu cầu thể chất và tinh thần của con người. Vậy, có thể nói BTTL chuyên môn là những động tác vận động đặc thù, được lựa chọn và sắp xếp theo một trình tự hợp lý

19


nhằm phát triển một số TCTL nào đó. Những động tác này được ccas nhà chuyên môn sáng tạo ra một cách có chọn lọc phù hợp với các nguyên tắc của công tác huấn luyện thể lực (HLTL) cho người tập, nhờ đó mà nhiệm vụ HLTL trong công tác huấn luyện được giải quyết một cách tốt nhất.

Để có thể điều khiển tốt việc sử dụng một cách có trọng điểm các bài tập phải xác định rõ nhiệm vụ cơ bản trong từng giai đoạn huấn luyện và phải chú ý tới thời gian ảnh hưởng tối ưu của từng bài tập. Muốn làm được điều đó trong quá trình HLTL, cần phải nắm vững các vấn đề sau:

Nội dung bài tập thể lực. Hình thức của bài tập thể lực. Chất lượng bài tập thể lực.

Cường độ của lượng vận động. Khối lượng của lượng vận động. Thời hạn của lượng vận động.

Các phương pháp thực hiện lượng vận động.

Cấu trúc của lượng vận động [6], [27], [31], [42], [59], [63], [65].

1.2.3. Phương tiện huấn luyện thể lực chuyên môn cho VĐV cử tạ

1.2.3.1. Cử giật

Cử giật là những động tác liên tục, nhanh chóng của VĐV đưa tạ từ trên mặt nền nâng qua hai vai, đưa lên đầu với tư thế thẳng đứng. Đây là nội dung thứ nhất trong thi đấu cử tạ. Đặc điểm kỹ thuật cử giật là tốc độ nhanh, thời gian ngắn, tuyến đường dài, tính kỹ thuật mạnh.

Kỹ thuật cử giật hoàn chỉnh là bao gồm tư thế chuẩn bị, nắm tạ, phát lực, trùng gối gắng sức và nâng lên, hạ xuống 5 động tác kỹ thuật liên tiếp tạo thành. Ngoài ra còn có phương pháp hít thở [24], [47].

Các bài tập cho cử giật

20


Trong huấn luyện cử giật, các nhà chuyên môn thường sử dụng các dạng bài tập sau: [22], [24], [32], [47], [74]

Giật chuyển vào tư thế nửa ngồi: bài tập này được sử dụng với mục đích phát triển sức mạnh tốc độ, hoàn thiện các thành phần của kỹ thuật và dùng cho khởi động chuyên môn.

Giật từ treo chuyển vào tư thế nửa ngồi: mục đích là hoàn thiện kỹ thuật đột phá và phát triển sức mạnh, sức nhanh.

Giật không có động tác ngồi: mục đích là làm quen với việc sử dụng sức mạnh cơ tay một cách có hiệu quả nhất trong giai đoạn thứ 2 của cử giật.

Giật từ treo không có động tác ngồi: làm quen với việc sử dụng sức mạnh cơ tay một cách có hiệu quả nhất trong giai đoạn thứ 2 của cử giật, đồng thời rèn luyện khả năng tập trung trong động tác đột phá.

Giật từ bục không có động tác ngồi: làm quen với việc sử dụng sức mạnh cơ tay một cách có hiệu quả nhất trong giai đoạn thứ 2 của cử giật, đồng thời rèn luyện khả năng tập trung trong động tác đột phá.

Giật từ treo có ngồi xuống bằng phương pháp cắt kéo: hoàn thiện kỹ thuật ngồi xuống, đột phá, phối hợp đột phá với ngồi xuống, phát triển sức mạnh và sức nhanh.

Giật từ bục có ngồi xuống bằng phương pháp cắt kéo: hoàn thiện kỹ thuật ngồi xuống, đột phá, phối hợp đột phá với ngồi xuống, phát triển sức mạnh và sức nhanh.

Giật từ treo có ngồi xuống bằng phương pháp tách chân: hoàn thiện kỹ thuật ngồi xuống, đột phá, phối hợp đột phá với ngồi xuống, phát triển sức mạnh và sức nhanh.

Giật từ bục có ngồi xuống bằng phương pháp tách chân: hoàn thiện kỹ thuật ngồi xuống, đột phá, phối hợp đột phá với ngồi xuống, phát triển sức mạnh và sức nhanh.

21


Kéo giật: đây là bài tập chủ yếu dể hoàn thiện kỹ thuật cử giật và phát triển sức mạnh cơ lưng và chân.

Kéo giật từ bục: phát triển sức mạnh các cơ tham gia và hoàn thiện kỹ thuật đột phá.

Kéo giật từ treo: hình thành kỹ năng đưa và hoạt động đúng lúc các cơ chân, lưng, tay.

Nâng tạ lên ngực khi khoảng nắm rộng: phát triển sức mạnh tốc độ.

Ngồi xuống đứng lên ở tư thế bước khuỵu cùng 2 tay giữ tạ trên cao: phát triểm độ mềm dẻo và củng cố dây chằng, cơ đáy chậu.

Ngồi xuống từ tư thế ban đầu khi tạ trên ngực hoặc trên vai: cải thiện độ linh hoạt các khớp cổ chân, gối, chậu đùi và khớp vai.

Ngồi xuống đứng lên cùng 2 tay duỗi thẳng giữ tạ trên cao: phát triển độ mềm dẻo.

1.2.3.2. Cử đẩy

Cử đẩy là nội dung thi đấu thứ 2 trong trận đấu cử tạ. Kết cấu động tác phức tạp hơn so với cử giật, trọng lượng nâng lên cũng lớn hơn cử giật. Một động tác cử đẩy hoàn chỉnh do 2 bộ phận cấu thành là nâng tạ lên ngực và đẩy tạ.

Các bài tập cho cử đẩy

Trong huấn luyện cử đẩy, các nhà chuyên môn thường sử dụng các dạng bài tập sau: [22], [24], [32], [47], [74]

Nâng tạ lên ngực và ngồi xuống bằng cách tách chân: hoàn thiện việc ngồi xuống, đột phá, phối hợp ngồi và đột phá.

Nâng lên ngực từ treo và ngồi xuống bằng cách cắt kéo: hoàn thiện kỹ thuật đột phá, phát triển sức mạnh tốc độ.

Nâng lên ngực từ bục và ngồi xuống bằng cách tách chân: hoàn thiện kỹ thuật đột phá, phát triển sức mạnh tốc độ.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/12/2022