Nghiên cứu hiệu quả ứng dụng các bài tập phát triển sức mạnh cho vận động viên cử tạ nam lứa tuổi 15 - 16 đội tuyển trẻ quốc gia - 2

DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ TRONG LUẬN ÁN


Thể loại

Số

Nội dung

Trang


Biểu bảng

1.1

Sự phụ thuộc của các thành tích cử giật vào trọng lượng của VĐV


25

1.2

Sự phụ thuộc của các thành tích cử đẩy vào trọng lượng của VĐV


26

1.3

Mối quan hệ giữa cường độ, số tổ, số lần với phát triển sức mạnh


30

1.4

Đặc điểm sức chịu đựng của phương pháp lặp lại

32

1.5

Đặc điểm sức chịu đựng của phương pháp cường độ

33

1.6

Đặc điểm sức chịu đựng của phương pháp cường độ tối đa


33

1.7

Đặc điểm sức chịu đựng của luyện tập sức mạnh tĩnh lực

36

1.8

Đặc điểm rèn luyện của phương pháp dùng lực cấp tốc

38

3.1

Kết quả phỏng vấn lựa chọn test đánh giá sức mạnh cho VĐV cử tạ nam lứa tuổi 15 - 16 đội tuyển trẻ quốc gia (n = 31)


Sau 67

3.2

Kết quả kiểm định hai lần phỏng vấn lựa chọn test đánh giá sức mạnh cho VĐV cử tạ nam lứa tuổi 15 - 16 đội tuyển trẻ quốc gia (n = 31)


Sau 67

3.3

Kết quả kiểm định độ tin cậy của các test đánh giá sức mạnh cho VĐV cử tạ nam lứa tuổi 15 - 16 đội tuyển trẻ quốc gia (n = 10)


Sau 69

3.4

Kết quả kiểm định tính thông báo của các test đánh giá sức mạnh cho VĐV cử tạ nam lứa tuổi 15 - 16 đội tuyển trẻ quốc gia (n = 10)


70

3.5

Kết quả kiểm định độ phân tán và tính đại diện của số trung bình các test đánh giá sức mạnh cho VĐV cử tạ nam lứa tuổi 15 - 16 đội tuyển trẻ quốc gia (n = 10)


71

3.6

Tiêu chuẩn phân loại các chỉ tiêu đánh giá sức mạnh cho VĐV cử tạ nam lứa tuổi 15 - 16 đội tuyển trẻ quốc gia


Sau 72

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 219 trang tài liệu này.

Nghiên cứu hiệu quả ứng dụng các bài tập phát triển sức mạnh cho vận động viên cử tạ nam lứa tuổi 15 - 16 đội tuyển trẻ quốc gia - 2

Số

Nội dung

Trang


3.7

Bảng điểm đánh giá sức mạnh của VĐV cử tạ nam lứa tuổi 15 - 16 đội tuyển trẻ quốc gia


Sau 72

3.8

Tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp sức mạnh của VĐV cử tạ nam lứa tuổi 15 - 16 đội tuyển trẻ quốc gia


73

3.9

Thực trạng sức mạnh của VĐV cử tạ nam lứa tuổi 15 -16 đội tuyển trẻ quốc gia (n = 14)


84

3.10

Thực trạng phân loại sức mạnh của VĐV cử tạ nam lứa tuổi 15 -16 đội tuyển trẻ quốc gia (n = 14)


85


Biểu bảng

3.11

Thực trạng sử dụng bài tập phát triển sức mạnh cho VĐV cử tạ nam lứa tuổi 15 -16 đội tuyển trẻ quốc gia (n = 60)


Sau 85

3.12

Kết quả phỏng vấn lựa chọn bài tập phát triển sức mạnh cho VĐV cử tạ nam lứa tuổi 15 - 16 đội tuyển trẻ quốc gia (n = 31)


Sau 91

3.13

Kế hoạch huấn luyện năm đội tuyển cử tạ trẻ quốc gia

Sau 97

3.14

Khối lượng các bài tập huấn luyện sức mạnh

Sau 97

3.15

Quan hệ giữa tỷ lệ cường độ bài tập và thành tích của VĐV cử tạ nam lứa tuổi 15 – 16


Sau 97

3.16

Sắp xếp lượng vận động cho các chu kỳ huấn luyện

Sau 97

3.17

Phân phối lượng vận động tập luyện thể lực chung và chuyên môn


98

3.18

Nội dung huấn luyện thời kỳ chuẩn bị chung

104

3.19

Nội dung huấn luyện thời kỳ chuẩn bị chuyên môn

105

3.20

Nội dung huấn luyện thời kỳ thi đấu

106

3.21

Nội dung huấn luyện thời kỳ chuyển tiếp

107

3.22

So sánh kết quả kiểm tra ban đầu và sau 3 tháng thực nghiệm (nA = nB = 10)


119

3.23

So sánh kết quả kiểm tra sau 3 tháng và sau 6 tháng thực nghiệm (nA = nB = 10)


120

3.24

So sánh kết quả kiểm tra ban đầu và sau 6 tháng thực nghiệm (nA = nB = 10)


Sau 120

Thể loại

Số

Nội dung

Trang


3.25

So sánh kết quả kiểm tra sau 6 tháng và sau 9 tháng thực nghiệm (nA = nB = 10)


122

3.26

So sánh kết quả kiểm tra sau 9 tháng và sau 12 tháng thực nghiệm (nA = nB = 10)


123

3.27

So sánh kết quả kiểm tra sau 6 tháng và sau 12 tháng thực nghiệm (nA = nB = 10)


124

3.28

So sánh kết quả phân loại sức mạnh trước và sau thực nghiệm


126

3.29

Diễn biến cấu trúc thành phần cơ thể của nam VĐV cử tạ theo các thời kỳ trong chu kỳ huấn luyện năm (n = 10)


127

3.30

So sánh cấu trúc thành phần cơ thể của nam VĐV cử tạ theo các thời kỳ trong chu kỳ huấn luyện năm (n = 10)


Sau 127

3.31

Đặc điểm sức mạnh cơ thể (body strength) của nam VĐV cử tạ theo các thời kỳ trong chu kỳ huấn luyện năm (n = 10)


Sau 127


Biểu đồ

3.1

Diễn biến các chỉ số hình thái trong quá trình thực nghiệm

125

3.2

Diễn biến các chỉ số chức năng trong quá trình thực nghiệm


Sau 125

3.3

Diễn biến các test thể lực chung trong quá trình thực nghiệm


Sau 125

3.4

Diễn biến các test cử giật và cử đẩy trong quá trình thực nghiệm


Sau 125

3.5

Diễn biến test giật cao trong quá trình thực nghiệm

Sau 125

3.6

Diễn biến test mượn lực đẩy trong quá trình thực nghiệm

Sau 125

3.7

Diễn biến test gánh trước trong quá trình thực nghiệm

Sau 125

3.8

Diễn biến test kéo rộng trong quá trình thực nghiệm

126

Thể loại

1


MỞ ĐẦU


Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Huấn luyện thể thao (HLTT) là một quá trình sư phạm phức tạp, diễn ra trong thời gian dài liên tục, gồm nhiều giai đoạn mang tính kế thừa lẫn nhau. Nội dung của quá trình huấn luyện rất đa dạng, huấn luyện toàn diện cho VĐV nhưng chủ yếu tập trung các mặt như thể lực, kỹ thuật, chiến thuật, tâm lý... Trong các giai đoạn, các thời kỳ khác nhau, vai trò của chúng lại khác nhau, luôn có sự biến đổi.

Trong thể thao hiện đại việc không ngừng nâng cao thành tích, nâng cao chất lượng đào tạo và đào tạo ra những vận động viên (VĐV) có đủ phẩm chất của một VĐV tài năng được đặt lên hàng đầu, được Nhà nước và ngành Thể dục thể thao (TDTT) đầu tư mạnh mẽ về nhiều mặt… Việc các VĐV đạt thành tích cao, nhận được những tấm huy chương quốc tế khẳng định uy tín của các Trung tâm đào tạo nói chung và của các huấn luyện viên (HLV).

Trong hoạt động đào tạo VĐV, việc xây dựng kế hoạch huấn luyện, lựa chọn bài tập, sắp xếp lượng vận động một cách hợp lý, khoa học, phù hợp với đăc điểm đối tượng là yếu tố vô cùng quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả huấn luyện với sự phát triển năng lực thể thao của VĐV.

Cử tạ là một trong những môn thể thao được thi đấu chính thức tại các kỳ đại hội Olympic. Liên đoàn cử tạ quốc thế giới được thành lập năm 1905, được phát triển mạnh ở nhiều nước trên thế giới như: Nga, Bulgaria, Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Quốc... đối với các môn thể thao khác, bài tập cử tạ là phương tiện bổ trợ quan trọng được sử dụng nhiều trong quá trình huấn luyện thể lực. Ở Việt Nam cử tạ là môn thể thao mới được đưa vào tập luyện ở một số đơn vị như: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Thanh Hoá, trải qua hơn 20 năm trưởng thành và phát triển đến nay đã có trên 20 đơn vị tham gia thi đấu, số lượng VĐV tăng theo

2


hàng năm. Những năm đầu tiên mỗi hạng cân thi đấu chỉ có 2 đến 3 VĐV, đến nay trung bình từ 8 đến 12 VĐV ở tất cả các hạng cân.

Tuy là môn thể thao mới được đầu tư nhưng bước đầu khẳng định được sự đúng đắn thể hiện thông qua những thắng lợi rất vẻ vang tại các đấu trường quốc tế: Những tấm huy chương vàng tại các kỳ Sea Games của Nguyễn Quốc Thanh, Nguyễn Thị Thiết, Nguyễn Phương Loan, Dương Thanh Trúc. Đặc biệt là tấm huy chương bạc Olympic 2008 tại Bắc Kinh Trung Quốc của VĐV Hoàng Anh Tuấn, là VĐV nằm trong chương trình Thể thao Quốc gia do Trung tâm đào tạo VĐV trường đại học TDTT Bắc Ninh trực tiếp tuyển chọn và đào tạo. Ngoài Hoàng Anh Tuấn, hiện nay còn có Trần Lê Quốc Toàn, Thạch Kim Tuấn là những vận động viên tài năng đang tiếp bước Hoàng Anh Tuấn. Đây là dấu hiệu khởi sắc cho sự phát triển môn cử tạ nói riêng và ngành thể thao nói chung.

Từ những thắng lợi từ công tác tổ chức thành công SEA Games 2003 tại Việt Nam đến nay, ngành TDTT Việt Nam đang đứng trước những thách thức mới đó là vươn mình ra đấu trường châu lục và thế giới. Thành tích của các VĐV cử tạ Việt Nam luôn khẳng định kết quả xuất sắc trong những năm qua. Chính vì vậy mà ngành TDTT đã quyết định đưa môn cử tạ là một trong trong 10 môn thể thao nhóm một (nhóm môn thể thao được đầu tư hàng đầu) [13]. Cử tạ là một trong những môn mà các VĐV Việt Nam có cơ hội giành huy chương Châu lục và Olympic cũng như vô địch thế giới.

Cử tạ là môn thi đấu theo hạng cân, yếu tố quyết định thành tích của VĐV cử tạ là năng lực sức mạnh. Trong quá trình huấn luyện sức mạnh, việc lựa chọn bài tập, xác định cường độ, khối lượng vận động có vai trò quan trọng hàng đầu, ảnh hưởng trực tiếp và quyết định đến thành tích thi đấu của VĐV trong tập luyện và thi đấu. Điều này đặt ra cho các nhà chuyên môn, các HLV và các nhà khoa học một nhiệm vụ quan trọng là phải nhanh chóng xác định được những

3


phương pháp, phương tiện tập luyện thích hợp và hiệu quả đối với VĐV cử tạ, các lứa tuổi và trình độ khác nhau.

Hiện tại trong lĩnh vực hẹp của huấn luyện và tuyển chọn trong môn cử tạ đã có các công trình như: Đỗ Đình Du (2002), “Nghiên cứu ứng dụng hệ thống bài tập nhằm phát triển sức mạnh tối đa cho VĐV cử tạ lứa tuổi 14-16 trong chương trình thể thao quốc gia tại trường Đại học TDTT I” [22]; Ngô Ích Quân (2010)“Tỷ trọng ảnh hưởng của các yếu tố cấu thành đến thành tích của VĐV cử tạ nam giai đoạn chuyên môn hoá ban đầu”[52]; Đặng Thị Hồng Nhung (2012), “Tuyển chọn tài năng VĐV môn cử tạ” [41]; Ngô Ích Quân (2009), “Xác định Test kiểm tra trình độ tập luyện cho VĐV cử tạ giai đoạn chuyên môn hoá sâu

[51] ... Tuy nhiên, nghiên cứu về các tố chất thể lực cho VĐV môn cử tạ Việt Nam còn khá hạn chế. Trong các môn thể thao khác, đã có nhiều công trình nghiên cứu các vấn đề liên quan đến huấn luyện thể lực của VĐV các môn thể thao như: Ngô Ích Quân (2007), “Nghiên cứu các bài tập phát triển sức mạnh cho VĐV (lấy dẫn chứng ở môn Vật tự do)”[50]; Trần Tuấn Hiếu (2004), "Nghiên cứu sự phát triển sức mạnh tốc độ của vận động viên karate-do lứa tuổi 12 – 15" [30] ...

Là một trong những đơn vị thực hiện chương trình Thể thao Quốc gia môn cử tạ, trường Đại học TDTT I (nay là trường Đại học TDTT Bắc Ninh) đã bắt đầu tuyển chọn và huấn luyện từ năm 1998, từ năm 2005 tới nay trở thành địa điểm đào tạo VĐV đội tuyển trẻ quốc gia, tuy vậy qua thời gian nhà trường đã trực tiếp tuyển chọn và đào tạo một số những VĐV tài năng như: Hoàng Anh Tuấn, Ngô Thị Ngà, Đỗ Thị Thu Hoài, Ngô Thị Hạnh, Nguyễn Thị Hải Yến... cùng rất nhiều những thành viên đội tuyển quốc gia đều trưởng thành từ trường Đại học TDTT Bắc Ninh như: Trần Lê Quốc Toàn, Đào Hồng Chiêm, Trần Thị Dung, Nguyễn Thị Vân...thành tích thi đấu của các VĐV đã được ghi nhận tại

4


những giải đấu quốc tế và trong nước cùng với những tấm huy chương và những kỷ lục quốc gia.

Tuy nhiên, trong công tác huấn luyện VĐV cử tạ trẻ nói chung, lứa tuổi 15

– 16 nói riêng còn tồn tại những hạn chế nhất định, ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả quá trình đào tạo VĐV cử tạ như: việc xác định các phương tiện (bài tập) cũng như lượng vận động huấn luyện còn căn cứ nhiều vào kinh nghiệm huấn luyện; Việc đánh giá trình độ tập luyện chưa thực sự triệt để, thiếu những tiêu chuẩn đánh giá về trình độ thể lực nói chung về sức mạnh nói riêng của VĐV…

Xuất phát từ những lý do trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:

“Nghiên cứu hiệu quả ứng dụng các bài tập phát triển sức mạnh cho vận động viên cử tạ nam lứa tuổi 15 - 16 đội tuyển trẻ quốc gia”

Kết quả nghiên cứu của đề tài là thông qua việc lựa chọn các bài tập phát triển sức mạnh cũng như sắp xếp lượng vận động theo các chu kỳ trong các giai đoạn huấn luyện và kiểm nghiệm hiệu quả của hệ thống bài tập này trong thực tiễn huấn luyện, sẽ góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác đào tạo, huấn luyện môn cử tạ đội tuyển trẻ quốc gia tại trường đại học TDTT Bắc Ninh.

Mục đích nghiên cứu

Thông qua nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn, luận án tiến hành lựa chọn và ứng dụng các bài tập phát triển sức mạnh cho VĐV cử tạ nam lứa tuổi 15 - 16 đội tuyển trẻ quốc gia, nhằm nâng cao thành tích của VĐV, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác đào tạo, huấn luyện môn cử tạ đội tuyển trẻ quốc gia tại trường đại học TDTT Bắc Ninh nói riêng, công tác đào tạo VĐV cử tạ Việt Nam nói chung.

Mục tiêu nghiên cứu

Để đạt được mục đích nghiên cứu, luận án xác định thực hiện 3 mục tiêu

sau:

5


Mục tiêu 1: Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn đánh giá sức mạnh của VĐV cử tạ nam lứa tuổi 15 - 16 đội tuyển trẻ quốc gia.

Mục tiêu 2: Nghiên cứu lựa chọn bài tập phát triển sức mạnh cho VĐV cử tạ nam lứa tuổi 15 – 16 đội tuyển trẻ quốc gia.

Mục tiêu 3: Nghiên cứu hiệu quả ứng dụng các bài tập phát triển sức mạnh cho vận động viên cử tạ nam lứa tuổi 15 – 16 đội tuyển trẻ quốc gia.

Giả thuyết khoa học

Giả thuyết rằng, công tác đào tạo VĐV cử tạ nam lứa tuổi 15 – 16 đội tuyển trẻ quốc gia còn nhiều hạn chế, chưa phát huy hết tiềm năng của VĐV do nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân chính là việc sử dụng các bài tập sức mạnh cũng như xác định lượng vận động chưa thực sự hợp lý, khoa học. Vì vậy, nếu lựa chọn được hệ thống bài tập phát triển sức mạnh cũng như phân phối lượng vận động hợp lý trong quá trình đào tạo sẽ nâng cao thành tích của VĐV, từ đó nâng cao chất lượng và hiệu quả quá trình đào tạo VĐV cử tạ đội tuyển trẻ quốc gia.

Xem tất cả 219 trang.

Ngày đăng: 20/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí