Ý Nghĩa Triết Lý Nhân Sinh Trong Thơ Văn Lý – Trần


Triết lý nhân sinh trong thơ văn là sự biểu hiện của ý thức xã hội phản ánh tồn tại xã hội và đến lượt nó, triết lý này đã định hướng, dẫn dắt con người trong cuộc sống, cũng như trong đấu tranh bảo vệ quê hương đất nước. Sự xuất hiện của triết lý nhân sinh trong thơ văn đã góp phần nâng cao nhận thức về đời sống xã hội, giáo dục đạo đức cho con người, làm phong phú đời sống tinh thần dân tộc, và có ý nghĩa to lớn trong việc khẳng định những giá trị tinh thần ấy trong giai đoạn hội nhập quốc tế hiện nay. Việc con người luôn quay về với những giá trị truyền thống càng khẳng định sức sống mãnh liệt, cùng với những giá trị tinh thần đích thực của một nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Và như vậy, vấn đề tìm hiểu, nghiên cứu những giá trị tinh thần của dân tộc trong giai đoạn hiện nay là một việc làm cần thiết để tạo nên động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời tạo nên một nền tảng vững chắc cho việc tiếp thu những giá trị tinh thần trên thế giới trong giai đoạn hội nhập hiện nay, làm sao để chúng ta hòa nhập nhưng không hòa tan với các nền văn hóa khác và góp phần xây dựng một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.

Qua thơ văn Lý – Trần, có thể thấy yêu nước và nhân đạo là hai luồng tư tưởng tác động qua lại với nhau. Có yêu nước mới yêu dân, yêu con người. Có yêu con người, yêu nhân dân mới biết quý dân tộc, biết trân trọng và gìn giữ từng tấc đất của non sông. Vua Trần Nhân tông khẳng định:

“Nhất thị đồng nhân thiên tử đức

Sinh vô bổ thế trượng phu tâm” [5, tr.477] Dịch thơ:

Thương yêu mọi người như nhau là ân đức của thiên tử


Sống mà không giúp gì cho đời là điều đáng thẹn của kẻ trượng phu”

Tình yêu thương con người được thể hiện rõ trong chính sách “thân dân”, “khoan thư sức dân” trong thời Lý – Trần. Chính vì điều đó mà ngay khi Lý Công Uẩn dời đô cũng thể hiện nỗi niềm chăm lo cho dân “chỉ vì muốn đóng đô ở trung tâm, mưu toan nghiệp lớn, tính kế muôn đời cho con cháu. Sang thời Trần, nhà Trần ý thức rất cao vai trò của nhân dân, xem nhân dân là yếu tố quan trọng “chim hồng hộc muốn bay cao phải nhờ ở sáu trụ cánh. Nếu không có sáu trụ cánh ấy thì cũng là chim thường thôi”. [15, tr.51]

Có thể nói, chính tinh thần của thời đại Đại Việt đã sản sinh ra những con người đầy lòng nhân ái, những con người đã tạo nên hào khí của thời đại. Việc tìm hiểu triết lý nhân sinh trong thơ văn Lý – Trần với nội dung về đạo làm người và cách thức ứng xử với tự nhiên và xã hội làm sáng tỏ quan niệm nhân sinh của con người, đồng thời nâng cao nhận thức con người về đời sống, giáo dục đạo đức cho con người.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 88 trang tài liệu này.

Tiểu kết chương 2

Nghiên cứu triết lý nhân sinh trong thơ văn Lý – Trần, chúng ta rút ra được những triết lý nhân sinh sâu sắc, phản ánh tư tưởng, quan điểm tiến bộ của các nhà tư tưởng và nhân dân. Tính triết lý đó được biểu hiện trong mối quan hệ giữa con người với thế giới tự nhiên, trong mối quan hệ giữa con người với con người.

Triết lý nhân sinh trong thơ văn Lý – Trần - 8

Triết lý nhân sinh trong thơ văn chính là tiếng nói, tình cảm của các tác giả hướng đến khẳng định và ngợi ca vẻ đẹp của con người, đồng cảm với khát vọng nhân bản. Đó là tinh thần yêu nước và lòng tự hào dân tộc.


Hơn nữa văn học do con người sáng tạo nên và tất yếu nó quay lại phục vụ cho chính cuộc sống của con người.

Tư tưởng yêu nước được thể hiện trong thơ văn Lý – Trần với tính cách là một bộ phận của hình thái ý thức xã hội, một mặt phản ánh và bị chi phối bởi đặc điểm, nhu cầu cảu xã hội Việt Nam thời kỳ Lý – Trần, mặt khác là sự kế thừa những tiền đề tư tưởng, tôn giáo trước đó tạo nên một triết lý nhân sinh về đạo làm người, vai trò của con người trong tiến trình lịch sử, tinh thần và ý chí độc lập dân tộc, lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần đoàn kết, tính khoan dung trong hoạt động văn hóa... tạo nên một cốt cách tinh thần, bản sắc của con người Việt Nam.

Những yếu tố trội, tinh hoa truyền thống văn hóa dân tộc cần được phát huy cao độ để góp phần hình thành nên một thế hệ trẻ giữ vững được bản lĩnh, bản sắc của mình trong giai đoạn mới của đất nước – giai đoạn hội nhập quốc tế. Chỉ qua phong tục, tập quán, cách sống, cách nghĩ của dân tộc mới biểu hiện được trình độ văn hóa, văn minh của dân tộc.

Trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, những triết lý nhân sinh được thể hiện trong thơ văn đã trở thành nền tảng vững chắc cho công cuộc xây dựng lối sống mới của con người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Quá trình nghiên cứu triết lý nhân sinh trong thơ văn Lý – Trần có ý nghĩa rất to lớn trong việc tiếp tục kế thừa, giữ gìn và phát huy văn hóa truyền thống dân tộc.


Chương 3

Ý NGHĨA VÀ BÀI HỌC VẬN DỤNG TRIẾT LÝ NHÂN SINH TRONG THƠ VĂN LÝ – TRẦN Ở GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

3.1. Ý nghĩa triết lý nhân sinh trong thơ văn Lý – Trần

Thơ văn Lý – Trần là một bộ phận hợp thành quan trọng trong kho tàng văn học Việt Nam; là tấm gương phản chiếu đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội Việt Nam thời trung đại.

Triết lý nhân sinh trong thơ văn thời Lý -Trần để lại cho dân tộc ta những kinh nghiệm, những điều hay, lẽ phải mà ông cha ta để lại, là tâm hồn là trí tuệ, tình cảm và đời sống tinh thần của nhân dân ở một chặng đường lịch sử từ thế kỷ X đến thế kỷ XIV. Là kết quả của lao động sáng tạo, thể hiện những triết lý sâu sắc được đúc rút từ thực tiễn cuộc sống và đấu tranh bảo vệ nền độc lập của ông cha ta. Là triết lý về mối quan hệ giữa con người với tự nhiên về lẽ sống, về cách đối nhân xử thế, mối quan hệ giữa con người với con người với con người, giữa cá nhân và xã hội.... Trong đó đặc biệt quan trọng là tính triết lý đó được biểu hiện khá đầy đủ trong mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, giữa con người với con người và các vấn đề xã hội.

Triết lý nhân sinh nói chung, tư tưởng triết lý nhân sinh trong thơ văn Lý – Trần được hình thành và phát triển trong sự kế thừa truyền thống nhân sinh của dân tộc Việt Nam, cùng với sự tiếp thu có chọn lọc tinh hoa trong tư tưởng nhân sinh của Nho giáo như “nhân nghĩa’, Phật giáo như “yêu thương con người” vào Đạo giáo như hòa mình vào thiên nhiên.

Triết lý nhân sinh trong thơ văn Lý – Trần có vai trò đặc biệt đối với sự phát triển con người và xã hội, nó là một nhân tố thiết yếu mở đường cho sự nhận thức và cải tạo thế giới, đồng thời cũng là yếu tố sống còn của


sự hưng thịnh đất nước. Nó có ý nghĩa rất quan trọng trong việc giáo dục đạo đức, lối sống của người Việt Nam.

Những nội dung về đạo làm người, về cách ứng xử của con người với tự nhiên, xã hội trong thơ văn Lý – trần đã định hướng cho con người một cách sống phù hợp với đạo lý làm người. Qua đó đã giáo dục cho con người những đạo lý tốt đẹp trong cuộc sống.

Ý nghĩa của tư tưởng nhân sinh trong thơ văn Lý – Trần có ý nghĩa về mặt lý luận và ý nghĩa thực tiễn. Có thể khái quát ý nghĩa về mặt lý luận trong tư tưởng nhân sinh trong thơ văn Lý – Trần thể hiện ở những vấn đề chính: một là, tư tưởng nhân sinh của ông cha ta góp phần làm phong phú và sâu sắc thêm nội dung tư tưởng triết lý nhân sinh của dân tộc ta; hai là, những tư tưởng, quan điểm triết lý nhân sinh như về giá trị con người, giá trị cuộc sống, quy luật chi phối sự vận động phát triển, đạo làm người đã bổ sung vào tư tưởng nhân sinh của dân tộc những tư tưởng tiến bộ, những khái niệm phạm trù có nội hàm được hiều theo hướng tích cực phù hợp với thời đại và với sự vận động và phát triển của xã hội; ba là, bằng sự phản ánh thực tiễn đầy biến động của thế kỷ X-XIV, tư tưởng nhân sinh trong thơ văn Lý – Trần góp phần thể hiện cụ thể, sinh động nội dung tư tưởng triết lý nhân sinh nói chung, vì thế tư tưởng nhân sinh trong thơ văn Lý – Trần trở thành một trong những tiền đề cho các nhà tư tưởng sau này kế thừa và phát triển.

Về ý nghĩa thực tiễn: Thơ văn thời Lý – Trần chịu sự tác động của điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, song các giá trị, triết lý trong thơ văn cũng có sự tác động trở lại góp phần tạo nền văn hóa Đại Việt. Cùng với lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết đã giúp nước ta chiến thắng quân Tống thời nhà Lý và ba lần chiến thắng quân Nguyên – Mông thời nhà Trần.


Triết lý nhân sinh trong thơ văn Lý – Trần có vai trò đặc biệt đối với sự phát triển con người và xã hội, nó là một nhân tố thiết yếu mở đường cho sự nhận thức và cải tạo thế giới, đồng thời cũng là yếu tố sống còn của sự hưng thịnh đất nước. Nó có ý nghĩa rất quan trọng trong việc giáo dục đạo đức, lối sống của người Việt Nam.

Đạo đức là nét đẹp truyền thống, là thước đo sức mạnh tinh thần của một dân tộc. Thực tế kiểm nghiệm dân tộc Việt Nam có một di sản giá trị đạo đức vô cùng phong phú như: lòng yêu nước nồng nàn, ý thức cộng đồng sâu sắc, đạo lý “thương người như thể thương thân”, đức tính cần cù nhẫn nại, sáng tạo trong lao động, tinh thần đoàn kết, thủy chung trọng tình nghĩa. Giá trị nhân văn, nhân bản trong thơ văn Lý – Trần không chỉ dừng lại ở việc giáo dục đạo đức con người bằng ngôn ngữ sinh động, bằng thực tại cuốc sống mà những giá trị đó tác động đến suy nghĩ và hành động của con người sao cho phù hợp quy luật khách quan, phù hợp truyền thống đạo đức dân tộc.

Thứ nhất, giáo dục lối sống hòa hợp không tách rời tự nhiên.

Con người không phải là thực thể tách hoàn toàn giới tự nhiên mà bản thân con người là một phần của giới tự nhiên. Thông qua thơ văn cha ông ta gửi gắm những triết lý về mối quan hệ giữa con người với tự nhiên. Trước hết đó là biểu hiện của một trình độ nhận thức nhất định về giới tự nhiên trong điều kiện khoa học chưa phát triển cao. Đồng thời, qua đó, cha ông ta cũng gửi gắm những lời nhắn nhủ của mình tới thế hệ con cháu mai sau trong cách ứng xử với tự nhiên đó là phải biết tôn trọng tự nhiên và từ đó xây dựng được một lối ứng xử phù hợp nhất với tự nhiên.

Thứ hai, thông qua nội dung thơ văn ông ta đã giáo dục cho thế hệ con cháu là tinh thần yêu nước.


Tinh thần yêu nước đó là cả một quá trình xây dựng và hun đúc nên. Trong mỗi con người đều có một tình yêu, tình yêu với những gì gần gũi, thân thương nhất. Tuy nhiên, để tình yêu đó bộc lộ ra và cao hơn cả là chuyển thành tình yêu to lớn, đó là tình yêu nước, thì đó là sự nổ lực của những người lãnh đão đất nước trong công cuộc khơi gợi, giữ gìn tình yêu quê hương đất nước trong mỗi người dân. Tư tưởng yêu nước thời Lý – Trần đã đạt đến đỉnh cao tư tưởng yêu nước Việt Nam thời phong kiến.

Yêu nước ở thời kỳ này không phải là tạo ra những khái niệm, tư tưởng có tính chất triết lý suông, mà mục đích hướng đến việc giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra cho dân tộc như: vấn đề xây dựng phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng tinh thần đoàn kết thống nhất tronh chiến tranh giữ nước, rèn luyện lòng yêu nước và động viên nhân dân tham gia công cuộc bảo vệ đất nước nhằm khẳng định quyền độc lập tự chủ của đất nước.

Thông qua ý nghĩa sâu sắc của những câu thơ, bài văn, cha ông ta muốn nhấn mạnh rằng, tinh thần yêu nước, ý thức bảo vệ độc lập dân tộc là lẽ sống và là tình cảm thiêng liêng nhất của mỗi người. Truyền thống đó không đơn thuần chỉ có ý nghĩa về mặt tinh thần mà khi cần thiết nó chuyển hóa thành sức mạnh vật chất to lớn, nhờ thế mà một đất nước nhỏ bé luôn giành thắng lợi khi đối đầu với những kẻ thù mạnh gấp bội.

Hình thành từ sớm, lại được thử thách, khẳng định qua bao nhiêu thăng trầm của lịch sử, được bổ sung, phát triển qua từng thời kỳ, theo yêu cầu phát triển của dân tộc và thời đại, tinh thần yêu nước đó trở thành chủ nghĩa yêu nước, trở thành một trong những giá trị truyền thống cao quý nhất, bền vững nhất của dân tộc ta. Yêu nước đã thực sự trở thành một thứ vũ khí tinh thần mà, theo Giáo sư Trần Văn Giàu, “vận nước suy hay thịnh, mất hay còn, nhục hay vinh, phần rất quan trọng là tuỳ thuộc ở chỗ ta ứng dụng và phát huy hay ta quên lãng và chôn vùi món vũ khí tinh thần ấy”.


Tinh thần yêu nước là giá trị cơ bản trong hệ giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam ta. Theo Giáo sư Trần Văn Giàu. “tình cảm và tư tưởng yêu nước là tình cảm và tư tưởng lớn nhất của nhân dân, của dân tộc Việt Nam" và “chủ nghĩa yêu nước là sợi chỉ đỏ xuyên qua toàn bộ lịch sử Việt Nam từ cổ đại đến hiện đại. Ở đây, bản chất Việt Nam biểu độ đầy đủ và tập trung nhất, hơn bất cứ chỗ nào khác. Yêu nước trở thành một triết lý xã hội và nhân sinh của người Việt Nam.”[18, tr.100 – 101]

Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam là nét nổi bật trong đời sống văn hóa tinh thần của người Việt, là di sản quý báu của dân tộc được hình thành từ rất sớm, được củng cố và phát huy qua hàng ngàn năm lịch sử. Công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay cần được diễn ra một cách thường xuyên, liên tục, ở mọi lúc, mọi nơi, mọi lĩnh vực và mọi đối tượng. Có như vậy mới có thể phát huy tối đa tinh thần yêu nước của mọi tầng lớp nhân dân, mọi tổ chức xã hội vào sự nghiệp đấu tranh chung vì những mục tiêu cao đẹp của chủ nghĩa xã hội. Đối với mỗi người dân Việt Nam ngày nay, yêu nước là luôn có ý thức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Có thể nói “lòng yêu nước, tinh thần dân tộc là một trong những nhân tố quan trọng làm nên “Hào khí Đông A”. Hào khí ấy đã làm nên những chiến thắng lẫy lừng trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên – Mông thế kỷ XIII và mãi là niềm tự hào của nhân dân ta.” [8, tr.235]

Có thể thấy, tư tưởng yêu nước được thể hiện trong thơ văn Lý - Trần không phải tự nhiên mà có, mà nó là cả một quá trình xây dựng, củng cố không ngừng nghĩ của ông cha ta từ triều đình Lý – Trần, xây dựng niềm tin yêu nước của nhân dân. Tư tưởng yêu nước trong thời kỳ này không đột nhiên xuất hiện trong thời gian ngắn, mà là sự hình thành xây dựng và phát triển của nó gắn liền với quá trình dung hợp những giá trị văn hóa bản địa và những giá trị đặc sắc của thời đại lúc bấy giờ (tam giáo Nho

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/12/2022