Đánh Giá Kết Quả Thực Thi Chiến Lược An Ninh Quốc Gia Liên Bang Nga Dưới Chính Quyền Tổng Thống V.putin


thuốc, quy định những yêu cầu tối thiểu đối với các điều kiện dịch vụ y tế cho từng loại bệnh; Xây dựng dịch vụ y tế nhà nước theo yêu cầu; Phát triển bảo hiểm y tế tự nguyện. Nhằm mục đích hiện đại hoá giáo dục, Bộ Giáo dục Nga đã thực thi nhiều chính sách như: Tiến hành chỉnh sửa chương trình học ở các cấp cho phù hợp với thực tiễn của đất nước và xu thế phát triển chung của thế giới; Triển khai thực nghiệm về trách nhiệm tài chính của nhà nước đối với sinh viên đại học; Đề ra các quy định chuẩn về chất lượng để phân loại, phong cấp cho các trường đại học… Để giải quyết vấn đề nhà ở, năm 2004, chính phủ Liên bang Nga đã triển khai xây dựng một kế hoạch với các nội dung: Xây dựng cơ chế tài chính cho phép cải thiện điều kiện nhà ở của người thu nhập trung bình không chỉ bằng lương hàng tháng và tiền gửi tiết kiệm mà cả bằng thu nhập trong tương lai; Xây dựng quỹ tín dụng cho người thu nhập trung bình, thấp vay và trả góp để mua nhà; Xây dựng và hoàn thiện cơ sở pháp lý về cho vay tín dụng nhà ở lâu dài cho công dân thu nhập trung bình, thấp; Đề ra những quy định hành chính rõ ràng nhằm giảm bớt các thủ tục cho phép xây dựng và chuẩn bị tốt kết cấu hạ tầng. Có thể thấy rằng, các chương trình, dự án về y tế, giáo dục và nhà ở được đề ra và thực thi nhằm mục đích giải quyết những vấn đề cấp bách trong từng lĩnh vực, nâng cao chất lượng cuộc sống hiện tại và củng cố nền móng phát triển cho tương lai.

Ngoài ra, Tổng thống V.Putin đã cho thực hiện các chính sách đầu tư vào con người, tập trung vào việc cải thiện tiêu chuẩn sống của người dân Nga, thúc đẩy tỉ lệ sinh như áp dụng chế độ trợ cấp sinh con, tăng trợ cấp xã hội cho các gia đình có con nhỏ. Bên cạnh đó, việc rèn luyện thể chất và các môn thể thao cũng được phục hồi. Sau nhiều năm suy giảm trong lĩnh vực này, chính phủ Nga đã tập trung vào cả các môn thể thao chuyên nghiệp cũng như các sự kiện thể thao dành cho công chúng. Chính phủ đã soạn thảo và bắt đầu thực hiện một chương trình liên bang về phát triển các môn thể thao cũng như rèn luyện thể chất trong giai đoạn 2006 -


2015. Chương trình này lập kế hoạch xây dựng 4.000 cơ sở thể thao, chủ yếu tại các thị trấn và làng mạc.

Trong lĩnh vực văn hóa tinh thần, Liên bang Nga đã hình thành một chính sách quốc gia trong lĩnh vực giáo dục đạo đức và tinh thần cho nhân dân. Đặc biệt, Tổng thống V.Putin rất chú trọng việc phát huy chủ nghĩa yêu nước, lòng tự hào dân tộc của người Nga. Theo đề nghị của Tổng thống V.Putin, được sự ủng hộ của Đuma Quốc gia, các cơ quan thuộc chính phủ đã tiến hành xây dựng chương trình “Giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho công dân Liên bang Nga giai đoạn 2001 - 2005” với mục tiêu cơ bản là phát triển hệ thống giáo dục yêu nước cho tất cả công dân Liên bang Nga trên cơ sở xây dựng tình cảm và ý thức yêu nước nhằm tạo nên sự đoàn kết xã hội, duy trì sự ổn định kinh tế - xã hội, củng cố sự thống nhất và tình hữu nghị của các dân tộc coi đây là nhân tố rất quan trọng để cố kết dân tộc nhằm thực hiện thành công các mục tiêu chung. Chính quyền Tổng thống V.Putin còn coi giáo dục, văn hóa và khoa học là những nhân tố quan trọng nhằm cải thiện hình ảnh của nước Nga trong cộng đồng thế giới. Vì vậy, nhà nước đã tạo điều kiện về kinh tế - xã hội cho hoạt động sáng tạo về khoa học, văn hóa, tổ chức các hoạt động văn hóa lớn để cho toàn thế giới thấy được sự phong phú của di sản văn hóa và truyền thống của Nga [28]. Mặt khác, Liên bang Nga đang tích cực mở rộng hợp tác quốc tế về giáo dục, phát triển và hiện đại hóa mạng lưới trung tâm khoa học và văn hóa Nga đang hoạt động tại nhiều nước nhằm truyền bá văn hóa Nga, ngôn ngữ Nga ra thế giới.

Trong hoạt động chống tội phạm, Tổng thống đề cao nhiệm vụ của nhà nước đảm bảo an ninh cho cá nhân và xã hội. Để thực hiện được nhiệm vụ của mình, nhà nước được củng cố hệ thống cơ quan bảo vệ pháp luật và hoàn thiện nền tảng pháp lý cần thiết và cơ chế áp dụng. Đồng thời, việc thực hiện các biện pháp ổn định chính trị và kinh tế cùng các chính sách giáo dục đã góp phần loại trừ, ngăn chặn nguyên nhân và điều kiện nảy sinh tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự xã hội. Riêng


đối với tội phạm tham nhũng, chính phủ Nga đã thực hiện nhiều biện pháp quan trọng. Trước hết là cải tiến và hoàn thiện cơ sở pháp lý chống tham nhũng bằng việc ban hành nhiều văn bản liên quan đến chống tham nhũng (tuy nhiên chưa có bộ luật chống tham nhũng. Ngày 25/12/2008, Tổng thống D.Medvedev đã ký phê chuẩn Luật chống tham nhũng mới [1]). Song song với hoàn thiện cơ sở pháp lý, chính quyền Tổng thống V.Putin còn tăng cường những biện pháp thực tế chống tham nhũng: thành lập Ủy ban chống tham nhũng có quy mô toàn quốc do tổng thống đứng đầu, thông qua kế hoạch cải cách giai đoạn 2006 - 2008, trong đó đề xuất biện pháp hạn chế các quan chức chính quyền tiếp xúc với doanh nghiệp và lắp đặt máy ghi âm, ghi hình để quan sát công chức tại nơi làm việc…Và cuối cùng, để chống tham nhũng, nhà nước cũng đã quan tâm đẩy mạnh công tác phòng ngừa mang tính giáo dục, đạo đức, công dân.

Trong cuộc đấu tranh chống tội phạm khủng bố, như trong Chiến lược an ninh quốc gia Liên bang Nga đã khẳng định: Chủ nghĩa khủng bố đã trở thành nguy cơ nghiêm trọng đối với an ninh quốc gia của Nga nên chính quyền Tổng thống V.Putin đã thực hiện nhiều biện pháp cứng rắn để ngăn chặn và triệt tiêu nguy cơ khủng bố. Về phương diện trong nước, với việc chấm dứt cuộc chiến ở bắc Kavkaz, ổn định tình hình ở Chechnya, chủ nghĩa ly khai và chủ nghĩa khủng bố đã bị giáng một đòn mạnh. Về phương diện quốc tế, vào tháng 12 năm 2000, Nga và một số nước thuộc SNG đã thành lập một tổ chức hợp tác đặc thù là Trung tâm chống chủ nghĩa khủng bố. Ngay sau sự kiện 11/9/2001 tại Mỹ, chính quyền Tổng thống V.Putin đã ủng hộ Mỹ chống khủng bố và tham gia liên minh chống khủng bố quốc tế do Mỹ đứng đầu. Nga cung cấp hành lang bay và thông tin tình báo cho Mỹ trong cuộc chiến tấn công vào Apganistan, nơi mà Mỹ cho rằng đang chứa chấp trùm khủng bố Bin Laden và là đầu não của mạng lưới khủng bố Al Quaeda. Nga cũng đóng vai trò tích cực trong việc thành lập một chính phủ “hậu Taliban” ở

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 111 trang tài liệu này.


Apganistan. Ngược lại Mỹ và một số đồng minh của Mỹ đã ủng hộ Moscow trong vấn đề chống khủng bố ở Chechnya.

Chiến lược an ninh quốc gia Liên Bang Nga dưới chính quyền Tổng Thống V.Putin 2000 – 2008 - 9

Với Chechnya, ngay từ năm 1999, trên cương vị Thủ tướng Liên bang Nga, V.Putin đã quyết định cho quân đội Liên bang tấn công vào lực lượng ly khai, khủng bố Chechnya đang tìm cách xâm nhập vào lãnh thổ của một số nước cộng hoà ở Bắc Kavkaz. Sau khi là Tổng thống, nhằm ổn định tình hình, ông tiếp tục theo đuổi chính sách cứng rắn đối với vấn đề Chechnya. Trong thời gian 2000 - 2001, Tổng thống và Chính phủ Liên bang Nga đã tập trung lực lượng quân đội tiếp tục tấn công lực lượng khủng bố ly khai, kết thúc cuộc chiến ở Chechnya. Chiến tranh kết thúc, Tổng thống V.Putin bắt tay ngay vào việc xây dựng bộ máy chính quyền, khôi phục kinh tế - xã hội Chechnya. Ngoài ra, với chính sách đối ngoại thực dụng, V.Putin đã nhận được sử ủng hộ của quốc tế trong quá trình giải quyết vấn đề Chechnya, chống lực lượng ly khai và khủng bố. Nhờ những biện pháp đã được thực thi, Chechnya đã trở thành một thành viên chính thức của Liên bang Nga với các cuộc bầu cử quốc hội và tổng thống dân chủ và đã thông qua một Hiến pháp. Nhưng trên hết, điều này mang một ý nghĩa quan trọng là ngăn chặn được nguy cơ tan rã Liên bang Nga với tư cách là một quốc gia thống nhất, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ biên giới nước Nga.

Trong lĩnh vực an ninh quốc phòng, “Học thuyết quân sự của Liên bang Nga” được công bố ngày 21/4/2000 là sự cụ thể hóa cho phù hợp với phần quân sự của Chiến lược an ninh quốc gia, đưa ra các quan điểm chính thức xác định các cơ sở quân sự - chính trị, quân sự - chiến lược và quân sự - kinh tế của việc đảm bảo an ninh quân sự và quốc phòng cho nước Nga. Theo đó, cải cách quân đội là một trong những chính sách quan trọng của ban lãnh đạo Liên bang Nga vừa để đảm bảo an ninh trước nguy cơ bên ngoài, vừa giữ vững sự ổn định chính trị, xã hội trước thách thức của chủ nghĩa ly khai và khủng bố từ bên trong. Tổng thống V.Putin đã tiến hành cải cách quân đội theo hướng tinh giảm biên chế nhưng tăng cường vũ khí


hiện đại. Theo kế hoạch, lực lượng quân đội được tinh giản từ 1,2 triệu quân năm 2000 xuống còn 850 nghìn quân năm 2003. Trong 2 nhiệm kỳ của tổng thống V.Putin, Nga đã trang bị một số loại vũ khí mới cho quân đội như máy bay TU 160 và đã thử thành công tên lửa đạn đạo có thể vượt qua bất kỳ lá chắn nào của các hệ thống phòng thủ, hạ thủy tầu ngầm chiến lược đầu tiên thuộc thế hệ tầu ngầm nguyên tử mới của Nga… Về vấn đề vũ khí hạt nhân, phù hợp với Chiến lược an ninh quốc gia Liên bang Nga, chính quyền Tổng thống V.Putin đã khẳng định trong “Học thuyết quân sự của Liên bang Nga”: An ninh quân sự của Liên bang Nga được bảo đảm bởi toàn bộ những lực lượng, phương tiện và tiềm năng Nga có trong tay… Liên bang Nga giữ cho mình quyền sử dụng vũ khí hạt nhân để đáp lại việc vũ khí hạt nhân và các loại vũ khí giết người hàng loạt khác được sử dụng để chống lại Nga hay các đồng minh của Nga và để đáp lại cuộc xâm lược có quy mô lớn với việc sử dụng vũ khí thông thường trong những tình huống nguy hiểm đối với an ninh quốc gia Nga [10, tr. 245]. Bên cạnh việc củng cố lực lượng quân đội, nước Nga còn thực hiện chính sách mở rộng phạm vi những loại vũ khí và trang thiết bị quân sự được bán trên thị trường toàn cầu. Ngoài những mặt hàng chủ đạo là dòng máy bay chiến đấu SU và MIG, trực thăng MI, xe tăng chiến đấu chủ lực, xe bọc thép chở quân và phương tiện chiến đấu bộ binh, nước Nga cũng hướng tới xuất khẩu ra thị trường thế giới các loại vũ khí cỡ nhỏ, vũ khí chống tăng và hệ thống tên lửa phòng không. Hiện nay, vũ khí Nga được bán cho khoảng 80 quốc gia trên thế giới, trong đó những bạn hàng chính là Trung Quốc, Ấn Độ, Algeria, Venezuela, Iran, Malaysia và Serbia.

Về bảo vệ môi trường sinh thái, nước Nga đã thực hiện nhiều biện pháp từ giáo dục văn hóa, ý thức cho người dân đến việc tạo điều kiện về kinh tế, tài chính thúc đẩy những nghiên cứu khoa học liên quan đến tìm các nguồn năng lượng mới không làm hại môi sinh, áp dụng những tiến bộ về khoa học công nghệ vào việc bảo quản hay hủy các loại vũ khí không để ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến sức khỏe


của người dân. Trong những năm qua, nước Nga của V.Putin đã làm được khối lượng công việc to lớn nhằm cải thiện tình hình sinh thái ở các thành phố công nghiệp, áp dụng tiêu chuẩn “sinh thái quốc tế”, đầu tư vào “nền kinh tế xanh”. Ngoài ra, chính phủ Nga đã sửa đổi bộ luật bảo vệ thiên nhiên áp dụng những biện pháp cứng rắn hơn chống tội phạm sinh thái nhằm tăng cường bảo vệ môi trường.

Trong lĩnh vực an ninh thông tin, Tổng thống V.Putin đã tổ chức lại cơ cấu các cơ quan đảm nhận trách nhiệm bảo vệ an ninh thông tin cho nhà nước. Theo đó, năm 2003, Cơ quan An toàn thông tin và liên lạc Chính phủ bị giải thể và nhiệm vụ bảo vệ an toàn thông tin nhà nước được trao cho Cơ quan An ninh Liên bang và Cơ quan Bảo vệ Liên bang trực tiếp nhận các chỉ thị của Tổng thống. Ngoài ra, Tổng thống V.Putin đã ban hành nhiều quy định về quản lý, sử dụng, sản xuất và xuất nhập khẩu các sản phẩm trong lĩnh vực thông tin trong bối cảnh bùng nổ công nghệ thông tin và các dịch vụ an toàn thông tin trên thế giới. Đối với các thông tin không thuộc phạm vi bí mật nhà nước, các chính sách quản lý của nhà nước được thực hiện trên nguyên tắc các quyền tự do hợp hiến của công dân trong các hoạt động thông tin. Tuy nhiên, nhà nước cũng tăng cường quản lý chặt chẽ các hoạt động thông tin và truyền thông.

Về lĩnh vực đối ngoại, nước Nga đã tham gia chủ động và tích cực hơn vào các công việc quốc tế, kiên quyết bảo vệ lợi ích quốc gia. Trên cơ sở Chiến lược an ninh quốc gia Liên bang Nga, “Chiến lược đối ngoại của Liên bang Nga” được phê duyệt ngày 28/6/2000 đã trình bày các luận điểm chung, khái quát tình hình thế giới và chính sách đối ngoại của nước Nga sau chiến tranh lạnh, chỉ ra những ưu tiên của Nga trong việc giải quyết các vấn đề toàn cầu cũng như các ưu tiên khu vực. Văn kiện cũng khẳng định rõ “Ưu tiên tối cao trong đường lối đối ngoại của Nga là bảo vệ lợi ích cá nhân, xã hội và nhà nước Nga” [10, tr.246]. Mục tiêu cơ bản của ngoại giao là: Bảo đảm an ninh quốc gia, phát huy ảnh hưởng đối với quá trình diễn biến của thế giới, tạo môi trường bên ngoài có lợi cho phát triển trong nước, xây dựng


mối quan hệ hữu nghị với các nước xung quanh, bảo vệ lợi ích của công dân và kiều bào Nga [6, tr. 144]. Thực chất, chính sách đối ngoại dưới thời Tổng thống V.Putin trên cơ sở linh hoạt, thực tế phục vụ lợi ích quốc gia, trong đó hàng đầu là lợi ích kinh tế, tiếp theo là lợi ích chính trị, quốc phòng, thông tin và lợi ích văn hóa. Chính sách đối ngoại của Nga nhấn mạnh sự kết hợp chặt chẽ với nhiệm vụ lâu dài phát triển đất nước. Trong chính sách đối ngoại đó, nước Nga chủ trương tăng cường chức năng của Liên Hợp Quốc, xây dựng quan hệ hợp tác láng giềng kiểu mới với các nước thuộc SNG, tăng cường quan hệ với Trung Quốc, Ấn Độ, có sự điều chỉnh linh hoạt hơn để cân bằng lại các mối quan hệ giữa Nga với các nước phương Tây và các nước phương Đông. Trên thực tế, Nga đã tham gia nhiều hơn và độc lập về quan điểm trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế nổi lên như “hồ sơ hạt nhân Iran”, tiến trình hòa bình ở Trung Đông, vấn đề Kosovo…, thẳng thắn bày tỏ quan điểm cứng rắn đối với các vấn đề có liên quan đến an ninh quốc gia Liên bang Nga như phản đối việc kết nạp thành viên mới của NATO, việc Mỹ triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa tại châu Âu,… Nga đã không để làn sóng “cách mạng màu” lây lan, khôi phục quan hệ gắn kết với Trung Á. Ngoài ra, Liên bang Nga ngày nay cũng đang đẩy mạnh hợp tác an ninh năng lượng, hợp tác về quân sự, vũ khí, thông tin, chống khủng bố và văn hóa giáo dục.

Có thể thấy rằng, chính quyền Tổng thống V.Putin đã thực thi nhiều chính sách, biện pháp trong các lĩnh vực trên cơ sở các định hướng chính của Chiến lược an ninh quốc gia nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia của Liên bang Nga.

3.2 Đánh giá kết quả thực thi Chiến lược an ninh quốc gia Liên bang Nga dưới chính quyền Tổng thống V.Putin

Sau hai nhiệm kỳ của Tổng thống V.Putin, đã có nhiều nghiên cứu đánh giá khác nhau về những chính sách mà ông đề ra, chỉ ra những thành công cũng như những tồn tại, những thách thức trong quá trình thực thi các chính sách đó. Tuy nhiên, tựu trung lại, các nhà nghiên cứu, các nhà chính trị, người dân ở Nga và


nhiều nước trên thế thới đều nhìn thấy một nước Nga đang phát triển theo hướng tích cực.

3.2.1 Thành công

Dưới sự lãnh đạo của Tổng thống V.Putin, hệ thống đảm bảo an ninh quốc gia Liên bang Nga đã hoạt động hiệu quả hơn, có sự phối hợp với nhau và với các đảng phái và tổ chức chính trị trong việc thực thi các biện pháp bảo đảm an ninh quốc gia Liên bang Nga trong các lĩnh vực.

Về mặt kinh tế, các biện pháp cải cách mạnh mẽ, cùng với điều kiện khách quan thuận lợi do giá dầu trên thế giới liên tục tăng, đã đưa nước Nga ra khỏi khủng hoảng kinh tế từ năm 2000 và sau đó luôn đạt được mức tăng trưởng liên tục, ổn định với tốc độ cao, trung bình 6% mỗi năm, riêng năm 2007, GDP tăng trưởng 8,1%. Nga được xếp vào hàng các nước có tăng trưởng kinh tế nhanh nhất thế giới, ngang hàng với Trung Quốc, Ấn Độ, Brasil. Trong Thông điệp Liên bang cuối cùng, Tổng thống V.Putin đã điểm lại thành quả của những năm lãnh đạo đất nước: “Trong 8 năm qua, số lượng đầu tư nước ngoài vào nền kinh tế Nga không thể hiện vào tỷ lệ mà là tăng lên 7 lần. Xin lưu ý rằng, trong thời gian qua, số vốn đầu tư đơn thuần hàng năm là 10 - 15 - 20, có khi là 25 tỉ USD. Còn trong năm 2007, dòng vốn đầu tư tuyệt đối vào Nga đạt mức kỷ lục là 82,3 tỉ USD” [42]. Tình trạng tiền tệ, tài chính có những chuyển biến tốt với những kết quả như tăng ngân sách hàng năm, thu chi quốc tế tiếp tục xuất siêu, dự trữ ngoại tệ không ngừng tăng lên tạo ra khả năng chống lại những rủi ro bên trong và bên ngoài cũng tăng theo. Nổi bật hơn nữa là từ năm 2005 đến năm 2007, Nga đã trả nợ xong cho câu lạc bộ “Nợ Paris” và tổ chức Quỹ tiền tệ quốc tế, gánh nặng nợ nước ngoài giảm đi rõ rệt [33, tr. 110]. Sau khi trả hết 22,5 tỷ USD trước thời hạn 1 năm cho các chủ nợ thuộc câu lạc bộ “Nợ Paris”, nước Nga đã giải quyết được 90% số nợ từ thời Xô viết, số nợ còn lại chỉ vào khoảng 3 tỷ USD. Ngoài ra, tăng trưởng sản lượng công nghiệp và tăng thu nhập cũng là những thành quả đạt được trong những năm qua. Từ năm 1999 đến

Xem tất cả 111 trang.

Ngày đăng: 25/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí