Tỷ Lệ Tương Tác Giữa Bài Đăng Có Câu Hỏi Và Không Có Câu Hỏi



Engagement

Bước triển khai, thực hiện các kế hoạch đã đặt ra trước đó. Nội

dung, sự kiện, quảng cáo,…


Mesurement

Không thể thiếu bước kiểm tra, đánh giá, và đo lường hiệu quả mang lại từ chiến dịch, cũng như đối chiếu với chi phí đầu tư. Từ đó rút ra những vấn đề cần giải quyết, tối ưu, để bước Research

tiếp theo được tốt hơn.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.

(Nguồn Trung Đức, 2018)


Chiến lược vòng tròn tập trung

Bảng 1.2 Chiến lược vòng tròn tập trung


Nhóm

Chức năng

Nội dung thực hiện


Fanpage


Brand

Fanpage thương hiệu giúp tăng độ nhận diện thương hiệu cho công ty, và ở đây sẽ chỉ cập nhật các vấn đề liên quan đến công ty, cũng như thương hiệu của công ty. Tạo ấn tượng tốt với khách hàng, không cần nhiều

like, nhưng nhất định không phải là like “ảo”.



Community

Fanpage chia sẻ về các voucher giảm giá Hosting/Domain, mỗi ngày sẽ có những voucher dành cho người dùng năng nổ, tích cực đóng góp. Hay các thông tin liên quan đến việc đưa ra các giải pháp mạng, nóng hổi và có ích với người xem, mục đích là tăng

cộng đồng, tạo xu hướng và ké tí thương hiệu.


Profile


Brand

Profile mang tên thương hiệu, tương tác và đồng bộ với fanpage. Bên cạnh đó có thể tiếp cận thêm nhiều khách hàng mục tiêu. Ngoài ra thì hiện tại việc reach các nội dung trên fanpage có sự chênh lệch với các nội dung trên profile cá nhân, thường thì profile cao hơn

rất nhiều.


Care

Profile Care là một tài khoản chăm sóc khách hàng,




trực tiếp chăm sóc khách hàng của mình thông qua những tương tác với họ, giúp họ mọi vấn đề liên quan

đến giải pháp mạng.


App


Shop

Tạo một ứng dụng trên fanpage có chức năng bán hàng

cũng là một cách hay để tăng lợi nhuận.



Games

Hoặc tạo một ứng dụng vui để cho cộng đồng của mình chơi, lan truyền, tạo hiệu ứng cảm xúc, thúc đẩy

tò mò, quan tâm.


Event


Online

Sự kiện trực tuyến là một trong những điều nên làm,

chi phí đầu tư thấp, không tốn công tổ chức, hiệu quả tương đối ổn.



Offline

Bên cạnh đó không thể thiếu những sự kiện truyền thống, chia sẻ về một giải pháp công nghệ mới dành hàng trăm người, hay đơn giản tổ chức một buổi café chia sẻ cho chính cộng đồng của mình. Có thể tổ chức

sự kiện dưới dạng talk show, workshop, seminar,…


Group


Community

Nhóm cộng đồng, mọi người có thể tham gia vào chia sẻ, hỏi đáp các vấn đề liên quan đến công nghệ và giải pháp số. Không có các hoạt động rao bán, đơn giản là tăng thương hiệu, tạo xu hướng và quan trọng hơn cả

là sở hữu cộng đồng.



Care

Nhóm kín, dành cho những khách hàng đã sử dụng sản phẩm của công ty, việc thêm khách hàng vào nhóm này sẽ góp phần xây dựng chất lượng của dịch vụ.

Giúp khách hàng xử lý sự cố nhanh nhất, và công ty có thể quản lý cũng như chăm sóc, tạo dựng mối quan hệ

với khách hàng một cách hiệu quả nhất.

(Nguồn Trung Đức 2018 – Facebook Marketing từ A đến Z)


Quy trình phát triển fanpage


Để hoạt động fanpage của công ty đạt được hiệu quả như mong muốn thì phải xây dựng một kế hoạch tỉ mỉ từ nội dung, nhân sự, tới cách thức truyền tải nội dung, thời điểm. Từ đó fanpage sẽ tự vận hành trơn tru và tỷ lệ chuyển đổi tốt hơn.

Nghiên cứu sản phẩm

Đầu tiên, hãy biết sản phẩm/dịch vụ của mình có những đặc điểm gì, đáp ứng được nhu cầu gì,… Từ chính những nghiên cứu này, bạn có thể tìm được người dùng trên fanpape của mình là ai!

Nghiên cứu người dùng

Từ những nghiên cứu về người dùng, dựa trên chính những đặc điểm về sản phẩm mà bạn đã phân tích trước đó, bạn có thể hình dung được những nơi nào chứa nhiều đối tượng mục tiêu của bạn nhất và đối tượng nào có quan tâm đến sản phẩm của bạn.

Xây dựng mục tiêu

- Mục tiêu/ngày đạt được phải là bao nhiêu?

- Tỷ lệ chuyển đổi doanh thu phải như thế nào thì ổn?

Dựa vào mục tiêu đặt ra và các phân tích về người dùng, chúng ta nên tập trung vào những từ khóa (nhu cầu) gì? Nếu là tăng tương tác tự nhiên thì cần tối ưu nội dung page như thế nào? Và nếu tăng tương tác theo hình thức trả phí thì định mức đầu tư ra sao?

Lập kế hoạch phát triển fanpage

Bước này chúng ta phác thảo lộ trình fanpage sau 3 tháng, 6 tháng hay 1 năm? Quá trình này phụ thuộc vào mục tiêu ban đầu của bạn. Đơn giản chúng ta nên xác định tỷ lệ nội dung hàng tháng và lịch chi tiết mỗi ngày. Nếu phức tạp hơn thì làm kế hoạch chi tiết, tỉ mỉ từng mốc thời gian xen kẽ chiến dịch bán hàng theo quý, năm.

Xác định từ khóa fanpage

Sử dụng công cụ Google Adword – Keyword Planner (công cụ lập kế hoạch từ khóa của Google Adword) mục “Gợi ý ý tưởng từ khóa”. Trừ những nội dung trùng lặp đi thì sẽ còn khoảng 3000 ý tưởng để làm nội dung cho member fanpage. Đó cũng chính là 3000 nhu cầu của người dùng mà fanpage có thể đáp ứng.

Liệt kê các “nơi” tập trung đối tượng


Tìm kiếm 50 từ nhiều người tìm nhất trên tất cả các mảng từ khóa đã xác định, từ đó tìm được các website với nội dung tốt theo chủ đề của bạn. Như vậy, bạn sẽ tìm được nơi có nhiều đối tượng mục tiêu, hãy liệt kê và cho vào list theo dõi hàng ngày. Và như vậy, bạn đã tự tạo cho mình một kho nội dung vô tận, hấp dẫn người dùng.

Tuyển dụng/đào tạo nhân sự

Để đưa nội dung lên fanpage thì chắc chắn chúng ta cần có những Admin. Vì thời gian tồn tại trên Newfeeds của một bài viết thường khá ngắn (2h) nên nếu không tận dụng được thì quá lãng phí nguồn nhân lực, hơn nữa fanpage nào cũng có các member online vào những khoảng thời gian khác nhau trong ngày.

Hãy xây dựng một bản tiêu chuẩn công việc (KPI) hàng ngày và báo cáo công việc với các vị trí cũng như những đề xuất mà admin thu được từ các member. Để họ tiếp cận trực tiếp với người dùng. Có thể cho họ làm người kiểm duyệt trước để kiểm tra việc hỗ trợ member, sau đó mới nâng lên làm admin. Cần thời gian để giúp họ đánh giá các nội dung đăng tải và chỉnh sửa sao cho phù hợp.

Chạy các chiến dịch quảng cáo

Một fanpage có thể chạy quảng cáo luôn nhưng ít nhất nên trên 1000 fan để tạo ấn tượng tin tưởng cho member, thế nên fanpage nào cũng nên tạo quảng cáo đầu tiên là page likes. Chiến dịch quảng cáo sẽ giúp bạn thu hút fan và thông qua báo cáo quảng cáo, bạn có thể biết được chiến dịch của mình không hiệu quả do đâu, đối tượng, nội dung, thời điểm hay thậm chí giá thầu.

Chăm sóc member

Sau 6 tháng hoạt động, nên quét UID member của Fanpage bằng phần mềm Simple UID, sau đó kiểm tra ai comment nhiều nhất, hay hỏi trên timeline, inbox, để lấy danh sách những người này. Sau đó dùng một nick Facebook cá nhân kết bạn và mời họ vào group riêng để họ được cộng đồng hỗ trợ dễ hơn, tăng độ kết nối giữa các member và member với doanh nghiệp.

Đo lường fanpage

Sau một thời gian hoạt động từ 2 – 3 tháng chúng ta cần phải đánh giá fanpage

thông qua:

- Insights fanpage: Kiểm tra đã đúng đối tượng, tuổi, khu vực địa lý so với nghiên cứu bạn đầu hay chưa? Tương tác trong các bài viết thế nào, lượt thích thêm


có đều đặn không, tiếp cận hàng tuần có tăng dần không?

- Chất lượng bài đăng của admin thế nào, có được member yêu thích không?

- Hiệu quả của ads, tỷ lệ chuyển đổi sang người mua hàng như thế nào?


Cách thức đăng bài truyền thông hiệu quả trên Fanpage


Thời gian đăng bài

Những nghiên cứu mới đây của các chuyên gia Facebook cho thấy có hơn một nửa số người dùng Facebook chỉ lướt xem trên mạng xã hội này khi họ thực sự đang thoải mái và giải lao chứ không phải ở nơi làm việc hay là đang ở trường học. Nhưng đó lại là “giờ cao điểm” khi mà newsfeed tràn ngập thông tin. Ngược lại, cũng có không ít người dùng điện thoại để truy cập mạng xã hội khi họ đang trên đường đi làm, đi học hay trên đường về,… Và đó chính là thời điểm lý tưởng để bạn đăng bài phục vụ cho công việc kinh doanh của mình.

Xét theo đó thì lúc sáng sớm, giữa thời gian làm việc và bữa tối, hay khoảng thời gian trước khi đi ngủ là lúc mà bạn nên dành nguồn lực của mình trong việc đăng bài truyền thông để tiếp cận và khai phá thị trường tiềm năng.

Tương tác trên bài đăng

Đảm bảo tương tác trên fanpage, một khi bài đăng của bạn thu hút được sự chú ý của người dùng, họ sẽ like và bình luận với rất nhiều nội dung khác nhau. Điều bạn cần làm là trả lời tất cả các câu hỏi của khách hàng hay tương tác lại những cảm nhận của họ. Lưu ý là trả lời công khai hết mức có thể thay vì phản hồi riêng trong hòm tin nhắn để tạo uy tín và sự tin cậy.

Nội dung bài đăng

- Bài viết ngắn được quan tâm nhiều hơn


Theo nghiên cứu của Vtrack social, các bài viết ngắn sẽ dễ quan sát và theo dõi hơn. Viết bài dưới 250 từ có thể giúp bạn có được sự quan tâm cao hơn 60% so với các dạng bài khác. Nếu bạn giảm xuống ít nhất 80 ký tự, con số này có thể lên đến 66% và trong khoảng từ 40 ký tự trở xuống sẽ nhận sự tương tác nhiều hơn đến 86%.


Hình 1 1 Phản hồi về độ dài bài viết Đặt câu hỏi để tăng lượng bình 1


Hình 1.1: Phản hồi về độ dài bài viết


- Đặt câu hỏi để tăng lượng bình luận


(Nguồn: Vtrack social)


Đặt câu hỏi là cách tốt nhất để tương tác và có được thông tin từ phía người dùng bởi con người thường thường có quán tính thấy câu hỏi là tò mò và suy nghĩ trả lời. Theo nghiên cứu của Kissmetrics, những bài đăng dạng câu hỏi sẽ nhận được số phần hồi nhiều gấp đôi so với những bài đăng truyền thống. Hãng nghiên cứu HubSpot cũng chia sẻ một phát hiện tương tự, tức là lượt bình luận vào trạng thái sẽ tăng cao nhưng lượt người bấm like và share thì sẽ giảm đi so với nội dung khác.

Nghiên cứu của HubSpot đã chỉ ra các kết quả tương tự. Những từ khóa thu hút sự chú ý nhiều nhất là “Có nên”, “Có thể” “Cái nào” và “Ai”. Những câu hỏi đóng sẽ hạn chế việc lựa chọn câu trả lời, nhưng lại thu hút số comments cao hơn. Câu hỏi mở như “tại sao” và “như thế nào” sẽ làm cho người ta phải suy nghĩ nhiều hơn để đưa ra câu trả lời chính xác.


Hình 1 2 Tỷ lệ tương tác giữa bài đăng có câu hỏi và không có câu hỏi 2

Hình 1.2: Tỷ lệ tương tác giữa bài đăng có câu hỏi và không có câu hỏi

(Nguồn: Hubspot)


1.2.2.4 Vai trò của hoạt động truyền thông marketing qua mạng xã hội

facebook


Là một trong những phương pháp truyền thông mới, facebook là kênh quy tụ những phương pháp quảng bá, kinh doanh truyến thống khác không thể có được. Vai trò của facebook đối với các hoạt động, nhu cầu của các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức:

- Đối với cá nhân: Nó có vai trò thúc đẩy các cá nhân mở rộng mối quan hệ, tìm kiếm được những sản phẩm, dịch vụ mà mình yêu thích một cách dễ dàng, nhanh chóng. Giúp mỗi cá nhân có cái nhìn sâu sắc hơn về mọi vấn đề, sản phẩm, doanh nghiệp.

- Đối với doanh nghiệp, tổ chức: facebook là nơi kết nối tất cả mọi người tham gia với nhau. Nó là cầu nối giúp cho các cá nhân và doanh nghiệp có thể trao đổi, tương tác hai chiều với nhau, tạo nên mối quan hệ thân thiết, gắn bó, tin tưởng. Nó còn được nhìn nhận là công cụ để giúp các doanh nghiệp tìm kiếm khách hàng mới, phục vụ khác hàng hiện tại và cũng là công cụ tạo ra lợi nhuận. Nó giúp các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp có bước đi ngắn nhất để quảng bá tên tuổi, thương hiệu, cung cấp các dịch vụ nhanh hơn, hiệu quả hơn, cao cấp hơn.

1.3 Cơ sở thực tiễn về thị trường vật liệu xây dựng


1.3.1 Cơ sở thực tiễn


1.3.1.1 Những đặc trưng cơ bản của thị trường vật liệu xây dựng

Đặc trưng của ngành VLXD là một ngành kinh tế thâm dụng vốn, các tài sản của nó là những tài sản nặng vốn, và chi phí cố định của ngành khá cao. Đặc tính nổi bật của ngành là nhạy cảm với chu kỳ kinh doanh của nền kinh tế vĩ mô. Khi nền kinh tế tăng trưởng, doanh số và lợi nhuận của các công ty trong ngành sẽ tăng cao.

Khi ngành xây dựng làm ăn phát đạt thì ngành VLXD cũng có cơ hội để tăng trưởng. Ngược lại, tình hình sẽ tồi tệ khi nền kinh tế suy thoái, các công trình xây dựng sẽ bị trì trệ vì người dân không còn bỏ nhiều tiền ra để xây dựng nhà cửa, chính phủ không mở rộng đầu tư vào các công trình cơ sở hạ tầng như cầu cống, sân bay, bến cảng, trường học, bệnh viện,... Điều này làm cho doanh số, lợi nhuận của


các công ty vật liệu xây dựng sụt giảm nhanh chóng. Một lý do khác để giải thích cho sự nhạy cảm của ngành xây dựng đối với chu kỳ kinh doanh của nền kinh tế là do cách thức tăng lợi nhuận của các công ty trong ngành dựa chủ yếu vào tăng trưởng doanh số và các công ty thường sử dụng đòn bẩy hoạt động để tăng lợi nhuận.

1.3.1.2 Khái quát về thị trường vật liệu xây dựng ở Việt Nam

Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam đang dần hội nhập và có những bước phát triển mạnh mẽ, trong đó lĩnh vực xây dựng là một ví dụ điển hình. Cụ thể, các chủng loại VLXD như: sắt, thép, xi măng,... đã có những chuyển biến khởi sắc. Từ chỗ phải nhập khẩu với giá cao, hiện nay chúng ta đã vươn lên là nước xuất khẩu hàng đầu khu vực, đóng góp đáng kể vào tăng trưởng GDP và giữ vai trò quan trong trong nền kinh tế đất nước.

Bên cạnh đó, cùng với xu thế nở rộ của thị trường bất động sản, nghỉ dưỡng cao cấp kéo theo nhu cầu về VLXD, tạo điều kiện cho thị trường vật liệu xây dựng phát triển hơn nữa. Trong tháng 12/2019, sản xuất và bán hàng thép thô đạt gần

1.304.000 tấn, tăng 3,2% so với tháng 11/2019 và tăng 1,1% so với cùng kỳ tháng 12/2018; tiêu thụ thép thô đạt trên 1.426.000 tấn, tăng 9,4% so với tháng trước và tăng 13,4% so với cùng kỳ 2018. Sản xuất thép thành phẩm đạt 2.257.000 tấn, tăng 6,25% so với mức tháng trước và tăng 11,9% so với cùng kỳ 2018. Bán hàng thép thành phẩm đạt trên gần 2.007.000 tấn, giảm 1,65% so với tháng trước, nhưng tăng 10,8% so với cùng kỳ năm 2018. Theo nhận định từ Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), năm 2020, dự báo tăng trưởng sản xuất thép Việt Nam sẽ tiếp tục có tăng trưởng nhẹ, khoảng 6-8% (Đức Dũng/BNEWS/TTXVN, 2020). Trong quý IV và năm 2019, sắt thép thô tăng 33,4%, là một dấu hiệu tăng trưởng ổn định. Tuy nhiên, sự bùng phát của dịch bệnh trong năm 2020 có khả năng tác động đến giá đầu vào và đầu ra của một số VLXD, gây ra khó khăn và đặt ra thách thức cho các doanh nghiệp.

Mặt khác, trước xu thế tất yếu của TMĐT, nhu cầu về thông tin phục vụ cho việc phát triển ngành VLXD một cách bền vững là hết sức cấp thiết. Trước xu thế toàn cầu hóa và hội nhập, ngành VLXD cần những kênh thông tin nhanh chóng và

Xem tất cả 125 trang.

Ngày đăng: 01/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí