Bảo vệ tài nguyên rừng bằng pháp luật hình sự ở Việt Nam - 13

3.3. Những giải pháp nâng cao hiệu quả việc bảo vệ tài nguyên rừng bằng pháp luật hình sự Việt Nam

Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật là một trong những biện pháp có ý nghĩa then chốt đối với việc bảo vệ tài nguyên rừng. Bởi lẽ dù chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước có đúng đắn và sát thực tiễn, nhưng chủ trương chính sách ấy không được người dân tiếp cận hoặc được tiếp cận nhưng do trình độ nhận thức còn nhiều hạn chế nên hiểu không đúng bản chất tinh thần chủ trương chính sách mà Đảng và Nhà nước đã ban hành, thì người dân cũng sẽ không thể thực hiện đúng theo nội dung đường lối và pháp luật đã đề ra.

Vì vậy, để việc bảo vệ tài nguyên rừng có hiệu quả cao, đòi hỏi các cấp, các ngành, các cơ quan có chức năng phải thông qua công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao trình độ nhận thức giúp cho người dân tiếp cận một cách đầy đủ và toàn diện các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước để họ hiểu rõ vị trí, vai trò và tầm quan trọng của tài nguyên rừng đối với sự phát triển của nền kinh tế - xã hội và đối với môi trường sinh thái. Đồng thời giúp người dân hiểu rõ công tác bảo vệ tài nguyên rừng là trách nhiệm của mỗi người dân và của cả hệ thống chính trị. Để làm được điều đó thì chúng ta cần phải thực hiện tốt một số vấn đề sau đây:

Một là: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ tài nguyên rừng. Thực tiễn chứng minh ở địa phương nào cấp uỷ Đảng có sự quan tâm đúng mức đối với công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật thì địa phương đó tài nguyên rừng được bảo vệ tốt hơn.

Mặt khác các cơ quan chức năng cần phải chủ động đề ra mục tiêu, phương hướng và xây dựng kế hoạch tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật trong lĩnh vực tài nguyên rừng; Phân công nhiệm vụ cụ thể và qui định

rạch ròi trách nhiệm của từng cá nhân, từng cơ quan, tổ chức xã hội, đoàn thể trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ tài nguyên rừng, nhằm tránh sự chồng chéo chức năng và hạn chế sự đùn đẩy trách nhiệm giữa các cơ quan có thẩm quyền trong công tác bảo bệ tài nguyên rừng.

Chính quyền địa phương và các cơ quan đơn vị có liên quan trong công tác bảo vệ tài nguyên rừng cần xây dựng kế hoạch tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật sao cho sát với thực tế và phù hợp với từng đối tượng và phù hợp với văn hoá của từng vùng, miền và phong tục của từng dân tộc.

Lựa chọn người có năng lực để làm công tác báo cáo viên trong việc tuyên truyền, đồng thời Nhà nước cần quan tâm đầu tư và có chính sách thỏa đáng, đảm bảo kinh phí và cơ sở vật chất cần thiết cho hoạt động tuyên truyền đạt hiệu quả cao nhất.

Hai là: Đổi mới phương thức và đa dạng hóa công tác tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật trong lĩnh vực tài nguyên rừng sao cho sát với thực tiễn của từng địa phương, phù hợp với từng đối tượng và văn hóa của từng vùng, miềm.

Ba là: Hằng năm các cấp, các ngành và các địa phương cần tổng kết công tác bảo vệ tài nguyên rừng, xem đây là một nhiệm vụ trọng tâm của từng địa phương và từng cơ quan, đơn vị có trách nhiệm trong công tác bảo vệ tài nguyên rừng, qua đó nhằm rút ra những ưu, khuyết điểm và những bài học kinh nghiệm để định hướng và đề ra biện pháp thiết thực, sát thực tiễn cho công tác bảo vệ tài nguyên rừng trong thời gian tiếp theo.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.

Bốn là: Phát huy tổng hợp các biện pháp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ tài nguyên rừng bằng nhiều biện pháp thích hợp như:

-Lồng ghép vào các chương trình văn hóa, văn nghệ, các cuộc thi tìm hiểu chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Bảo vệ tài nguyên rừng bằng pháp luật hình sự ở Việt Nam - 13

-Đẩy mạnh công tác tuyên truyền bằng việc viết tin, bài đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng.

-Tăng cường công tác xét xử lưu động các vụ án xâm hại đến tài nguyên rừng và xét xử nghiêm minh các đối tượng phạm tội.

-Cần đưa công tác tuyên truyền bảo vệ tài nguyên rừng vào chương trình học phổ thông và bậc đại học, xem đây là môn học bắt buộc trong chương trình chính khóa.

Tóm lại, nếu chúng ta thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật như đã nêu trên, chắc chắn rằng đây sẽ là một trong những giải pháp hữu hiệu góp phần quan trọng vào công tác bảo về tài nguyên rừng của nước ta ngày càng được tốt hơn.

3.3.2. Tăng cường điều tra, truy tố, xét xử nghiêm minh các đối tượng phạm tội xâm phạm đến tài nguyên rừng

Để tăng cường điều tra, truy tố, xét xử nghiêm minh các đối tượng phạm tội xâm phạm đến tài nguyên rừng, nhằm bảo vệ nghiêm ngặt nguồn tài nguyên có giá trị cao không chỉ về mặt kinh tế mà có tầm quan trọng đến sự cân bằng của môi trường sinh thái. Vấn đề trước tiên đặt ra là Nhà nước ta cần phải tăng cường xây dựng và từng bước hoàn thiện pháp luật nói chung, pháp luật về bảo vệ tài nguyên rừng nói riêng.

Để thực hiện tốt yêu cầu đó, Nhà nước ta cần phải rà soát các qui định của pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ tài nguyên rừng, trên cơ sở đó nhằm loại bỏ các qui định không còn phù hợp và bổ sung các qui định mới sát với thực tiễn phát triển của nền kinh tế quốc gia, nội dung hoàn thiện cụ thể như đã nêu trong mục 3.3.2 chương 2 của luận văn mà học viên nghiên cứu.

Qua số liệu thống kê trong luận văn, có thể nhận thấy tình hình vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tài nguyên rừng trong những năm gần đây có chiều hướng giảm, nhưng vẫn dừng lại ở mức cao. Nguyên nhân có nhiều, song một phần xuất phát từ hạn chế trong hoạt động điều tra, truy tố và xét xử của các cơ quan tiến hành tố tụng. Đó là: Việc áp dụng pháp luật hình sự để điều tra, truy tố và xét xử các đối tượng phạm tội xâm hại đến tài nguyên rừng chưa thực sự nghiêm minh, nhiều đối tượng có dấu hiệu đồng phạm vai trò giúp sức chưa được các cơ quan tiến hành tố tụng truy cứu trách nhiệm hình sự. Mức án Tòa tuyên đối với nhiều bị cáo chưa tương xứng với hành vi phạm tội, không đủ tính răn đe giáo dục phòng ngừa, dẫn đến tình hình tài nguyên rừng tiếp tục bị tàn phá làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển bền vững của nền kinh tế quốc gia.

Vì vậy, để tăng cường bảo vệ tài nguyên rừng đảm bảo cho nền kinh tế phát triển một cách toàn diện và bền vững, thì vấn đề đặt ra trước tiên là phải khẩn trương hoàn thiện pháp luật nói chung, hoàn thiện pháp luật hình sự về các tội phạm xâm hại đến tài nguyên rừng nói riêng. Bên cạnh đó Nhà nước cần tập trung đầu tư trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật hiện đại cho các cơ quan tiến hành tố tụng nhằm hổ trợ cho công tác điều tra truy tìm đối tượng bằng những phương tiện hiện đại.

Khi có vụ án xâm hại đến tài nguyên rừng xảy ra thì cơ quan điều tra phải chủ động xác minh, thu thấp chứng cứ để điều tra vụ án đảm bảo nhanh chóng, kịp thời và xử lý nghiêm minh người có hành vi phạm tội xâm hại đến tài nguyên rừng, cho dù người đó là ai và giữ chức vụ gì trong bộ máy Nhà nước.

Công tác điều tra, truy tố và xét xử là chuổi mắt xích không thể tách rời trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung, phòng, chống tội phạm trong lĩnh vực tài nguyên rừng nối riêng. Do đó, các cơ quan tiến hành tố tụng hằng năm cần tăng cường xây dựng qui chế phối hợp liên ngành để xử

lý vụ việc ngay từ giai đoạn khởi đầu của hoạt động tố tụng, nhằm đảm bảo cho việc điều tra, truy tố và xét xử phải đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không làm oan người vô tội và cương quyết không để lọt tội phạm. Việc xét xử phải đảm bảo tính nghiêm minh, mức án phải thực sự nghiêm khắc, không có trường hợp ngoại lệ cho kẻ phạm tội, Bản án phải đảm bảo tính răn đe, giáo dục và phòng ngừa chung cho toàn xã hội.

Thực hiện tốt những biện pháp nêu trên chắc chắn rằng nguồn tài nguyên rừng của nước ta sẽ dần được quản lý chặt chẽ, đem lại lợi ích không chỉ cho đời sống kinh tế của nhân dân, mà còn có tác dụng tích cực trong việc bảo vệ môi trường ngày càng tốt đẹp hơn.

3.3.3. Xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác điều tra, truy tố, xét xử có phẩm chất đạo đức, bản lĩnh chính trị và tinh thông về nghiệp vụ.

Xét về mặt lý luận, con người là chủ thể của xã hội, là chủ thể sáng tạo ra xã hội và quyết định sự thành bại của sự phát triển nền kinh tế quốc gia. Bất kỳ lĩnh vực nào cũng vậy, dù là lĩnh vực khoa học xã hội hay khoa học tự nhiên, mọi thành quả tiến bộ của xã hội loài người trong các lĩnh vực khoa học đều xuất phát từ hoạt động thực tiễn của con người, con người với trí tuệ của mình sử dụng công cụ lao động tác động vào thế giới tự nhiên để tạo ra sản phẩm cho xã hội.

Do đó, trong lĩnh vực điều tra, truy tố, xét xử cũng vậy, để đáp ứng được yêu cầu đặt ra của tình hình mới hiện nay, thì Nhà nước ta cần phải xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác pháp luật phải có phẩm chất đạo đức trong sáng, vững về chính trị, tinh thông về nghiệm vụ, có bản lĩnh và có trách nhiệm cao với công việc được giao, cụ thể là:

Một là: Đảng và Nhà nước cần quan tâm hơn nữa phẩm chất đạo đức của người cán bộ làm việc trong các cơ quan tiến hành tố tụng, những người này phải thực sự có phẩm chất đạo đức tốt, bởi đạo đức là nền tảng của sự

công bằng. Muốn vậy, trước khi tuyển dụng cán bộ vào làm việc trong các cơ quan này, Nhà nước ta cần phải có cơ chế sàng lọc, soát xét kỹ lưỡng về phẩm chất đạo đức của họ trước khi tuyển dụng. Sau khi tuyển dụng cán bộ vào làm việc trong các cơ quan này cần phải thường xuyên tự mình rèn luyện phẩm chất đạo đức, đồng thời từng cơ quan đơn vị phải xây dựng cơ chế giám sát để kịp thời phát hiện những cán bộ có biểu hiện suy thoái đạo đức lối sống để nhắc nhở, uốn nắn người có vi phạm ở mức độ nhẹ. Mặt khác cần phải kiểm điểm nghiêm túc và cương quyết xử lý nghiêm minh các cán bộ có biểu hiện vi phạm đạo đức lối sống gây ảnh hưởng xấu trong dư luận và làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của ngành, của Đảng và Nhà nước.

Hai là: Đất nước ta đang trong thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội, bên cạnh những thành tựu đạt được trong nhiều năm qua, thì cũng còn không ít những khó khăn thách thức trên nhiều lĩnh vực của xã hội đặt ra trong tình hình mới, mà đặc biệt là sự chống phá của các thế lực thù địch, những phần tử xấu, phần tử cơ hội đang có âm mưu chống phá sự nghiệp cách mạng nước ta. Do đó, hơn ai hết, người cán bộ nói chung, cán bộ làm công tác điều tra, truy tố, xét xử nói riêng phải thực sự có bản lĩnh chính trị, phải tuyệt đối tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, có tinh thần tiên phong trong việc đấu tranh chống lại những biểu hiện tiêu cực không chỉ trong lĩnh vực chuyên môn của mình, mà trong mọi mặt của đời sống xã hội. Không chao đảo trước sự khó khăn thách thức của sự nghiệp cách mạng, nói và làm theo cương lĩnh của Đảng.

Để xây dựng được người cán bộ làm việc trong các cơ quan tiến hành tố tụng có phẩm chất chính trị vững vàng như đã nêu trên, thì Đảng và Nhà nước cần phải có cơ chế sàng lọc trước, trong và sau khi tuyển dụng, xem đây là một trong những tiêu chuẩn trọng tâm, then chốt của người cán bộ nói chung, người cán bộ làm công tác điều tra, truy tố, xét xử nói riêng.

Ba là: Bên cạnh việc quan tâm xây dựng người cán bộ có phẩm chất đạo đức trong sáng, có bản lĩnh chính tri vững vàng, thì Đảng và Nhà nước cũng cần phải chú trọng đến năng lực chuyên môn của họ. Vấn đề đạt ra là phải xây dựng các cơ sở đào tạo chuyên sâu đối với từng chức danh Tư pháp. Như trước đây có học viện tư pháp Hà Nội và gần đây nhất là sự ra đời của trường Đại học Kiểm sát Hà Nội đã đáp ứng được phần nào về việc đào tạo chuyên sâu cho cán bộ tương lai trong các cơ quan tiến hành tố tụng. Song Nhà nước cũng cần phải phát triển thêm một số trường đại học chuyên ngành như đại học Toà án. Đồng thời để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, thì các ngành chức năng cần quan tâm công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, theo định kỳ mở các lớp bồi dưỡng chuyên sâu trong từng lĩnh vực và hằng quí mở các lớp tập huấn cho cán bộ làm công tác điều tra, truy tố và xét xử.

Một khi xây dựng được đội ngũ cán bộ có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính tri vững vàng và có năng lực chuyên môn cao, thì sẽ là nền tảng cho việc nhận thức và áp dụng pháp luật, đảm bảo cho việc điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án được khách quan, chính xác, đúng người, đúng tội và đúng pháp luật, góp phần quan trọng trong công cuộc bảo vệ tài nguyên rừng

- nguồn tài nguyên có ý nghĩa và tầm quan trọng không chỉ đối với sự phát triển bền vững của nền kinh tế quốc gia, mà đặc biệt hơn là đối với môi trường sống của cả nhân loại.

3.3.4. Thực hiện đồng bộ các biện pháp khác


Để thực hiện tốt công tác bảo vệ tài nguyên rừng, nếu chỉ áp dụng đơn lẽ một vài biện pháp thì khó có thể đạt được hiệu quả như mong muốn. Do đó, phải xem các biện pháp bảo vệ tài nguyên rừng như những bộ phận cấu thành của một “chiếc máy” nếu thiếu một bộ phận nào đó thì “chiếc máy” sẽ vận hành khập khiễng và không hiệu quả. Vì vậy, Nhà nước ta cần xây dựng kế

hoạch và chương trình phối hợp đồng bộ các biện pháp hữu hiệu trong công tác đấu tranh bảo về tài nguyên rừng. Đồng thời chúng ta phải thực hiện kết hợp các biện pháp sau đây:

Một là: cần phải nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân và có chính sách hợp lý để tạo điều kiện cho nhân dân có đất để sản xuất. Một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến người dân sinh sinh sống gần khu vực có tài nguyên rừng có hành vi tàn phá, hủy hoại tài nguyên rừng trong những năn gần đây một phần xuất phát từ nhu cầu của đời sống kinh tế. Phần lớn những người dân sống gần khu vực có tài nguyên rừng là người dân du canh, du cư, người có hoàn cảnh kinh tế khó khăn và thiếu đất để sản xuất. Nên họ đã liều lĩnh bất chấp pháp luật, ngang nhiên tàn phá, hủy hoại tài nguyên rừng để lấy đất canh tác phục vụ cho nhu cầu kinh tế cá nhân.

Do đó, các cấp chính quyền địa phương ở những nơi có tài nguyên rừng cần phải tìm giải pháp nhằm nâng cao đời sống kinh tế cho nhân dân ở những khu vực này, phải tạo điều kiện thuận lợi và có biện pháp khắc phục tình trạng người dân không có đất hoặc thiếu đất để canh tác, giúp cho nhân dân ổn định cuộc sống và phát triển kinh tế gia đình. Một khi người nông dân có đất sản xuất để tạo ra của cải vật chất, nhằm nâng cao đời sống kinh tế cho gia đình và xã hội, thì chắc chắn rằng việc hủy hoại tài nguyên rừng sẽ dần dần được khắc phục, góp phần tích cực vào sự nghiệp phát triển nền kinh tế quốc gia.

Hai là: trong những năm gần đây, dưới dự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước nền kinh tế - xã hội nước ta đã có nhiều biến chuyển theo chiều hướng tích cực và từng bước hội nhập sâu rộng, giao thoa với nền kinh tế khu vực và trên toàn thế giới. Đời sống của tuyệt đại đa số người dân được nâng cao đáng kể về mọi mặt, nền kinh tế thị trường vận động theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta đang ngày càng thể hiện rõ vai trò và tầm quan trọng to lớn trong việc phát triển nền kinh tế đất nước. Sự phát triển của nền kinh tế nước

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/10/2023