của giống BC15 tại Hoằng Hóa thấp hơn Nga Sơn là do bị đạo ôn cổ bông dẫn đến tỷ lệ hạt lép cao (46,7%). Khối lượng 1000 hạt của Thái xuyên 111 đạt 24,5-25,0 gam và không thay đổi nhiều giữa hai điểm; khối lượng 1000 hạt của giống BC15 đạt trung bình 23,0-23,3 gam, thấp hơn giống Thái xuyên. Cả hai giống đều thuộc dạng hạt dài, gạo trong, cơm mềm, nhưng Thái xuyên 111 có mùi thơm và cơm săn hơn BC15.
Bảng 4.32. Các chỉ tiêu sinh trưởng, mức nhiễm sâu bệnh và các yếu tố cấu thành năng suất của giống Thái xuyên 111 và BC15, vụ xuân 2017
Nga Sơn | Hoằng Hóa | |||
Chỉ tiêu | Thái xuyên 111 | Thái Xuyên 111 | ||
BC15 | BC15 | |||
Thời gian sinh trưởng (ngày) | 129 | 135 | 129 | 135 |
Chiều cao cây (cm) | 102,6 | 104,2 | 112,7 | 102,3 |
Cuốn lá nhỏ (%) | 0-1 | 0-1 | 0-1 | 0-1 |
Đục thân (%) | 0-1 | 1-3 | 0-1 | 1 |
Rầy nâu (%) | 0-1 | 0-1 | 0-1 | 0-1 |
Đạo ôn cổ bông (điểm) | 0-1 | 1-3 | 0-1 | 3-5 |
Khô vằn (điểm) | 1 | 1-2 | 1 | 1-2 |
Bạc lá (điểm) | 1-3 | 1 | 1 | 1 |
Số bông/khóm | 7,9 | 6,9 | 8,0 | 7,7 |
Dài bông (cm) | 25,9 | 28,5 | 27,8 | 25,2 |
Tổng số hạt/bông | 207,5 | 236,0 | 233,3 | 228,0 |
Hạt chắc/bông | 176,5 | 174,2 | 177,7 | 122,0 |
Hạt lép | 29,9 | 65,7 | 55,7 | 106,0 |
Tỷ lệ lép (%) | 14,0 | 28,0 | 29,1 | 46,7 |
Khối lượng 1000 hạt (g) | 24,7 | 23,3 | 25,0 | 23,0 |
Năng suất (kg/ha) | 8.850 | 6.720 | 8.400 | 5.600 |
Năng suất tăng so với BC15 (%) | 31,7 | - | 50,0 | - |
Có thể bạn quan tâm!
- Thuận Lợi, Khó Khăn Và Hướng Phát Triển Một Số Cây Trồng Chủ Lực Có Giá Trị Gia Tăng Cao Ở Vùng Ven Biển Tỉnh Thanh Hóa
- E. Năng Suất Thực Thu (Tạ/ha) Của Các Giống Lúa Trong Vụ Xuân (2015-2017) Tại Huyện Nga Sơn Và Hoằng Hóa
- D. Năng Suất Thực Thu (Tạ/ha) Các Giống Đậu Tương Trong 3 Vụ Đông (2015-2017) Trên Chân Đất Chuyên Lúa Ở Hai Huyện Nga Sơn Và Hoằng Hóa
- Hiệu Quả Kinh Tế Của Hệ Thống Cây Trồng Cải Tiến
- Nghiên cứu hiện trạng và cải tiến hệ thống cây trồng trên vùng đất ven biển tỉnh Thanh Hóa - 18
- Nghiên cứu hiện trạng và cải tiến hệ thống cây trồng trên vùng đất ven biển tỉnh Thanh Hóa - 19
Xem toàn bộ 263 trang tài liệu này.
Nhận xét của gia đình anh Mai Đình Bình với giống Thái xuyên 111 là: “giống lúa lai Thái xuyên 111 là giống lúa ngắn ngày, năng suất cao và khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, hạt gạo dài, trong, cơm ngon, mềm không bị dính như BC15. Diện tích lúa tham gia mô hình của gia đình anh Bình là 1.016m2, sản lượng
thu được khoảng tấn thóc”. Như vậy, trong điều kiện thâm canh tốt như quy trình đã hướng dẫn thì giống Thái xuyên 111 có thể đạt 9-9,5 tấn/ha.
Phân tích kinh tế cho thấy, giống lúa Thái Xuyên 111 đạt năng suất cao vượt trội hơn giống BC15 (Bảng 4.33). Thái xuyên 111 là giống lai nên tổng chi phí (giống, phân đạm, kali, phân hữu cơ vi sinh) cao hơn so với giống sản xuất đại trà BC15. Tuy nhiên, giống Thái xuyên 111 có năng suất cao hơn và mang lại lợi nhuận cao hơn giống BC15, đặc biệt ở huyện Hoằng Hóa với lợi nhuận tăng 1,64 lần. Tỉ suất lợi nhuận biên (128% ở Nga Sơn và 168% ở Hoằng Hóa) cho thấy thay thế giống BC15 bằng giống Thái xuyên 111 thực sự mang lại hiệu quả.
Bảng 4.33. Hiệu quả kinh tế khi gieo trồng giống lúa chất lượng được tuyển chọn so với giống đại trà tại Nga Sơn và Hoằng Hóa, vụ xuân 2017
Giống Giống thay thế Giống thay thế (Thái đại trà (Thái xuyên (BC15) xuyên | Giống đại trà (BC15) | So với giống đại trà | ||||
111) | 111) | |||||
Năng suất (kg/ha) | 8.850 | 6.720 | 2.130 | 8.400 | 5.600 | 2.800 |
Tổng thu (1.000đ) | 61.950 | 47.040 | 14.910 | 58.800 | 39.200 | 19.600 |
Tổng chi phí (1.000đ) | 38.250 | 26.640 | 11.610 | 38.250 | 26.640 | 11.610 |
Lợi nhuận (1.000đ) | 23.700 | 20.400 | 3.300 | 20.550 | 12.560 | 7.990 |
Lợi nhuận tăng (lần) | 1,16 | 1,64 |
Nga Sơn Hoằng Hóa
Chỉ tiêu
So với giống đại trà
Tỉ suất lợi nhuận biên (%)
4.4.1.2. Giống lúa thuần HT9
128 168
Kết quả theo dõi được tổng hợp và trình bày trong bảng 4.34. Giống lúa thuần HT9 chín sớm hơn giống BC15 khoảng 6-8 ngày. Với thời gian sinh trưởng dưới 110 ngày, giống HT9 hoàn toàn đáp ứng nhu cầu cây vụ đông trong khung thời vụ tốt nhất. Chiều cao cây của giống HT9 dao động từ 91,6-103,6cm và của giống lúa BC15 dao động từ 95,9-103,4cm. Cả 2 giống đều có chiều cao thuộc nhóm cao cây trung bình, chống đổ tốt. Đặc biệt, thời gian sinh trưởng của HT9 ngắn hơn BC15
khoảng 10 ngày, điều này rất có ý nghĩa trong cơ cấu giống vụ mùa để tăng khả năng bố trí sản xuất vụ đông, tăng thu nhập trên đơn vị diện tích.
Tương tự vụ xuân, BC15 cũng là giống cảm nhiễm hơn với đạo ôn cổ bông so với giống HT9 trong vụ mùa. Số bông hữu hiệu/khóm, chiều dài bông và số hạt chắc/bông của hai giống HT9 và BC15 tương đương nhau, nhưng khối lượng hạt và năng suất hạt của HT9 cao hơn BC15 xấp xỉ 11%. Cả hai giống đều thuộc dạng hạt dài, gạo trong, cơm mềm, nhưng HT9 có mùi thơm đặc trưng của giống tám thơm truyền thống.
Bảng 4.34. Các chỉ tiêu sinh trưởng, mức độ nhiễm sâu bệnh và các yếu tố cấu thành năng suất của giống HT9 và BC15, vụ mùa 2017
Nga Sơn | Hoằng Hóa | |||
HT9 | BC15 | HT9 | BC15 | |
Thời gian sinh trưởng (ngày) | 107 | 115 | 109 | 115 |
Chiều cao cây (cm) | 103,6 | 103,4 | 91,6 | 95,9 |
Sâu cuốn lá nhỏ (điểm) | 0-1 | 0-1 | 0-1 | 0-1 |
Sâu đục thân (điểm) | 0-1 | 1-3 | 0-1 | 0-1 |
Rầy nâu (điểm) | 0-1 | 0-1 | 0-1 | 0-1 |
Đạo ôn cổ bông (điểm) | 0-1 | 1-3 | 0-1 | 3-5 |
Khô vằn (điểm) | 1 | 1-2 | 1 | 1-2 |
Bạc lá (điểm) | 1-3 | 1-3 | 1-3 | 1-3 |
Số bông/khóm | 7,4 | 7,23 | 7,1 | 6,7 |
Dài bông (cm) | 23,5 | 22,6 | 22,8 | 22,5 |
Tổng số hạt/bông | 109,7 | 117,9 | 117,2 | 111,8 |
Hạt chắc/bông | 104,5 | 108,7 | 107,6 | 101,4 |
Tỷ lệ hạt chắc (%) | 95,3 | 92,4 | 94,0 | 90,6 |
Khối lượng 1000 hạt (g) | 23,0 | 21,0 | 23,0 | 20,6 |
Năng suất (kg/ha) | 6.728 | 6.392 | 6.818 | 6.106 |
Năng suất tăng so với BC15 (%) | 5,3 | - | 11,7 | - |
Chi phí cho giống HT9 cao hơn giống BC15 0,6 triệu đồng/ha do mô hình có đầu tư thêm vôi bột để khử chua. Tuy nhiên, năng suất của HT9 cao hơn năng suất giống đại trà 336kg/ha tại Nga Sơn và 712kg/ha tại Hoằng Hóa (Bảng 4.35). Do
đó, lợi nhuận thu được của mô hình cao hơn sản xuất đại trà chỉ 1,752 triệu đồng/ha tại Nga Sơn, tăng 1,1 lần. Tại Hoằng Hóa lợi nhuận của giống HT9 cao hơn giống sản xuất đại trà 4,384 triệu đồng/ha, tăng 1,27 lần. Tuy lúa mang lại lợi nhuận trên một hécta thấp, nhưng tỉ suất lợi nhuận biên ở cả hai huyện Nga Sơn (392%) và Hoằng Hóa (831%) cho thấy, bổ sung giống mới vào cơ cấu cây trồng mang lại hiệu quả rõ rệt. Như vậy, có thể áp dụng giống HT9 thay thế BC15 để mở rộng trong vụ mùa.
Bảng 4.35. Hiệu quả kinh tế khi gieo trồng giống lúa thuần được tuyển chọn so với giống đại trà tại Nga Sơn và Hoằng Hóa, vụ mùa 2017
Nga Sơn Hoằng Hóa
Giống Chỉ tiêu thay thế | Giống đại Giống Giống trà thay thế đại trà | |||||
(HT9) | (BC15) | (HT9) | (BC15) | |||
Năng suất (kg/ha) | 6.728 | 6.392 | 336 | 6.818 | 6.106 | 712 |
Tổng thu (1.000đ) | 47.096 | 44.744 | 2.352 | 47.726 | 42.742 | 4.984 |
Tổng chi (1.000đ) | 27.240 | 26.640 | 600 | 27.240 | 26.640 | 600 |
Lợi nhuận (1.000đ) | 19.856 | 18.104 | 1.752 | 20.486 | 16.102 | 4.384 |
Lợi nhuận tăng (lần) | 1,10 | 1,27 |
So với đại trà
So với đại trà
Tỉ suất lợi nhuận biên (%)
392 831
4.4.1.3. Giống đậu tương NAS-S1
Chiều cao cây giữa các giống khác nhau không nhiều trong cùng một địa điểm, nhưng tại Hoằng Hóa, chiều cao cây cả 2 giống đều cao hơn so với ở Nga Sơn (Bảng 4.36). Nhìn chung, chiều cao cây giống NAS-S1 phù hợp để đảm bảo năng suất. Thời gian sinh trưởng giống NAS-S1 cũng ngắn thích hợp cho vụ đông. Tại 2 điểm thực nghiệm, mức nhiễm bệnh gỉ sắt, bệnh đốm nâu và sâu đục quả ở hai giống không đáng kể và tương đương nhau, nhưng giống DT84 cảm nhiễm với bệnh lở cổ rễ hơn NAS-S1.
Kết quả trong bảng 4.36 cho thấy, các yếu tố cấu thành năng của giống NAS- S1 cao hơn giống DT84 rõ rệt. Kết quả, năng suất hạt giống NAS-S1 cao hơn DT84 có ý nghĩa, đặc biệt tại Hoằng Hóa.
Bảng 4.36. Các chỉ tiêu sinh trưởng, mức độ nhiễm sâu bệnh và các yếu tố cấu thành năng suất của giống NAS-S1 và DT84, vụ đông 2017
Nga Sơn | Hoằng Hóa | |||
NAS-S1 | DT84 | NAS-S1 | DT84 | |
Thời gian sinh trưởng (ngày) | 87 | 83 | 85 | 82 |
Chiều cao cây (cm) | 50,7 | 53,0 | 43,0 | 42,9 |
Số cành cấp 1/cây | 2,4 | 1,8 | 2,5 | 2,1 |
Bệnh gỉ sắt (điểm 1-9) | 1 | 1 | 1 | 1 |
Bệnh đốm nâu (điểm 1-9) | 1 | 1-2 | 1 | 1-2 |
Lở cổ rễ (%) | 2,4 | 3,3 | 2,3 | 2,6 |
Sâu đục quả (%) | 2,5 | 2,7 | 2,3 | 2,6 |
Số quả/cây | 21,1 | 18 | 22,6 | 17,5 |
Tỉ lệ quả 3 hạt (%) | 27,0 | 9,3 | 2,6 | 7,5 |
Khối lượng 1000 hạt (g) | 197,7 | 176,3 | 198,3 | 172,0 |
Năng suất (kg/ha) | 2013 | 1769 | 2160 | 1805 |
Năng suất tăng so với DT84 (%) | 9,8 | - | 42,3 | - |
Thay thế giống đậu tương NAS-S1 cho giống DT84 mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt thể hiện ở lợi nhuận và tỉ suất lợi nhuận biên (Bảng 4.37). Giống thay thế cho năng suất cao hơn và hiệu quả vốn cũng tăng. Kết quả khẳng định rằng, giống đậu tương NAS-S1 có thể mở rộng trong vụ đông. Đây là giống đậu tương mới có ưu điểm nổi bật. Giống có dạng hình cây đứng, thời gian sinh trưởng trung ngày, tỉ lệ quả 3 hạt cao, nhiễm nhẹ các loại sâu bệnh hại chính và năng suất trung bình cao (> 2 tấn/ha) phù hợp vụ đông trên đất 2 vụ lúa trên vùng đất ven biển.
Bảng 4.37. Hiệu quả kinh tế khi gieo trồng giống đậu tương NAS-S1 và DT84 tại Nga Sơn và Hoằng Hóa, vụ đông 2017
Nga Sơn Hoằng Hóa
Giống | Giống | Chênh lệch so | Giống | Giống | Chênh lệch so | |
thay thế | đại trà thay thế đại trà | |||||
(NAS-S1) | (DT84) với đại (NAS-S1) (DT84) với đại | |||||
trà | trà | |||||
Năng suất (kg/ha) | 2.013 | 1.769 | 244 | 2.160 | 1.805 | 355 |
Tổng thu (1.000đ) | 36.234 | 31.842 | 4.752 | 38.880 | 32.490 | 6.390 |
Tổng chi (1.000đ) | 14.720 | 13.550 | 1.170 | 14.720 | 13.550 | 1.170 |
Lợi nhuận (1.000đ) | 21.514 | 18.292 | 3.222 | 24.160 | 18.940 | 5.220 |
Lợi nhuận tăng (lần) | 1,2 | 1,3 | ||||
Tỉ suất lợi nhuận biên (%) | 406 | 546 |
Trồng đậu tương đông sau lúa mùa trên đất chuyên lúa không những tận dụng quỹ đất mà còn mang lại lợi nhuận về kinh tế bổ sung và để lại cho đất một lượng lớn lượng hữu cơ từ thân lá, rễ đậu tương giúp cải tạo đất, tăng năng suất cây trồng vụ sau.
4.4.1.4. Giống lạc L26
Kết quả trình bày trong bảng 4.38 cho thấy, thời gian sinh trưởng của giống L26 và L14 không khác nhau đáng kể, nằm trong khoảng 110 ngày. Với thời gian sinh trưởng này, giống lạc L26 hoàn toàn phù hợp với cơ cấu cây trồng tại địa phương. Lạc được thu hoạch vào giữa hoặc cuối tháng 5 để trồng đậu xanh hè vào đầu tháng 6. Cả 2 giống nhiễm nhẹ đến trung bình với bệnh hại lá ở thời kỳ gần thu hoạch nên không làm ảnh hưởng đến năng suất. Số quả chắc trên cây, kích thước quả và hạt đều lớn hơn giống L14. Như vậy, L26 thuộc nhóm có kích thước hạt lớn, nhiều quả. Kết quả, năng suất giống L26 cao hơn giống L14 đáng kể (~40%).
Bảng 4.38. Các chỉ tiêu sinh trưởng, mức nhiễm sâu bệnh và các yếu tố cấu thành năng suất của giống lạc L26 và L14, vụ xuân 2017
Nga Sơn | Hoằng Hóa | |||
L26 | L14 | L26 | L14 | |
Thời gian sinh trưởng (ngày) | 121 | 115 | 124 | 120 |
Chiều cao cây (cm) | 37,8 | 35,2 | 40,5 | 44,9 |
Số cành cấp 1/cây | 4,1 | 3,8 | 4,3 | 3,9 |
Số cành cấp 2/cây | 3,1 | 2,9 | 3,6 | 2,8 |
Bệnh gỉ sắt (điểm 1-9) | 4-5 | 3-4 | 3-4 | 3-4 |
Bệnh đốm nâu (điểm 1-9) | 4-5 | 4-5 | 4-5 | 4-5 |
Bệnh đốm đen (điểm 1-9) | 3-4 | 3-4 | 3-4 | 3-4 |
Số quả chắc/cây | 15,3 | 10,9 | 15,7 | 13,4 |
Khối lượng 100 quả (g) | 173,3 | 147,6 | 174,8 | 151,4 |
Khối lượng 100 hạt (g) | 72,7 | 54,3 | 73,8 | 53,1 |
Tỉ lệ nhân (%) | 72,1 | 71,0 | 72,7 | 72,3 |
Năng suất hạt (kg/ha) | 4.476 | 3.112 | 4.710 | 3.420 |
Năng suất tăng so với L14 (%) | 41,9 | - | 38,2 | - |
So với đậu tương, lạc mang lại lợi nhuận trên 1 ha cao hơn; khi thay thế giống L14 bằng giống L26 lợi nhuận tăng từ 1,59 đến 1,75 lần (Bảng 4.39). Mặc dù mức đầu tư phân bón cho giống lạc L26 cao hơn so với giống L14 nhưng năng suất mang lại cũng cao hơn. Tỉ suất lợi nhuận biên cũng cho thấy thay thế giống L14 bằng giống L26 mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn rõ rệt.
Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Trọng Trang & cs. (2017) cũng khẳng định giống L26 gieo trồng trên đất vùng chuyên màu ven biển Thanh Hóa mang lại lợi nhuận cao hơn giống L14 và TK10 ở cả vụ xuân và vụ thu đông. Hơn nữa, cơ cấu luân canh lạc xuân L26 - đậu xanh hè ĐX16 - lạc thu đông L26 cũng mang lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên, diện tích lạc và đậu xanh ở vùng đất cát ven biển Thanh Hóa còn nhỏ so với tiềm năng về quỹ đất màu có thể gieo trồng các loại cây trồng đó (Nguyễn Thế Anh, 2019). Những hạn chế và tính dễ bị tổn thương ở vùng ven biển xuất phát từ vị trí địa lý và trầm trọng thêm bởi biến đổi khí hậu. Mở rộng diện tích đậu đỗ nói chung trong cơ cấu luân canh và trong HTCT vùng ven biển là biện pháp quan trọng để tăng năng suất, đa dạng cây trồng, giống cây trồng và nâng cao hiệu quả của hệ thống.
Bảng 4.39. Hiệu quả kinh tế khi gieo trồng giống lạc L26 và L14 tại Nga Sơn
và Hoằng Hóa, vụ xuân 2017 | ||||||
Nga Sơn | Hoằng Hóa | |||||
Giống Chênh | Chênh | |||||
Giống đại Giống | Giống | |||||
trà thay thế | đại trà | |||||
thế với đại (L14) | (L26) | với đại | ||||
(L26) | trà | trà | ||||
Năng suất (kg/ha) | 4.476 | 3.112 | 1.364 | 4.710 | 3.420 | 1.290 |
Tổng thu (1.000đ) | 89.520 | 62.240 | 27.280 | 94.200 | 68.400 | 25.800 |
Tổng chi (1.000đ) | 37.276 | 32.220 | 5.056 | 37.276 | 32.220 | 5.056 |
Lợi nhuận (1.000đ) | 52.244 | 30.020 | 22.224 | 56.924 | 35.780 | 21.144 |
Lợi nhuận tăng (lần) | 1,75 | 1,59 |
Chỉ tiêu
thay
lệch so
lệch so
(L14)
Tỉ suất lợi nhuận biên (%)
4.4.1.5. Giống đậu xanh ĐX16
540 510
Đậu xanh được gieo sau thu hoạch lạc xuân, đất đủ ẩm nên đậu mọc đều và cây con sinh trưởng tốt. Tại cả hai điểm chiều cao cây của giống đậu xanh ĐX16 đều cao hơn giống Đậu tằm. Thời gian sinh trưởng của giống ĐX16 dài hơn giống địa phương khoảng 7-11 ngày (Bảng 4.40). Tuy nhiên, ĐX16 vẫn là giống ngắn ngày, chịu nhiệt tốt trong vụ hè, không ảnh hưởng đến vụ lạc Thu Đông sau đó. Đậu xanh ĐX16 kết thúc thu hoạch vào 22-23 tháng 8. Điều đáng lưu ý là giống đậu xanh ĐX16 có các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất vượt trội so với giống Đậu tằm, năng suất giống ĐX16 vượt giống đậu tằm từ 73-91,4%.
Bảng 4.40. Các chỉ tiêu sinh trưởng, mức độ nhiễm sâu bệnh và các yếu tố cấu thành năng suất của giống đậu xanh ĐX16 và Đậu tằm, vụ hè 2017
Nga Sơn | Hoằng Hóa | |||
ĐX16 | Đậu tằm | ĐX16 | Đậu tằm | |
Thời gian sinh trưởng (ngày) | 76 | 65 | 71 | 64 |
Chiều cao cây (cm) | 65,0 | 48,0 | 70,4 | 49,0 |
Số quả chắc/cây | 19,0 | 15,5 | 20,1 | 15,0 |
Số hạt/quả | 10,2 | 9,5 | 10,7 | 8,7 |
Khối lượng 1000 hạt (g) | 66,9 | 48,9 | 69,3 | 49,0 |
Năng suất hạt (kg/ha) | 1.964 | 1.135 | 2.243 | 1.172 |
Năng suất tăng so với Đậu tằm (%) | 73,0 | - | 91,4 | - |
Trong các cây trồng đậu xanh mang lại lợi nhuận trên một héc ta tương đối cao. Trong khoảng thời gian ngắn 71-76 ngày, lợi nhuận thu được từ sản xuất mô hình đậu xanh giống ĐX16 đạt từ 51,7-62 triệu đồng/ha, cao hơn sản xuất đại trà từ 25,7-36,2 triệu đồng/ha, với lợi nhuận tăng trên 2 lần (2,12 lần tại Nga Sơn, 2,41 lần ở Hoằng Hóa) (Bảng 4.41). Đánh giá hiệu quả kinh tế trên vùng đất cát của Nga Sơn, Nguyễn Thế Anh (2019) cũng khẳng rằng định giống đậu xanh ĐX16 mang lại lợi nhuận tăng 70% so với giống Đậu tằm. Đậu xanh là loại cây dễ trồng, chi phí lại thấp nên tỉ suất lợi nhuận biên rất cao. Vì vậy, trên đất vùng ven biển nói chung, đất cát nói riêng có thể mở rộng diện tích đậu xanh vụ hè và các vụ khác để nâng cao thu nhập.
Bảng 4.41. Hiệu quả kinh tế khi gieo trồng giống đậu xanh ĐX16 và giống Đậu tằm tại Nga Sơn và Hoằng Hóa, vụ hè 2017
Nga Sơn | Hoằng Hóa | |||||
Giống | Giống | Chênh | Giống | Giống | Chênh | |
Chỉ tiêu | thay | đại trà | lệch so | thay | đại trà | lệch so |
thế | (Đậu | với đại | thế | (Đậu | với đại | |
(ĐX16) | tằm) | trà | (ĐX16) | tằm) | trà | |
Năng suất (kg/ha) | 1.964 | 1.135 | 829 | 2.243 | 1.172 | 1.071 |
Tổng thu (1.000đ) | 72.668 | 41.995 | 30.673 | 82.991 | 43.364 | 39.627 |
Tổng chi (1.000đ) | 20.970 | 17.620 | 3.350 | 20.970 | 17.620 | 3.350 |
Lợi nhuận (1.000đ) | 51.698 | 24.375 | 27.323 | 62.021 | 25.744 | 36.277 |
Lợi nhuận tăng (lần) | 2,12 | 2,41 | ||||
Tỉ số lợi nhuận biên | 916 | 1.182 |