D. Năng Suất Thực Thu (Tạ/ha) Các Giống Đậu Tương Trong 3 Vụ Đông (2015-2017) Trên Chân Đất Chuyên Lúa Ở Hai Huyện Nga Sơn Và Hoằng Hóa

lần lượt là 21,22; 21,35; 21,63 tạ/ha trong các năm thí nghiệm. Bên cạnh đó, khi so sánh hai giống tuyển chọn này, năng suất của NAS-S1 đều xếp hạng 1 và cao hơn DT2001 ở tất cả các năm và địa điểm thí nghiệm.

Bảng 4.29d. Năng suất thực thu (tạ/ha) các giống đậu tương trong 3 vụ đông (2015-2017) trên chân đất chuyên lúa ở hai huyện Nga Sơn và Hoằng Hóa

Nga Sơn Hoằng Hóa Trung

Giống


2015 2016 2017


Trung

2015 2016 2017

bình


Trung bình

bình hai huyện

NAS-S1

22,60*

21,98*

22,00*

22,19 (1)

22,68*

21,59

22,56*

22,28 (1) 22,24 (1)

DT2001

21,20*

21,13*

21,56*

21,30 (2)

21,22*

21,35

21,63*

21,40 (2) 21,35 (2)

DT96

18,07

18,69c

18,72

18,49 (5)

18,42

19,60

18,37

18,80 (5) 18,65 (5)

ĐT51

19,00

19,20

19,15

19,12 (4)

19,09

19,62

18,58

19,10 (4) 19,11 (4)

DT84 (ĐC)

19,30

19,32c

19,42

19,35 (3)

19,37

19,58

19,12

19,36 (3) 19,35 (3)

LSD0,05

0,82

1,03

1,63


0,62

2,69

1,84


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 263 trang tài liệu này.

Nghiên cứu hiện trạng và cải tiến hệ thống cây trồng trên vùng đất ven biển tỉnh Thanh Hóa - 15

Ghi chú: Giá trị trung bình trong cột có dấu * cao hơn đối chứng ở mức ý nghĩa 5% Số liệu trong ngoặc đơn biểu thị thứ hạng của các giống (1 là cao nhất).

Trên vùng đất ven biển tỉnh Thanh Hóa, hiện nay giống đậu tương DT84 là giống chủ yếu trong vụ đông. Tuy nhiên, giống DT84 có năng suất không cao (chỉ đạt 19,35 tạ/ha) nên cần được bổ sung giống có năng suất cao hơn vào cơ cấu giống để tăng thu nhập trên đơn vị diện tích. Kết quả nghiên cứu trong 3 vụ ở cả hai huyện Nga Sơn và Hoằng Hóa cho thấy, hai giống đậu tương NAS-S1 và DT2001 là hai giống tuyển chọn tiềm năng, có thời gian sinh trưởng ngắn và phù hợp với bố trí vụ đông, khả năng chống đổ và chống chịu sâu bệnh khá, cho tiềm năng suất cao (cao hơn có ý nghĩa thống kê so với đối chứng DT84). Như vậy, hai giống này cần được đưa vào cơ cấu giống để mở rộng diện tích trồng đậu tương trên đất chuyên lúa hoặc chuyên màu trong vụ đông bên cạnh các cây rau màu khác có giá trị kinh tế. Kết quả nghiên cứu và đề xuất này hoàn toàn phù hợp quy hoạch phát triển nông nghiệp của tỉnh Thanh Hóa (UBND tỉnh Thanh Hóa, 2007).

4.3.4. Tuyển chọn giống lạc thích hợp trên đất chuyên màu vụ xuân

Đất đai vùng ven biển thường có thành phần cơ giới nhẹ, dễ canh tác, có thể canh tác nhiều vụ trong năm và thích hợp để phát triển các cây màu hàng hoá. Tuy

nhiên, đất vùng ven biển thường có độ phì nhiêu thấp, dễ bị thoái hoá, do đó, cần lựa chọn những cây trồng phù hợp với đất nghèo dinh dưỡng, khô hạn, chịu được nhiệt độ cao và ít bị đổ do tác hại của gió. Trên loại đất này, người ta thường trồng các cây họ đậu, trong đó cây lạc thường được ưu tiên trong hệ thống luân canh để tăng hiệu quả sử dụng đất, đồng thời từng bước giải quyết các tính chất của đất.

Những đặc điểm chính về thời gian sinh trưởng và năng suất của các giống lạc tuyển chọn được trình bày trong bảng 4.30a.

Các giống lạc tuyển chọn đều được bố trí trồng trong vụ xuân, là những giống ngắn ngày với thời gian sinh trưởng từ 113-116 ngày ở huyện Nga Sơn và từ 113- 117 ngày ở huyện Hoằng Hoá, không khác biệt nhiều với giống đối chứng L14 (115 ngày).

Chiều cao cây và số cành cấp 1 của giống đối chứng thấp hơn so với chiều cao cây của các giống tuyển chọn, trong khi đó không có sự chênh lệch lớn ở số cành cấp II giữa các giống tuyển chọn và giống đối chứng.

Bảng 4.30a. Thời gian sinh trưởng, chiều cao cây và số cành cấp I, II của

các giống lạc trong 3 vụ xuân (2015-2017) ở 2 huyện Nga Sơn và Hoằng Hóa


Giống

TGST (ngày)

Chiều cao cây (cm)

Cành cấp I /cây

Cành cấp II /cây



Nga Sơn



L08

112

43,5

4,1

1,9

L18

113

42,6

3,9

1,9

L26

115

45,2

4,3

2,0

L27

116

45,2

4,2

2,0

L14 (Đc)

115

42,3

2,0

2,0



Hoằng Hóa



L08

113

43,4

4,2

2,0

L18

117

42,2

4,0

2,0

L26

114

42,5

4,1

1,8

L27

114

44,2

4,1

1,9

L14 (Đc)

115

42,8

3,8

2,0

Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất thực thu của các giống lạc thí nghiệm trong vụ Xuân năm 2015-2017 được thể hiện ở bảng 4.30b và 4.30c.

Bảng 4.30b. Các yếu tố cấu thành năng suất của các giống lạc trong 3 vụ xuân (2015-2017) tại hai huyện Nga Sơn và Hoằng Hóa


Năm 2015


Năm 2016


Năm 2017


Giống

Số quả chắc/ cây

Số hạt chắc/ quả

Khối lượng 1000 hạt

(g)

Số quả chắc/ cây

Số hạt chắc/ quả

Khối lượng 1000

hạt (g)

Số quả chắc/ cây

Số hạt chắc/ quả

Khối lượng 1000

hạt (g)

Nga Sơn

L08

9,43

2,99*

374,03

9,80

2,97

373,03

9,90

2,98

378,93*

L18

11,03

2,01

386,03

10,70

2,08

385,03*

10,90

2,00

384,02*

L26

10,83

2,63

367,97

10,42

2,93

369,03

9,40

3,01

365,03*

L27

10,30

2,03

365,03

10,50

1,97

367,03

10,60

2,09

368,02

L14 (Đc)

10,70

2,63

366,97

10,20

2,97

368,01

10,30a

3,00

364,07

LSD0,05

0,87

0,28

8,07

1,17

0,16

15,88

0,87

0,17

9,26

Hoằng Hóa

L08

10,49

2,72

372,86

10,45

3,07*

370,47

10,48

2,62

379,22*

L18

10,28

2,24

385,37

10,55

2,27

389,47

11,23

2,40

372,27

L26

10,18

3,06*

372,04

9,85

2,77

385,71

10,06

3,20*

369,52

L27

10,31

2,36

358,25

11,19

1,94

365,99

10,92

2,15

364,75

L14 (Đc)

10,76

2,41

374,44

10,76

2,53c

369,37

10,64

2,81

357,45

LSD0,05

1,31

0,36

13,04

1,31

0,26

16,46

1,04

0,41

15,48

Ghi chú: Các giá trị có dấu * cao hơn đối chứng ở mức ý nghĩa 5%


Ở huyện Nga Sơn, năm 2015 các giống L27, L26 cho năng suất (27,03 và 28,04 tấn/ha), tương đương với giống đối chứng L14 (27 tạ/ha), trong khi đó ở các năm 2016 và 2017, năng suất thực thu giữa các công thức giống không có nhiều sự chênh lệch đáng kể. Trung bình năng suất thực thu của 3 năm ở các giống tuyển chọn dao động từ 26,34 đến 28,00 tạ/ha, trong đó giống L26 cho năng suất thực thu trung bình cao nhất với 28 tạ/ha, cao hơn so với đối chứng.

Ở huyện Hoằng Hoá, sự chênh lệch về năng suất giữa các công thức giống cũng tuân theo xu hướng giống ở huyện Hoằng Hoá. Trong đó, giống lạc L26 cho năng suất cao nhất, cao hơn so với giống đối chứng và các giống tuyển chọn. Năng suất thực thu trung bình của 3 năm của giống L26 (27,98 tạ/ha) cũng cao hơn vượt trội so với giống đối chứng L14 (27,28%) ở mức xác suất 95%.

Bảng 4.30c. Năng suất thực thu (tạ/ha) của các giống lạc 3 vụ xuân (2015-2017) ở 2 huyện Nga Sơn và Hoằng Hóa

Nga Sơn Hoằng Hóa Trung

Giống


2015 2016 2017

Trung bình


2015 2016 2017

Trung bình

bình 2 huyện

L08

25,97

26,98

26,97

26,64 (4)

25,97

27,03 26,97 26,66 (4) 26,65 (4)

L18

25,03

26,03

27,97

26,34 (5)

25,03

26,33 27,80 26,39 (5) 26,37 (5)

L26

28,04

27,97

28,01

28,00 (1)

28,03

27,83 28,03 27,96 (1) 27,98 (1)

L27

27,03

27,01

27,02

27,02 (3)

26,98

27,03 27,11 27,04 (3) 27,03 (3)

L14 (Đc)

27,00

27,04

27,28

27,13 (2)

27,01

27,33 27,98 27,44 (2) 27,28 (2)

LSD0,05

2,52

1,32

2,71


1,42

1,27 1,34

Số liệu trong ngoặc đơn biểu thị thứ hạng của các giống trong từng huyện (1 là cao nhất).

Có thể thấy, giống L26 là giống có năng suất được xếp hạng cao, đưa lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với giống đối chứng L14 vốn được trồng phổ biến tại vùng ven biển Thanh Hoá. Như vậy, giống L26 có thể thay thế giống L14 hoặc bổ sung vào cơ cấu giống lạc trên đất chuyên màu trong vụ xuân ở vùng đất ven biển tỉnh Thanh Hóa, góp phần phục vụ cho việc mở rộng diện tích và xây dựng vùng chuyên canh lạc để đầu tư thâm canh tập trung ở các huyện vùng ven biển. Đây cũng là một trong những nhiệm vụ sản xuất của ngành trồng trọt tỉnh Thanh Hóa (UBND tỉnh Thanh Hóa, 2007).

4.3.5. Tuyển chọn giống đậu xanh thích hợp trên đất chuyên lúa vụ hè

Hiện nay, tại vùng ven biển tỉnh Thanh Hoá, diện tích đất trồng lúa có xu hướng giảm, trong đó một số diện tích lúa năng suất thấp ở các chân đất vàn cao và trung bình, có điều kiện tưới tiêu không thuận lợi được chuyển sang trồng các loại rau màu khác. Việc thay thế các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao và có khả năng cải tạo đất như cây đậu xanh vào vụ hè thay cho diện tích trồng lúa kém hiệu quả sẽ làm tăng hiệu quả kinh tế của người sản xuất. Bên cạnh đó, loại cây này có khả năng thích nghi rộng, chu kỳ sản xuất ngắn, phù hợp với việc kết thúc vụ thu hoạch sớm để tránh mưa bão vào tháng 9 – tháng 10, chịu thâm canh và có thị trường tiêu thụ ổn định. Tuy nhiên, cần lưu ý trong vụ hè, thời tiết thường không ổn định, vùng ven biển Thanh Hoá thường phải chịu điều kiện bất thuận như lũ lụt, bão, gió phơn, hạn hán, nhiệt độ cao, làm tăng khả năng xuất hiện và lây lan sâu bệnh hại, kết quả là làm giảm năng suất và hiệu quả kinh tế. Do đó, việc lựa chọn

các giống đậu xanh phù hợp với điều kiện đất chuyên lúa trồng trong vụ hè là hết sức quan trọng.

Thời gian sinh trưởng và một số đặc điểm nông sinh học của các giống đậu xanh tuyển chọn được thể hiện trong bảng 4.31a. Kết quả cho thấy, ở cả hai huyện Nga Sơn và Hoằng Hoá, các giống đậu xanh đều có TGST ngắn, dao động từ 61- 68 ngày; so với đối chứng Đậu tằm (67 ngày), chỉ có giống ĐX16 có TGST ngắn hơn (61 ngày ở Nga Sơn và 62 ngày ở Hoằng Hoá), các giống khác có TGST dài hơn giống đối chứng 1 ngày. Có thể thấy TGST của các giống tuyển chọn không sai khác nhiều với giống đối chứng, nên rất thuận lợi cho việc luân canh, bố trí mùa vụ.

Bảng 4.31a. Thời gian sinh trưởng, chiều cao cây, số cành cấp I và tính chống đổ của các giống đậu xanh trong vụ hè (2015-2017)


Giống

TGST

(ngày)

Chiều cao cây

(cm)

Cành cấp I /cây

Tính chống đổ



Nga Sơn



ĐX16

61

63,36

1,17

1

ĐX208

66

64,61

1,3

1

ĐX14

68

63,66

0,9

1

ĐX11

68

64,29

0,87

1

Đậu tằm (ĐC)

67

63,6

0,8

2



Hoằng Hóa



ĐX16

62

63,4

1,2

1

ĐX208

66

64,5

1,3

1

ĐX14

69

63,8

1,0

1

ĐX11

68

64,0

0,87

1

Đậu tằm (ĐC)

67

63,5

0,85

2

Để trồng đậu xanh vào vụ hè cần phải lựa chọn những giống cứng cây, có khả năng chống đổ tốt phù hợp với điều kiện mưa nhiều vào mùa hè. Chiều cao cây của các giống đậu xanh tuyển chọn và đối chứng dao động từ 63,38-64,56cm và không có sự khác biệt đáng kể giữa các giống. Các giống đậu xanh nghiên cứu đều có số cành cấp I/cây lớn hơn so với đối chứng. Tính chống đổ của các giống tuyển chọn (mức điểm 1) tốt hơn so với giống đối chứng (mức điểm 2).

Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống đậu xanh thí nghiệm được trình bày trong bảng 4.31b và 4.31c.

Kết quả trong bảng 4.31b cho thấy, các yếu tố cấu thành năng suất của các

giống đậu xanh thí nghiệm ở các năm khác nhau tại các địa điểm khác nhau không có sự sai khác đáng kể so với giống đậu tằm đối chứng. Đối với chỉ tiêu năng suất thực thu, ở cả hai huyện giống Đậu tằm cho năng suất thực thu thấp nhất ở tất cả các vụ thí nghiệm.

Bảng 4.31b. Các yếu tố cấu thành năng suất của các giống đậu xanh trong 3 vụ hè (2015-2017) tại hai huyện Nga Sơn và Hoằng Hóa


Năm 2015


Năm 2016


Năm 2017


Giống


Số quả chắc/cây

Số hạt chắc/ quả

Khối lượng 1000

hạt (g)

Số quả chắc/ cây

Số hạt chắc/ quả

Khối lượng 1000

hạt (g)

Số quả chắc/ cây

Số hạt chắc/ quả

Khối lượng 1000 hạt

(g)

Nga Sơn

ĐX11

14,17

9,71

64,10

14,07

9,80*

65,10

14,50

9,80

65,50

ĐX14

13,90

9,56

63,80

14,07

9,67

62,80

14,63

9,64

62,70

ĐX16

15,03

9,64

62,03

15,37

9,67

65,30

15,47

9,77

66,13

ĐX208

13,90

9,85

63,17

14,13

9,89*

64,17

14,80

9,88

63,40

Đậu tằm (ĐC)

14,63

9,67

61,53

14,83

9,33

61,47

14,57

9,67

61,77

LSD0,05

1,93

0,37

4,08

1,73

0,40

4,36

1,93

1,10

5,29

Hoằng Hóa

ĐX11

14,77

9,77

64,95

14,50

9,48

64,82

14,47

9,80

66,26

ĐX14

14,07

9,67

63,04

15,23

9,52

62,94

14,37

9,79

63,12

ĐX16

15,67

9,85

62,55

16,33*

9,46

65,47

15,47

9,80

64,31

ĐX208

15,33

9,64

63,76

14,10

9,61

64,73

14,33

9,64

64,47

Đậu tằm (ĐC)

14,83

9,73

63,54

14,40

9,39

63,56

16,03

9,59

62,58

LSD0,05

2,59

0,36

3,56

1,82

0,53

3,29

1,84

0,23

5,70

Ghi chú: Các giá trị có dấu * cao hơn đối chứng ở mức ý nghĩa 5%

Ở huyện Nga Sơn, năng suất trung bình qua các năm thí nghiệm đạt cao nhất ở giống ĐX16 với 17,48 tạ/ha, cao hơn so với đối chứng (15,55 tạ/ha) ở mức tin cậy 95%. Ở Hoằng Hoá, ĐX16 cũng cho năng suất trung bình của 3 vụ thí nghiệm cao nhất với 17,39 tạ/ha, cao hơn có ý nghĩa so với giống đối chứng Đậu tằm (15,55 tạ/ha). Tổng hợp lại, giống ĐX16 có năng suất trung bình cao hơn giống đối chứng (P<0,05) và luôn ở vị trí dẫn đầu trong các giống được đánh giá tại hai huyện. Trên

vùng đất cát ven biển tỉnh Nghệ An (Phan Thị Thu Hiền, 2017) và vùng đất ven biển Thanh Hóa (Nguyễn Thế Anh & cs., 2017) cũng xác định sự ưu việt của giống đậu xanh ĐX16. Các nghiên cứu này chỉ rõ rằng giống đậu xanh ĐX16 là giống ngắn ngày, sinh trưởng tốt, năng suất cao, chịu hạn tốt, thích hợp trong cơ cấu luân canh và điều kiện nước trời ở vùng đất cát ven biển Nghệ An và Thanh Hóa.

Bảng 4.31c. Năng suất thực thu (tạ/ha) của các giống đậu xanh trong 3 vụ hè (2015-2017) ở 2 huyện Nga Sơn và Hoằng Hóa

Nga Sơn Hoằng Hóa Trung

Giống


2015 2016 2017

Trung

2015 2016 2017

bình

Trung bình

bình hai huyện

ĐX11 17,00* 16,19 16,82 16,67 (3) 17,17* 17,19* 17,15* 17,17 (2) 16,92 (2)

ĐX14 17,07* 15,91 16,39 16,46 (4) 17,07* 15,91 16,3* 16,46 (4) 16,46 (4)

ĐX16 17,09* 17,67* 17,67* 17,48 (1) 17,42* 17,34* 17,17* 17,31 (1) 17,39 (1)

ĐX208 16,87* 16,35 17,23* 16,82 (2) 16,87* 16,35* 16,89* 16,70 (3) 16,76 (3)

Đậu tằm (ĐC) 15,97 15,37 15,32 15,55 (5) 15,97 15,37 15,32 15,55 (5) 15,55 (5)


LSD0,05 0,76 1,26 1,40 0,57 0,97 0,77


Ghi chú: Giá trị trung bình trong cột có dấu * cao hơn đối chứng ở mức ý nghĩa 5% Số liệu in nghiêng trong ngoặc đơn biểu thị thứ hạng của các giống (1 là cao nhất).

Đậu đỗ là nguồn thực phẩm quan trọng cung cấp protein, các axit amin thiết yếu và dinh dưỡng thông qua tiêu thụ trực tiếp hay gián tiếp qua thịt, cá, sữa và trứng. Tuy nhiên, ở Việt Nam nói chung và vùng ven biển nói riêng, cây đậu đỗ (chủ yếu lạc, đậu tương, đậu xanh) luôn là cây trồng thứ yếu, được trồng trên những diện tích kém phì nhiêu. Diện tích gieo trồng cây đậu đỗ thấp cũng có thể do năng suất chưa cao và không ổn định. Gieo trồng cây đậu đỗ còn phụ thuộc vào sự lựa chọn của nông dân và chịu ảnh hưởng bởi chính sách hỗ trợ để tích hợp đậu đỗ vào hệ thống cây trồng. Khía cạnh này đặc biệt quan trọng nếu mục tiêu cho hệ thống nông nghiệp tương lai là khuyến khích tính bền vững, cải thiện hiệu quả sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường (Preissel & cs., 2015).

Nhiều nghiên cứu cho thấy, gieo trồng cây họ đậu mang lại nhiều lợi ích cho môi trường. Gieo trồng cây họ đậu trong hệ thống luân canh giúp giảm lượng phân bón (Lötjönen & Ollikainen, 2017), đặc biệt phân đạm, ảnh hưởng tốt tới N dễ tiêu (Yu & cs., 2014), giảm thiểu khí thải nhà kính (Lemke & cs., 2007; Reckling &

cs., 2014). Hệ thống cây trồng dựa vào đậu đỗ cũng giúp cải thiện nhiều mặt về độ phì của đất, như các bon hữu cơ trong đất (kể cả đất cát), hàm lượng mùn và lượng N, P dễ tiêu nhờ cung cấp lượng sinh khối, các bon hữu cơ và N (Jensen & cs., 2012), phóng thích khí hydrogen là một phụ phẩm của quá trình cố định nitơ sinh học, kích thích sự phát triển nốt sần vi khuẩn trong vùng rễ (La Favre & Focht, 1983). Luân canh đậu đỗ - ngô trên đất cát làm tăng N tổng số, P dễ tiêu, K và Mg trao đổi và khả năng trao đổi cation so với trồng thuần ngô (Uzoh & cs., 2019). Tăng tỉ lệ cây họ đậu trong luân canh cũng giảm thiểu sự phát thải N2O (Debaeke, 2004). Nếu được quan tâm thực sự, đậu đỗ sẽ trở thành cây trồng cạnh tranh về lợi ích môi trường và kinh tế xã hội. Cây đậu đỗ có tiềm năng để đưa vào hệ thống cây trồng cải tiến, đặc biệt ở vùng đất màu, đất cát ven biển nơi mà canh tác chủ yếu dựa vào nước trời. Trong những năm gần đây, nhiều nghiên cứu đã tập trung vào vai trò của cây họ đậu trong hệ thống luân canh dựa trên những ảnh hưởng có lợi về năng suất và các đặc điểm chất lượng tới cây trồng sau. Tăng cường đưa cây đậu đỗ vào cơ cấu luân canh trong hệ thống cây trồng vùng ven biển Thanh Hóa giúp cải thiện độ phì đất và hình thành một hệ thống canh tác bền vững, hướng tới hệ thống cây trồng và nền nông nghiệp thông minh theo khí hậu.

4.4. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA GIỐNG TUYỂN CHỌN VÀ HỆ THỐNG CÂY TRỒNG CẢI TIẾN

4.4.1. Đánh giá hiệu quả kinh tế của các giống đã tuyển chọn

4.4.1.1. Giống lúa Thái xuyên 111

Kết quả theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng, mức sâu bệnh hại và các yếu tố năng suất được trình bày trong bảng 4.32. Thời gian sinh trưởng của Thái xuyên 111 và BC15 đều thuộc nhóm chín trung bình, hoàn toàn đáp ứng nhu cầu cây vụ đông. Giống Thái xuyên 111 có thời gian sinh trưởng 129 ngày chín sớm hơn giống BC15 6 ngày. Giống Thái xuyên 111 có chiều cao cây xung quanh 102cm và giống BC15 dao động từ 104-113cm, thuộc nhóm cao cây trung bình, chống đổ tốt. Do được phòng trừ sâu, bệnh kịp thời nên cả hai giống đều bị sâu bệnh hại ở mức nhẹ, trừ bệnh đạo ôn cổ bông nặng hơn ở giống BC15, chứng tỏ BC15 khá cảm nhiễm với đạo ôn.

Tuy có sự khác nhau ở hai điểm, giống lúa Thái xuyên 111 có số bông hữu hiệu/khóm, chiều dài bông, số hạt chắc trên bông cao hơn BC15. Số hạt chắc/bông

Xem tất cả 263 trang.

Ngày đăng: 20/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí