Hiệu Quả Kinh Tế Của Hệ Thống Cây Trồng Cải Tiến

4.4.2. Hiệu quả kinh tế của hệ thống cây trồng cải tiến

4.4.2.1. Hệ thống cây trồng cải tiến trên đất lúa

Một tiến bộ công nghệ hay một biện pháp/quy trình canh tác được lựa chọn thông qua phân tích lợi nhuận cận biên. Lợi nhuận trung bình thu được từ HTCT trong một năm trên đất lúa ở hai điểm được trình bày trong bảng 4.42. Kết quả cho thấy sản xuất 2 vụ lúa trong năm mang lại lợi nhuận không cao. Đầu tư sản xuất thêm vụ đậu tương đông, trong thời gian gần 3 tháng cho lợi nhuận cao hơn một vụ lúa. Tổng thu nhập trong năm khi thêm cây đậu tương vụ đông đạt 67,837 triệu đồng/ha, cao gấp 2 lần so với tập quán sản xuất trước đây của nông dân chỉ trồng 2 vụ lúa.

Việc tăng thêm một vụ đông không chỉ tạo thêm thu nhập bổ sung, tăng hiệu quả và tăng hệ số sử dụng đất mà còn tạo việc làm và tăng độ phì của đất cho vụ sau. Tuy nhiên, để đảm bảo năng suất cây trồng vụ đông cần áp dụng những giống cải tiến có năng suất cao, thường xuyên bổ sung bộ giống cây trồng (lúa, đậu đỗ, rau màu) có thời gian sinh trưởng hợp lý. Ngoài đậu tương vụ đông có thể gieo trồng các loại rau có giá trị kinh tế như cà chua, súp lơ, ngô ngọt...

Bảng 4.42. Hiệu quả kinh tế của hệ thống cây trồng cải tiến trên đất chuyên lúa


Lợi nhuận (1.000 đồng/ha)

Hệ thống cây trồng

Lúa xuân

Lúa mùa

Đậu

tương đông

Tổng lợi nhuận

HTCT cải tiến (lúa xuân Thái xuyên 111 -

lúa mùa HT9 - đậu tương đông NAS-S1)

22.125

20.171

25.541

67.837

HTCT đang áp dụng (Lúa xuân BC15 - lúa

mùa BC15- bỏ hóa)


16.480


17.103


-


33.583

HTCT cải tiến tăng so với HTCT đang áp

dụng (lần)




2,02

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 263 trang tài liệu này.

Nghiên cứu hiện trạng và cải tiến hệ thống cây trồng trên vùng đất ven biển tỉnh Thanh Hóa - 17

Trồng lúa liên tục gây ra sự suy thoái độ phì, giảm chất lượng đất, gây ra phát thải khí nhà kính, đặc biệt khí metan (Islama & cs., 2020). Phát thải các bon trong sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam đang tăng nhanh trong những năm gần đây. Năm 2010, riêng trồng lúa đã chiếm 44% tổng lượng phát thải CO2 quy đổi

từ nông nghiệp (OECD, 2015). Sử dụng phân bón trong các hoạt động nông nghiệp cũng ngày càng tác động mạnh tới phát thải khí CO2. Do sử dụng quá nhiều phân bón, thuốc trừ sâu và hóa chất khác nên đã gây ra hiện tượng suy thoái môi trường đất, dẫn đến suy giảm độ màu mỡ của đất và tăng nguy cơ phú dưỡng (oxy thấp và tảo tăng quá mức trong nguồn nước do dư thừa N và P trong nước). Hơn nữa, quá trình thâm canh vì mục tiêu năng suất của nông dân có thể làm cho đất bảo hòa với phân bón, khó có thể tăng năng suất cây trồng bằng cách sử dụng thêm phân bón.

Trên đất chuyên lúa, lúa - lúa - bỏ hóa là hệ thống cây trồng khá phổ biến ở vùng ven biển Thanh Hóa. Do đó, bổ sung và đa dạng thêm cây trồng là cần thiết để làm gián đoạn sự độc canh (Thang & cs., 1997) bằng cách đưa cây đậu đỗ, rau màu vào hệ thống cây trồng trong mùa đông (vụ thu-đông). Diện tích cây đậu đỗ cũng có thể tăng trên đất vàn/vàn cao bằng cách xen canh đậu đỗ ngắn ngày với ngô sau lúa xuân, lúa mùa và đưa đậu đỗ vào cơ cấu luân canh. Samant (2015) nghiên cứu ảnh hưởng của 7 hệ thống cây trồng trong HTCT dựa vào cây lúa cũng khẳng định rằng, đa dạng hóa cây trồng với việc đưa vào các loại rau, như cà tím, cà chua, hành tây trong vụ đông là hệ thống tăng hiệu quả sản xuất, hiệu quả sử dụng đất và tăng lợi nhuận so với độc canh lúa. Hơn nữa, cây đậu đỗ có tiềm năng quan trọng để phá vỡ hệ thống độc canh lúa có lợi cho chu kỳ dinh dưỡng, làm tăng N, P2O5 và K2O dễ tiêu.

4.4.2.2. Hệ thống cây trồng cải tiến trên đất màu

Lợi nhuận thu được từ 3 hệ thống cây trồng trên đất màu ở hai điểm được tổng hợp ở bảng 4.43. Trên chân đất chuyên màu, sản xuất các cây màu hàng hóa mang lại lợi nhuận cao. HTCT sử dụng giống cải tiến: lạc xuân (L26) - đậu xanh hè (ĐX16) - lạc thu đông (L26) đạt lợi nhuận 181,861 triệu đồng/ha, cao gấp 2,5 lần so với HTCT hiện đang áp dụng. Ngược lại, HTCT lạc xuân - đậu xanh hè - lạc thu đông sử giống giống lạc L14 và đậu xanh địa phương mang lại lợi nhuận không cao, nhưng vẫn tốt hơn công thức lạc xuân (L14) - đậu xanh hè (Đậu tằm) - ngô đông. Phân tích lợi nhuận cho thấy sử dụng giống cải tiến năng suất cao mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt. Tuy nhiên, đây chỉ là mô hình trong một năm nên cần phải được thử nghiệm vài chu kỳ nữa với sự áp dụng các loại cây trồng thay đổi và đa dạng.

Bảng 4.43. Hiệu quả kinh tế của hệ thống cây trồng cải tiến trên đất chuyên màu



Hệ thống cây trồng

Lợi nhuận (1000 đồng/ha)


Vụ xuân

Vụ hè

Vụ đông

Tổng lợi

nhuận

HTCT1

54.584

56.427

70.850

181.861

HTCT2

32.900

35.340

36.640

104.880

HTCT3

32.900

35.340

4.100

72.340

HTCT1 tăng so với HTCT2




1,73

HTCT1 tăng so với HTCT3




2,51

HTCT2 tăng so với HTCT2




1,45

Ghi chú:

- HTCT1: Lạc xuân (giống L26) - đậu xanh hè (giống ĐX16) - lạc thu đông (giống L26)

- HTCT2: Lạc xuân (giống L14) - đậu xanh hè (giống Đậu tằm) - lạc thu đông (L14)

- HTCT3: Lạc xuân (giống L14) - đậu xanh hè (giống Đậu tằm) - ngô thu đông.


Ngoài đánh giá mô hình, số liệu sản xuất ngô đông của các hộ lân cận cũng được thu thập để so sánh đánh giá hiệu quả của mô hình cải tiến với mô hình cũ và nông dân đang sản xuất tại hai điểm nghiên cứu. Ý kiến của nông dân lân cận mô hình cho biết với năng suất ngô đông bình quân 4 tấn/ha, giá bán 6.000 đồng/kg thì thu nhập được 24,0 triệu đồng/ha. Tuy nhiên, chi phí đầu tư phân bón cho ngô cao hơn so với sản xuất lạc. Theo tính toán của các hộ, 1 sào ngô (500m2) chỉ được lãi khoảng 200.000 đồng. Như vậy, sản xuất 1 ha ngô đông chi cho lợi nhuận khoảng 4 triệu đồng/ha.

4.4.3. Đề xuất hệ thống cây trồng cải tiến trong thời gian tới và giải pháp thực hiện

Dựa vào kết quả đã thu thập, tổng hợp phân tích một số loại cây trồng và cơ cấu cây trồng cải tiến trên đất lúa, đất màu dưới đây được đề xuất để áp dụng và mở rộng, định hướng tới năm 2025 và tầm nhìn 2030 (Bảng 4.44). Trong HTCT, cần thường xuyên thay thế và tăng tỉ lệ diện tích các giống ưu thế hơn về năng suất, chất lượng và khả năng chống chịu đã và sẽ tuyển chọn. Trước mắt, thay thế giống lúa Thái xuyên 111 trong vụ xuân và giống lúa HT9 trong vụ mùa thay cho các giống BC15, Q5, Khang dân; giống đậu tương NAS-S1 sau lúa mùa; giống lạc L26 hay đậu xanh ĐX16 trên đất màu thay thế các giống hiện có năng

suất thấp, kém hiệu quả. Các giống đậu xanh cải tiến có thể mở rộng trong vụ hè thu trên đất cát. Trồng đậu tương sau lúa mùa trên đất chuyên lúa vừa tận dụng quỹ đất, mang lại lợi nhuận về kinh tế, vừa tăng độ phì đất. Tương tự, trồng lạc cũng mang lại lợi nhuận cao, đặc biệt khi thay thế giống L14 bằng giống L26. Đặc biệt trong cơ cấu cây trồng cần tăng tỉ lệ diện tích cây họ đậu và cây rau màu vụ đông để duy trì sức khỏe đất, tăng hệ số sử dụng đất, tăng hiệu quả kinh tế, bảo vệ hệ sinh thái nông nghiệp và đáp ứng nhu cầu của thị trường. Đối với những vùng gần thị trấn, thị xã hay thành phố có thể trồng các giống ngô ngọt, khoai lang ruột vàng, dưa lưới,...

Với sự phát triển kinh tế-xã hội hiện nay, chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng tăng hiệu quả sản xuất, đảm bảo an ninh lương thực/thực phẩm, thâm canh bền vững, tăng hiệu quả sử dụng đất, bảo vệ môi trường và hệ sinh thái nông nghiệp là yêu cầu cấp thiết để ứng phó với điều kiện biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp. Điều kiện thời tiết khí hậu (chủ yếu là nhiệt độ, giờ nắng và lượng mưa) ở miền Bắc, Thanh Hóa nói chung và vùng ven biển Thanh Hóa nói riêng tạo thành 3 vụ sản xuất chính rõ rệt trong ngành trồng trọt: vụ xuân (tháng 12-tháng 5), vụ mùa hay vụ hè thu (tháng 5-tháng 9) và vụ đông (tháng 9/10-tháng 12). Vùng ven biển Thanh Hóa có điều kiện tự nhiên đa dạng, đặc biệt là đa dạng về địa hình và đất đai, dẫn đến sự đa dạng/phong phú của hệ thống canh tác, hệ thống cây trồng. Ngoài lúa là cây chủ lực, có rất nhiều loại màu lương thực như khoai lang ruột vàng, ngô thường/ngô ngọt, lạc, đậu tương, đậu xanh, cây rau đậu thực phẩm, dưa hấu, dưa lê,... có thể lựa chọn đưa vào nhằm đa dạng hóa HTCT.

Trong cơ cấu cây trồng vụ xuân lẫn vụ mùa vùng ven biển, nhóm cây lương thực (chủ yếu lúa) chiếm gần 70% diện tích, chủ yếu vì đảm bảo an ninh lương thực nông hộ. Phần diện tích còn lại là ngô, lạc, đậu tương và rau đậu thực phẩm. Trong những năm gần đây, trong cơ cấu cây trồng vụ xuân và vụ mùa, tỉ lệ diện tích lúa có xu hướng giảm, đặc biệt phần diện tích, khó chủ động tưới, diện tích trên đất vàn cao khó tưới được chuyển đổi sang trồng ngô ngọt, dưa chuột, đậu tương, lạc, ớt cà chua xuất khẩu mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Để giảm diện tích trồng lúa hiệu quả, những giống ngắn ngày hơn, năng suất cao hơn cần đưa vào cơ cấu luân canh và mở rộng diện tích. Cụ thể vụ xuân là giống Thái xuyên 111 và vụ mùa giống HT9, giống lạc L26 vào vụ xuân, đậu xanh ĐX16 vụ hè và đậu tương NAS-S1 vào cả vụ xuân lẫn vụ đông. Tùy theo điều kiện thời tiết, thị trường người nông dân tự ra quyết định lựa chọn cây trồng phù hợp. Trong thời

gian tới các huyện ven biển định hướng phát triển sản xuất trồng trọt theo hướng sản xuất hàng hoá, tập trung; chuyển đổi mạnh cơ cấu cây trồng kém hiệu quả sang cây trồng khác có hiệu quả cao; hình thành các vùng sản xuất tập trung chuyên canh, vùng có thế mạnh phát triển các loại cây lúa và cây màu trồng chủ yếu như: ngô, lạc, ớt, rau các loại.

Bảng 4.44. Đề xuất một số cơ cấu luân canh có thể áp dụng và mở rộng trên đất lúa, đất màu và đất cát ở vùng ven biển Thanh Hóa


Loại đất

Hệ thống cây trồng hiện tại

Hệ thống cây trồng đề xuất


Đất lúa


Lúa - lúa

Lúa xuân - lúa mùa sớm - cà chua Lúa xuân - lúa mùa sớm dưa chuột Lúa xuân - ớt - rau (ngô, bắp cải, dưa chuột, súp lơ, su hào, cải ăn lá)

Lúa xuân - lúa mùa - màu đông: đậu tương/ khoai lang/ cà chua/ khoai tây/ ngô ngọt


Đất màu


3 vụ màu

Ớt - ngô thường/ ngô ngọt - cà chua Ớt - cà chua/ dưa chuột

Dưa chuột - bí xanh Ớt - bí xanh

Lạc - đậu tương - lạc

Dưa chuột - dưa chuột - cà chua Thuốc lào - ngô thường/ ngô ngọt Bí xanh - đậu xanh - cà chua

Khoai lang - dưa chuột - cà chua


Đất cát ven biển


Lúa - màu

Ngô - ớt - lạc

Dưa chuột - đậu xanh - ngô

Lúa xuân - đậu xanh - rau màu đông Khoai lang - đậu xanh - rau màu

Kết quả điều tra và tổng hợp cho thấy, diện tích gieo trồng ở tỉnh Thanh Hóa và vùng ven biển đang có xu hướng chuyển dịch theo hướng tăng tỉ lệ cây rau màu vụ đông (ớt, cà chua, dưa chuột, ngô ngọt, đậu tương, bắp cải, súp lơ, su hào, rau đậu, cải ăn lá). Sản xuất vụ đông không chỉ bổ sung lượng lương thực, thực phẩm mà còn tạo việc làm, tạo sản phẩm có giá trị kinh tế cao, tăng giá trị sản xuất, tăng

thu nhập. Tuy nhiên, thời gian sản xuất vụ đông tương đối ngắn, chỉ 3-4 tháng và rau màu vụ đông đòi hỏi thời vụ chặt chẽ, lao động, kỹ thuật và chi phí. Chẳng hạn, những cây ưa ấm như ngô, đậu tương, khoai lang, bầu bí đòi hỏi thời vụ sớm hơn sau lúa mùa sớm hay lúa mùa cực sớm, trong khi những cây ưa mát (cà chua), ưa lạnh (su hào, bắp cải, cải bao...) có thể trồng muộn hơn sau mùa chính vụ hoặc trên đất màu. So với vùng đồng bằng, tốc độ chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong những năm gần đây ở vùng ven biển diễn ra vững chắc và tích cực hơn đối với nhóm rau đậu thực phẩm, ngô ngọt, lạc, đậu tương (Đào Thanh Xuân, 2017). Hơn nữa, ở vùng ven biển, hệ thống cây trồng đang chuyển đổi theo xu hướng hình thành vùng sản xuất tập trung rau thực phẩm xuất khẩu với các sản phẩm như: Ớt, dưa chuột bao tử, ngô ngọt, cà chua ở Hoằng Hóa, Hậu Lộc, Quảng Xương; vùng lạc, đay, cói xuất khẩu tập trung ở tiểu vùng phía đông huyện Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hóa. Trong thời gian tới, HTCT vùng ven biển phải hướng vào duy trì và cải thiện chất lượng đất. HTCT cải thiện đất là những tổ hợp đặc thù của các loại cây trồng, công thức luân canh và kỹ thuật quản lý nhằm ngăn ngừa suy thoái đất và cải thiện chất lượng đất. Sự đa dạng cây trồng trong từng vụ và cơ cấu luân canh có thể thực hiện theo từng khu ruộng, cánh đồng, từng thôn/xã, huyện và toàn vùng. Ngoài ra, để đối phó với sự thay đổi của thời tiết và khí hậu, né tránh thiên tai, giảm thiệt hại do những điều kiện thời tiết bất lợi gây ra cần có những chiến lược sản xuất thích hợp. Chọn lựa thời vụ gieo trồng, loại cây trồng, giống cây trồng và kỹ thuật canh tác hợp lý là biện pháp thích ứng khả thi nhất nhằm đảm bảo năng suất cây trồng ổn định và giảm thiểu thiệt hại trong sản xuất nông nghiệp. Người sản xuất nên chủ động điều chỉnh cơ cấu mùa vụ và loại cây trồng, tránh thiên tai dựa trên dự báo thời tiết và khuyến cáo của các cơ quan quản lý ngành nông nghiêp tại địa phương.

Xây dựng HTCT cải tiến cho thời gian tới là một định hướng phù hợp với Chương trình hành động của Ủy ban Nhân dân tỉnh Thanh Hóa về tái cơ cấu ngành nông nghiệp đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 và tầm nhìn 2030 theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững (UBND tỉnh Thanh Hóa, 2015a, 2015b). Cụ thể, ngành trồng trọt phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa quy mô lớn (vùng sản xuất hàng hóa chuyên canh, đặc biệt rau thực phẩm), gắn với bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. HTCT được thực hiện thông qua chuyển dịch cơ cấu cây trồng sang cây trồng có

lợi thế phát triển, cho giá trị, hiệu quả cao. Tuy nhiên, chương trình chưa nhấn mạnh nội dung của tính bền vững.

Dựa trên kết quả nghiên cứu, đặc biệt về tài nguyên đất và hiện trạng HTCT trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu, một hệ thống cây trồng cải tiến bền vững cần được thiết kế theo sao cho không ảnh hưởng xấu tới môi trường, duy trì lợi ích sinh thái nông nghiệp, duy trì và cải thiện chất lượng đất (sức khỏe đất), nước, bảo tồn đa dạng sinh học và chất lượng cây trồng trong ngắn hạn và dài hạn, nâng cao đời sống người dân. Điều đó có nghĩa là sản xuất cây trồng có thể duy trì mức sảnxuất lương/thực thực phẩm và chất lượng ổn định dài hạn mà không tăng đầu vào(hóa chất nông nghiệp), trong khi đó duy trì và cải thiện sức khỏe đất bằng chất hữucơ, quản lý cây trồng, quản lý dịch hại tổng hợp, giảm sử dụng thuốc BVTV, bảovệ đa dạng sinh học, cải thiện chất lượng dinh dưỡng, bón phân cho đất bằng phânhữu cơ, giảm phát thải khí nhà kính và các bon.

Để hiện thực hóa HTCT cải tiến, có thể thực hiện các nội dung/giải pháp sau:

i) Chuyển đổi đất lúa năng suất, hiệu quả kinh tế thấp sang trồng các cây trồng khác có hiệu quả kinh tế cao hơn; lựa chọn các giống lúa năng suất cao, ngắn ngày thích hợp với tiểu vùng sinh thái. Định kỳ tuyển chọn loại cây trồng, giống cây trồng mới tốt hơn, chống chịu điều kiện bất lợi đưa vào HTCT.

ii) Trên đất trồng lúa, vùng trũng sâu có thể kết hợp lúa-cá, trong khi đó trên vùng vàn, vàn cao, đất cát kết hợp trồng lúa với đa dạng các loại rau màu, cây họ đậu. Trồng cây rau màu, đậu đỗ sau lúa mùa sớm có thể tận dụng tối ưu tàn dư độ ẩm; mở rộng áp dụng che phủ bằng nilong và vật liệu hữu cơ (rơm rạ, bèo tây, tàn dư cây đậu đỗ...) để giảm thiểu nhu cầu nước tưới cho các loại cây trồng cạn như lạc, bầu bí,...

iii) Thực hành trồng trọt giảm thiểu lệ thuộc vào hóa học thông quan quản lý cây trồng, đất, nước phù hợp. Cụ thể là đa dạng hóa cây trồng (kể cả bổ sung các loại cây trồng mới, chống chịu vào cơ cấu cây trồng hiện tại), thực hiện chế độ luân canh/tổ hợp luân canh linh hoạt, tăng cường sử dụng cây họ đậu để vừa có thu hoạch vừa cải tạo đất. Nơi nào, khi nào có thể nên thực hiện trồng xen canh, trồng gối. Trả lại tàn dư thực vật cho đất, sử dụng chất thải hữu cơ, phân chuồng, phân xanh để tăng chất hữu cơ và các bon hữu cơ trong đất, vì chất hữu cơ đất là chỉ số quan trọng đối với sức khỏe đất.

iv) Thực hành nông nghiệp thông minh ứng phó với khí hậu – thích ứng và giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu. Áp dụng các biện pháp canh tác phù hợp: chọn thời vụ, loại cây/giống cây trồng; sử dụng phân bón hợp lý, cân đối; thực hành quản lý dịch hại tổng hợp/giảm thiểu sử dụng hóa học.

v) Tiến hành các thực nghiệm bổ sung về HTCT cải tiến cụ thể trên các tiểu vùng để đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội, môi trường và áp dụng và mở rộng trong thời gian tới.

Xem tất cả 263 trang.

Ngày đăng: 20/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí