PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
5.1. KẾT LUẬN
1) Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, đặc biệt đất nông nghiệp vùng ven biển tỉnh Thanh Hóa (đất phù sa và đất cát) thuận lợi để phát triển hệ thống cây trồng hàng năm, đặc biệt các cây trồng họ đậu và rau màu các loại. Diện tích đất thích hợp cho các cây trồng này chiếm tỉ lệ tương đối cao trong quỹ đất canh tác của vùng. Để duy trì chất lượng và sức khỏe đất, lợi ích môi trường, nâng cao năng suất cây trồng, giá trị trồng trọt trên một đơn vị diện tích và thâm canh bền vững cần giảm hợp lý diện tích cây lương thực truyền thống, đặc biệt là lúa, mở rộng cây trồng vụ đông và tăng diện tích cây đậu đỗ, rau màu có giá trị cao. Các cây rau mang lại giá trị và hiệu quả kinh tế cao là ớt, cà chua, bí xanh, dưa chuột khi trồng riêng rẽ và trong cơ cấu luân canh.
2) Ngành trồng trọt đóng vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh Thanh Hóa nói chung và vùng ven biển nói riêng. Trong hệ thống cây trồng trên vùng đất ven biển tỉnh Thanh Hóa, lúa chiếm tỷ lệ diện tích gieo trồng xấp xỉ 60%. Trên đất chuyên lúa, diện tích gieo trồng 2 vụ lúa một năm thậm chí chiếm trên 90% và diện tích 3 vụ (2 vụ lúa + 1 vụ màu) chiếm tỉ lệ rất nhỏ (5,6%). Sự đa dạng trong hệ thống cây trồng vùng ven biển còn thấp do diện tích các loại rau, màu thấp và lẻ tẻ. Hệ số sử dụng đất thấp, chứng tỏ tiềm năng đất đai hiện có chưa được khai thác tốt và cần khắc phục. Trong những năm gần đây, tỉ lệ diện tích gieo trồng lúa đang có xu thế giảm trong khi đó diện tích rau đậu các loại có xu hướng tăng. Tăng vụ đông trên đất chuyên lúa cũng mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt. Trên đất chuyên màu (vàn và vàn cao), các công thức luân canh khá đa dạng và đều hiệu quả. Các loại rau màu trong cơ cấu luân canh (trên đất lúa hay đất chuyên màu) như dưa chuột, ớt, ngô ngọt, cà chua, bí xanh là những cây trồng có hiệu quả hiệu quả kinh tế cao, lợi nhuận mang lại gấp 2-3 lần so với trồng lúa. Các loại cây đậu đỗ tuy hiệu quả kinh tế không cao nhưng có tác dụng duy trì và cải thiện chất lượng đất. Do đó, HTCT hiện tại cần được cải tiến theo hướng hiệu quả, bền vững và ít ảnh hưởng tới môi trường. Thách thức lớn nhất trong cải tiến hệ thống cây trồng hiện tại vùng ven biển Thanh Hóa là: i) Diện
tích canh tác trên nông hộ nhỏ, manh mún, phân bố rải rác khó áp dụng kỹ thuật để sản xuất hàng hóa có hiệu quả, ii) Sự suy giảm số lượng và già hóa lao động nông nghiệp cũng như chất lượng nguồn nhân lực. Để giải quyết các thách thức, khó khăn hiện tại, sản xuất nông nghiệp cần được cơ giới hóa, ứng dụng công nghệ; người nông dân phải được đào tạo; khuyến khích tích tụ, tập trung đất và liên kết sản xuất.
3) Kết quả nghiên cứu đã tuyển chọn được bộ giống cây trồng để thay thế các giống đại trà và mở rộng diện tích sản xuất: i) Giống lúa Thái xuyên 111 phù hợp trồng ở vụ xuân, giống thuộc nhóm ngắn ngày, cứng cây, có khả năng kháng sâu bệnh và thích ứng tốt, có khả năng chống đổ tốt và cho năng suất cao, chất lượng gạo ngon, cơm mềm dẻo, vị đậm và có mùi thơm nhẹ; ii) Giống đậu tương NAS- S1 phù hợp trồng trong vụ đông/thu-đông trên đất chuyên lúa, giống có thời gian sinh trưởng từ 90 ngày, chiều cao đạt 53,6cm, có khả năng chống đổ tốt và năng suất trung bình cao; iii) Giống lạc L26 phù hợp trồng trong vụ xuân với thời gian sinh trưởng ngắn và năng suất cao, iv) Giống đậu xanh ĐX16 phù hợp trồng trong vụ hè trên đất chuyên màu, giống có thời gian sinh trưởng ngắn, cao trung bình, chống đổ tốt và cho năng suất cao.
4) Tăng vụ, đặc biệt vụ đông và thay thế, mở rộng diện tích giống thích hợp là một trong giải pháp chuyển dịch HTCT mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Thực nghiệm 1 năm trên đất chuyên lúa với công thức luân canh: lúa xuân (Thái xuyên
111) - lúa mùa (HT9) - đậu tương đông (NAS-S1); trên đất chuyên màu với công thức luân canh: lạc xuân (L26) - đậu xanh hè (ĐX16) - lạc thu đông (L26) đã khẳng định hiệu quả kinh tế. Bổ sung giống cây đậu đỗ cải tiến, rau màu thường xuyên và tăng tỉ lệ vào cơ cấu luân canh trong hệ thống cây trồng vùng đất ven biển Thanh Hóa sẽ giúp cải thiện độ phì đất, cải thiện môi trường, hướng tới nền canh tác bền vững.
Có thể bạn quan tâm!
- D. Năng Suất Thực Thu (Tạ/ha) Các Giống Đậu Tương Trong 3 Vụ Đông (2015-2017) Trên Chân Đất Chuyên Lúa Ở Hai Huyện Nga Sơn Và Hoằng Hóa
- Các Chỉ Tiêu Sinh Trưởng, Mức Nhiễm Sâu Bệnh Và Các Yếu Tố Cấu Thành Năng Suất Của Giống Thái Xuyên 111 Và Bc15, Vụ Xuân 2017
- Hiệu Quả Kinh Tế Của Hệ Thống Cây Trồng Cải Tiến
- Nghiên cứu hiện trạng và cải tiến hệ thống cây trồng trên vùng đất ven biển tỉnh Thanh Hóa - 19
- Phiếu Điều Tra Nông Dân Về Hiện Trạng Hệ Thống Trồng Trọt Trên Vùng Đất Ven Biển Tỉnh Thanh Hóa
- Các Thiệt Hại Về Sản Xuất Và Cuộc Sống Do Bất Thường Về Thời Tiết Trong Khoảng 5 Năm Gần Đây?
Xem toàn bộ 263 trang tài liệu này.
5.2. ĐỀ NGHỊ
- Hệ thống cây trồng là hệ thống động phụ thuộc vào công nghệ, điều kiện kinh tế - xã hội và nhu cầu thị trường, nên cần thường xuyên xem xét để điều chỉnh, cải tiến, phục vụ sản xuất nông nghiệp hàng hóa hướng tới phát triển nông nghiệp bền vững và bảo vệ môi trường của vùng ven biển tỉnh Thanh Hóa.
- Vì thực nghiệm hệ thống cây trồng cải tiến chỉ thực hiện trong vòng 1 năm với ít loại và giống cây trồng chưa thể hiện được tính mềm dẻo, đa dạng của HTCT, nên cần mở rộng thực nghiêm hệ thống/cơ cấu cây trồng đa dạng hơn với nhiều loại cây trồng, đặc biệt là rau giá trị cao trên các chân đất canh tác chính của vùng ven biển tỉnh Thanh Hóa để áp dụng rộng rãi trong thời gian tới.
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Nguyễn Trọng Trang, Nguyễn Thị Chinh, Đồng Hồng Thắm & Phạm Thị Xuân (2017). Nghiên cứu xác định cơ cấu cây trồng phù hợp trên đất chuyên màu vùng đất cát ven biển Thanh Hóa. Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam. (4)77: 61-67.
2. Nguyễn Trọng Trang, Vũ Đình Hòa & Hà Thị Thanh Bình (2020). Tuyển chọn một số giống cây trồng thích hợp cho vùng ven biển tỉnh Thanh Hóa. Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam. 18(11): 899-907.
3. Nguyễn Trọng Trang, Vũ Đình Hòa, Hà Thị Thanh Bình & Trần Thị Thiêm (2020). Hiện trạng và định hướng hệ thống cây trồng theo hướng nâng cao giá trị và phát triển bền vững trên vùng đất ven biển tỉnh Thanh Hóa. Tạp chí Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn. (21): 10-19.
4. Nguyễn Trọng Trang, Vũ Đình Hòa & Hà Thị Thanh Bình (2021). Tài nguyên đất và cây trồng hàng năm trên vùng đất ven biển tỉnh Thanh Hóa. Tạp chí Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn. (6): 133-142.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt:
1. Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn (2011a). Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-55:2011/BNNPTNT về khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống lúa.
2. Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn (2011b). Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-57: 2011/BNNPTNT về Khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống lạc.
3. Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn (2011c). Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-58: 2011/BNNPTNT về khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống đậu tương.
4. Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn (2011d). Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-62: 2011/BNNPTNT về Khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống đậu xanh. .
5. Bùi Phúc Khánh (1995). Xác định cơ cấu hợp lý một số giống cây lương thực mới trên đất phù sa sông ở Vĩnh phú. Luận án Phó tiến sĩ khoa học nông nghiệp, Hà Nội. 145-148.
6. Châu Anh (2021). Thanh Hóa: Phát triển nông nghiệp ứng phó với biến đổi khí hậu. Truy cập từ Tạp chí điện tử Môi trường & Cuộc sống. https://moitruong.net.vn/thanh-hoa-phat-trien-nong-nghiep-ung-pho-voi-bien- doi-khi-hau/ ngày 25/4/2021.
7. Cục Thống kê tỉnh Thanh Hóa (2018). Niên giám thống kê năm 2017.
8. Cục Thống kê tỉnh Thanh Hóa (2019). Niên giám thống kê tỉnh Thanh Hóa năm 2018. NXB Thống kê, Hà Nội.
9. Đặng Bá Đàn (2012). Nghiên cứu cải tiến hệ thống cây trồng hàng năm trên vùng đất xám huyện Krông Bông tỉnh Dak Lak. Luận án tiến sĩ Nông nghiệp, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam.
10. Đặng Kim Sơn (2006). Nông nghiệp Nông thôn Việt Nam 20 năm Đổi mới và Phát triển. NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 75-76.
11. Đặng Vũ Bình & Nguyễn Xuân Trạch (2002). Canh tác kết hợp nhằm phát triển nông thôn bền vững. Kết quả nghiên cứu khoa học kỹ thuật. Trung tâm nghiên cứu liên ngành phát triển nông thôn, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. NXB Nông nghiệp Hà Nội. 77.
12. Đào Thanh Xuân (2017). Nghiên cứu chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở tỉnh Thanh Hóa. Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
13. Đinh Ngọc Lan (2013). Nghiên cứu chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất ruộng theo hướng sản xuất hàng hóa tại thành phố Lạng Sơn. Tạp chí Khoa học & công nghệ, Đại học Thái Nguyên. 129-133.
14. Đinh Quang Tuyến, Dương Thị Việt Hà, Dương Xuân Diêu, Trần Đăng Thế, Nguyễn Văn Chính, Lê Văn Giáp & Tình B. Đ. (2008). Nghiên cứu một số mô hình bông xen canh với cây trồng ngắn ngày có hiệu quả kinh tế cao tại vùng Tây Nguyên. Viện Nghiên cứu Bông và PTNN Nha Hố.
15. Đoàn Thị Thanh Nhàn (2006). Trồng xen lạc, đậu tương có che phủ nilông tự hủy với mía - một giải pháp hữu hiệu góp phần nâng cao năng suất, tăng hiệu quả kinh tế và ổn định vùng mía nguyên liệu khu vực miền Trung. KHCN Quản lý Nông học vì sự Phát triển Nông nghiệp bền vững ở Việt Nam. NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 135-142.
16. Hoàng Ngọc Thuận, Trần Thị Tâm, Đào Trọng Hùng & Vũ Dương Quỳnh (2010). Ảnh hưởng của phụ phẩm nông nghiệp đến năng suất lúa và ngô trong cơ cấu lúa xuân - lúa mùa - ngô đông trên đất phù sa sông Hồng, đất bạc màu và đất cát ven biển. Tạp chí Khoa học Đất - Hội Khoa học Đất Việt Nam. 33: 95.
17. Hoàng Thị Thái Hòa, Hồ Huy Cường & Phan Thị Công (2020). Đặc điểm đất cát, khí hậu và hệ thống cây trồng tại vùng Duyên hải Nam Trung Bộ. In: Sản xuất cây trồng bền vững trên đất cát vùng Duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam. Hoàng Thị Thái Hòa & Richard Bell (chủ biên). NXB Đại học Huế.
18. Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn Từ điển Bách khoa Việt nam (1995). Từ điển Bách khoa Việt Nam (Tập 1). NXB Từ điển Bách khoa, Hà Nội.
19. Hương Thơm (2020). Phát triển nông nghiệp ứng phó với biến đổi khí hậu. Truy cập từ Báo Thanh Hóa: https://baothanhhoa.vn/kinh-te/phat-trien-nong-nghiep-ung-pho-voi-bien-doi-khi-hau/116407.htm, cập nhật 25/03/2021.
20. Lê Đình Sơn (2010). Nghiên cứu kỹ thuật trồng xen lạc trên ruộng mía ở vùng trung du miền núi Tỉnh Thanh Hóa. Luận án tiến sĩ Nông nghiệp. Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam.
21. Lê Hoài Thanh (2014). Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật xây dựng mô hình trồng xen có hiệu quả trong vườn cao su thời kỳ kiến thiết cơ bản của huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Báo cáo tổng hợp kết quả khoa học công nghệ dự án cấp tỉnh. 50-52.
22. Lê Hữu Cần (1998). Nghiên cứu cơ sở khoa học của sự hình thành hệ thống cây trồng mới ở các huyện vùng ven biển tỉnh Thanh Hóa. Luận án tiến sĩ Nông nghiệp. Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam.
23. Lê Quốc Doanh & Lưu Ngọc Quyến (2007). Nghiên cứu áp dụng các biện pháp kỹ thuật nâng cao hiệu quả sử dụng đất ruộng một vụ vùng miền núi phía Bắc. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. 7: 79.
24. Lê Song Dự (1990). Nghiên cứu đưa cây đậu tương vào hệ thống canh tác ở miền Bắc Việt Nam. Tài liệu Hội nghị canh tác Việt Nam. 180-185.
25. Lê Thị Bích & Trần Thế Tục (1996). Đánh giá các hệ thống cây trồng hiện đang áp dụng ở vùng sinh thái nông nghiệp đất phù sa sông Hồng địa hình cao. Tạp chí Khoa học - Công nghệ và Quản lý Kinh tế. (6): 9.
26. Nguyễn Bá Thông, Lê Đức Liên & Trần Văn Tiến (2014). Xây dựng mô hình canh tác sinh thái tổng hợp lúa - cá- vịt tại huyện Quảng Xương và huyện Hà Trung tỉnh Thanh Hóa. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Hồng Đức. 19: 117-125.
27. Nguyễn Bình Nhự (2011). Nghiên cứu chuyển đổi hệ thống cây trồng vùng trung du tỉnh Bắc Giang. Luận án tiến sĩ Nông nghiệp, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam.
28. Nguyễn Đức Truyến (2003). Kinh tế hộ gia đình và các quan hệ xã hội ở nông thôn đồng bằng sông Hồng trong thời kỳ đổi mới. NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.
29. Nguyễn Duy Tính (1995). Nghiên cứu hệ thống cây trồng vùng đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ. NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 260 trang.
30. Nguyễn Hữu Thành (2009). Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả của hệ thống trồng trọt tại Bắc Ninh. Luận án tiến sĩ Nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. 165 trang.
31. Nguyễn Hữu Tháp (2008). Nghiên cứu cơ sở khoa học xác định cơ cấu cây trồng hợp lý ở huyện Đăk Hà tỉnh Kon Tum. Luận án Tiến sĩ Khoa học Nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
32. Nguyễn Huy Hoàng, Lê Quốc Thanh, Hoàng Tuyển Phương, Đỗ Thị Thu Trang, Nguyễn Hoàng Long & Lê Thị Liên (2015). Nghiên cứu xây dựng quy trình xen canh, luân canh bắt buộc một số loại cây trồng với mía tại Thanh Hóa. Báo cáo tổng hợp kết quả khoa học công nghệ đề tài án cấp tỉnh.
33. Nguyễn Ngọc Kính (1995). Công tác khoa học kỹ thuật và chuyển giao công nghệ của nông nghiệp và công nghệ thực phẩm trong những năm tới. Nông nghiệp Việt Nam trước cơ hội đầu tư và phát triển. NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh. 46-47.
34. Nguyễn Quang Tin (2012). Nghiên cứu một số biện pháp canh tác góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp huyện Văn Chấn tỉnh Yên Bái. Luận án tiến sĩ Nông nghiệp, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam. 148.
35. Nguyễn Song Hoan & Nguyễn Thị Bạch Yến (2012). Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của lúa, vịt và cá trong mô hình sinh thái nông nghiệp tổng hợp ở vùng đất sâu trũng huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. 82-90.
36. Nguyễn Tấn Hinh (2005). Kết quả ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới về giống cây trồng trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở Đồng bằng sông Hồng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Khoa học công nghệ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn 20 năm đổi mới tập 1 Trồng trọt - Bảo vệ thực vật. NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
37. Nguyễn Thế Anh (2019). Đánh giá và tuyển chọn giống đậu xanh thích hợp trong điều kiện nước trời và xây dựng các biện pháp canh tác đậu xanh thích hợp cho vùng đất cát ven biển tỉnh Thanh Hóa. Luận án tiến sĩ, Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
38. Nguyễn Thị Lợi (2011). Nghiên cứu cải tiến hệ thống cây trồng trên một số loại đất chính tại huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên, Luân án Tiến sĩ Nông nghiệp, Trường Đại học Nông lâm, Đại học Thái Nguyên.
39. Nguyễn Thị Nương (1997). Nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng cơ cấu cây trồng ở tỉnh Cao Bằng. Luận án tiến sĩ khoa học Nông nghiệp, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam.
40. Nguyễn Thị Xiêm, Vũ Ngọc Thắng, Trần Anh Tuấn, Vũ Đình Chính, Nguyễn Xuân Trường & Lương Văn Hưng (2019). Ảnh hưởng của liều lượng đạm và các vật liệu che phủ khác nhau đến sinh trưởng và năng suất của giống đậu xanh ĐXVN7 trong vụ xuân tại Hưng Yên. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Tháng 12/2019: 60-68.
41. Nguyễn Văn Tiễn, Nguyễn Văn Thi, Nguyễn Thế Toản & Đặng Thị Ngoan (1995). Kết quả bước đầu nghiên cứu hệ thống cây trồng hợp lý cho sản xuất nông nghiệp lâu bền trên đất dốc ở Trung du miền núi Đông Bắc. Kết quả nghiên cứu hệ thống cây trồng Trung du, miền núi và đất cạn đồng bằng. NXB Nông nghiệp
– Hà Nội. 12-17.
42. Nguyễn Xuân Hòa (2005). Cơ sơ khoa học và việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng huyện Krông Ana, tỉnh Dak Lak. Kết quả nghiên cứu các đề án VNRP (Tập 6). Nhà Xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
43. OECD (2015). Chính sách Nông nghiệp Việt Nam 2015. Báo cáo rà soát Nông nghiệp và Lương thực của OECD.
44. Phạm Chí Thành, Phạm Tiến Dũng, Đào Châu Thu & Trần Đức Viên (1996). Hệ thống nông nghiệp. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
45. Phạm Thanh Hải (1995). Hệ thống cây trồng trên một số loại đất chính huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình. Luận án Phó tiến sĩ Khoa học nông nghiệp, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam.
46. Phan Bá Học (2020). Đánh giá tài nguyên đất nông nghiệp, đề xuất mô hình sử dụng đất nông nghiệp với một số cây trồng có hiệu quả kinh tế và bền vững về môi trường trên địa bàn tỉnh Sơn La. Luận án Tiến sĩ khoa học Môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên.
47. Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa (2017). Tổng kết công tác nông nghiệp và phát triển nông thôn năm 2017, triển khai nhiệm vụ năm 2018. Thanh Hóa.
48. Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa (2019). Tổng kết công tác nông nghiệp và phát triển nông thôn năm 2016, 2017, 2018. Thanh Hóa.
49. Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc (2016). Các giai đoạn phát triển và các yếu tố cấu thành năng suất. Truy cập từ http://sonnptnt.vinhphuc
.gov.vn/csdlnongnghiep/Pages/bai-hoc-tu-xa-ve-lua.aspx?ItemID=32032 ngày 25/4/2019.