i) Khó áp dụng đồng đều các tiến bộ kỹ thuật, các biện pháp cơ giới hoá trên các nhóm cây trồng chính, cây trồng cho giá trị kinh tế cao: Đất trồng trọt không tập trung và do nhiều đơn vị sản xuất (nông hộ) sở hữu, nên không khuyến khích các hộ gia đình đầu tư lao động, vốn, vật tư để thâm canh bền vững, khó chuyển đổi diện tích đất trồng kém hiệu quả sang các nhóm cây trồng có giá trị kinh tế cao hơn do tập quán canh tác lâu đời của người dân, làm giảm chỉ số đa dạng cây trồng của vùng, hạn chế khả năng áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào đồng ruộng. Kết quả điều tra cho thấy các hộ khác nhau có chi phí đầu tư vào sản xuất, trình độ canh tác không đồng đều, các biện pháp canh tác (giống, sử dụng phân bón, kỹ thuật tưới, phòng trừ sâu bệnh hại, thu hoạch…) cũng khác biệt. Điều này dẫn đến năng suất, chất lượng của một loại cây trồng ở các nông hộ khác nhau không đồng đều, khó có khả năng tiêu thụ ở các thị trường cao cấp như cửa hàng thực phẩm sạch, siêu thị, hoặc hướng tới xuất khẩu. Đây là nguyên nhân làm giảm hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích đất trồng, khiến nhiều người dân ngừng các hoạt động sản xuất nông nghiệp và làm giảm diện tích sản xuất đất nông nghiệp.
ii) Các diện tích đất bị bỏ hoang có thể sử dụng vào các mục đích khác như cho thuê, hoặc giữ để chờ đền bù. Tuy nhiên, điều này sẽ dẫn đến việc giảm hiệu quả sử dụng đất; những khó khăn về quản lý và quy hoạch của các cơ quan quản lý trong việc xây dựng định hướng sản xuất nông nghiệp trong thời gian tới, đặc biệt là trong vấn đề tích tụ ruộng đất, dồn điền đổi thửa để xây dựng các vùng sản xuất các nhóm cây trồng tập trung, hướng tới sản xuất hàng hoá.
iii) Diện tích đất nhỏ lẻ, không tập trung cũng làm tăng chi phí sản xuất trồng trọt, chủ yếu là chi phí cho công lao động của người dân khi tiến hành canh tác ở các thửa ruộng nằm không gần nhau. Kết hợp với năng suất và chất lượng cây trồng không ổn định, dẫn đến lợi nhuận bấp bênh, sức cạnh tranh với các sản phẩm sản xuất hàng hoá theo hướng tập trung ở khu vực khác cũng kém.
iv) Hiệu quả sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả, năng suất thấp, chất lượng nông sản không đồng đều, mang tính cá thể cùng tâm lý ngại thay đổi, ngại tiếp cận những cái mới của người dân sẽ làm giảm khả năng thu hút đầu tư của các doanh nghiệp nông nghiệp, do thông thường các doanh nghiệp cần khối lượng nông sản lớn, rất khó để thu mua nhỏ lẻ với hộ nông nghiệp. Trong khi đó, doanh nghiệp chính là các tổ chức đi đầu trong việc thúc đẩy phát triển chuỗi giá trị sản
xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá quy mô lớn, ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao hiệu quả, năng lực cạnh tranh và phát triển thương hiệu nông sản Việt Nam. Như vậy, có thể thấy diện tích đất trồng manh mún là một nguyên nhân làm giảm sự liên kết giữa nông hộ và doanh nghiệp, dẫn đến những hạn chế trong việc cải tiến hệ thống cây trồng, phát triển các nhóm cây trồng có giá trị cao theo hướng tập trung và hạn chế người nông dân tham gia vào các chuỗi cung ứng, vốn là giải pháp then chốt để đẩy mạnh sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp.
Nông hộ với diện tích nhỏ, manh mún là hiện tượng phổ biến ở vùng nông thôn Việt Nam. Mặc dù nông hộ quy mô nhỏ có thể bảo đảm sản xuất lương thực, thực phẩm thông qua thâm canh bằng công nghệ mới (Zhang & cs., 2016b), nhưng chi phí cao. Để tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đa dạng hóa theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững thì liên kết sản xuất, tăng quy mô nông trại hay tích tụ đất là một giải pháp lâu dài cần thiết để tận dụng lợi thế về quy mô. Tăng quy mô trang trại có tác động tốt đến lợi nhuận thuần cũng như hiệu quả hiệu quả kinh tế, kỹ thuật và lao động. Ren & cs. (2019) chỉ ra rằng tăng quy mô nông trại không chỉ giảm có ý nghĩa thống kê lượng phân bón và thuốc trừ sâu bênh hại trên một hécta, mà còn mang lại lợi ích bảo vệ môi trường. Phát triển canh tác trên diện tích lớn cũng là con đường chủ yếu để hiện đại hóa sản xuất. Các biện pháp liên quan tới quy mô trang trại phải được triển khai trong mối tương tác giữa nông dân và chính sách/chính phủ để khuyên khích phát triển nông nghiệp xanh.
Thách thức lớn thứ hai mà ngành nông nghiệp thuộc vùng ven biển tỉnh Thanh Hóa đang gặp phải là sự suy giảm số lượng và già hóa lao động nông nghiệp. Vùng ven biển vừa có nghề nuôi trồng/đánh bắt hải sản, vừa giáp ranh bao quanh thành phố, nhiều khu công nghiệp, có/gần khu du lịch biển nên sinh kế khá đa dạng, dẫn đến lao động ngành nông nghiệp phải cạnh tranh khốc liệt với các ngành nghề khác.
i) Theo kết quả điều tra, số lao động nông nghiệp trung bình của huyện Hậu Lộc là 1,8 lao động/hộ, Hoằng Hóa là 2,1 lao động/hộ, Nga Sơn là 2,2 lao động/hộ, Quảng Xương là 2,5 lao động/hộ.
ii) Độ tuổi trung bình là 44 đến 51 tuổi, độ tuổi dưới 40 tuổi chiếm tỷ lệ thấp nhất, chỉ 10-22,2%, độ tuổi 40-50 tuổi chiếm 40-55,6%, độ tuổi trên 50 tuổi chiếm
22,2-40%. Với độ tuổi từ 44 đến 51 tuổi như hiện nay, để cải tiến cơ cấu cây trồng theo hướng đảm bảo an ninh lương thực và dinh dưỡng, đồng thời nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững cần giải quyết đồng bộ một loạt vấn đề.
iii) Chất lượng nguồn nhân lực trong nông nghiệp còn nhiều hạn chế, lực lượng lao động làm việc trong hoạt động sản xuất nông nghiệp không được đào tạo, chủ yếu là lao động thủ công, đơn giản, làm theo kinh nghiệm và kiến thức tự học tập lẫn nhau, tự tích luỹ nên năng suất và chất lượng, hiệu quả lao động rất thấp.
Để khắc phục được vấn đề này, đồng thời nâng cao năng suất lao động, sản xuất nông nghiệp về lâu dài cần được cơ giới hoá và phát triển với các công nghệ hiện đại; người nông dân phải được đào tạo. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả sử dụng máy móc hay công nghệ, phát triển nông nghiệp hàng hoá cần phải tiến hành tích tụ và tập trung ruộng đất, nhằm tăng quy mô diện tích đất đai, liên kết sản xuất nhằm tăng hiệu quả kinh tế, cụ thể là:
i) Năng suất cây trồng tăng lên do được đầu tư cải thiện về hệ thống tưới tiêu, áp dụng đồng nhất các tiến bộ kỹ thuật, đặc biệt là sử dụng các giống mới có năng suất và chất lượng cao.
ii) Chi phí sản xuất trên một đơn vị diện tích giảm do việc sản xuất tập trung, giảm chi phí lao động do tăng khả năng cơ giới hoá trên diện tích lớn.
Hiện tại, an ninh lương thực là vấn đề toàn cầu, luôn đối mặt với xu hướng dân số, tiêu dùng, biến đổi khí hậu và sự khan hiếm tài nguyên. Cải thiện hệ thống cây trồng và năng suất cây trồng chỉ có thể hiện thực hóa thông qua thâm canh bền vững, giảm thiểu tác động tới môi trường. Thâm canh bền vững đã trở thành một trong những mục tiêu chiến lược của Tổ chức Lương Nông Liên hiệp quốc và nhiều tổ chức khác (FAe O, 2011). Đặc biệt, đối với vùng ven biển như Thanh Hóa, phương pháp trồng trọt phải duy trì môi trường, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và hỗ trợ sinh kế cho nông dân và cư dân nông nghiệp. Vì thế nông nghiệp phải thâm canh bền vững, trong đó năng suất cây trồng tăng mà không tác động tới môi trường và không tăng diện tích trồng trọt. Sản xuất có thể tăng trong hệ thống cây trồng bằng cách bổ sung, thay thế giống cây trồng ngắn ngày, năng suất/chất lượng cao, thích nghi tốt hơn, có khả năng kháng bệnh, chống chịu điều kiện bất lợi tốt hơn và/hoặc sử dụng dinh dưỡng và nước hiệu quả hơn. Thuận lợi và khó khăn trong phát triển một số cây trồng chủ lực được trình bày trong bảng 4.26.
Bảng 4.26. Thuận lợi, khó khăn và hướng phát triển một số cây trồng chủ lực có giá trị gia tăng cao ở vùng ven biển tỉnh Thanh Hóa
Thuận lợi | Khó khăn | Hướng phát triển | |
Lúa | Là cây trồng gắn bó lâu đời, cây an ninh lương thực; Diện tích lớn, thị trường tiêu thụ rộng lớn; Kỹ thuật canh tác không phức tạp. | Lợi nhuận thấp. | Sử dụng các giống lúa lai có năng suất, chất lượng cao (Thái Xuyên 111, Kinh Sở ưu, VT404, Nhị ưu 986, Nhị ưu 69, 27P31), các giống thuần năng suất cao, chất lượng khá (HT9, Bắc Thơm số 7, Thiên ưu 8, DQ11, Bắc Thịnh, TBR225). Xây dựng cánh đồng lớn theo hướng liền vùng, cùng giống. |
Ngô | Không kén đất, dễ trồng; Chi phí đầu tư thấp; Thị trường tiêu thụ rộng lớn; Kỹ thuật canh tác không phức tạp. | Lợi nhuận thấp (trừ ngô ngọt). | Ưu tiên đầu tư phát triển vùng sản xuất ngô thâm canh năng suất, ngô ngọt chất lượng cao. Phát triển sản xuất vùng ngô giống với diện tích gieo trồng 1 nghìn ha. |
Lạc | Giá trị kinh tế khá cao, cao hơn lúa, đậu tương; Kỹ thuật canh tác không phức tạp; Nhu cầu thị trường ngày càng lớn. | Chi phí cao; Năng suất thấp; Bị cạnh tranh với nhiều cây khác trên cùng chân đất. | Xây dựng vùng thâm canh năng suất cao với diện tích khoảng 5.000 ha tại các huyện Hoằng Hóa 2.000 ha, Hậu Lộc 1.200 ha, Nga Sơn 1.200 ha và Quảng Xương 600 ha. |
Đậu tương | Không kén đất, dễ trồng, cải tạo đất; Chi phí đầu tư thấp; Thị trường tiêu thụ ngày càng lớn. | Lợi nhuận thấp. | Tập trung phát triển mạnh cây đậu tương, đặc biệt ưu tiên phát triển đậu tương vụ đông trên đất 2 vụ nhằm cải tạo đất, tăng thu nhập. |
Đậu xanh | Không kén đất (kể cả đất cát), ngắn ngày, dễ trồng; chi phí đầu tư thấp; dễ tiêu thụ. | Năng suất và lợi nhuận thấp. | Sử dụng giống mới năng suất cao (ĐX 16, ĐX 208). |
Khoai lang | Không kén đất, dễ trồng, cải tạo đất; Chi phí đầu tư thấp. | Lợi nhuận thấp; Thị trường bị thu hẹp do nhu cầu sử dụng khoai lang làm lương thực giảm mạnh. | Phát triển ổn định cây khoai lang (giống khoai Nhật vàng, Nhật tím) để đáp ứng nhu cầu ăn tươi, chế biến, xuất khẩu. |
Có thể bạn quan tâm!
- Diện Tích Đất Thích Hợp Cho Cây Trồng Chính Ở Huyện Hậu Lộc
- Diện Tích Gieo Trồng (Ha) Một Số Cây Trồng Chính Ở 4 Huyện Giai Đoạn 2014-2016
- Biến Động Diện Tích Gieo Trồng Và Năng Suất Một Số Cây Trồng Hàng Năm Ở Huyện Hoằng Hóa
- E. Năng Suất Thực Thu (Tạ/ha) Của Các Giống Lúa Trong Vụ Xuân (2015-2017) Tại Huyện Nga Sơn Và Hoằng Hóa
- D. Năng Suất Thực Thu (Tạ/ha) Các Giống Đậu Tương Trong 3 Vụ Đông (2015-2017) Trên Chân Đất Chuyên Lúa Ở Hai Huyện Nga Sơn Và Hoằng Hóa
- Các Chỉ Tiêu Sinh Trưởng, Mức Nhiễm Sâu Bệnh Và Các Yếu Tố Cấu Thành Năng Suất Của Giống Thái Xuyên 111 Và Bc15, Vụ Xuân 2017
Xem toàn bộ 263 trang tài liệu này.
Thuận lợi | Khó khăn | Hướng phát triển | |
Rau thực phẩm | Lợi nhuận cao; Thị trường tiêu thụ thuận lợi, rộng lớn; Có thị trường xuất khẩu. | Chi phí đầu tư lớn; Giá cả biến động mạnh từng vụ/năm; Đòi hỏi kỹ thuật canh tác bài bản, đặc biệt là rau an toàn, rau xuất khẩu. | Phát triển sản xuất rau hướng vào nâng cao chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm, xây dựng các vùng sản xuất rau tập trung, áp dụng công nghệ cao, sản xuất theo quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP), nông nghiệp hữu cơ. Hình thành cánh đồng mẫu lớn. |
Nguồn: Phỏng vấn cán bộ quản lý phòng NN & PTNT 4 huyện
Lúa, ngô là cây trồng chính mà người nông dân gắn bó lâu đời với các biện pháp canh tác quen thuộc. Do đó, cần đưa vào hệ thống cây trồng các giống lúa ngắn ngày, có chất lượng cao, thích nghi tốt với vùng đất ven biển để có thể giảm diện tích cho cây trồng khác.
Lạc, đậu tương, đậu xanh, rau đều là những cây trồng ngắn ngày có hiệu quả kinh tế, thu nhập cao hơn so với sản xuất lúa và ngô truyền thống, cần đưa vào vùng đất màu ven biển để tăng vụ, cải tạo đất.
Vì vậy, cơ cấu hiện tại chủ yếu là 2 lúa 1 màu cần cải tiến theo hướng 1 lúa 2 màu có hiệu quả kinh tế cao nhất, như lúa - ớt - dưa chuột/ngô ngọt, lúa xuân - ớt - rau và lúa xuân - dưa chuột, dưa chuột - lúa mùa - dưa chuột, lúa - đậu xanh
- lạc thu đông. Cây vụ đông trên đất màu vùng ven biển chủ yếu dựa vào nước trời, nên phải lựa chọn đưa các giống có khả năng cho năng suất, có hiệu quả kinh tế cao, đặc biệt mở rộng diện tích lạc thu đông để hình thành vùng sản xuất hàng hóa và các cây rau màu ưa lạnh có lợi thế xuất khẩu (ớt xuất khẩu, khoai tây). Mỗi cây trồng có những thuận lợi, khó khăn cần khắc phục và định hướng chuyển đổi cơ cấu hợp lý (Bảng 4.26). Tỉnh cần có chính sách tăng cường công tác khuyến nông, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư liên kết, bao tiêu sản phẩm cho cây vụ đông, vốn và kỹ thuật. Thông tin thị trường và tiêu thụ cần được cải thiện trong thời gian tới để nâng cao hiệu quả của hệ thống cây trồng, tăng cường sự gắn kết giữa sản xuất với bảo quản, chế biến và tiêu thụ cần được chú trọng; đồng thời năng suất, chất lượng các sản phẩm nông nghiệp cần được quan tâm để đầu tư đúng mức.
4.3. TUYỂN CHỌN GIỐNG CÂY TRỒNG HÀNG NĂM THÍCH HỢP VÙNG ĐẤT VEN BIỂN TỈNH THANH HÓA
4.3.1. Tuyển chọn giống lúa chất lượng thích hợp cho đất chuyên lúa vụ xuân
Các giống lúa hiện có được lựa chọn để so sánh, đánh giá gồm 4 giống lúa lai và giống lúa thuần TBR225. Giống TBR225 là giống lúa thuần chất lượng, ngắn ngày, kháng bạc lá, năng suất cao, thích hợp vụ xuân ở Thanh Hóa.
Bảng 4.27a. Thời gian sinh trưởng, mức chống đổ và chiều cao cây của các giống lúa trong vụ xuân (2015-2017) tại huyện Nga Sơn và Hoằng Hóa
TGST trung bình (ngày) | Đổ ngã (điểm 1-9) | Chiều cao cây (cm) tại Nga Sơn | Chiều cao cây (cm) tại Hoằng Hóa | |||||
Xuân 2015 | Xuân 2016 | Xuân 2017 | Xuân 2015 | Xuân 2016 | Xuân 2017 | |||
Thái xuyên 111 | 132 | 1 | 109,0 | 116,0 | 117,0 | 109,1 | 123,1 | 111,4 |
Kinh sở ưu 1558 | 137 | 1 | 112,2 | 113,9 | 114,9 | 112,1 | 116,1 | 114,4 |
Nhị ưu 986 | 115 | 1 | 109,4 | 113,0 | 113,7 | 109,4 | 116,7 | 111,7 |
TBR225 | 125 | 1 | 115,0 | 111,9 | 113,0 | 114,1 | 110,0 | 116,4 |
TH7-2 (Đ/c) | 134 | 3 | 112,9 | 110,0 | 112,0 | 112,5a | 107,6 | 114,9 |
Kết quả trong bảng 4.27a cho thấy, tất cả các giống lúa được so sánh, đánh giá trong vụ xuân đều thuộc nhóm giống lúa ngắn ngày (115-137 ngày), có thể phù hợp đưa vào trồng trong trà lúa trung tuần tháng 1, có thời tiết thuận lợi khi cấy lúa (xung quanh lập xuân) và lúa trổ dịp 25/4 đến 5/5, đây là khung thời vụ thích hợp cho lúa xuân trổ bông. Vùng đất ven biển của Thanh Hóa thường xuyên có những đợt gió bão đến sớm và bất thường, gây ra gió to và mưa lớn, do vậy cần chọn những giống lúa có khả năng chống đổ cao, chiều cao cây lúa thấp vừa phải sẽ là ưu thế để lựa chọn đưa vào sản xuất tại đây. Các giống đưa vào đánh giá trong vụ xuân có chiều cao không lớn, dao động từ 111,7-114,9cm. Độ cao mỗi giống lúa cấy ở các vụ xuân khác nhau trong 3 năm không chênh lệch lớn, điều đó chứng tỏ độ ổn định về mặt di truyền của mỗi giống trên tính trạng chiều cao là tốt; đồng thời điều kiện khí hậu thời tiết vụ xuân 2015, 2016 và 2017 chưa có biến động lớn. Kết quả thí nghiệm trong 3 vụ cho thấy, các giống lúa đều có chiều cao cây thấp và tương đương so với đối chứng là giống lúa TH 7-2.
Kết quả theo dõi mức độ nhiễm một số loại sâu bệnh chủ yếu được trình bày trong bảng 4.27b. Kết quả cho thấy, đối với 3 loại sâu hại phổ biến trong vụ xuân tại vùng đất ven biển Thanh Hóa là rầy nâu, sâu đục thân và sâu cuốn lá, cả 4 giống đưa vào so sánh và giống đối chứng đều có mức điểm khá thấp, dao động từ 0 đến
1 điểm; đối với đánh giá mức độ nhiễm các bệnh đạo ôn, khô vằn và bạc lá trong vụ xuân của các giống đều ở mức thấp từ 0 đến 1 điểm, các giống có mức nhiễm sâu và bệnh đều thấp hơn hoặc bằng so với đối chứng. Như vậy, xét về mức độ kháng sâu bệnh của 4 giống đưa vào thử nghiệm đều phù hợp với điều kiện địa phương, mức độ nhiễm các sâu bệnh phổ biến tại đây là thấp.
Bảng 4.27b. Mức nhiễm sâu bệnh của các giống lúa trong vụ xuân (2015-2017) (trung bình 3 vụ ở 2 huyện)
Sâu đục thân (Điểm: 0-9) | Rầy nâu (Điểm: 0-9) | Sâu cuốn lá (Điểm: 0-9) | Bệnh đạo ôn (Điểm: 0-9) | Bệnh khô vằn (Điểm: 0-9) | Bệnh bạc lá (Điểm: 0-9) | |
Thái xuyên 111 | 0 | 0 | 1 | 1 | 1 | 1 |
Kinh sở ưu 1558 | 0 | 1 | 0 | 1 | 1 | 0 |
Nhị ưu 986 | 0 | 1 | 1 | 0 | 0 | 0 |
TBR225 | 1 | 0 | 1 | 1 | 1 | 1 |
TH7-2 (Đ/c) | 0 | 1 | 0 | 1 | 1 | 3 |
Kết quả thí nghiệm các giống lúa trong vụ xuân tại vùng đất ven biển huyện Nga Sơn (Bảng 4.27c) và huyện Hoằng Hóa (Bảng 4.27d) trong 3 vụ xuân cho thấy, tất cả các giống lúa so sánh có số bông đạt 334 bông đến 363 bông/m2 tại Nga Sơn, từ 334 bông đến 365 bông/m2 tại Hoằng Hóa. Trong điều kiện đất ven biển của huyện Nga Sơn, hầu hết các giống đưa vào nghiên cứu đều cho số bông trên đơn vị diện tích cao hơn so với đối chứng, trong đó giống lúa Kinh sở ưu 1558 có số bông đạt cao nhất, lần lượt 3 vụ xuân là 357,4 bông/m2, 363 bông/m2 và 363 bông/m2, tiếp đến là giống lúa Thái xuyên 111 đạt lần lượt là 351 bông/m2, 356,8 bông/m2 và 354 bông/m2, tiếp đến là Nhị ưu 986, TBR 225 và thấp nhất là đối chứng TH 7-2. Kết quả thí nghiệm tại huyện Hoằng Hóa cũng cho kết quả tương tự: giống lúa Kinh sở ưu 1558 có số bông đạt cao nhất, lần lượt 3 vụ xuân là 362,5 bông/m2; 358,7 bông/m2 và 364,9 bông/m2, tiếp đến là giống lúa Thái xuyên 111 đạt lần lượt là 350,7 bông/m2, 356,8 bông/m2 và 354 bông/m2, sau đó tiếp đến là Nhị ưu 986, TBR 225 và thấp nhất là đối chứng TH 7-2. Về chỉ tiêu yếu tố số hạt chắc trên bông và khối lượng 1000 hạt, sự chênh lệch giữa các giống là không lớn. Tuy vậy, hầu hết các giống đều có số hạt chắc đạt trên 132 hạt/bông ở Nga Sơn và Hoằng Hóa. Đối với các giống chất lượng, khối lượng hạt ở mức trung bình, dao động từ 18g đến 21g/1000 hạt. Kết quả thí nghiệm cho thấy trong điều kiện vụ xuân các giống lúa đều có tiềm năng năng suất cao, thể hiện ở chỉ tiêu số bông/m2 lớn và số hạt chắc trên bông đạt số lượng lớn trên 120 hạt/bông.
Bảng 4.27c. Yếu tố cấu thành năng suất của các giống lúa trong vụ xuân (2015-2017) tại huyện Nga Sơn
Xuân 2016 | Xuân 2017 | ||||||||
Giống | Số bông/ m2 | Số hạt chắc/ bông | Khối lượng 1000 hạt (g) | Số bông/ m2 | Số hạt chắc/ bông | Khối lượng 1000 hạt (g) | Số bông/ m2 | Số hạt chắc/ bông | Khối lượng 1000 hạt (g) |
Thái xuyên 111 | 351,0 | 134,0 | 19,23 | 356,8 | 132,8 | 19,60 | 354,0 | 135,0 | 19,70 |
Kinh sở ưu 1558 | 357,4* | 133,3 | 19,93 | 363,0 | 131,0 | 19,37 | 363,0 | 134,0 | 19,73 |
Nhị ưu 986 | 334,3 | 131,6 | 22,20* | 349,3 | 133,0 | 19,97 | 343,9 | 132,0 | 19,87 |
TBR225 | 342,0 | 128,0 | 19,83 | 343,9 | 129,0 | 19,24 | 345,9 | 131,0 | 19,43 |
TH7-2 (Đ/c) | 341,0 | 134,4 | 19,50 | 348,0 | 126,7 | 19,57 | 347,0 | 134,0 | 19,60 |
LSD0,05 | 14,1 | 10,30 | 1,0 | 14,6 | 8,3 | 0,5 | 14,1 | 6,8 | 0,6 |
Ghi chú: Các giá trị có dấu * cao hơn đối chứng ở mức ý nghĩa 5%
Mỗi yếu tố cấu thành năng suất lúa có sự đóng góp khác nhau đến năng suất lúa. Số bông trên một đơn vị diện tích là thành phần năng suất quan trọng nhất và đóng góp lớn sự biến động về năng suất. Số bông đóng góp trên 70% năng suất, trong khi đó số hạt/bông, số hạt chắc/bông và khối lượng hạt đóng góp gần 30% (Sở NN&PTNT Vĩnh Phúc, 2016). Nhiều kết quả nghiên cứu tại Việt Nam cho rằng, muốn có năng suất lúa cao thì số bông đạt trên 300 bông/m2. Bên cạnh số bông/m2 thì số hạt chắc/bông và khối lượng 1000 hạt cũng là 2 yếu tố cấu thành năng suất quan trọng góp phần vào năng suất cuối cùng của một giống lúa.
Bảng 4.27d. Yếu tố cấu thành năng suất của các giống lúa trong vụ xuân (2015-2017) tại huyện Hoằng Hóa
Xuân 2016 | Xuân 2017 | ||||||||
Giống | Số bông/ m2 | Số hạt chắc/ bông | Khối lượng 1000 hạt (g) | Số bông/ m2 | Số hạt chắc/ bông | Khối lượng 1000 hạt (g) | Số bông/ m2 | Số hạt chắc/ bông | Khối lượng 1000 hạt (g) |
Thái xuyên 111 | 350,7 | 136,1 | 20,22 | 363,4 | 141,3 * | 17,53 | 358,7 | 133,2 | 19,12 |
Kinh sở ưu 1558 | 362,5 | 132,9 | 19,92 | 358,7 | 133,1 | 18,02 | 364,9 | 134,4 | 19,62 |
Nhị ưu 986 | 347,7 | 128,2 | 20,66 | 349,0 | 128,4 | 21,02 | 355,0 | 135,1 | 18,68 |
TBR225 | 341,9 | 127,6 | 19,82 | 344,4 | 127,8 | 17,53 | 351,5 | 133,7 | 18,92 |
TH7-2 (Đ/c) | 361,8 | 128,0 | 19,19 | 307,4 | 128,2 | 19,83 | 333,6 | 127,3 | 18,95 |
LSD0,05 | 21,1 | 8,1 | 0,8 | 28,7 | 7,0 | 2,7 | 19,7 | 15,2 | 1,4 |
Ghi chú: Các giá trị có dấu * cao hơn đối chứng ở mức ý nghĩa 5%