40
Bảng 3.6. Nồng độ dioxin trong mẫu đất quan trắc được tại sân bay Đà Nẵng
∑ Nồng độ dioxin tuyệt đối ng/kg | |||||||||||
TCDD | PeCDD | HxCDD | HpCDD | OCDD | TCDF | PeCDF | HxCDF | HpCDF | OCDF | TEQ | |
VN58 | 361000 | 2000 | 972 | 246 | 2,5 | 202 | 88 | 20 | 9,1 | 0,13 | 362165.1 |
VN59 | 330000 | 1670 | 761 | 219 | 2,4 | 146 | 83 | 17 | 9,5 | 0,14 | 330969.8 |
VN63 | 1190 | 3,6 | 0,49 | 0,02 | 0,02 | 1191.8 | |||||
VN68 | 36800 | 120 | 37 | 11 | 0,79 | 20 | 0,35 | 0,34 | 0,68 | 0,01 | 36866.0 |
VN69 | 165000 | 1130 | 322 | 107 | 2,8 | 53 | 33 | 4,8 | 4,2 | 0,07 | 165620.3 |
VN75 | 5100 | 72 | 0,97 | 1,1 | 0,20 | 26 | 0,20 | 0,29 | 0,01 | 5138.7 | |
VN78 | 106000 | 251 | 19 | 4,1 | 0,31 | 46 | 17 | 0,86 | 0,01 | 106140.6 | |
VN83 | 61500 | 406 | 39 | 9,1 | 1,1 | 207 | 1,6 | 4,5 | 0,83 | 0,01 | 61728.5 |
VN70 | 3540 | 81 | 72 | 20 | 2,4 | 8,0 | 4,1 | 0,91 | 0,74 | 0,01 | 3590.8 |
VN74 | 63200 | 896 | 276 | 73 | 1,5 | 127 | 62 | 9,3 | 4,2 | 0,04 | 63720.2 |
VN43 | 136 | 28 | 2,1 | 1,0 | 0,66 | 0,62 | 0,02 | 150.3 | |||
VN47 | 6080 | 333 | 60 | 16 | 0,34 | 20 | 6,9 | 2,2 | 0,78 | 0,01 | 6258.1 |
VN48 | 3840 | 210 | 55 | 15 | 0,35 | 20 | 4,7 | 1,1 | 0,61 | 0,01 | 3955.0 |
Có thể bạn quan tâm!
- Tổng Quan Tình Hình Nghiên Cứu Thuộc Lĩnh Vực Của Đề Tài
- Vị Trí Thu Thập Mẫu Đất, Trầm Tích Tại Sân Bay Đà Nẵng
- Diện Tích Đất Bị Rải Ảnh Hưởng Nặng Nề Bởi Chất Phát Quang Có Chứa Dioxin Theo Địa Phương
- Nồng Độ Dioxin Trong Mẫu Trầm Tích Quan Trắc Được Tại Các Khu Vực Lân Cận
- Nghiên cứu hiện trạng ô nhiễm Dioxin do chiến tranh tại một số điểm tồn lưu ô nhiễm ở Việt Nam - 9
- Nghiên cứu hiện trạng ô nhiễm Dioxin do chiến tranh tại một số điểm tồn lưu ô nhiễm ở Việt Nam - 10
Xem toàn bộ 85 trang tài liệu này.
(Nguồn: Bộ TN&MT, 2010)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Phân tích bảng 3.6 có thể thấy một số đặc điểm cơ bản về ô nhiễm dioxin ở sân bay Đà Nẵng như sau:
Thứ nhất, nồng độ dioxin dao động trong khoảng rất rộng (0,01 - 361000 ng/kg). Trong đó, nồng độ TCDD ghi nhận được ở mẫu đất thuộc khu trộn nạp (VN58) đạt giá trị tối cao là 361.000 ng/kg, điều này chứng minh cho sự phức tạp về phân bố ô nhiễm cũng như mức độ ô nhiễm tại các vị trí khác nhau thuộc sân bay Đà Nẵng.
Phân tích còn cho thấy, tần suất xuất hiện các cấu tử khác nhau của dioxin xuất hiện tương đối đồng đều ở các mẫu VN58, VN59 ,VN68, VN69, VN83, VN74, VN47, VN48 (8/13 mẫu).
Thứ hai: Đa số các mẫu đất được phân tích đều có hàm lượng TCDD là cấu tử có độc tính mạnh nhất (hệ số TEF = 1), đều xuất hiện với nồng độ rất cao ( 136 - 3610000 ng/kg).
ng TEQ
400000.0
350000.0
300000.0
250000.0
200000.0
150000.0
100000.0
50000.0
0.0
362099.9 362165.1
88250.5
88268.9
18.4
150.20.0004 150.3
Min Mean Max
.2
65
PCDD PCDF
WHO - TEQ
Hình 3.6. Biểu đồ thể hiện nồng độ ng TEQ (Min, Mean, Max) của PCDD, PCDF, WHO - TEQ
Thứ ba: Sau khi tính toán nồng độ ng TEQ tương đương để xác định mức độ độc hại chúng tôi nhận thấy tổng nồng độ ng TEQ tương đương của PCDD lớn nhất - nhỏ nhất - trung bình lần lượt là 362.099,9 - 150.2 - 88.250,5; đối với PCDF lần lượt là 65,20 - 0,0004 -18,40; đối với tổng nồng độ lần lượt là 362.165,1 - 150,3 - 88.268,9.
(hình 3.6).
Thứ tư: Trong 13 mẫu đất được lấy tại các vị trí khác nhau thuộc các điểm nóng tại sân bay Đà Nẵng thì có 12/13 (chiếm tỉ lệ 92,31 %) mẫu có tổng nồng độ TEQ lớn hơn tiêu chuẩn tối đa cho phép trên thế giới. Trong đó, mẫu VN68 là mẫu lấy tại khu vực đáy bồn chứa trước đây vượt tiêu chuẩn tối đa nói trên khoảng 368 lần và nhỏ nhất là mẫu VN63 khoảng 1,2 lần, duy nhất mẫu VN43 nhỏ hơn tiêu chuẩn tối đa cho phép.
Hình 3.7. Biểu đồ thể hiện so sánh sự thay đổi nồng độ TCDD và sự thay đổi nồng độ TEQ trong các mẫu đất lấy tại sân bay Đà Nẵng
- Kết quả phân tích hàm lượng tồn lưu ô nhiễm dioxin trong mẫu trầm tích thuộc các khu vực lan truyền trong sân bay Đà Nẵng:
Để đánh giá mức độ lan truyền và tồn lưu ô nhiễm dioxin tại sân bay Đà Nẵng, nghiên cứu đã tiến hành lấy các mẫu trầm tích bề mặt của một số khu vực hồ thuộc sân bay. Kết quả phân tích nồng độ tồn lưu ô nhiễm dioxin trong trầm tích được thể hiện cụ thể qua bảng 3.7.
Bảng 3.7 cho thấy các đặc điểm cơ bản về tồn lưu ô nhiễm và lan truyền ô nhiễm dioxin tai sân bay Đà Nẵng như sau:
Thứ nhất: Các mẫu trầm tích bề mặt được lấy tại các hồ thuộc sân bay Đà Nẵng thì 100% các mẫu phân tích đều xuất hiện ô nhiễm dioxin. Do vậy, chắc chắn đã có sự lan truyền dioxin và tồn lưu dioxin trong trầm tích tại các hồ này. Có thể nhận thấy nguy cơ xâm nhập dioxin thông qua trầm tích, các loài thủy sinh vật để xâm nhập, tích lũy theo chuỗi thức ăn.
Thứ hai: Nồng độ tồn lưu dioxin trong trầm tích dao động trong khoảng 0,10 ng/kg (OCDF/ VN53) - 6240 ng/kg (TCDD/VN53) tùy thuộc vào mẫu và từng cấu tử. giá trị TEQ tương đương (Min - Mean - Max) lần lượt của PCDD: 4,9 - 2044,2 - 6335,5; PCDF là: 0,0012 - 11,4 - 34,8. Như vậy, qua những số liệu được xử lý và phân tích này có thể nhận thấy đối với các mẫu trầm tích thuộc các khu vực tích lũy ô nhiễm do lan truyền thì PCDD vẫn đóng vai trò chủ yếu.
Thứ ba: Nồng độ TCDD (có hệ số độc hại TEF = 1) xuất hiện ở tất cả các mẫu phân tích và dao động từ 4,5 ng/kg (VN23) - 6240 ng/kg (VN53).
Thứ tư: Trong 9 mẫu trầm tích được lấy tại các vị trí khác nhau của Hồ Sen, là hồ chứa nước chảy tràn từ bề mặt sân bay cũng như từ hệ thống thoát nước của sân bay Đà Nẵng thì thống kê cho thấy: có 4/9 mẫu (chiếm tỉ lệ khoảng 44,44%) số mẫu phân tích có tổng giá trị TEQ vượt tiêu chuẩn giới hạn tối đa cho phép trên thế giới. Trong các mẫu đó (VN32, VN52, VN53, VN55) thì mẫu lớn nhất là VN53 đạt 6370,3 (gấp 6,3 lần), mẫu nhỏ nhất là 2799,6 (VN32), gấp 2.9 lần. Các mẫu còn lại bao gồm: VN30, VN31, VN32, VN21, VN23 đều có tổng giá trị TEQ nhỏ hơn giá trị giới hạn tối đa cho phép của quốc tế.
44
Bảng 3.7. Nồng độ dioxin trong mẫu trầm tích quan trắc được tại sân bay Đà Nẵng
∑ Nồng độ dioxin tuyệt đối ng/kg | |||||||||||
TCDD | PeCDD | HxCDD | HpCDD | OCDD | TCDF | PeCDF | HxCDF | HpCDF | OCDF | TEQ | |
VN30 | 253 | 17 | 2,6 | 2,2 | 4,2 | 4,8 | 2,3 | 0,02 | 253,3 | ||
VN31 | 191 | 1,3 | 0,17 | 0,13 | 191,0 | ||||||
VN32 | 2750 | 63 | 31 | 31 | 3,19 | 70 | 13 | 11 | 4,3 | 0,09 | 2799,6 |
VN32 | 61 | 1,1 | 0,11 | 0,12 | 61,0 | ||||||
VN52 | 5440 | 125 | 61 | 72 | 7,2 | 182 | 25 | 20 | 9,4 | 0,19 | 5542,1 |
VN53 | 6240 | 177 | 65 | 50 | 4,3 | 242 | 18 | 15 | 5,9 | 0,10 | 6370,3 |
VN55 | 3190 | 101 | 42 | 35 | 3,7 | 112 | 14 | 11 | 4,8 | 0,09 | 3264,4 |
VN21 | 12 | 1,5 | 1,5 | 1,9 | 0,75 | 0,24 | 0,66 | 0,60 | 0,12 | 13,3 | |
VN23 | 4,5 | 0,64 | 0,63 | 0,77 | 0,27 | 0,10 | 0,29 | 0,26 | 0,06 | 5,1 |
(Nguồn: Bộ TN&MT, 2010)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
45
3.2.1.2. Đánh giá mức độ tồn lưu tại sân bay Biên Hòa
Các kết quả nghiên cứu và số liệu thống kê từ các nguồn khác nhau đều cho thấy sân bay Biên Hòa là điểm lưu giữ và trung chuyển lượng chất phát quang lớn nhất trong chiến tranh hóa học mà quân đội Mỹ đã tiến hành ở Việt Nam (1961 - 1971). Các kết quả nghiên cứu cũng ghi nhận những vụ rò rỉ chất phát quang với số lượng hàng chục nghìn lít tại địa điểm này. Do vậy, bước đầu có thể nhận định đây là điểm nóng về tồn lưu ô nhiễm dioxin với nồng độ ô nhiễm đặc biệt cao. Từ các dữ liệu trong chiến tranh và kết quả khảo sát của một số nghiên cứu trước đây, có thể chia khu vực ô nhiễm dioxin tại sân bay Biên Hòa thành 3 phân khu, bao gồm: phân khu trước đây tiến hành các hoạt đông nạp rửa, phân khu bồn chứa chất phát quang, phân khu phía Nam và Tây Nam của sân bay được sử dụng trong chiến dịch thu gom Pacer Ivy.
- Phân khu nạp, rửa chất phát quang: Đây là khu vực tiến hành toàn bộ các hoạt động nạp chất phát quang lên máy bay và tẩy rửa máy bay sau khi phun rải. Kêt quả tính toán sơ bộ cho thấy, đã có khoảng 184.855 thùng chất phát quang được nạp lên máy bay và hàng nghìn lượt máy bay được tẩy rửa tại vị trí này.
- Phân khu trước đây là bồn chứa chất phát quang: đây chính là địa điểm lần lượt lưu giữ khoảng 190.855 thùng chất phát quang. Bênh cạnh đó, số liệu ghi nhận được còn cho thấy đã từng xảy ra sự cố rò rỉ khoảng 38.000 lít chất phát quang có chứa dioxin tại vị trí này.
- Khu vực ô nhiễm do lan tỏa: bao gồm nhiều vị trí khác nhau tiếp giáp hoặc tiếp nhận dòng chảy từ các khu vực được đánh giá ô nhiễm nghiêm trọng. Bao gồm: các khu vực mương nước chảy, các khu vực ruộng, các hồ trong và lân cận sân bay. Các khu vực này có thể bị ô nhiễm ở mức độ nhẹ hơn. Tuy nhiên, đây là các khu vực có khả năng tạo nên tích lũy sinh học dioxin thông qua chuỗi thức ăn do dioxin bám vào thực vật và tồn lưu trong thủy sinh vật bị nhiễm dioxin.
Kết quả khảo sát của một số nghiên cứu cơ bản cho thấy, đối với các khu vực ô nhiễm nghiêm trọng nồng độ dioxin nằm trong khoảng vài chục nghìn đến hàng triệu ppm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
46
Bảng 3.8. Nồng độ dioxin trong mẫu đất quan trắc được tại sân bay Biên Hòa
∑ Nồng độ dioxin tuyệt đối ng/kg | |||||||||||
TCDD | PeCDD | H`xCD D | HpCDD | OCDD | TCDF | PeCDF | HxCDF | HpCDF | OCDF | TEQ | |
BH-S1 | 39 | 13 | 168 | 2,0 | 2,3 | 39,3 | |||||
BH-S2 | 159 | 45 | 501 | 8,4 | 10 | 160,0 | |||||
BH-S3 | 181 | 9,1 | 6,3 | 34 | 5,3 | 186,2 | |||||
BH-S4 | 281 | 7,1 | 46 | 281,1 | |||||||
BH-S5 | 5072992 | 32529 | 64177 | 187334 | 302225 | 127712 | 4373 | 4834 | 13255 | 17509 | 5.113.440,9 |
BH-S6 | 75768 | 1211 | 477 | 1181 | 2996 | 1377 | 70 | 71 | 153 | 135 | 76617,5 |
BH-S7 | 2252 | 25 | 23 | 68 | 154 | 42 | 1,8 | 4,9 | 2,8 | 2272,8 | |
BH-S8 | 873 | 46 | 13 | 32 | 94 | 20 | 899,7 | ||||
BH-S9 | 1852 | 7,8 | 6,6 | 27 | 31 | 12 | 2,5 | 1865,3 | |||
BH-S10 | 24074 | 94 | 75 | 34 | 182 | 423 | 50 | 27 | 46 | 44 | 24199,5 |
BH-S11 | 1513 | 100 | 12 | 100 | 945 | 23 | 2,4 | 4,7 | 11 | 12 | 1570,2 |
57
(Nguồn: Bộ TN&MT, 2010)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
47
- Kết quả phân tích hàm lượng tồn lưu dioxin trong mẫu bùn, đất
Để đánh giá chính xác nồng độ dioxin tồn lưu trong môi trường đất tại địa điểm sân bay Biên Hòa và khu vực lân cận chịu ảnh hưởng của quá trình lan truyền ô nhiễm, chúng tôi đã tiến hành lấy mẫu đất tại các khu vực khác nhau của sân bay.
Trong đó, tập trung chủ yếu vào các khu vực trước đây là nền kho chứa, khu vực nạp rửa, khu vực thu gom trong chiến dịch Pacer Ivy. Kết quả phân tích nồng độ dioxin (PCDD - PCDF) được trình bày qua bảng 3.8. Kết quả phân tích mẫu đất lấy tại các vị trí trước đây là các khu vực để thùng chứa chất phát quang thuộc sân bay Biên Hòa được thể hiện qua bảng 3.8. Qua bảng này, chúng tôi nhận thấy có một số đặc điểm liên quan đến nồng độ tồn lưu ô nhiễm dioxin tại sân bay Biên Hòa như sau:
Thứ nhất: Bảng 3.8. trình bày kết quả phân tích mẫu đất và mẫu trầm tích tại các vị trí được xác định là nguồn gây ô nhiễm chính của sân bay Biên Hòa. Trong đó, nồng độ dioxin dao động trong khoảng rất lớn (từ 39,3 đến 5.113.440,9). 6/11 mẫu đất được phân tích có nồng độ dioxin vượt tiêu chuẩn cho phép của WHO.
Thứ hai: Nồng độ dioxin tính theo đạt giá trị cao nhất tại mẫu BH-S5 là 5.113.440,9 ng/kg và tại mẫu này nồng độ TCDD cũng tương ứng đạt được giá trị cao nhất là 5072992 ng/kg.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn