Nồng Độ Dioxin Trong Mẫu Trầm Tích Quan Trắc Được Tại Các Khu Vực Lân Cận

48


Bảng 3.9. Nồng độ dioxin trong mẫu trầm tích quan trắc được tại các khu vực lân cận




KH

∑ Nồng độ dioxin tuyệt đối ng/kg

TCDD

PeCDD

HxCDD

HpCDD

OCDD

TCDF

PeCDF

HxCDF

HpCDF

OCDF

WHO-

TEQ

SR1

43


1,7

6,0

35

2,8

0,20

0,20

2,5

7,4

44

SR2

146

0,70

1,5

8,9

48

11

0,60

0,50

1,6

5,3

149

SSM1

99



52


22

1,0

2,6



102

SSM2

82

19

6,4

209

223

24

4,6

12

2,2

22

109

SSM3

29

2,6

8,0

110

689


0,80

11

1,9

82

35

SSM4

87

5,7

12

133

1997

22

2,8

10

23

101

100

SSM5

57

3,1

9,1

62

959

21

0,60

4,9

0,60

32

64

SSM6

84

4,7

11

163

2825

26

2,4

9,0

1,5

105

96

SSM7

19

0,60

8,3

38

415

5,0

1,2

2,7

7,4

7,6

22

SSM8

28

509

30

147

1513

1,1

8,1

51

176

61

548

SSM9


110

12

404

4783

6,2

9,1

11

201

203

121

SSM10

6,5


6,5

654


5,9

8,0

34

116

503

19

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 85 trang tài liệu này.

Nghiên cứu hiện trạng ô nhiễm Dioxin do chiến tranh tại một số điểm tồn lưu ô nhiễm ở Việt Nam - 8

(Nguồn: Bộ TN&MT, 2010)


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn


Mức độ lan truyền ô nhiễm dioxin từ các điểm ô nhiễm chính tại sân bay Biên Hòa sang các khu vực lân cận được đánh giá thông qua kết quả phân tích hàm lượng dioxin trong các mẫu đất, trầm tích tại một số địa điểm lân cận của sân bay Biên Hòa. Kết quả phân tích được thể hiện qua bảng 3.9, qua bảng này có thể nhận thấy:

Thứ nhất: Các mẫu được lấy và phân tích là các mẫu ô nhiễm thứ cấp bao gồm các khu vực bùn ruộng trong sân bay và trầm tích của hồ nước ở khu vực lân cận sân bay. Hai khu vực này là nơi tiếp nhận nguồn nước chảy tràn trong khu vực sân bay. Do vậy, sự ô nhiễm dioxin ở đây(ô nhiễm thứ cấp) là do quá trình lan truyền dioxin từ các vị trí ô nhiễm chính. Kết quả phân tích cho thấy nồng độ dioxin tính theo TEQ dao động trong khoảng 19 - 548. Nồng độ PCDF nhỏ nhất là 0,43 ng/kg, lớn nhất là 55 ng/kg và trung bình là 8,58 ng/kg; đối với PCDD lần lượt là: 13,70 ng/kg - 1052,2 ng/kg và trung bình là 161,88 ng/kg. Trong đó giá trị TEQ lớn nhất là 548.

Thứ hai: Kết quả phân tích cho chúng ta thấy có sự lan truyền và tích lũy ô nhiễm dioxin với hàm lượng tương đối lớn tại các khu vực ô nhiễm thứ cấp. Điều này liên quan trực tiếp tới những ảnh hưởng mà ô nhiễm dioxin gây ra cho con người và sinh vật thông qua sự tích lũy dioxin theo chuỗi thức ăn. Trong đó, nhận thấy rõ nồng độ dioxin trong mẫu trầm tích ở hồ có sự cao hơn so với khu vực ruộng, làm tăng nguy cơ tích lũy ô nhiễm dioxin trong các loài thủy sinh vật.

3.2.2. So sánh nồng độ ô nhiễm dioxin trong mẫu đất và mẫu trầm tích

Mức độ lan truyền ô nhiễm dioxin trong các mẫu đất lấy tại các địa điểm được xác định là ô nhiễm chính đến các địa điểm được xác định là ô nhiễm thứ cấp được đánh giá thông qua sự so sánh về nồng độ ô nhiễm dioxin trong mẫu đất và các mẫu trầm tích. Đây cũng là cách so sánh đơn giản nhất về mức độ lan truyền để có được những nhận định ban đầu về sự lan truyền ô nhiễm dioxin.

Phương pháp so sánh: do có sự hạn chế về số lượng mẫu có thể phân tích cho nên để so sánh được nồng độ tồn lưu ô nhiễm dioxin trong mẫu đất và mẫu trầm tích chúng tôi tiến hành tính nồng độ trung bình, lớn nhất, nhỏ nhất của từng cấu tử dioxin đối với tất cả các mẫu của mỗi nhóm. Kết quả so sánh này chỉ mới là những nhận định bước


đầu, cách đánh giá đơn giản nhất về sự tương quan nồng độ tồn lưu ô nhiễm dioxin ở khu vực được xác định là ô nhiễm chính và khu vực ô nhiễm thứ cấp.

3.2.2.1. Điểm ô nhiễm sân bay Đà Nẵng

* So sánh nồng độ ô nhiễm dioxin trong mẫu đất và mẫu trầm tích:

Để so sánh hàm lượng dioxin trong mẫu đất và mẫu trầm tích tại điểm ô nhiễm sân bay Đà Nẵng, do lượng mẫu phân tích được có sự giới hạn cho nên ở đây sử dụng phương pháp so sánh theo giá trị trung bình, lớn nhất, và nhỏ nhất của hàm lượng dioxin theo loại chất có trong mẫu phân tích. Kết quả so sánh được thể hiện cụ thể qua bảng 3.14.

Bảng 3.10. Bảng so sánh giá trị lớn nhất, trung bình, nhỏ nhất nồng độ ô nhiễm trong mẫu đất và mẫu trầm tích theo loại chất dioxin sân bay Đà Nẵng


Loại chất

Nồng độ dioxin ng/kg

Mẫu đất

Mẫu trầm tích

Lớn nhất

Trung bình

Nhỏ nhất

Lớn nhất

Trung bình

Nhỏ nhất

TCDD

361000

87952.77

136

6240

2015.72

4.5

PeCDD

2000

553.89

3.6

177

78.02

0.64

HxCDD

972

201.27

0.49

65

33.52

0.63

HpCDD

246

60.19

1.00

72

23.34

0.77

OCDD

2.8

1.18

0.02

7.2

2.48

0.11

TCDF

207

72.96

0.62

242

86.93

0.1

PeCDF

88

30.06

0.35

25

10.73

0.29

HxCDF

20

6.03

0.2

20

8.95

0.26

HpCDF

9.5

2.43

0.02

9.4

3.01

0.06

OCDF

0.14

0.04

0.01

0.19

0.09

0.02

Qua bảng 3.10 nhận thấy có sự tương đồng lớn đối với các giá trị lớn nhất - trung bình - nhỏ nhất ở các chất như: TCDD (361000 - 6240; 87952,77 - 2015,72; 136 - 4,5); PeCDD (2000-177; 553,89 - 78,02; 3.6 - 0,64); PeCDDF (88 - 25; 30.06

- 10.73; 0.35 - 0.29).


3.2.2.2. Điểm ô nhiễm sân bay Biên Hòa

* So sánh nồng độ ô nhiễm dioxin trong mẫu đất và mẫu trầm tích:

Tương tự như đối với điểm tồn lưu ô nhiễm tại sân bay Đà Nẵng, do lượng mẫu phân tích được có sự giới hạn cho nên ở đây sử dụng phương pháp so sánh theo giá trị trung bình, lớn nhất, và nhỏ nhất của hàm lượng dioxin theo loại chất có trong mẫu phân tích. Kết quả so sánh được thể hiện cụ thể qua bảng 3.11.

Bảng 3.11. Bảng so sánh giá trị lớn nhất, trung bình, nhỏ nhất nồng độ ô nhiễm trong mẫu đất và mẫu trầm tích theo loại chất dioxin sân bay Biên Hòa


Loại chất

Nồng độ dioxin ng/kg

Mẫu đất

Mẫu trầm tích

Lớn nhất

Trung bình

Nhỏ nhất

Lớn nhất

Trung bình

Nhỏ nhất

TCDD

5072992

470907.64

39

146

61.86

6.5

PeCDD

32529

4252.74

7.8

509

72.88

0.6

HxCDD

64177

10796.17

12

30

9.68

1.5

HpCDD

187334

17166.09

6.3

654

165.58

6

OCDD

302225

27942.91

27

4783

1348.70

35

TCDF

127712

16204.16

5.3

26

13.36

1.1

PeCDF

4373

751.53

1.8

9.1

3.28

0.2

HxCDF

4834

987.84

2.5

51

12.41

0.2

HpCDF

13255

1925.76

2

201

48.52

0.6

OCDF

17509

2530.73

2.3

503

102.66

5.3

Qua sự phân tích theo bảng này có thể thấy một số căn cứ bước đầu để tiến hành đánh giá tương quan nồng độ dioxin giữa mẫu đất và mẫu trầm tích để xác định được mức độ quan hệ do quá trình lan truyền. Các giá trị trung bình đối với các loại chất có trong mẫu đất hoàn toàn cao hơn so với trung bình trong mẫu trầm tích, điều này khẳng định đã có sự di chuyển nhất định của dioxin ra các khu vực lân cận tuy nhiên ở phương diện trung bình lượng dioxin di chuyển được đánh giá ở mức độ vừa phải. Để


tăng tính chính xác cho vấn đề này cần nghiên cứu và phân tích, đánh giá với số lượng mẫu lớn hơn.

3.3. Đề xuất mô hình đánh giá rủi ro môi trường ban đầu

3.3.1. Khái quát về mô hình đánh giá rủi ro đối với ô nhiễm môi trường

* Khái lược về đánh giá rủi ro

Đánh giá rủi ro môi trường là một công cụ hỗ trợ các nhà quản lý môi trường trong công tác quản lý môi trường. Đánh giá rủi ro môi trường là một tiến trình phân tích được áp dụng cho các vấn đề môi trường, là công cụ pháp lý để giúp nhà quản lý ra quyết định đối với công tác quản lý nhằm mục tiêu giảm thiểu, loại bỏ các tác động của rủi ro đối với môi trường, hệ sinh thái xung quanh và đối với sức khỏe con người. Các kết quả của hoạt động đánh giá rủi ro có thể chấp nhận phải được đề xuất và hướng tới giải quyết các vấn đề về rủi ro môi trường và sức khỏe cộng đồng.

Đánh giá rủi ro là tiến trình thông qua đó, các kết quả của phân tích rủi ro được sử dụng cho việc ra quyết định hoặc thông qua xếp hạng tương đối của các chiến lược giảm thiểu rủi ro hay thông qua so sánh với các mục tiêu rủi ro.

Trong thực tế, hoạt động đánh giá rủi ro môi trường là một hoạt động có tính chất phức tạp, cần phải thu thập, phân tích, đánh giá nhiều loại thông tin và dữ liệu khác nhau có liên quan đến các yếu tố được xác định là rủi ro có trong môi trường. Tiến hành đánh giá rủi ro môi trường thường phải được tiến hành thông qua hai giai đoạn:

- Thứ nhất, đánh giá hồi cố rủi ro để xác định các bằng chứng về các mối nguy hại đối với các đối tượng có khả năng chịu tác động của các yếu tố rủi ro;

- Thứ hai, đánh giá dự báo rủi ro để xác định các vấn đề có khả năng và khả năng xảy ra các vấn đề đó trong tương lai.

Như vậy, có thể nhận thấy rằng hoạt động đánh giá rủi ro môi trường ban đầu là bước đầu, là giai đoạn chuẩn bị cho hoạt động đánh giá rủi ro môi trường hoàn thiện trong tương lai. Mục tiêu là khái quát sơ bộ về điều kiện môi trường và các yếu tố có khả năng tác động, cũng như con đường tác động của các yếu tố đó.



Nhận diện mối nguy hại

Đánh giá độc tính

Đánh giá phơi nhiễm

Mô tả đặc tính của rủi ro

Quản lý rủi ro


Hình 3.8. Mô phỏng các hoạt động của quá trình đánh giá rủi ro môi trường


Hoạt động đánh giá rủi ro môi trường dựa trên ba tiêu chí cơ bản: Hiện trạng tồn lưu ô nhiễm, con đường lan truyền và nguồn tiếp nhận.

* Một số phương pháp đánh giá rủi ro môi trường phổ biến:

Đánh giá rủi ro sức khoẻ: là tiến trình sử dụng các thông tin thực tế để xác định sự phơi nhiễm của cá thể hay quần thể đối với vật liệu nguy hại hay hoàn cảnh nguy hại. Đánh giá rủi ro sức khoẻ có 3 nhóm chính:

- Rủi ro do các nguồn vật lý (được quan tâm nhiều nhất là những rủi ro về bức xạ từ các nhà máy hạt nhân hoặc các trung tâm nghiên cứu hạt nhân).

- Rủi ro do các hoá chất

- Rủi ro sinh học (Đánh giá rủi ro đối với lĩnh vực an toàn thực phẩm, hoặc đánh giá rủi ro đối với những sinh vật biến đổi gen).

Đánh giá rủi ro sinh thái: Về cơ bản, đánh giá rủi ro sinh thái được phát triển từ đánh giá rủi ro sức khoẻ. Đánh giá rủi ro sức khỏe quan tâm đến những cá nhân, cùng với tình trạng bệnh tật và số người tử vong. Trong khi đó, đánh giá rủi ro sinh thái lại


chú trọng đến quần thể, quần xã và những ảnh hưởng của các chất lên tỷ lệ tử vong và khả năng sinh sản. Đánh giá rủi ro sinh thái cần phải tiến hành đánh giá trên diện rộng, trên rất nhiều sinh vật. Đánh giá rủi ro sinh thái có 3 nhóm:

- Đánh giá rủi ro sinh thái do hoá chất

- Đánh giá rủi ro sinh thái đối với các hóa chất bảo vệ thực vật

- Đánh giá rủi ro sinh thái đối với sinh vật biến đổi gen

Đánh giá rủi ro công nghiệp: Đánh giá rủi ro công nghiệp bao gồm các nội dung như đánh giá rủi ro đối với các địa điểm đặc biệt có sự phát thải không theo quy trình; Đánh giá rủi ro đối với các địa điểm đặc biệt có sự phát thải theo quy trình; Đánh giá rủi ro trong giao thông; Đánh giá rủi ro trong việc lập kế hoạch tài chính; Đánh giá rủi ro sản phẩm và đánh giá chu trình sản phẩm; Đưa ra các số liệu về giảm thiểu rủi ro.

3.3.2. Đề xuất mô hình đánh giá rủi ro môi trường ban đầu do tồn lưu ô nhiễm dioxin

Hoạt động đánh giá rủi ro môi trường do tồn lưu ô nhiễm dioxin được tiến hành dựa trên ba tiêu chí cơ bản: Hiện trạng tồn lưu, con đường lan truyền trong môi trường và nguồn tiếp nhận ô nhiễm. Đối với vấn đề ô nhiễm dioxin do chiến tranh ở Việt Nam, tiến hành các hoạt động đánh giá rủi ro môi trường do ô nhiễm dioxin từ nguồn chiến tranh là hoạt động quan trọng và cấp thiết. Hiện nay, các nhà khoa học trên thế giới và ở Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu về ảnh hưởng của dioxin đến môi trường, hệ sinh thái, con người. Nhưng ở góc độ quản lý do thiếu những nghiên cứu tổng thể và đồng bộ cho nên các cơ sở, căn cứ khoa học chưa có đủ sự vững chắc để thiết lập các chính sách, pháp chế phục vụ cho công tác quản lý rủi ro và giải quyết các vấn đề có liên quan đến ô nhiễm dioxin do chiến tranh ở Việt Nam. Có thể xây dựng mô hình đánh giá rủi ro môi trường ban đầu cho ô nhiễm dioxin do chiến tranh tại các điểm nóng ở Việt Nam như sau:

* Nhận diện mối nguy hại

- Tác nhân gây nguy hại: dioxin do chiến tranh, tồn lưu trong môi trường đất và trầm tích với nồng độ ô nhiễm đặc biệt cao. Tổng lượng ô nhiễm lớn, trên một diện tích bị ô nhiễm hàng chục ha và lượng đất, trầm tích bị ô nhiễm dioxin hàng trăm nghìn m3.

- Tác nhân dioxin: về độc tính là chất đốc hại nhóm một đối với con người và sinh vật, đã xác định được 13 chứng bệnh nan y có liên quan trực tiếp đến dioxin; ít


hòa tan trong nước nhưng tan tốt trong các dung môi hữu cơ và tương thích cao với các hợp chất hữu cơ (mỡ động vật, trầm tích, đất có hàm lượng mùn cao...).

- Nguồn phát tán ô nhiễm: đất tại các điểm là sân bay bị ô nhiễm; trầm tích tại các thủy vực (hồ, kênh mương...nơi tiếp nhận nước chảy tràn từ khu vực ô nhiễm chính); các hoạt động xây dựng trong sân bay, nạo vét hồ kênh mương, đào đất làm đường; các loài thủy sinh vật, gia cầm được nuôi, khai thác tại các khu vực ô nhiễm thứ cấp dioxin.

- Con đường lan truyền và xâm nhập vào cơ thể động vật, con người: chủ yếu thông qua chuỗi thức ăn. Trong đó, qua các mắt xích của chuỗi thì nồng độ ô nhiễm dioxin được khuyếch đại theo cấp số nhân.

* Đánh giá độc tính

Đối với ô nhiễm dioxin việc đánh giá độc tính, rủi ro cần phải xét đến ước lượng mối nguy hại, trong bước này nhiều mô hình thường sử dụng để ước lượng cùng với phương pháp đánh giá độc tính để xác định các chất ô nhiễm. Ước tính mối nguy hại với mục đích: Xác định tần suất xuất hiện và mức độ nguy hiểm của các hậu quả; Xác định ranh giới của những vấn đề thực tiễn tương ứng về mặt quản lý.

Liệt kê những vấn đề đáng lo ngại và chỉ rõ những liên hệ giữa các hoạt động để làm giảm bớt rủi ro. Một số mục tiêu có thể chọn lựa như sau:

- Ranh giới địa lý của vùng ô nhiễm dioxin tại các sân bay, mật độ dân số và diện tích tiếp giáp với các khu dân cư lân cận;

- Tỷ lệ thời gian tác động của ô nhiễm dioxin tại các khu vực giáp ranh với các sân bay và tại các khu vực được xác định là vùng ô nhiễm do lan truyền;

Để đánh giá được độc tính cần phải sử dụng các phương pháp nghiên xác định độc tính, quan hệ giữa liều lượng và đáp ứng trong đánh giá rủi ro là phương pháp thí nghiệm độc tố, phương pháp bệnh học, triệu chứng lâm sàng và nghiên cứu dịch tễ học.

* Đánh giá phơi nhiễm

Để đánh giá mức độ phơi nhiễm dioxin cần tiến hành lấy mẫu và phân tích nồng độ dioxin trong một khoảng thời gian nhất định. Các loại mẫu được lấy và đánh giá phơi nhiễm bao gồm:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/05/2022