Diện Tích Đất Bị Rải Ảnh Hưởng Nặng Nề Bởi Chất Phát Quang Có Chứa Dioxin Theo Địa Phương


Từ những kết quả phân tích nêu trên, việc đưa ra một số liệu thống kê chính xác nhất về diện tích bị phun rải chất phát quang có chứa dioxin trong thực tế rất khó thực hiện do có nhiều nguồn số liệu sơ cấp khác nhau và phương pháp tính toán có sự khác biệt. Do vậy, về diện tích phun rải có thể ước lượng trong khoảng 2,5 - 3,0 triệu ha.

Theo nguồn số liệu của UB 10 - 80 và căn cứ vào tính toán của tác giả, tỉ lệ diện tích bị ảnh hưởng nặng nề bởi chất phát quang có chứa dioxin đối với tài nguyên rừng được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3.3. Diện tích đất bị rải ảnh hưởng nặng nề bởi chất phát quang có chứa dioxin theo địa phương

Tỉnh

Tổng diện tích tự nhiên (ha)

Tỉ lệ

%

Diện tích bị phun rải (ha)

An Giang, Vũng Tàu, Kiên

Giang, Đồng Tháp, Tiền Giang


1.773.010


<10%


<177.301

Đắk Lắk, Lâm Đồng, Hậu Giang, Long An, Gia Lai, Quảng Nam - Đà Nẵng, Khánh Hòa, Thuận Hải, Minh

Hải, Cửu Long


7.517.900


10-20%


751.790 - 1.503.580

Quảng Ngãi, Bến Tre, Phú

Yên, Quảng Trị, Bình Định

2.336.010

20-30%

467.202 - 700.803

Thừa Thiên - Huế, Tây Ninh

911.180

40-50%

364.472 - 455.590

Sông Bé, Tp.Hồ Chí Minh,

Đồng Nai

1.651.830

>50%

>751.790

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 85 trang tài liệu này.

Qua bảng số liệu 3.3 có thể tính được tổng diện tích bị phun rải các chất phát quang có chứa dioxin mà quân đội Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam dao động từ 2.586.680 ha đến 2.659.973 ha. Như vậy, so sánh số liệu tính toán trong phạm vi nghiên cứu này với số liệu thống kê của các tác giả khác thể hiện trong hình 3.2 chúng tôi thấy có những điểm tương đồng nhất định.


Nghiên cứu của tác giả Vũ Chiến Thắng còn cho thấy đối với diện tích rừng ở miền Nam Việt Nam bị ảnh hưởng bởi chất phát quang có chứa dioxin thì có đến

124.000 ha (chiếm tỉ lệ 41%) diện tích rừng ngập mặn và 27.000 ha (chiếm tỉ lệ 13%) diện tích rừng tràm bị phun rải; Đối với đất nông nghiệp ước tính có khoảng

260.000 ha đất nông nghiệp thuộc miền Nam Việt Nam bị ảnh hưởng [15]...


3.1.2. Nguồn gây ô nhiễm dioxin tại sân bay Đà Nẵng và sân bay Biên Hòa


Các kết quả nghiên cứu từ trước đến nay đều khẳng định ô nhiễm dioxin tại sân bay Đà Nẵng và sân bay Biên Hòa có nguồn gốc từ chất phát quang có chứa dioxin mà quân đội Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam (1961 - 1971). Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là cần xác định chính xác hoạt động cụ thể nào đã gây ô nhiễm, lượng chất phát quang có chứa dioxin được phát tán ở thời điểm nào, thể tích là bao nhiêu.

Trong chiến tranh Việt Nam, từ năm 1961 - 1971 quân đội Mỹ đã sử dụng khoảng 76 triệu lít chất phát quang các loại để phun rải trên chiến trường miền Nam Việt Nam. Phương tiện mà quân đội Mỹ sử dụng để phun rải chủ yếu là máy bay. Do vậy, sân bay chính là địa điểm tập kết, trung chuyển, nạp lên máy bay, tẩy rửa máy bay sau khi phun rải...các chất phát quang có chứa dioxin [8].

Theo số liệu Bộ Quốc phòng Mỹ mới công khai về chiến tranh Việt Nam, do tác giả Young (2005), trình bày tại hội thảo Việt - Mỹ do Bộ Quốc phòng Việt Nam tổ chức tại Hà Nội tháng 8/2005, các sân bay Đà Nẵng và sân bay Biên Hòa là địa điểm tàng trữ chính các chất phát quang [15]. Hoạt động nạp chất phát quang có chứa dioxin lên máy bay chủ yếu được thực hiện tại các sân bay này.

Như vậy, nguồn gây ô nhiễm dioxin tại sân bay Đà Nẵng và sân bay Biên Hòa được xác định là: phát sinh từ các kho chứa chất phát quang có chứa dioxin; phát sinh từ quá trình rò rỉ chất phát quang trong quá trình nạp các chất phát quang lên máy bay, rò rỉ trong quá trình lưu giữ, bảo quản tại các kho chứa, bể chứa; phát sinh từ quá trình tẩy rửa máy bay, tẩy rửa dụng cụ phun rải sau mỗi chuyến bay; phát sinh từ các sự cố xảy ra trong quá trình vận chuyển, lưu giữ các chất phát quang.


Bảng 3.4. Các điểm lưu giữ chính các chất phát quang/dioxin/chất da cam trong thời gian chiến tranh Việt Nam, từ 1961 - 1971

Địa điểm

Thời gian

Số phuy chứa (thùng)

Thể tích (lít)

Sân bay Tân Sơn Nhất

1961 - 1966

67.745

14.090.960

Sân bay Đà Nẵng

1965 - 1971

105.460

23.935.680

Sân bay Biên Hòa

1966 - 1971

195.855

40.737.840

Sân bay Phù Cát

1968 - 1971

-

-

Sân bay Nha Trang

1968 - 1971

-

-

Tổng

369.060

76.764.480

Ghi chú: Thể tích của 1 phuy chứa = 208 lít; - Không có số liệu thống kê

(Nguồn: Bộ TN&MT, 2010)

Qua bảng 3.6 trình bày những số liệu thống kê về lượng lưu giữ chất phát quang có chứa dioxin nhận thấy: Lượng chất phát quang được lưu giữ chủ yếu tại các sân bay Tân Sơn Nhất, sân bay Đà Nẵng, sân bay Biên Hòa; các sân bay còn lại không có sự ghi nhận số liệu thống kê về hoạt động này. Trong đó, lượng lưu giữ tại sân bay Biên Hòa lớn nhất, thống kê cho thấy có 40.737.840 lít chất phát quang được lưu giữ và trung chuyển qua sân bay này. Sân bay Đà Nẵng lưu giữ và trung chuyển 23.935.680 lít xếp sau sân bay Biên Hòa về thể tích lưu giữ và trung chuyển. Trong đó, tỉ lệ lưu giữ lần lượt tại các địa điểm lưu giữ và trung chuyển chính chất phát quang trong chiến tranh Việt Nam lần lượt là: sân bay Biên Hòa - 53%, sân bay Đà Nẵng 30% và sân bay Tân Sơn Nhất là 17% (hình 3.3).

Hình 3 3 Biểu đồ mô tả tỉ lệ lưu giữ chất phát quang tại các sân bay lưu 1

Hình 3.3. Biểu đồ mô tả tỉ lệ lưu giữ chất phát quang tại các sân bay lưu giữ và trung chuyển mà quân đội Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam 1961 -1971


3.1.2.1. Sân bay Đà Nẵng

* Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

Thuộc quận Hải Châu ở vị trí trung tâm thành phố Đà Nẵng, sân bay quốc tế Đà Nẵng là một trong 3 sân bay lớn nhất cả nước, sau sân bay Tân Sơn Nhất và sân bay Nội Bài, được xây dựng từ năm 1940. Tổng diện tích sân bay khoảng 892,5 ha. Khu vực sân bay Đà Nẵng tiếp giáp với nhiều khu dân cư có mật độ dân số khá cao, xung quanh khu vực sân bay tiếp giáp với một số thủy vực là các hồ nước nằm rải rác xen kẽ các khu dân cư của thành phố Đà Nẵng. Đây chính là một trong những yếu tố tác động tới mức độ lan truyền và tồn lưu ô nhiễm dioxin, làm gia tăng mức độ rủi ro do tiếp xúc với môi trường có nồng độ dioxin cao của người dân. Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, lượng mưa trung bình hàng năm khá cao khoảng 2.504,57 mm/năm. Điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa lượng mưa cao là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng lan truyền của dioxin trong môi trường. Đặc biệt là nồng độ tồn lưu ô nhiễm dioxin trong các thủy vực được xác định là khu vực tiếp nhận ô nhiễm thứ cấp.

* Đặc điểm nguồn gây ô nhiễm dioxin

Như đã phân tích ở bảng số liệu 3.6, lượng chất phát quang chứa dioxin được quân đội Mỹ lưu giữ, nạp lên máy bay tại sân bay Đà Nẵng là 23.935.680 lít, tập trung chủ yếu từ năm 1965 - 1971.

Nguồn Young AL 2007 Hình 3 4 Biểu đồ mô tả tỉ lệ các loại chất có trong 2

(Nguồn: Young AL, 2007)

Hình 3.4. Biểu đồ mô tả tỉ lệ các loại chất có trong tổng lượng các chất phát quang tại sân bay Đà Nẵng


Sân bay Đà Nẵng chính là điểm nạp chất phát quang và cất cánh của máy bay quân đội Mỹ thuộc chiến dịch khai quang Ranch Hand phun rải chất phát quang trên địa bàn các tỉnh miền Trung [7]. Tuy nhiên, theo số liệu thống kê của Bộ Quốc phòng Mỹ [39], trong chiến dịch thu gom và đóng lại các chất phát quang có tên là Pacer Ivy được tiến hành từ tháng 12/1971 - 3/1972 tại sân bay Đà Nẵng, quân đội Mỹ đã thu gom được 8.220 thùng chất phát quang tương đương 1.709.760 lít. Như vậy, thực tế từ điểm lưu giữ này đã có 22.225.920 lít chất phát quang chứa dioxin đã được phun rải và bị rò rỉ ra môi trường.

Về tỉ lệ loại chất phát quang: Trong tổng số 105.460 thùng chất phát quang tại địa điểm này, có 50% là chất da cam, 27% chất xanh, 5% chất trắng và còn lại 18% là các chất phát quang khác. Diện tích đất bị ô nhiễm dioxin tại sân bay Đà Nẵng ước tính khoảng 141.900 m2, lượng đất bị nhiễm dioxin ước tính khoảng 72.900 m3. Đây là diện tích tiếp nhận nguồn dioxin từ các hoạt động tẩy rửa dụng cụ, máy bay sau phun rải, rò rỉ trong quá trình lưu giữ và nạp lên máy bay các chất phát quang. Trong thực tế, để quản lý, ngăn ngừa sự phát tán ô nhiễm dioxin đối với một diện

tích lớn, cũng như là thực hiện công tác xử lý dioxin với khối lượng đất lớn như trên gặp rất nhiều khó khăn. Đây cũng là một yếu tố làm gia tăng tính rủi ro môi trường do ô nhiễm dioxin.

3.1.2.2. Sân bay Biên Hòa

* Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

Sân bay Biên Hòa là sân bay quân sự dược quân đội Mỹ xây dựng và sử dụng trong chiến tranh Việt Nam, thuộc phường Tân Phong, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Sân bay có tọa độ địa lý: 10o58'33'' vĩ độ Bắc, 106o49'6' độ kinh Đông, nằm ở phía Tây Bắc của thành phố. Về điều kiện khí hậu Biên Hòa là khu vực có lượng mưa lớn, tổng lượng nuớc dồi dào 16,82 x 109 m³/năm, trong đó mùa mưa chiếm 80%, mùa khô 20%. Về điều kiện địa hình, sân bay Biên Hòa thuộc khu vực có địa hình bằng phẳng, đọ cao so với mặt nước biển là 24m. Trong khu vực sân

bay và vùng lân cận có khoảng 5ha diện tích mặt nước là các hồ nước tự nhiên như hồ Biên Hùng... Các hồ này là nơi lắng đọng trầm tích dioxin bị phát tán và rò


rỉ từ các diện tích ô nhiễm dioxin trong sân bay. Trong đó, hồ Biên Hùng được đánh giá là nơi tiếp nhận ô nhiễm dioxin (thứ cấp) chủ yếu tại sân bay Biên Hòa.

* Đặc điểm nguồn gây ô nhiễm dioxin

Theo số liệu thống kê trong báo cáo tại Hội thảo Việt - Mỹ của Bộ Quốc phòng Mỹ [39], lượng chất phát quang được lưu giữ và trung chuyển qua sân bay Biên Hòa là 195.855 thùng tương đương 40.737.840 lít (bảng 4.4). Trong đó có:

98.000 thùng chất da cam, tương đương 20.384.000 lít, chiếm tỉ lệ 50,04%; 45.000 thùng chất trắng, tương đương 9.360.000 lít, chiếm tỉ lệ 22,97%; 16.000 thùng chất xanh, tương đương 3.390.000 lít, chiếm tỉ lệ 8,17%; còn lại là 36.855 chất khác, chiếm tỉ lệ 18,82% (bảng 3.7).

Bảng 3.5. Lượng các loại chất phát quang được quân đội Mỹ lưu giữ và trung chuyển tại sân bay Biên Hòa

Loại chất

Số thùng

Thể tích (lít)

Tỉ lệ (%)

Chất da cam

98.000

20.384.000

50,04

Chất trắng

45.000

9.360.000

22,97

Chất xanh

16.000

3.390.000

8,17

Chất khác

36.855

7.407.840

18,82

Tổng

195.855

40.737.840

100

(Nguồn: Young AL, 2007)


Lượng chất phát quang tại sân bay Biên Hòa trong chiến tranh rất lớn. Tuy nhiên, trong chiến dịch thu hồi Pacer Ivy tiến hành tại đây từ tháng 4/1970 - 03/1972, quân đội Mỹ đã thu gom và đóng lại được 11.000 thùng chất phát quang các loại, tương đương 2.288.000 lít. Vậy đã có khoảng 184.855 thùng chất phát quang đã được sử dụng để phun rải trên chiến trường hoặc bị rò rỉ ra môi trường tại khu vực sân bay Biên Hòa.


Nguồn Young AL 2007 Hình 3 5 Tỉ lệ các loại chất phát quang được lưu 3

(Nguồn: Young AL, 2007)

Hình 3.5. Tỉ lệ % các loại chất phát quang được lưu giữ, trung chuyển qua sân bay Biên Hòa trong chiến tranh Việt Nam

Ô nhiễm dioxin tại sân bay Biên Hòa theo chúng tôi có nguyên nhân chủ yếu là do sự rò rỉ và phát tán ở mức độ lớn dioxin vào môi trường. Vì theo báo cáo của Bộ Quốc phòng Mỹ, đã có sự ghi nhận về sự rò rỉ chất phát quang tại đây do một số tai nạn và lỗi kỹ thuật. Cuối năm 1969 và đầu năm 1970, một số tai nạn đã xảy ra, làm rò rỉ khoảng 38.000 lít chất phát quang vào môi trường. Trong đó có: 28.000 lít chất da cam và 10.000 lít chất trắng. Đây thực sự là sự cố có tác động quan trọng đến nồng độ ô nhiễm dioxin và làm cho sân bay Biên Hòa trở thành nơi bị ô nhiễm dioxin đặc biệt nghiêm trọng.

3.2. Đánh giá tồn lưu ô nhiễm dioxin trong môi trường

3.2.1. Tồn lưu ô nhiễm dioxin trong môi trường

3.2.1.1. Đánh giá mức độ tồn lưu tại sân bay Đà Nẵng

Cho đến nay đã có nhiều nghiên cứu liên quan đến xác định khu vực, diện tích, mức độ và lượng ô nhiễm dioxin tại sân bay Đà Nẵng. Theo các nghiên cứu đó có thể phân chia các khu vực ô nhiễm dioxin tại sân bay Đà Nẵng thành 2 vùng cơ bản: Vùng ô nhiễm nằm ở phía Bắc của sân bay và vùng ô nhiễm thuộc khu vực phía Nam sân bay [10].


- Đối với vùng ô nhiễm ở phía Nam sân bay: Đây là khu vực chỉ mới được quan tâm và có sự điều tra khảo sát trong những năm gần đây. Khu vực này là nơi tập kết, thu gom và đóng thùng các chất phát quang trong chiến dịch thu gom chất này đưa về Mỹ tiêu hủy. Do vậy, bước đầu có thể đánh giá khu vực này chỉ lưu giữ chất phát quang trong thời gian ngắn cho nên có thể nồng độ dioxin tại các vị trí bị ô nhiễm ở đây ở mức độ thấp và trung bình.

- Đối với vùng ô nhiễm phía Bắc sân bay: Đây là khu vực trong chiến dịch Rach Hand diễn ra các hoạt động nạp, rửa dioxin; hoạt động lưu giữ dioxin; do vậy bước đầu có thể đánh giá đây là khu vực cần tập trung nghiên cứu vì nồng độ ô nhiễm dioxin có thể tập trung hơn và ở mức độ cao hơn so với các khu vực khác. Tại khu vực này, có thể chia khu ô nhiễm thành các phân khu như sau: Phân khu nạp rửa nằm cạnh đường dẫn vào của sân bay hiện nay, nhiều nghiên cứu cho thấy đây là phân khu ô nhiễm nghiêm trọng nhất. Phân khu bãi chứa - phân khu này cách phân khu nạp rửa 200m về phía Bắc. Hiện trạng cho thấy không có thực vật trên lớp đất mặt ở đây. Khu vực hồ Sen (7,3 ha) là nơi tiếp nhận nước từ các phân khu ô nhiễm nói trên, đánh giá sơ bộ đây là khu vực trầm tích bị ô nhiễm dioxin nặng.

Đối với ô nhiễm dioxin ở sân bay Đà Nẵng kết quả phân tích mẫu đã đánh giá tương đối đầy đủ và chính xác nồng độ ô nhiễm cũng như thành phần đồng loại của dioxin trong đất và trầm tích.

- Kết quả phân tích hàm lượng tồn lưu dioxin trong mẫu đất

Để đánh giá chính xác nồng độ dioxin tồn lưu trong môi trường đất tại địa điểm sân bay Đà Nẵng, chúng tôi đã tiến hành lấy mẫu đất tại các khu vực khác nhau của sân bay. Trong đó, tập trung chủ yếu vào các khu vực trước đây là nền kho chứa, khu vực nạp rửa, khu vực thu gom trong chiến dịch Pacer Ivy (vị trí và ký hiệu mẫu thể hiện qua bảng 3.8). Kết quả phân tích nồng độ dioxin (PCDD - PCDF) được trình bày qua bảng 3.9.

Xem tất cả 85 trang.

Ngày đăng: 11/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí