- Mẫu sinh vật: trong đó bao gồm các mẫu thủy sinh vật, mẫu gia cầm được lấy tại các khu vực hồ chứa nước trong và lân cận các sân bay (đối với các mẫu này thông thường tiến hành lấy mẫu máu và mẫu mỡ để xác định hàm lượng dioxin);
- Đối với sự phơi nhiễm dioxin ở người: tiến hành lấy mẫu máu để xác định nồng độ phơi nhiễm dioxin trong máu người;
- Tiến hành theo dõi sự lan truyền phơi nhiễm dioxin từ mẹ sang con qua nhau thai và qua sữa.
* Đặc tính của rủi ro do ô nhiễm dioxin tại các sân bay
Đặc tính rủi ro hay mô tả rủi ro là bước cuối cùng trong mô hình và ước lượng phạm vi các tác động bất lợi đến nguồn tiếp nhận tiềm năng dưới điều kiện phơi nhiễm. Nói chung, các đặc tính rủi ro được tóm tắt và tổng hợp phơi nhiễm và đánh giá độc tính dể định tính và dịnh lượng các mức độ rủi ro và xem xét thêm các vấn đề không chắc chắn trong đánh giá rủi ro do ô nhiễm dioxin tại các sân bay này.
Các hoạt động cần tiến hành bao gồm:
- Ước lượng rủi ro do dioxin (tính toán lượng rủi ro từ chất ung thư và không gây ung thư trên cả ba tuyến phơi nhiễm);
- Phân tích kết quả để đưa ra những quyết định phù hợp;
- Tính toán rủi ro đối với mức phơi nhiễm dioxin trung bình, lớn nhất và nhỏ nhất;
Có thể bạn quan tâm!
- Diện Tích Đất Bị Rải Ảnh Hưởng Nặng Nề Bởi Chất Phát Quang Có Chứa Dioxin Theo Địa Phương
- Nồng Độ Dioxin Trong Mẫu Đất Quan Trắc Được Tại Sân Bay Đà Nẵng
- Nồng Độ Dioxin Trong Mẫu Trầm Tích Quan Trắc Được Tại Các Khu Vực Lân Cận
- Nghiên cứu hiện trạng ô nhiễm Dioxin do chiến tranh tại một số điểm tồn lưu ô nhiễm ở Việt Nam - 10
Xem toàn bộ 85 trang tài liệu này.
- Phơi nhiễm lâu dài: sử dụng nồng độ trung bình để tính rủi ro đại diện cho việc ước lượng từ nhiều điểm phơi nhiễm);
- Phơi nhiễm tức thòi: sử dụng nồng độ phơi nhiễm dioxin lớn nhất để tính toán sẽ mang lại độ chính xác cao hơn.
Áp dụng công thức tính toán rủi ro như sau:
Risk = Lượng nhiễm trung bình ngày (I) * Hệ số tiềm năng gây ung thư (CPF)
I - Là lượng nhiễm trung bình ngày của những người sống trong khu vực ô nhiễm khi tiếp xúc với đất bị ô nhiễm dioxin (bỏ qua ô nhiễm không khí), có thể xác định qua công thức sau: I = C*(CR*EF*ED)/(BW*AT) Trong đó: C: nồng độ chất ô nhiễm (dioxin) tại điểm tiếp xúc; CR mức tiếp xúc (L/ngày, m3/ngày hoặc mg/ngày) và CR = A*DA*ABS*SM; EF: tần số (ngày/năm); ED: độ dài thời gian tiếp xúc (năm); BW: trọng lượng cơ thể (kg); AT: khoảng thời gian nghiên cứu nguy cơ (ngày).
- Sau khi đã có bảng tính toán rủi ro do ô nhiễm dioxin tại các sân bay này, tiến hành mô tả các rủi ro xác định các nguyên nhân gây rủi ro trên cơ sở các tác động đã xảy ra, qua đó xác định các tác nhân và mối liên hệ giữa chúng với các tác động có hại, thể hiện qua các chuỗi số liệu và bằng chứng liên quan thu thập được. Đánh giá mối quan hệ nhân quả giữa các tác động sinh thái quan sát đựơc và các trạng thái tồn tại của dioxin có trong môi trường, để đưa ra được mô tả chính xác cần phải có sự so sánh các chuỗi số liệu theo thời gian và không gian.
3.4. Một số giải pháp quản lý, khắc phục và giảm thiểu
3.4.1. Những hạn chế liên quan đến quản lý ô nhiễm dioxin do chiến tranh
* Về cơ chế, chính sách: Hạn chế trong quản lý ô nhiễm dioxin do chiến tranh ở Việt Nam nói chung và đối với các địa điểm nghiên cứu nói riêng là do chưa có cơ chế chính sách phù hợp, cũng như các thể chế, các quy định/hướng dẫn hợp lý, rõ ràng cho các hoạt động quản lý. Các cơ chế, chính sách hiện nay mới chỉ tập trung vào giải quyết các vấn đề xã hội liên quan đến hậu quả mà dioxin trong chiến tranh gây ra cho con người Việt Nam. Chưa có sự tập trung cho công tác phòng ngừa phát tán ô nhiễm, kiểm soát ô nhiễm, cơ chế cho hoạt động khắc phục, xử lý ô nhiễm và quản lý rủi ro môi trường do tồn lưu ô nhiễm dioxin.
* Về khoa - học công nghệ: Hiện nay, trên phạm vi cả nước có khoảng 28 điểm nóng về ô nhiễm dioxin do chiến tranh, tuy nhiên trong thực tế các nghiên cứu khoa học mới chỉ tập trung vào đánh giá đối với một số điểm như Đà Nẵng, Biên Hòa, Phù Cát, Tân Sơn Nhất, Thừa Thiên - Huế, do vậy những điểm nóng về ô nhiễm dioxin còn lại chưa được đánh giá cụ thể và đầy đủ, dẫn đến tình trạng thiếu thông tin khái quát về thực trạng ô nhiễm dioxin do chiến tranh ở phạm vi quốc gia. Các nghiên cứu chỉ mới tập trung vào đánh giá hiện trạng ô nhiễm và phơi nhiễm mà chưa có các nghiên cứu chuyên sâu về rủi ro môi trường do vậy thiếu căn cứ để triển khai các hoạt động phòng ngừa phơi nhiễm dioxin từ thực phẩm.
Đối với công nghệ xử lý, khắc phục ô nhiễm dioxin: do trình độ khoa học công nghệ còn nhiều hạn chế do vậy hiện nay một số dự án tiến hành xử lý thí điểm ô nhiễm dioxin tại các điểm ô nhiễm do chiến tranh chủ yếu sử dụng công nghệ của nước ngoài, do vậy làm gia tăng chi phí và giảm hiệu quả của việc sử dụng nguồn tài chính phục vụ
công tác xử lý. Bên cạnh đó, việc đánh giá hiệu quả của các công nghệ này khi áp dụng vào điều kiện môi trường Việt Nam vẫn còn nhiều điểm chưa triệt để về mặt khoa học. Các phòng thí nghiệm nghiên cứu dioxin ở Việt Nam vẫn còn thiếu về số lượng, chưa đáp ứng được mức độ chuyên sâu.
* Về nguồn vốn: Hoạt động nghiên cứu khoa học, xử lý ô nhiễm và khắc phục hậu quả do ô nhiễm dioxin từ chiến tranh ở nước ta đòi hỏi phải có một nguồn kinh phí lớn, trong thực tế máy móc, thiết bị, hóa chất…phục vụ cho nghiên cứu hầu hết đều phải nhập từ nước ngoài do chúng ta chưa chủ động được về khoa học, công nghệ. Hiện nay, nguồn vốn cho các hoạt động này chủ yếu được tài trợ bởi các tổ chức quốc tế, do vậy chưa đảm bảo được sự chủ động về vốn, chưa khuyến khích được sự tham gia của các nhà khoa học, các tổ chức xã hội.
* Về nhận thức: Đa phần khi nói đến dioxin người dân vẫn chỉ hiểu chung là độc hại và nguy hiểm mà thiếu đi các kiến thức cơ bản về độc tính về các biện pháp giảm thiểu và phòng tránh, đặc biệt là đối với các cộng đồng dân cư sống gần các điểm nóng hoặc ngay tại các diện tích bị ô nhiễm do phun rải trước đây.
* Về nguồn thông tin: Trong thực tế, đối với vấn đề ô nhiễm dioxin tại các địa điểm nghiên cứu nói riêng và trên lãnh thổ Việt Nam, do nhiều lý do khác nhau về chính trị, an ninh, quốc phòng về quan hệ ngoại giao mà những thông tin chính xác và đầy đủ nhất về lượng, diện tích, thành phần phun rải mà quân đội Mỹ đã sử dụng trong chiến tranh Việt Nam vẫn còn có những điểm chưa rõ ràng. Các nghiên cứu khoa học mới chỉ dừng lại ở cấp độ cục bộ mà chưa có tính hệ thống và tổng thể do thiếu cơ chế trao đổi và chia sẻ thông tin.
3.4.2. Một số giải pháp để quản lý, khắc phục và giảm thiểu ô nhiễm dioxin
Từ những kết quả đạt được trong nghiên cứu này và việc phân tích làm rõ một số nguyên nhân, hạn chế cơ bản đối với vấn đề quản lý, khắc phục ô nhiễm dioxin tại các điểm nóng nói riêng và ở nước ta nói chung. Chúng tôi đề xuất một số phương hướng để khắc phục các vấn đề trên như sau:
Thứ nhất: Xây dựng, ban hành, tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách để nâng cao vai trò quản lý, năng lực và nguồn lực của các cơ quan quản lý từ trung ương đến địa phương. Trong đó, tập trung vào các chính sách, cơ chế tạo điều kiện thuận lợi,
khuyến khích đầu tư trang thiết bị, nghiên cứu các biện pháp kiểm soát ô nhiễm và giảm thiểu rủi ro do phơi nhiễm dioxin.
Thứ hai: Tiến hành bổ sung các nghiên cứu đối với các địa điểm nghiên cứu và đối với các điểm nóng về tồn lưu ô nhiễm dioxin (28 điểm nóng). Tập trung theo hướng đánh giá mức độ lan truyền, mức độ độc hại và mức độ phơi nhiễm dioxin đối với sinh vật và con người. Đầu tư nghiên cứu công nghệ xử lý, khắc phục ô nhiễm dioxin, trao đổi thông tin khoa học, công nghệ xử lý dioxin với các quốc gia có nền khoa học công nghệ phát triển. Tiến hành các hoạt động xử lý, cô lập ô nhiễm đối với các điểm nóng đã được xác định.
Thứ ba: Chính phủ cần xây dựng Quỹ hỗ trợ cho các nghiên cứu về dioxin trong danh mục kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường. Huy động nguồn vốn hỗ trợ từ các tổ chức Phi Chính phủ, các tổ chức bảo vệ môi trường Quốc tế để đầu tư cho các hoạt động nghiên cứu, xử lý ô nhiễm dioxin. Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức cơ bản về ảnh hưởng, tác hại của dioxin cũng như khả năng phơi nhiễm đối với con người.
Thứ tư: Tiến hành các nghiên cứu có tính chất bao quát đối với tất cả các khu vực ô nhiễm dioxin do chiến tranh. Trên cơ sở đó, xây dựng hệ thống thông tin dữ liệu quốc gia về ô nhiễm dioxin do chiến tranh tại Việt Nam. Tập trung vào các nghiên cứu liên quan đến độc học và phơi nhiễm dioxin nhằm giảm thiểu rủi ro do tác hại của Dioxin gây ra đối với con người, hệ sinh thái và môi trường; góp phần kêu gọi sự giúp đỡ của cộng đồng Quốc tế trong việc khắc phục hậu quả của chất độc da cam.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
* Về nguyên nhân: Về tổng lượng phun rải chất phát quang xác định được là hơn 70 triệu lít bao gồm 5 loại chất khác nhau (khoảng 51% là chất da cam), nồng độ dioxin xác định được từ 1,77 - 40 ppm. Diện tích bị phun rải có thể ước tính được khoảng 2,5 - 2,7 triệu ha. Tại sân bay Đà Nẵng: lượng chất phát quang được lưu giữ và trung chuyển là 23.935.680 lít trong đó có 50% là chất da cam, 27% chất xanh, 5% chất trắng và 18% chất khác; diện tích bị ô nhiễm là 141.900 m2, khối lượng đất ước tính 72.900 m3. Tại sân bay Biên Hòa: lượng chất được lưu giữ và trung chuyển qua là 40.737.840 lít trong đó có 50,04 % là chất da cam, 8,17% chất xanh, 22,97% chất trắng và 18,2% chất khác và có tối thiểu 38.000 lít đã bị rò rỉ ra môi trường.
* Về thực trạng ô nhiễm: Tại sân bay Đà Nẵng nồng độ ô nhiễm 2,3,8,7 - TCDD đóng vai trò quyết định trong đất với mức dao động từ 136 - 361.000 ng/kg; trong trầm tích là 4,5 - 6240 ng/kg. Đều có xuất hiện của 10 cấu tử trong mẫu đất và trầm tích. Giá trị TEQ tương đương dao động từ 5,1 đến 6370,3 và trung bình là 2055,6 . Có sự quan hệ nồng độ giữa nồng độ trung bình các cấu tử trong mẫu trầm tích và mẫu đất. Tại sân bay Biên Hòa, nồng độ ô nhiễm dioxin được quyết định bởi 2,3,8,7 - TCDD dao động từ 39 - 5.072.992 ng/kg trong đất và 6,5 -164 ng/kg trong trầm tích. Hàm lượng dioxin đạt mức cao nhất tại mẫu lấy ở bể chứa nước thải cũ trong sân bay (5.113.440,9). Một lượng lớn dioxin đã di chuyển xuống các lớp đất sâu hơn (tại độ sâu 2,5 m hàm lượng là 2.272,8).
Về xây dựng mô hình đánh giá rủi ro ban đầu: Đề tài cũng đã bước đầu đề xuất mô hình đánh giá rủi ro môi trường cho các địa điểm nghiên cứu. Đây là cơ sở, định hướng quan trọng cho các nghiên cứu tiếp theo và ở cấp độ cao hơn, tập trung vào quản lý rủi ro và giảm thiểu những tác động do ô nhiễm dioxin trong chiến tranh tại các điểm nghiên cứu đối với môi trường, hệ sinh thái và con người.
Về một số khó khăn và giải pháp: Qua quá trình nghiên cứu đề tài, chúng tôi cũng nhận thấy có một số nguyên nhân cơ bản dẫn đến những hạn chế trong quản lý, khắc
phục, giảm thiểu tác động do ô nhiễm dioxin trong chiến tranh như cơ chế chính sách, nguồn vốn, khoa học công nghệ, nhận thức. Trên cơ sở đó đề tài đã đề xuất một số giải pháp mang tính định hướng cho công tác khắc phục các nguyên nhân, hạn chế nêu trên.
Kiến nghị
- Cần có các giải pháp tăng cường, bổ sung các nghiên cứu chuyên sâu về đánh giá rủi ro môi trường do ô nhiễm dioxin tại các địa điểm nghiên cứu.
- Đối với địa phương có các địa điểm nghiên cứu, cần có các biện pháp tăng cường nâng cao nhận thức cho người dân về độc tính, con đường lan truyền và mức độ phơi nhiễm dioxin nhằm bảo vệ sức khỏe của cộng đồng dân cư ở các khu vực lân cận.
- Các cơ quan có liên quan ở các cấp cần nhanh chóng tiến hành các biện pháp cô lập, khoanh vùng ô nhiễm giảm thiểu sự phát tán và lan truyền ô nhiễm dioxin tại các điểm nghiên cứu. Xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp để tăng cường các hoạt động quản lý, khắc phục và giảm thiểu ô nhiễm dioxin do chiến tranh tại các điểm trên. Tiến hành các hoạt động thí điểm về xử lý, công nghệ xử lý để áp dụng rộng rãi nhằm giải quyết triệt để vấn đề ô nhiễm dioxin tại các sân bay là các điểm nghiên cứu trên.
Cần có các nghiên cứu để bổ sung, phát triển đề tài nhằm nâng cao mục đích, ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài trong tương lai.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. ADB - Ngân hàng Phát triển Châu Á (1990), Đánh giá rủi ro môi trường.
2. Arnold Schecter, Hoàng Trọng Quỳnh, Olaf Paepke, Justin A. Colacino và John D.Constable (2010), Bổ sung những nghiên cứu về Dioxin nằm trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Mỹ, http://www.office33.gov.vn/front-end/index.php?type=ART ICLE&fuseaction=DISPLAY_SINGLE_ARTICLE&article_id=6665&website_id=1ca nnel_id=318&parent_channel_id=316&hide_channel=0, ngày 27/10/2010.
3. Bách khoa toàn thư mở Wikipedia (2012), Dioxin, http://vi.wikipedia.org/wiki/ Dioxin, ngày 10/06/2012.
4. Bộ Y tế (2008), Quyết định số 09/2008/QĐ - BYT ban hành Danh mục bệnh, tật, dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm chất độc hóa học/dioxin, ngày 20/05/2008.
5. Hoàng Đình Cầu (2003), Môi trường và sức khoẻ ở Việt Nam (30 năm sau chiến dịch Ranch Hand), Nxb Nghệ An - Viện nghiên cứu và phổ biến kiến thức bách khoa, Hà nội.
6. Đặng Kim Chi (2006), Hóa học môi trường, Nxb Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội.
7. Lê Cao Đài (1999), Chất da cam trong chiến tranh Việt Nam – Tình hình và hậu quả, Hà nội.
8. Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (2005). Chất độc màu da cam hủy diệt môi trường ở Việt Nam.
9. Chế Đình Lý (2009), Phân tích hệ thống môi trường, Nxb Đại học Quốc gia T.p Hồ Chí Minh.
10. Nguyễn Hùng Minh (2010), Báo cáo tổng kết xây dựng mô hình nhận dạng nguồn ô nhiễm dioxin từ chất độc hóa học do Mỹ sử dụng và các nguồn phát thải tiềm tàng khác ở Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2010.
11. Nxb Văn hóa lao động (2005), Luật Bảo vệ môi trường và các văn bản hướng dẫn thực hiện.
12. Nguyễn Xuân Nết (2007), Nghiên cứu đánh giá thực trạng kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của chất độc hóa học lên môi trường đất.
13. Nguyễn Văn Nguyên (2007), "Cơ chế sinh học phân tử của cơ quan thụ cảm AH- AHR trong nhiễm độc dioxin", Tạp chí độc học, số 3, tr 18 - 24.
14. Nguyễn Đình Thái, Hoàng Đình Cầu, Trần Mạnh Hùng, Phùng Trí Dũng (2002), "Tồn lưu dioxin khu vực thung lũng A Lưới – Thừa Thiên Huế", Kỷ yếu Hội thảo khoa học Việt – Mỹ về dioxin, Hà Nội, 2002.
15. Vũ Chiến Thắng (2004), Tác động của chất độc hóa học quân đội Mĩ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam đối với môi trường và con người Việt Nam, http://tainguyenso.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/4733/1/04%20Tac%2 0dong%20cua%20chat%20doc%20hoa%20hoc%20%28VCTHANH%29.pdf.
16. Trần Xuân Thu (2002), "Báo cáo khoa học về mức độ ô nhiễm dioxin trong môi trường thiên nhiên Việt Nam", Kỷ yếu Hội thảo khoa học Việt – Mỹ về dioxin, Hà Nội, 2002.
17. Nguyễn Văn Tuấn (2006), Dioxin và những kinh nghiệm từ Seveso, Ý, http://vietsciences.free.fr/timhieu/khoahoc/chatdocdacam/dioxinvakinhnghiems eveso.htm, ngày 24/08/2006.
18. Nguyễn Văn Tuấn (2006), Dioxin, Việt Nam, và Mĩ: Giữa tình cảm và khoa học, http://vietsciences.free.fr/timhieu/khoahoc/chatdocdacam/dioxin-mi-vn.htm, ngày 07/12/2006.
19. Ủy ban Châu Âu (số 1883/2006), Quy định về các phương pháp lấy mẫu và phân tích để kiểm soát chính thức các hàm lượng điôxin và các chất PCB- dạng điôxin trong một số loại thực phẩm, ngày 19/12/2006, https://docs.google.com/viewer?a=v& q=cache:JrLdueK1ObYJ:tieuchuan.mard.gov.vn/Documents/Uploads/12.Qui%252 0dinh%25201883.2006.doc+&hl=vi&gl=vn&pid=bl&srcid=ADGEESjUn9AEyCh N88Z_0JCLM64hF39RdOOj1TSKXI8csoaF9RIWZOudR0u0er76fvthNaTW2a 7vXnVci5RAAE1PoQjKzID4rt96_llxm6H_u0G1YxK7naTF2UL6Vqj25Mqrdriuj &sig=AHIEtbTILeGgPWfaIbEx2K3MV4GCi7SeEg.