20. Ủy ban Quốc gia Điều tra Hậu quả các Chất hóa học Dùng trong Chiến tranh Việt Nam (2002), Chuyên khảo độc học về các Dibenzo-p-dioxin Clo hóa.
21. UBND thành phố Đà Nẵng, GFF, UNDP (2003), Báo cáo Đánh giá ban đầu rủi ro môi trường thành phố Đà Nẵng.
22. Văn phòng Ban chỉ đạo 33 (2007), Tác hại của dioxin đối với con người Việt Nam.
23. Văn phòng Ban chỉ đạo 33, Viện Môi trường Nông nghiệp và Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam (2009), Xây dựng hệ thống thông tin hỗ trợ lựa chọn điểm lấy mẫu.
Tiếng Anh
24. A G Smith, MRC Toxicology Unit (1998), Human risk assessment of dioxins and PCBs; uncertainties and mechanistic complexities, Leicester University.
25. Allan B. Okey, et al (2005), "Toxicological implications of polymorphisms in receptors for xenobiotic chemicals: the case of the aryl hydrocarbon receptor", Toxicology and applied Pharmacology 207, pg 43-51.
26. Buekens, L. Stieglitz, K. Hell, H. Huang (2001), "Dioxins from thermal method for detecting TCDD: levels of TCDD in samples from Vietnam", Environ. Health Perspect, 5, pg 27-35.
27. Dang Duc Nhu, Teruhiko Kido, Nguyen Ngoc Hung, Phung Tri Dung, Le Thi Hong Thom, Rie Naganuma, Nobuhiro Sawano, Le Ke Son, Kenji Tawara, Hideaki Nakagawa and Le Vu Quan, A Study on dioxin Contamination in Herbicide Sprayed Area in Vietnam by GIS, http://www.intechopen.com/books/indexing/herbicides-and- environment/a-study-on-dioxin-contamination-in-herbicide-sprayed-area-in-vietnam - by-gis.
28. GCI TECH NOTES (1995), A caution in the use of analytical data in calculating TEQ values for dioxin reporing, http://gcisolutions.com/1295tn.htm, December 15th 1995.
29. L. Wayne Dwernychuk, et al (2002), ―Dioxin reservoirs in southern Viet Nam – Alegacy of Agent Orange‖ Chemosphere 47, pg 117-137.
30. Ngo A.D.et al. (2006), "Association between Agent Orrange and birth defects: systematic review and meta-analysis", Intl Journal of Epidemiology, PMID: 16543362.
31. Royal Society (1992), Risk: Analysis, Perception and Management. London: The Royal Society.
32. Scheter A., Dai LC., Paepke O., Prange J., Constable JD., Matsuda M., Thao VD., Piskac A (2001). Recent dioxin contamination from Agent Orange in residents of Southern Vietnam City, JOEM, 43/5, pg 435 - 443.
33. Scheter A., Quynh HT., Pavuk M., Paeke O., Malisch R., Constable J. (2003), Foods as source of dioxin exposure in the residents of Bien Hoa city, Vietnam. JOEM, 45/8, pg 781 - 788.
34. Stellman JM, Stellman SD, Christian (2003), "The extent and patterns of usageof Agent Orange and otherherbicides in Vietnam", Nature, vol 422, pg 681-687, 17 April 2003.
35. Thomas G. Boivin (2009), Regional Capacity Building Program for Health Risk Management of Persistent Organic Pollutants (POPs) in South East Asia Program.
36. Tim Jones (2009), Agent Orange's lethal legacy: For Vietnam War veteransinjustice follows injury, Chicago Tribune, December 6, 2009.
37. Tran Thi Tuyet Hanh, Le Vu Anh, Nguyen Ngoc Bich, Thomas Tenkate, (2010), Environmental Health Risk Assessment of dioxin Exposure through Foods in a dioxin Hot Spot—Bien Hoa City, Vietnam.
38. Van den Berg, et al, (1998), Toxic Equivalency Factors (TEFs) for PCBs, PCDDs, PCDFs for Humans and for Wildlife.
39. Young AL. (2007), Presentation in the Vietnam-US workshop in Hanoi, June 2007.
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Tiêu chuẩn quốc gia - TCVN 8183 : 2009 Ngưỡng dioxin trong đất và trầm tích
(Dioxins threshold in the soil and sediment)
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này áp dụng cho môi trường đất và trầm tích tại các điểm bị ô nhiễm nặng dioxin.
Tiêu chuẩn này quy định ngưỡng dioxin trong đất và trầm tích để làm căn cứ cho hoạt động khoanh vùng, xử lý dioxin tại các điểm bị ô nhiễm nặng dioxin.
Tiêu chuẩn này không áp dụng cho đất, trầm tích bị nhiễm bẩn chất thải nguy hại.
2. Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
EPA Method 8280B Polychlorinated dibenzo-p-dioxins and polychlorinated dibenzofurans by high-resolution gas chromatography/low resolution mass spectrometry (HRGC/LRMS) (Phương pháp xác định Polychlorin dibenzo-p-dioxin PCDD và polychlorin dibenzofurans PCDF bằng sắc ký khí phân giải cao/khối phổ phân giải thấp);
EPA Method 8290A Polychlorinated dibenzo-p-dioxins (PCDDs) and polychlorinated dibenzofurans (PCDFs) by high-resolution gas chromatography/high- resolution mass spectrometry (HRGC/HRMS) (Phương pháp xác định Polychlorin dibenzo-p-dioxin PCDD và polychlorin dibenzofurans PCDF bằng sắc ký khí phân giải cao/khối phổ phân giải cao).
3. Thuật ngữ và giải thích
Trong tiêu chuẩn này, sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:
3.1. Dioxin (Dioxins)
Tổ hợp gồm 75 chất đồng loại của Polyclodibenzo-p-dioxin (PCDD) và 135 chất đồng loại của Polydiclodibenzofuran (PCDF), trong đó có 7 đồng loại độc nhất của PCDD và 10 đồng loại độc của PCDF là đối tượng phân tích.
3.2. Ngưỡng dioxin (Dioxins threshold)
Giới hạn định lượng của dioxin trong đất và trầm tích được ẩn định để làm căn cứ cho hoạt động khoanh vùng và xử lý dioxin một cách phù hợp nhằm giảm thiểu tác hại của dioxin đối với sức khỏe con người và môi trường.
3.3. Xử lý dioxin (Dioxins treatment)
Quá trình sử dụng công nghệ hoặc các biện pháp kỹ thuật để làm giảm hàm lượng, làm thay đổi tính chất và thành phần của dioxin (kể cả vận chuyển, lưu giữ, làm sạch, tẩy độc, chôn lấp), hoặc cách ly, cô lập dioxin một cách an toàn nhằm làm mất hoặc làm giảm mức độ gây nguy hại cho môi trường và sức khỏe con người, phù hợp với các yêu cầu quy định của cơ quan có thẩm quyền về môi trường.
3.4. Điểm bị ô nhiễm nặng dioxin (Dioxins heavily contaminated site)
a. Khu vực hoặc vùng địa lý có hàm lượng dioxin trong đất vượt quá 1.000 ng/kg TEQ, hoặc trong trầm tích vượt quá 150 ng/kg TEQ.
b. Lớp đất bị nhiễm bẩn dioxin ở hàm lượng vượt quá 1.000 ng/kg TEQ, hoặc tầng trầm tích bị nhiễm bẩn dioxin ở hàm lượng vượt quá 150 ng/kg TEQ.
c. Khu vực hoặc vùng địa lý được cơ quan có thẩm quyền ấn định là điểm bị nhiễm bẩn dioxin rất cao và phải được xử lý.
3.5. Trầm tích (Sediment)
Vật liệu được nước tải đi từ nơi xuất xứ đến nơi lắng đọng trong các thủy vực.
3.6. Khoanh vùng dioxin (Restriction of access area)
Hạn chế hoặc ngừng hoàn toàn sự tiếp xúc của con người, động vật và các hoạt động canh tác nông nghiệp, thủy sản tại các điểm bị ô nhiễm nặng dioxin.
4. Ngưỡng dioxin trong đất và trầm tích tại các điểm bị ô nhiễm nặng dioxin
Ngưỡng dioxin trong môi trường đất và trầm tích tại các điểm bị ô nhiễm nặng dioxin được quy định trong Bảng 1.
Bảng 1 – Ngưỡng dioxin trong đất và trầm tích tại các điểm bị ô nhiễm nặng dioxin
Đơn vị tính: ng/kg – TEQ
Ngưỡng | Phương pháp xác định | |
Đất | 1.000 | EPA Method 8280B hoặc EPA Method 8290A |
Trầm tích | 150 |
Có thể bạn quan tâm!
- Nồng Độ Dioxin Trong Mẫu Đất Quan Trắc Được Tại Sân Bay Đà Nẵng
- Nồng Độ Dioxin Trong Mẫu Trầm Tích Quan Trắc Được Tại Các Khu Vực Lân Cận
- Nghiên cứu hiện trạng ô nhiễm Dioxin do chiến tranh tại một số điểm tồn lưu ô nhiễm ở Việt Nam - 9
Xem toàn bộ 85 trang tài liệu này.
5. Phương pháp thử
Xác định hàm lượng dioxin trong đất và trầm tích áp dụng theo tiêu chuẩn EPA Method 8280B hoặc EPA Method 8290A nêu trong Bảng 1 của tiêu chuẩn này hoặc áp dụng theo phương pháp xác định tương đương. Phương pháp EPA Method 8290A là phương pháp trọng tài.
Phụ lục 2
Quy chuẩn kỹ thuật môi trường Quốc gia về ngưỡng dioxin trong đất nông nghiệp và phi nông nghiệp
National technique regulation on dioxin threshold in agricultural and non-agricultural land uses
1. QUY ĐỊNH CHUNG
1.1 Phạm vi điều chỉnh
1.1.1. Quy chuẩn này quy định hàm lượng tối đa cho phép của dioxin trong đất nông nghiệp và phi nông nghiệp; làm căn cứ đánh giá sự phù hợp của chất lượng đất theo mục đích sử dụng, để phòng ngừa và giám sát ô nhiễm dioxin trong môi trường đất;
1.1.2. Hàm lượng tối đa cho phép của dioxin trong đất nông nghiệp và phi nông nghiệp quy định trong Quy chuẩn này cũng được sử dụng làm căn cứ trong hoạt động khoanh vùng, xử lý dioxin và cải tạo, phục hồi môi trường đất tại các điểm bị ô nhiễm dioxin nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
1.2. Đối tượng áp dụng
1.2.1. Quy chuẩn này áp dụng đối với các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường và mọi tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc sử dụng đất và gây ra ô nhiễm trên lãnh thổ Việt Nam;
1.2.2. Quy chuẩn này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân tiến hành các hoạt động cải tạo, xử lý ô nhiễm đất, khắc phục hậu quả chất độc hóa học gây ra trong chiến tranh.
1.3. Giải thích từ ngữ
Quy chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:
1.3.1. Dioxin (Dioxins)
Tổ hợp gồm 75 chất đồng loại của Polyclodibenzo-p-dioxin (PCDD) và 135 chất đồng loại của polydiclodibenzofuran (PCDF), trong đó có 7 đồng loại độc của PCDD và 10 đồng loại độc của PCDF. Tổng cộng cả hai nhóm PCDD và PCDF có 17 đồng loại độc là đối tượng phân tích.
1.3.2. Nồng độ TEQ (Concentration of Toxic Equivalent)
Là tổng nồng độ để tính độ độc chung cho các chất độc trong các nhóm doxin và furan, độ độc của chất độc nhất TCDD được quy ước bằng 1, các chất độc hơn được so sánh với TCDD, có độ độc bằng phần/mười; phần/trăm; phần/nghìn so với TCDD. Khi lấy nồng độ độc nhân với các hệ số độc ta nhận được nồng độ tương đương, hay độ độc tương đương, viết tắt theo tiếng Anh là EQ (Toxic Equivalency).
1.3.3. Ngưỡng dioxin (Dioxins threshold)
Là giới hạn định lượng cho phép của dioxin trong đất nông nghiệp và phi nông nghiệp được ấn định làm căn cứ cho hoạt động giám sát, khoanh vùng, khắc phục, xử lý dioxin một cách phù hợp nhằm giảm thiểu tác hại của dioxin đối với sức khỏe con người và môi trường.
1.3.4. Đất nông nghiệp (Agricultural land uses): Bao gồm các loại đất thuộc nhóm đất nông nghiệp:
- Đất trồng cây lương thực, thực phẩm, đất đồng cỏ dùng vào chăn nuôi, đất trồng cây hàng năm và đất trồng cây lâu năm khác;
- Đất rừng sản xuất, vùng đất dùng cho phát triển và kinh doanh nghề lâm nghiệp, được sử dụng chủ yếu để trồng rừng và trồng các lâm sản khác.
1.3.5. Đất dân sinh (Residential land uses)
Là vùng đất thuộc nhóm đất phi nông nghiệp, được sử dụng chủ yếu làm nhà ở nông thôn và nhà ở đô thị, nơi vui chơi giải trí, các công viên.
1.3.6. Đất thương mại (Commercial land uses):
Là vùng đất thuộc nhóm đất phi nông nghiệp, được sử dụng chủ yếu cho các hoạt động thương mại, dịch vụ
1.3.7. Đất công nghiệp (Industrial land uses):
Là vùng đất thuộc nhóm đất phi nông nghiệp, được sử dụng chủ yếu cho hoạt động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, các khu công nghiệp, khu liên hợp công nghệ cao.
1.3.8. Điểm bị ô nhiễm dioxin (Dioxin contaminated site)
Là khu vực hoặc vùng địa lý có hàm lượng dioxin trong đất, bao gồm cả đất nông nghiệp hoặc phi nông nghiệp vượt quá mức cho phép.
1.3.9. Khoanh vùng dioxin (Restriction of access area)
Hạn chế hoặc ngừng hoàn toàn sự tiếp xúc của con người, động vật và các hoạt động canh tác nông nghiệp, lâm nghiệp, dân sinh, sản xuất công nghiệp và thương mại tại các điểm bị ô nhiễm dioxin vượt quá mức cho phép.
1.3.10. Xử lý dioxin (Dioxins treatment)
Quá trình sử dụng công nghệ hoặc các biện pháp kỹ thuật để làm giảm hàm lượng, làm thay đổi tính chất và thành phần của dioxin (kể cả vận chuyển, lưu giữ, làm sạch, tẩy độc, chôn lấp), hoặc cách ly, cô lập dioxin một cách an toàn nhằm làm mất hoặc làm giảm mức độ gây nguy hại cho môi trường và sức khỏe con người, phù hợp với các yêu cầu qui định của cơ quan có thẩm quyền về môi trường.
1.3.11. Phục hồi môi trường (Environmental rehabilitation)
Quá trình sử dụng công nghệ hoặc các biện pháp kỹ thuật để làm giảm hàm lượng, làm thay đổi tính chất, thành phần của dioxin trong đất, phục hồi các thành phần môi trường tự nhiên của đất để được tái sử dụng vào các mục đích khác của con người, phù hợp với các yêu cầu qui định của cơ quan có thẩm quyền về môi trường.
2. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
Hàm lượng tối đa cho phép của dioxin trong đất nông nghiệp và phi nông nghiệp được thể hiện trong Bảng 1 dưới đây: