Tổng Quan Tình Hình Nghiên Cứu Thuộc Lĩnh Vực Của Đề Tài


Trong một nghiên cứu kiểm định năm 2003, các nhà khoa học cũng khẳng định không có một liều lượng nào là an toàn hoặc ngưỡng dioxin mà dưới nó thì không gây ung thư. Điều này có thể hiểu là nếu một người phơi nhiễm dioxin dù lượng nhỏ nhất thì đã mang trong mình hiểm họa ung thư. Ở Việt Nam, Bộ Y tế đã ban hành danh mục các bệnh có liên quan đến dioxin nhằm phục vụ công tác giải quyết hậu quả do chiến tranh hóa chất tại mà quân đội Mĩ tiến hành tại Việt Nam (1961 -1971). Ngoài ung thư, dioxin còn có thể liên quan đến một số bệnh nguy hiểm khác như bệnh rám da, bệnh đái tháo đường, bệnh ung thư trực tràng không Hodgkin, thiểu năng sinh dục cho cả nam và nữ, sinh con quái thai hoặc thiểu năng trí tuệ, chửa trứng (ở nữ)... Cơ chế phân tử của dioxin tác động lên các tế bào và cơ thể người, động vật vẫn đang còn nhiều tranh cãi về chi tiết. Thời gian bán phân huỷ của dioxin trong cơ thể động vật là 7 năm hoặc có thể lâu hơn. Thông thường, dioxin gây độc tế bào thông qua một thụ thể chuyên biệt cho các hydratcarbon thơm có tên là AhR (Aryl hydrocarbon Receptor). Phức hợp dioxin - thụ thể sẽ kế hợp với protein vận chuyển ArnT (AhR nuclear Translocator) để xâm nhập vào trong nhân tế bào [13]. Tại đây dioxin sẽ gây đóng mở một số gene giải độc quan trọng của tế bào như Cyp1A, Cyp1B,... Đồng thời, một số thí nghiệm trên chuột cho thấy dioxin làm tăng nồng độ các gốc ion tự do trong tế bào. Điều này, có thể là làm phá huỷ các cấu trúc tế bào, các protein quan trọng và, quan trọng hơn cả, nó có thể gây đột biến trên phân tử AND [25]. Trong một đánh giá về rủi ro và nghiên cứu các vấn đề chính sách được đưa ra trong Hội nghị Quốc tế về dioxin tổ chức tại Berlin, 2004, nhóm tác giả đến từ Cục Môi trường Liên bang Đức đã đưa ra kiến nghị không có mức phơi nhiễm dioxin tối thiểu nào có độ an toàn cho phép. Theo WHO thì mức phơi nhiễm dioxin cho phép qua thức ăn của mỗi người là 1-10 pg đương lượng độc (TEQ)/ngày [38].

1.4. Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài

1.4.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới

Các nghiên cứu về dioxin đã được tiến hành rất nhiều trong thế giới về đặc tính, mức độ phơi nhiễm, ảnh hưởng phơi nhiễm, đánh giá rủi ro môi trường... Do


tính chất vô cùng nguy hại của dioxin mà nó được đưa vào chương trình quản lý hóa chất độc hại ưu tiên của hầu hết các nước trên thế giới.

Nhận thức được những rủi ro lớn mà dioxin gây ra, hầu hết các nước trên thế giới đều xây dựng kế hoạch quốc gia về dioxin. Chính phủ Úc công bố Kế hoạch quốc gia về dioxin vào năm 2001 [18], để giảm dioxin và các chất giống dioxin trong môi trường. Một trong những chương trình ưu tiên là nâng cao kiến thức cộng đồng về dioxin. Chính phủ Úc đã tiến hành một loạt các nghiên cứu (2001 - 2004), để đo lượng khí thải từ các nguồn như cháy rừng, mức độ dioxin trong thực phẩm, môi trường và khu dân cư. Những phát hiện của các nghiên cứu này đã được sử dụng để xác định nguy cơ rủi ro dioxin gây ra cho sức khỏe của con người và môi trường.

Những báo cáo đánh giá rủi ro đã được thực hiện: dioxin phát thải từ các vụ cháy rừng, dioxin phát thải từ phương tiện cơ giới; Kiểm kê phát thải dioxin tại Úc, 2004, dioxin trong không khí xung quanh, dioxin trong đất, dioxin trong các môi trường thủy sản, dioxin ở động vật, dioxin trong hàng hóa nông nghiệp, dioxin trong con người: mức độ dioxin trong máu, trong sữa người, đánh giá rủi ro sinh thái của dioxin, đánh giá rủi ro sức khỏe của dioxin [18].

Trong những năm gần đây, nhiều quốc gia trên thế giới đã thực hiện việc giám sát nồng độ dioxin có trong thực phẩm. Các giám sát này đã phát huy được hiệu quả khi phát hiện được nhiều sự cố ô nhiễm dioxin trong thực phẩm.

Tại Hà Lan năm 2004, phát hiện được nồng độ dioxin gia tăng trong sữa bò, nguyên nhân được xác định là do đất sét bị nhiễm dioxin được sử dụng trong quá trình sản xuất thức ăn chăn nuôi gia súc. Vụ việc tương tự cũng đã xảy ra và được phát hiện năm 2006, nguyên nhân là do sử dụng mỡ động vật nhiễm dioxin trong sản xuất thức ăn chăn nuôi. Năm 2008 tại Ireland, chương trình kiểm soát ô nhiễm trong thực phẩm của quốc gia này đã phát hiện hàng trăm tấn thịt lợn bị nhiễm dioxin với nồng độ cao gấp 200 lần so với ngưỡng an toàn cho phép theo tiêu chuẩn của WHO. Các nghiên cứu sau đó cho thấy, nguyên nhân ô nhiễm có nguồn gốc từ thức ăn chăn nuôi bị nhiễm dioxin [24]. Đây chính là những minh chứng quan trọng về sự phơi nhiễm dioxin thông qua chuỗi thức ăn.


Những nghiên cứu trên thế giới về dioxin trong thời gian gần đây chủ yếu tập trung vào vấn đề giảm nhiễm độc hay phơi nhiễm dioxin ở người. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã xác định giảm nhiễm độc dioxin là một trong những mục tiêu quan trọng trong các mục tiêu của y tế cộng đồng. Từ năm 1976, WHO đã chủ trì và chịu trách nhiệm đối với Hệ thống chương trình giám sát và đánh giá ô nhiễm thực phẩm toàn cầu (GEMS) [24], trong hệ thống này thì dioxin là một phần quan trọng của chương trình giám sát và đánh giá. Thông qua hệ thống mạng lưới các phòng thí nghiệm tham gia chương trình của hơn 70 quốc gia, chương trình đã thu thập, tổng hợp, phân tích, đánh giá và cung cấp những thông tin quan trong về mức độ và xu hướng diễn biến của các chất ô nhiễm có trong thực phẩm, trong đó có dioxin.

Năm 1987, WHO cũng đã bắt đầu triển khai chương trình nghiên cứu định kỳ về mức độ ô nhiễm dioxin, các nghiên cứu này tập trung chủ yếu ở các nước châu Âu. Thông qua việc đánh giá định kỳ về hàm lượng dioxin có trong mẫu sữa người, những nghiên cứu này đã cung cấp những đánh giá quan trọng cho vấn đề phơi nhiễm dioxin ở người từ tất cả các nguồn tiếp xúc. Trong đó, các biện pháp kiểm soát tiếp xúc với dioxin và tránh phơi nhiễm được áp dụng tại một số quốc gia được đánh giá là phát huy hiệu quả đáng kể. Trong những hoạt động gần đây nhất, Ủy ban chuyên gia về phụ gia thực phẩm của FAO/WHO đã thực hiện việc đánh giá rủi ro toàn diện đối với PCDDs, PCDFs và các chất giống dioxin [38]. Mục đích của hoạt động này là nhằm xác định một ngưỡng nồng độ dioxin an toàn khi bị phơi nhiễm mà không phát hiện được những ảnh hưởng đối với sức khỏe con người.

Về ô nhiễm tồn lưu, điểm ô nhiễm tồn lưu có thể được coi là một khái niệm không còn mới mẻ đối với cả các nước phát triển. Ví dụ như tại Đức, đã có hơn

50.000 điểm ô nhiễm do công nghiệp được xác định. Tại Mỹ, có khoảng hơn

100.000 điểm nghi ngờ ô nhiễm với khoảng 10.000 điểm được xếp hạng ưu tiên xem xét. Vì vậy, nếu như những năm 80, phục hồi môi trường và giải quyết hậu quả môi trường là ưu tiên được đặt lên hàng đầu, thì đến nay, mặc dù việc bảo vệ ô nhiễm đất và nước ngầm đã được quy định thành luật, nhưng chiến lược quản lý các điểm ô nhiễm tồn lưu đã chuyển dần sang hướng tìm kiếm phương cách sử dụng phù hợp hơn là tập trung mọi phương tiện kỹ thuật và kinh tế để phục hồi điểm ô nhiễm tồn lưu đến nồng độ thông thường, hoặc ở mức có thể chấp nhận được với mọi hình thức sử dụng đất.


Cho đến nay, điểm ô nhiễm tồn lưu vẫn là một trọng tâm của các chiến lược môi trường quốc gia hoặc các chương trình môi trường ở châu Âu và Bắc Mỹ. Toàn bộ các vấn đề về điểm ô nhiễm tồn lưu, hoặc các chương trình quốc gia về quản lý điểm ô nhiễm tồn lưu mới chỉ được luật hóa trong những năm cuối thế kỷ 20 và những năm đầu của thế kỷ 21, cho thấy chúng không phải là những vấn đề có thể được giải quyết dễ dàng. Trong công tác quản lý hóa chất độc hại và quản lý các điểm ô nhiễm tồn lưu, đánh giá rủi ro và quản lý rủi ro đã trở thành công cụ quản lý ngày càng quan trọng, việc sử dụng các đánh giá rủi ro môi trường đóng vai trò quan trọng trong việc ra các quyết định chính sách và quy định trong quản lý môi trường: Thiết kế các quy định, ví dụ xác định mức độ rủi ro được xã hội chấp nhận, nó có thể là cơ sở để xây dựng tiêu chuẩn môi trường; Cung cấp cơ sở cho việc ra quyết định về địa điểm dự án, ví dụ quy hoạch sử dụng đất hoặc lựa chọn địa điểm lắp đặt nhà máy xử lý chất thải nguy hại; Xác định các rủi ro môi trường ưu tiên; So sánh các rủi ro, ví dụ so sánh giữa các nguồn tài nguyên, giữa các loại rủi ro hoặc giữa các quyết định về rủi ro. Hiện nay, WHO đang phối hợp với Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc trong vấn đề thực hiện các cam kết của Công ước Stockholm về kiểm soát các hợp chất ô nhiễm hữu cơ bền vững POPs, trong đó có dioxin.

1.4.2. Tình hình nghiên cứu trong nước

Trong chiến tranh hóa chất ở Việt Nam, quân đội Mĩ đã sử dụng một số loại hóa chất diệt cỏ với tên gọi như sau [2], [3]:

- Chất da cam: là một hỗn hợp có tỉ lệ 1/1 của các chất 2,4-D (2,4- diclorophenoxyaxeticaxit) và 2,4,5-T (2,4,5- Triclorophenoaxeticaxit). Trong suốt cuộc chiến tranh, quân đội Mĩ đã sử dụng tới 44,338 triệu lít (64%) tổng lượng chất độc đã được sử dụng, tương đương với 170 kg dioxin chất cực độc phát sinh trong quá trình sản xuất 2,4,5-T.

- Chất trắng: là một hỗn hợp gồm 2,4-D và picloran được sử dụng tới 12,835 triệu lít.

- Chất xanh lam: là một hỗn hợp của natrietylmetyl arsenat (Na.cacodylate) và dimetylarsenataxit (acodylic) được sử dụng tới 8,182 triệu lít.

- Các thuốc diệt cỏ loại clorophenoxy có: 2,4,5-triclophenoxyaxeticaxit (2,4,5-

T) và 2,4- diclophenylaxeticaxit (2,4-D) đã được sản xuất và sử dụng trên phạm vi rộng để diệt cỏ dại, một số loại thực vật và chất làm rụng lá sử dụng trong quân sự.


- TCDD (2,3,7,8) – Tetraclodibenzo-p-dioxin được tạo ra trong quá trình sản xuất một số hợp chất thơm và các hợp chất hữu cơ halogen có chứa oxy như các chất diệt cỏ clorophenoxy và hexaclophen mà cho đến những năm 1960 người ta vẫn còn sử dụng quá trình sản xuất này.

- Các hợp chất dioxin có thể có tới 75 dẫn xuất khi thay thế từ 1- 8 nguyên tử clo vào vị trí của các nguyên tử hydro trong cấu trúc phân tử .... trong đó đáng chú ý nhất là TCDD (2,3,7,8 - TCDD), là một trong những chất độc nguy hiểm nhất trong tất cả các chất tổng hợp đối với một số động vật kể cả con người.

Các nhà khoa học thế giới và Việt Nam đã hợp tác nghiên cứu về dioxin từ những năm 1970 đến nay. Có thể tổng hợp các kết quả nghiên cứu theo từng giai đoạn như sau [2]:

* Giai đoạn 1962-1971

Trong giai đoạn 1962 - 1971, quân đội Mỹ và quân đội Nam Việt Nam đã phun rải chất diệt cỏ trong đó có dioxin làm ô nhiễm một số khu vực miền Nam Việt Nam với mục đích làm rụng lá để phá huỷ những khu rừng có thể làm nơi ẩn nấp và cung cấp lương thực cho kẻ thù.

Khoảng 85% chất da cam được coi là có nguồn gốc từ những vụ phun rải bằng máy bay trong chiến dịch Ranch Hand. Lượng còn lại là từ các vụ phun rải bằng tay, bằng trực thăng hay bằng tàu chiến của hải quân.

Bảng 1.4. Hàm lượng 2,3,7,8 - TCDD trong cá, giáp xác và thực phẩm Mỹ đã nhập khẩu ở Việt Nam

Loại thực phẩm

Năm

Nơi lấy mẫu

Nồng độ TCDD ppt/kg

Tôm

1970

Cần Giờ

14

Cá trê

1970

Sông Đồng Nai

1020

Mẫu tai siêu thị

1990

Dallas, Texas

< 0,1

Mẫu tai siêu thị

1990

California

< 0,1

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 85 trang tài liệu này.

Nghiên cứu hiện trạng ô nhiễm Dioxin do chiến tranh tại một số điểm tồn lưu ô nhiễm ở Việt Nam - 4

(Nguồn: Văn phòng 33, 2010)


Hàm lượng TCDD trung bình cho phép có trong chất da cam là khoảng 3 ppm. Năm 1970, các nhà khoa học đã tiến hành lấy mẫu sữa và cá tại các khu vực bị phun rải. Kết quả phân tích đã tìm thấy hàm lượng TCDD có nguồn gốc từ chất da cam cao nhất là 1.850 ppt/g mỡ trong sữa, trong mẫu đất lấy ở khu vực Biên Hoà lên tới


1.000.000 ppt [2]. Theo kết quả nghiên cứu của một nhóm các nhà khoa học Việt Nam, Mĩ, Đức về kết quả nghiên cứu về dioxin từ năm 1970 đến nay [2], hàm lượng TCDD có trong mẫu sữa người lấy tại Việt Nam và Mĩ được biểu thị cụ thể như sau:

Bảng 1.5. Hàm lượng 2,3,7,8 - TCDD trong sữa lấy tại Việt Nam và Mỹ


Nơi lấy mẫu

n

Năm

Hàm lượng (ppt, lipid)

Khu vực sông Đồng Nai

1

1970

1832

Khu vực sông Đồng Nai

1

1970

1465

Huyện Cần Giờ

1

1970

732

Khu vực sông Sài Gòn

1

1970

257

Boston, MA, Mỹ

1

1970

ND (LD=29)

Binghamton, NY, USA và

Los Angeles, CA, USA

42 (Trung bình)

1980

3,3

Hà Nội

28 (Trung bình)

1980

2,2

Tp. Hồ Chí Minh

38 (Trung bình)

1980

7,1

(Nguồn: Văn phòng 33, 2010)


* Giai đoạn 1982 - 1998

Rất nhiều nghiên cứu đánh giá phơi nhiễm dioxin và dịch tễ học trong giai đoạn 1982 - 2008 được thực hiện bởi các nhà khoa học Việt Nam như: Lê Cao Đài, Hoàng Đình Cầu, Nguyễn Thị Ngọc Phượng, Hoàng Trọng Quỳnh cùng các cộng sự trong nhiều bệnh viện; Uỷ ban 10-80 chuyên nghiên cứu về hậu quả chất diệt cỏ sử dụng trong thời gian chiến tranh; cùng toàn thể các nhà khoa học từ nhiều quốc gia Mỹ, Đức, Canada, Pháp, Nhật, Nga [2].

Mẫu phân tích dioxin trong tế bào người được thực hiện bởi Tiến sĩ John Jake Ryan cho thấy sự tăng hàm lượng dioxin trong tế bào người và các mẫu sinh học khác. Kết quả cũng tương tự như phân tích của Olaf Paepke tại phòng thí nghiệm ERGO Humburg, Đức. Đã có nhiều cuộc hội thảo quốc tế về vấn đề này được tổ chức tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh dưới sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế, các chuyên gia về môi trường và Chính phủ Việt Nam.


Nhóm chuyên gia về môi trường Hatfield của Canada đã thực hiện nghiên cứu đánh giá ô nhiễm dioxin TCDD trong đất, trầm tích, thực phẩm và con người tại một số vùng ở Việt Nam.

* Giai đoạn 1998 – 2000

Giáo sư Hoàng Trọng Quỳnh đã thực hiện tiếp nghiên cứu cùng với Arnold Schecter, John Constable và Olaf Paepke [2]. Nghiên cứu này đã chỉ ra hàm lượng TCDD trong mẫu máu và mỡ của người dân quanh khu căn cứ và khu chứa lên tới 400 ppt. Trong mẫu cá, vịt và nhiều động vật khác được sử dụng làm thực phẩm đều có hàm lượng TCDD khá cao. Nghiên cứu này cho thấy việc sử dụng những thực phẩm bị ô nhiễm có nguồn gốc từ động vật càng làm tăng ô nhiễm TCDD có nguồn gốc từ chất da cam trong cơ thể người. Trầm tích và nước là hai nguồn ô nhiễm đầu tiên, tiếp theo là các loài động vật khiến cho những sinh vật này bị nhiễm độc. Tương tự dioxin sẽ vào trong cơ thể người qua chuỗi thức ăn. Nhóm chuyên gia của Hatfield Canada đã tìm thấy sự tăng hàm lượng TCDD trong cơ thể người, trong thực phẩm, trong môi trường xung quanh sân bay gần các điểm ô nhiễm.

* Giai đoạn 2000 - 2008

Trọng tâm của hướng nghiên cứu trong giai đoạn này là giảm thiểu ô nhiễm dioxin tại các điểm nóng và những khu vực có hàm lượng dioxin cao tại các sân bay. Quỹ Ford, dưới sự chỉ đạo của ngài Charles Bailes và các cộng sự đầu tư cho hướng nghiên cứu này. Trong giai đoạn hiện nay , Tổ ng cụ c Môi trườ ng đã có nhiề u hoạt động hợp tác quốc tế về quản lý các điểm ô nhiễm môi trường mà điển hình là dự á n hợ p tá c vớ i Cụ c Bả o vệ môi trườ ng Đứ c về quả n lý cá c điể m ô nhiễ m tồ n lưu ở Việt Nam. Tuy nhiên, tồn lưu ô nhiễm dioxin do chiến tranh ở Việt Nam là vấn đề có tính phức tạp bậc nhất trong số các vấn đề liên quan đến hiện trạng môi trường Việt Nam hiện nay. Do vậy, để giải quyết triệt để được vấn đề này, đòi hỏi phải có sự chung tay góp sức và phối hợp giữa Chính phủ, các cơ quan trực thuộc Chính phủ, các cơ quan tổ chức có liên quan và của toàn xã hội.

Dự án "Xử lý ô nhiễm dioxin tại các vùng nóng ở Việt Nam" đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường mà cụ thể là Văn phòng Ban chỉ đạo 33 phối hợp với Quỹ Môi trường Toàn cầu và UNDP. Dự án được thực hiện từ năm 2010 đến 2014 nhằm giải quyết hậu quả của hóa chất độc hại trong chiến tranh Việt Nam, giảm thiểu sự


tàn phá của chất độc đối với hệ sinh thái và sức khỏe con người tại ba vùng nóng: sân bay Đà Nẵng, sân bay Biên Hòa (Đồng Nai), sân bay Phù Cát (Bình Định).

Trong thực tế, rất nhiều các nhà khoa học Mỹ, Việt Nam cũng như các nhà khoa học khác trên thế giới đã nghiên cứu về chất độc da cam – dioxin sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam, mức độ tồn dư của dioxin trong môi trường và ảnh hưởng của nó đến sức khỏe người dân Việt Nam sống ở nhưng khu vực có khả năng bị phơi nhiễm cũng như các thế hệ con cháu của họ sau này. Cũng như có nhiều nghiên cứu đã được tiến hành ở nhóm đối tượng là các cựu binh Mỹ và các nước đã từng tham chiến ở Việt Nam. Hầu hết các nghiên cứu đó đều khẳng định về những tác hại lâu dài và vô cùng nghiêm trong của dioxin có trong chất độc da cam đối với môi trường và con người. Tuy nhiên, vấn đề hiện nay là trong quá trình nghiên cứu các tác giả đã sử dụng các quy trình nghiên cứu khác nhau nên hầu hết mối liên hệ trực tiếp giữa chất độc da cam và ảnh hưởng của nó đến sức khỏe của người dân Việt Nam đều chưa được công nhận một cách rõ ràng. Điển hình là theo Viện Y tế Hoa Kỳ (IOM) [2] ước tính thì lượng dioxin - TCDD có trong 19,5 triệu thùng chất da cam mà quân đội Mĩ đã sử dụng để phun rải trong chiến tranh Việt Nam chỉ tương đương 170 kg dioxin – TCDD; trong khhi đó theo cách tính của Stellman và cộng sự (2003) thì khối lượng đó ước tính khoảng 700 kg [34]. Các kết quả nghiên cứu khoa học có liên quan đến dioxin ở Việt Nam vẫn tiếp tục là những minh chứng cho hậu quả nặng nề của dioxin mà quân đội Mĩ sử dụng trong chiến tranh đối với môi trường và con người Việt Nam. L.Wayen Dwernychuk cùng các cộng sự Canada và Việt Nam 2002 [29], đã công bố những kết quả nghiên cứu về sự tồn dư của dioxin trong các mẫu đất, mẫu sinh phẩm tại các vùng trước đây là căn cứ quân đội Mĩ dùng làm kho chứa chất độc da cam. Nghiên cứu đã khẳng định chất độc dioxin tồn dư trong đất đã làm ô nhiễm nguồn nước thông qua đó xâm nhập vào chuỗi thức ăn để có mặt trong cơ thể con người. Từ các kết quả nghiên cứu của mình L.Wayen Dwernychuk [29] cũng đã từng khẳng định cần phải tôn trọng các thông tin mới về ảnh hưởng của dioxin đến sức khỏe của cựu binh Mĩ và người dân Việt Nam, những người đã, đang và sẽ tiếp tục phải đối mặt với những hậu quả vô cùng nghiêm trọng do dioxin sử dụng trong chiến tranh gây ra.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/05/2022