Vị Trí Thu Thập Mẫu Đất, Trầm Tích Tại Sân Bay Đà Nẵng


Chương 2

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


2.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hiện trạng tồn lưu ô nhiễm dioxin do quân đội Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam ở một số khu vực lựa chọn (Sân bay Đà Nẵng và Sân bay Biên Hòa).

- Phạm vi nghiên cứu: Sự tồn lưu của dioxin trong đất và trầm tích.

2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu

* Thời gian: Nghiên cứu từ tháng 11/2010 đến tháng 9 /2012

* Địa điểm: Một số điểm tồn lưu ô nhiễm dioxin do chiến tranh: Sân bay Đà Nẵng, Sân bay Biên Hòa – Đồng Nai.

2.3. Nội dung nghiên cứu

- Nghiên cứu về nguồn nhân ô nhiễm dioxin do chiến tranh ở Việt Nam và các địa điểm nghiên cứu;

- Đánh giá tồn lưu ô nhiễm dioxin trong môi trường đất, trầm tích tại các địa điểm nghiên cứu;

- Đề xuất mô hình đánh giá rủi ro môi trường ban đầu do tồn lưu ô nhiễm dioxin trong chiến tranh đến môi trường tại khu vực nghiên cứu;

- Đề xuất một số giải pháp quản lý, khắc phục và giảm thiểu ảnh hưởng do tồn lưu ô nhiễm dioxin.

2.4. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp phân tích, thống kê: Thu thập thông tin, phân tích và tổng hợp thông tin có liên quan. Sử dụng phần mềm EXCEL để xử lý số liệu và thông tin thu thập được.

- Phương pháp kế thừa: Nghiên cứu kế thừa các tài liệu liên quan đến dioxin chiến tranh. Tham khảo, kế thừa các tài liệu trong nước và quốc tế có liên quan đến ô nhiễm dioxin do chiến tranh ở Việt Nam cũng như tại các địa điểm lựa chọn nghiên cứu. Tài liệu về nguồn ô nhiễm dioxin, mức độ ô nhiễm, phơi nhiễm dioxin ở Việt Nam.


- Phương pháp đánh giá rủi ro: Nhận dạng các mối nguy hại, đánh giá độc tính, đánh giá phơi nhiễm, mô tả đặc tính rủi ro, biện pháp giảm thiểu rủi ro;

- Phương pháp lấy mẫu:

+ Loại mẫu thu thập: Mẫu đất và mẫu trầm tích tại các địa điểm nghiên cứu;

+ Số lượng mẫu: Đối với sân bay Đà Nẵng số lượng mẫu đất lấy 13 mẫu, mẫu trầm tích lấy 9 mẫu; Đối với sân bay Biên Hòa lấy 11 mẫu đất và 12 mẫu trầm tích.

+ Vị trí lấy mẫu:

Bảng 2.1. Vị trí thu thập mẫu đất, trầm tích tại sân bay Đà Nẵng



STT

Vị trí

Đất

Ký hiệu

Trầm tích

Ký hiệu

1

Khu trộn nạp

VN58

Hồ Sen A

VN30

2

Khu trộn nạp

VN59

Hồ Sen A

VN31

3

Khu trộn nạp

VN63

Hồ Sen A

VN32

4

Khu trộn nạp

VN68

Hồ Sen A

VN32

5

Khu trộn nạp

VN69

Hồ Sen A

VN52

6

Khu chứa vỏ thùng

VN75

Hồ Sen A

VN53

7

Khu chứa vỏ thùng

VN78

Hồ Sen A

VN55

8

Khu chứa vỏ thùng

VN83

Hồ Sen C

VN21

9

Khu chứa vỏ thùng

VN70

Hồ Sen C

VN23

10

Khu chứa vỏ thùng

VN74



11

Khu lan truyền

VN43

12

Khu lan truyền

VN47

13

Khu lan truyền

VN48

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 85 trang tài liệu này.

(Nguồn: Bộ TN&MT, 2010)


Bảng 2.2. Vị trí thu thập mẫu đất, trầm tích tại sân bay Biên Hòa



TT

Vị trí

Đất

Ký hiệu

Trầm tích

Ký hiệu

Khu để bồn chứa

Trầm tích hồ Biên Hùng và ruộng

1

Phía Nam sân bê tông

BH-S1

Bùn bề mặt thuộc khu vực ruộng giữa sân bay

SR1

2

Phía Bắc sân bê tông

BH-S2

SR2

3

Phía Nam hố chôn lấp

BH-S3


Trầm tích bề mặt khu vực hồ Biên Hùng

SSM1

4

Giữa hố (-3,3m)

BH-S4

SSM2

5

Bùn ở bể nước thải

BH-S5

SSM3

6

Đáy bồn chứa (0-30cm)

BH-S6

SSM4

7

Đáy bồn chứa (2,5m)

BH-S7

SSM5

8

Đáy bồn chứa (3,0m)

BH-S8

SSM6

9

Đất bề mặt

BH-S9

SSM7

10

Đất bề mặt

BH-S10

SSM8

11

Đất bề mặt

BH-S11

SSM9

12


SSM10

(Nguồn: Bộ TN&MT, 2010)


Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN


3.1. Nguồn gây ô nhiễm dioxin do chiến tranh ở Việt Nam và các địa điểm nghiên cứu

3.1.1. Nguồn gây ô nhiễm dioxin do chiến tranh ở Việt Nam

Trong thực tế, có hai nguồn chính gây ô nhiễm dioxin ở Việt Nam. Thứ nhất, nguồn ô nhiễm dioxin do chiến tranh tập trung ở các khu vực thuộc miền Nam. Thứ hai, nguồn ô nhiễm dioxin phát sinh từ các nguồn phát thải công nghiệp, phân bố trên địa bàn cả nước. Bên cạnh các nguồn ô nhiễm dioxin nói trên còn có các nguồn phát thải khác từ các hoạt động dân sinh và nguồn ô nhiễm dioxin từ các nguyên nhân tự nhiên như cháy rừng tự nhiên, các hoạt động của núi lửa... Những nguồn này không phải là nguồn đóng vai trò chủ yếu gây ô nhiễm dioxin ở Việt Nam.

Trong phạm vi nghiên cứu này chúng tôi tập trung làm rõ hai nguồn chính gây ô nhiễm dioxin là nguồn ô nhiễm do chiến tranh và nguồn ô nhiễm do phát thải công nghiệp.

Trong chiến tranh Việt Nam, từ năm 1961 - 1971 quân đội Mỹ đã sử dụng một lượng lớn các chất phát quang để phun rải trên một diện tích rộng lớn thuộc chiến trường miền Nam Việt Nam. Mục đích chính là làm rụng lá cây ở những khu vực do quân giải phóng kiểm soát nhằm đạt được những ưu thế về mặt chiến lược quân sự trên chiến trường; phá hoại mùa màng, làm suy giảm năng suất lương thực, hạn chế nguồn cung cấp thực phẩm tại chỗ cho quân giải phóng; tạo ra các vành đai nhằm bảo vệ các căn cứ quân sự của quân đội Mỹ và đồng minh ở miền Nam Việt Nam.

* Về loại chất phát quang có chứa dioxin

Nghiên cứu của tác giả Vũ Chiến Thắng cho thấy [15]: Từ năm 1961 - 1966, quân đội Mỹ sử dụng chủ yếu phương tiện vận chuyển và phun rải là máy bay với tần suất 4 lần/ngày. Đến năm 1969, mức độ phun rải tăng lên 36 lần/ngày và lượng máy bay sử dụng được thống kê là 24 máy bay lên thẳng.


Nguồn Chicago Tribune 2009 Hình 3 1 Hoá chất làm rụng lá được rải trong 1

(Nguồn: Chicago Tribune, 2009)

Hình 3.1. Hoá chất làm rụng lá được rải trong chiến tranh Việt Nam

Tài liệu thống kê về chiến dịch Ranch Hand còn cho thấy cụ thể hơn, từ tháng 8/1965 - tháng 2/1971, quân đội Mỹ đã thực hiện 6.542 chuyến bay rải chất phát quang xuống 32/46 tỉnh thuộc miền Nam Việt Nam. Ước tính tổng lượng dioxin được sử dụng trong chiến tranh ít nhất là 366 kg.

Bảng 3.1. Lượng chất phát quang phun rải ở miền Nam Việt Nam


Nguồn

Tên chất

Westing

(1976)

Lindsey

(1999)

UB 10-80

(2000)

Stellman

(2003)

Young

(2005)

Xanh mạ (Green)

-

31.026

-

31.026

31.200

Hồng (Pink)

-

464.154

-

50.312

347.360

Tím (Purple)

-

548.100

-

1.892.773

1.580.800

Xanh (Blue)

8.182.000

8.189.960

4.672.171

4.741.381

4.372.160

Trắng (White)

19.835.000

19.806.644

20.636.766

20.556.525

21.320.000

Da cam (Orange)

44.373.000

44.274.611

44.723.096

45.677.937

43.891.120

Tổng (lít)

72.390.000

73.314.495

72.450.734

72.949.954

71.542.640

(Nguồn: Vũ Chiến Thắng, 2004)


Cho đến nay, đã có rất nhiều nghiên cứu của nhiều tác giả khác nhau để làm rõ lượng chất phát quang có chứa dioxin được được quân đội Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam. Tuy nhiên, vẫn chưa có một kết quả nghiên cứu thống nhất được công nhận về lượng chất phát quang có chứa dioxin được sử dụng trong chiến tranh Việt Nam (1961-1971). Các số liệu thống kê hầu hết đều xác định lượng chất phát quang mà quân đội Mỹ đã sử dụng vào khoảng hơn 70 triệu lít bao gồm nhiều loại chất khác nhau như: chất xanh, chất hồng, chất tím, chất trắng, chất da cam. Các số liệu thống kê cụ thể về lượng chất phát quang phun rải ở chiến tranh Việt Nam của một số tác giả nghiên cứu có được tổng hợp qua bảng 4.1. Qua bảng này chúng ta nhận thấy: số liệu thống kê được công bố đầu tiên về dioxin sử dụng trong chiến tranh Việt Nam là của tác giả Westing năm 1976 trong đó ghi nhận sự có mặt của chất xanh, chất trắng và chất da cam với số lượng 73.390.000 lít - đây cũng là con số thống kê lớn nhất từng được ghi nhận; Còn theo tác giả Lindsey công bố năm 1999 thì có sự ghi nhận thêm các chất xanh mạ, hồng và tím với tổng thể tích là 73.

314.495. Tuy nhiên, đến năm 2005 tác giả Young đã công bố số liệu được thu thập từ Bộ Quốc phòng Mỹ và con số thống kê ghi nhận sự có mặt của 6 loại chất màu khác nhau, với tổng thể tích là 71.542.640 lít trong đó chất da cam chiếm tỉ lệ 61,35 % tổng thể tích chất hóa học được sử dụng.

* Về nồng độ và khối lượng dioxin

Cho đến nay, vấn đề ước tính tổng lượng dioxin có trong chất phát quang được quân đội Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam vẫn còn gây ra nhiều tranh cãi. Để xác định chính xác khối lượng chất dioxin có trong hóa chất diện cỏ mà quân đội Mỹ đã sưe dụng trong chiến tranh Việt Nam thì cần phải xác định chính xác thể tích sử dụng và nồng độ dioxin/đơn vị thể tích có trong từng loại chất hoặc nồng độ dioxin trung bình/đơn vị thể tích. Nồng độ dioxin có trong các chất phát quang theo nghiên cứu của Không quân Mỹ ước tính là 1,77 ppm; theo ước tính của Viện Y khoa Mỹ là 13,25 ppm; còn theo ước tính của Lindsey, 1999 là 1,77 - 40 ppm [39]. Do vấn đề ước tính về nồng độ dioxin khác nhau trong các chất phát quang cho nên việc tính toán và đưa ra số liệu về khối lượng dioxin được phun rải cũng không có sự thống nhất.Theo Stellman, 2003 [34]: lượng chất dioxin được phun rải cùng với


các chất phát quang là 336 kg; Viện Y khoa Mỹ là 167 kg. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của các nhà khoa học Việt Nam thì con số này là 1000 kg [14].

* Về diện tích và khu vực bị phun rải

Trong các nghiên cứu được tiến hành thời gian trước đây, theo ước tính của các nhà nghiên cứu thuộc Viện Y khoa Mỹ, tổng diện tích không quân Mỹ và Nam Việt Nam rải là 1,5 triệu ha. Nhưng qua sử dụng hệ thống kiểm tra dân số thôn ấp do quân đội Mỹ phát triển trong thời chiến, các nhà nghiên cứu đại học Columbia - Mỹ cho thấy tổng diện tích bị ảnh hưởng bởi hóa chất khai quang là 2.631.297 ha. Trong số này, có đến 86% bị rải hai lần trở lên. Khoảng 11% bị rải hơn 10 lần. Trong số diện tích ảnh hưởng, có đến 1.679.734 ha bị ảnh hưởng bởi chất diệt cỏ, và trong số đó, có đến 80% bị rải hai lần trở lên [2], [39].

Bảng 3.2. Diện tích bị ảnh hưởng của chất khai quang


Số lần rải

Diện tích (ha) bị ảnh

hưởng của chất diệt cỏ

Diện tích (ha) bị ảnh

hưởng dioxin

1 lần

368.556

343.426

2 lần

369.844

332.249

3 lần

361.862

275.770

4 lần

341.037

236.232

5 lần

272.709

153.192

6 lần

216.724

119.127

7 lần

153.391

75.062

8 lần

138.610

51.371

9 lần

115.103

32.988

>=10 lần

293.461

60.316

Tổng

2.631.297

1.679.734

(Nguồn: Nguyễn Văn Tuấn, 2006 và Young AL, 2007)


Tuy nhiên, nghiên cứu tổng hợp của tác giả Vũ Chiến Thắng cho thấy diện tịch bị phun rải chất phát quang có chứa dioxin được thống kê cụ thể theo các tác giả qua biểu đồ số liệu sau:


Nguồn Vũ Chiến Thắng 2004 Hình 3 2 Diện tích bị phun rải chất phát quang có 2

(Nguồn: Vũ Chiến Thắng, 2004)

Hình 3.2. Diện tích bị phun rải chất phát quang có chứa dioxin theo các tác giả

Qua bảng số liệu thống kê ước tính diện tích bị phun rải chất phát quang có chứa dioxin theo các tác giả khác nhau nhận thấy: diện tích ước tích giữa các tác giả nước ngoài và nghiên cứu của Việt Nam có sự chênh lệch khá lớn.

Theo Bộ Quốc phòng Mỹ là 2.233.600 ha; theo Westing là 2.574.000 ha; theo Lindsey là 2.611.900 ha ; còn theo Ủy ban tố cáo tội ác chiến tranh của Mỹ - UBTCTACT thì con số này là 5.802.000 ha. Bên cạnh những nghiên cứu nói trên, còn có một số các kết quả nghiên cứu khác nhau đã được công bố như: năm 2003 trong nghiên cứu của Stellman và cộng sự thì diện tích phun rải ước tính là

2.631.297 ha, còn số liệu gần đây nhất của Văn phòng chỉ đạo 33 - Bộ Tài nguyên và Môi trường là 3.893500 ha. Có một số nguyên nhân gây nên sự chênh lệch số liệu thống kê về diện tích bị phun rải như sau:

- Do sử dụng nhiều loại phương tiện phun rải khác nhau chẳng hạn như sử dụng máy bay, xe ô tô, phun rải bằng tay, rò rỉ...;

- Theo bảng thống kê tần suất bị phun rải, có nhiều khu vực bị phun rải nhiều lần do vậy gây nên sự sai khác về số liệu thống kê;

- Quá trình phun rải (đặc biệt là sử dụng máy bay) chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau như: tốc độ gió, áp lực dòng phun, tốc độ di chuyển của thiết bị vận chuyển trong quá trình phun, tốc độ gió,...

Xem tất cả 85 trang.

Ngày đăng: 11/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí