Nghiên cứu hệ thống xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu – Chi nhánh Huế - 11


vòng quay các khoản phải thu, tổng nợ phải trả/Tổng tài sản, lợi nhuận sau thuế/Vốn CSH bình quân, EBIT/Chi phí lãi vay có ảnh hưởng lớn đến xác suất xuất hiện nợ đủ tiêu chuẩn.

KN = - 52,764 + 1,335*X1 + 1,428*X2 + 3,182*X3 + 1,280*X4 + 1,354*X5 + 1,310*X6

Thông qua các hệ số hồi quy chuẩn hoá, ta biết được mức độ quan trọng của các nhân tố tham gia vào phương trình. Cụ thể, nhân tố vòng quay khoản phải thu có ảnh hưởng nhiều nhất (β = 3,182) và nhân tố tổng nợ phải trả/Tổng tài sản có ảnh hưởng ít nhất (β = 1,280) đến khả năng trả nợ của khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Huế. Tuy nhiên, nhìn chung thì tất cả 6 nhân tố đều có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc. Và bất cứ một sự thay đổi nào của một trong 6 nhân tố trên đều có thể tạo nên sự thay đổi đối với khả năng trả nợ của khách hàng doanh nghiệp. 6 nhân tố đều ảnh hưởng cùng chiều đến khả năng trả nợ do hệ số β dương.

Do đó, trong quá trình chấm điểm hay thẩm định sau khi xét duyệt, CBTD cần chú trọng các chỉ tiêu này.

Những tiêu chí như vốn kinh doanh, số lao động, doanh thu thuần nếu tách riêng sẽ không hợp lý vì có những ngành nghề đòi hỏi nhiều lao động nhưng lại ít vốn, ngược lại có những ngành nghề đòi hỏi vốn rất cao nhưng lại rất ít lao động. Một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực điện tử, sẽ có vốn kinh doanh lớn, doanh thu lớn, tuy nhiên số lượng lao động của doanh nghiệp này sẽ không thể bằng một doanh nghiệp sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ. Do vậy, ngân hàng cần xây dựng bảng tính điểm quy mô DN dựa trên mối liên hệ giữa ba tiêu chí này.

Nội dung quy trình thiếu một số chỉ tiêu định lượng và định tính. Trong các tiêu chí tài chính, việc đánh giá năng lực tài chính của doanh nghiệp chủ yếu dựa vào các tiêu chí năm hiện tại của doanh nghiệp mà chưa có những tiêu chí so sánh giữa năm hiện tại của doanh nghiệp so với năm trước đó để đánh giá chiều hướng hoạt động tốt lên hay xấu đi của doanh nghiệp như loại chỉ tiêu đo lường vị thế tài chính của doanh nghiệp gồm các


chỉ tiêu: tiềm năng tăng trưởng, tốc độ tăng trưởng của vốn chủ sở hữu, tốc độ tăng trưởng của lợi nhuận… Ví dụ có doanh nghiệp tăng vốn chủ sở hữu tức là tăng khả năng tự chủ về tài chính tuy nhiên tổng thu nhập chưa thể tăng tương ứng làm cho các chỉ tiêu về thu nhập của doanh nghiệp giảm xuống làm tụt điểm của doanh nghiệp.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.

Mỗi lĩnh vực kinh doanh đều có độ nhạy cảm khác nhau với sự thay đổi chính sách, vì vậy nếu doanh nghiệp hoạt động trong một ngành mà chính sách kinh tế của nhà nước có nhiều biến động thì doanh nghiệp sẽ khó có thể kinh doanh có lãi và có khả năng trả nợ vay ngân hàng. Ngoài ra, cần xét đến các chính sách bảo hộ/ưu đãi của Chính phủ, Nhà nước để đánh giá xu hướng phát triển của ngành.

Nghiên cứu hệ thống xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu – Chi nhánh Huế - 11

Sự thay đổi trong giá cả các yếu tố đầu vào, đầu ra cũng ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động của doanh nghiệp như các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chế biến nông lâm sản, hay lĩnh vực xây dựng. Một sự biến động giá cả đầu vào có thể ảnh hưởng ngay lập tức đến chi phí hoạt động, tuy nhiên giá đầu ra đã được ấn định trong những hợp động ký trước vì vậy tất yếu doanh nghiệp sẽ gặp những khó khăn trong kinh doanh và trả nợ vay.

Một số chỉ tiêu phi tài chính nếu như quá mang tính hình thức và phụ thuộc quá nhiều vào chủ quan đánh giá của CBTD thì cũng không nên áp dụng tỷ trọng cao trong hệ thống.



PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ‌


1. Kết luận‌


XHTD nội bộ là một công cụ khá quan trọng trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng. Kết quả XHTD của khách hàng là căn cứ quyết định cho vay và xác định giá cho vay. Nó cũng là cơ sở đánh giá chất lượng các khoản nợ và các quyết định về trích lập dự phòng rủi ro. Thực tế vận hành quy trình về XHTD cho thấy, vì áp lực kinh doanh và các vấn đề lợi ích khác của các đơn vị kinh doanh trực tiếp, khiến cho kết quả chấm điểm không phản ánh trung thực thực trạng hoạt động kinh doanh và hoạt động tài chính của khách hàng, do đó mục đích vốn có của một hệ thống XHTD nội bộ không thực hiện được. Đề tài khóa luận đã thực hiện việc nghiên cứu chi tiết bộ chỉ tiêu và cách thức thực hiện xếp hạng tín dụng nội bộ của ACB, mô hình được tư vấn xây dựng bởi Công ty TNHH Pricewaterhouse Cooper Việt Nam . Thông qua dữ liệu xếp hạng thực tế của 50 khách hàng ngẫu nhiên thuộc ngành chiếm dư nợ lớn trên tổng dư nợ toàn bộ ngân hàng, đề tài đã nghiên cứu, thử nghiệm và rút ra kết luận về ba bộ chỉ tiêu tài chính có mối quan hệ phụ thuộc chặt chẽ đối với kết quả chấm điểm của mỗi khách hàng. Mối tương quan này được thể hiện bởi phương trình toán học như sau:

KN = - 52,764+ 1,669*F1 + 1,500*F2 + 3,332*F3


Trong đó : Nhân tố F1 bao gồm các yếu tố: lợi nhuận sau thuế/Vốn CSH bình quân, khả năng thanh toán hiện hành , EBIT/Chi phí lãi vay .

Nhân tố F2 bao gồm các yếu tố: vòng quay hàng tồn kho, tổng nợ phải trả/Tổng tài sản.

Nhân tố F3 bao gồm yếu tố vòng quay các khoản phải thu


Phương trình cho thấy mối liên hệ tỷ lệ thuận giữa điểm số của bộ ba nhân tố với kết quả chấm điểm tín dụng, bất kỳ sự thay đổi nhỏ nào về điểm số của mỗi chỉ tiêu trong mỗi nhân tố đều ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả tổng điểm tài chính và do đó ảnh hưởng đến kết quả xếp hạng. Kết quả nghiên cứu của đề tài trước hết giúp cho tác giả hiểu được


rõ hơn về bộ chỉ tiêu và cách thức xây dựng bộ chỉ tiêu của hệ thống chấm điểm tín dụng tại ACB, mà quan trọng hơn, nó giúp cho các cấp quản lý và các phòng ban chức năng của ngân hàng chịu trách nhiệm rà soát kết quả xếp hạng tín dụng của khách hàng có được công cụ hữu hiệu trong việc kiểm tra, rà soát sự phù hợp về kết quả xếp hạng. Ngoài ra, nghiên cứu của đề tài cũng góp ý một số điểm tồn tại cần bổ sung và điều chỉnh để mô hình xếp hạng được hoàn thiện hơn, góp phần nâng cao chất lượng của hệ thống chấm điểm tín dụng tại ACB.

2. Kiến nghị‌


Qua quá trình phân tích ở trên có thể thấy tình trạng thực tế hệ thống chấm điểm tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Huế có nhiều ưu thế nhưng vẫn còn tồn tại một số điểm yếu cần khắc phục. Mặc dù vậy do thời gian phân tích tương đối ngắn và hạn chế trong tiếp cận số liệu tại ngân hàng nên khóa luận chỉ mới tập trung ở bộ chỉ tiêu phần tài chính. Các ý kiến đưa ra chỉ mang tính chất chủ quan của cá nhân nên không được chính xác như nhận định của các chuyên gia. Nếu có được thời gian nhiều hơn, chúng tôi sẽ tìm hiểu và đánh giá rõ hơn về bộ chỉ tiêu phần phi tài chính cũng như mở rộng khối lượng mẫu nghiên cứu, từ đó phân tích, so sánh để đưa ra cái nhìn tổng quát hơn.


MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT i

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ ii

DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG .............................................................................................. iii- iv

TÓM TẮT v

PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Sự cần thiết của đề tài 1

2. Mục tiêu nghiên cứu 4

3. Đối tượng nghiên cứu 4

4. Phạm vi nghiên cứu 5

5. Phương pháp nghiên cứu5

6. Kết cấu đề tài 7

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 9

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG XẾP HẠNGTÍN DỤNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP NGÂN HÀNG 10

1.1. Cơ sở lý luận về xếp hạng tín dụng 10

1.1.1.Khái niệm xếp hạng tín dụng 10

1.1.2. Đối tượng xếp hạng tín dụng 11

1.2. Tầm quan trọng của xếp hạng tín dụng 12

1.2.1.Rủi ro tín dụng 12

1.2.2. Vai trò quan trọng của xếp hạng tín dụng 13

1.2.2.1. Đối với Ngân hàng thương mại 13

1.2.2.2. Đối với thị trường tài chính 14

1.2.2.3.Đối với doanh nghiệp được xếp hạng 15

1.3. Nguyên tắc và quy trình xếp hạng tín dụng 15

1.3.1.Nguyên tắc xếp hạng tín dụng 15

1.3.2. Quy trình xếp hạng tín dụng16 1.3.2.1.Thu thập thông tin 17

1.3.2.2. Phân loại theo ngành và quy mô 17


1.3.2.3. Phân tích và chấm điểm các chỉ tiêu 17

1.3.2.4. Đưa ra kết quả xếp hạng tín dụng18

1.3.2.5. Phê chuẩn và sử dụng kết quả xếp hạng 18

1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến xếp hạng tín dụng 19

1.4. Mô hình XHTD đang được áp dụng quốc tế và tại Việt Nam 20

1.4.1. Mô hình toán học chấm điểm tín dụng 20

1.4.2. Phương pháp chuyên gia 23

1.4.3. Mạng nơ ron thần kinh 24

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU – CHI NHÁNH HUẾ 25

2.1. Giới thiệu khái quát về Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu - Chi nhánh Huế 25

2.1.1.Giới thiệu tổng quan về Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu 25

2.1.1.1. Giới thiệu sơ lược về Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu 25

2.1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển 27

2.1.1.3. Cơ cấu tổ chức 29

2.1.2. Giới thiệu Ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Huế 29

2.1.2.1. Giới thiệu tổng quan Ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Huế 29

2.1.2.2.Các lĩnh vực hoạt động 30

2.1.2.3.Cơ cấu tổ chức và tình hình nhân sự 30

2.1.3. Tình hình hoạt động của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu – Chi nhánh Huế từ năm 2012 – 2014 36

2.1.3.1. Tình hình tài sản và nguồn vốn 36

2.1.3.2. Tình hình huy động vốn 39

2.2. Quy trình tín dụng của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu – Chi nhánh Huế đối với khách hàng doanh nghiệp 45

2.2.1. Các chức danh có liên quan 45

2.2.2.Quy trình tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp 47


2.3. Hệ thống xếp hạng tín dụng của Ngân hàng TMCP Á Châu đối với khách hàng doanh nghiệp 47

2.3.1. Phân quyền người sử dụng 47

2.3.2. Thông tin hệ thống 48 2.3.2.1.Thông tin đầu vào 48 2.3.2.2.Thông tin đầu ra 49

2.3.3. Quy trình chấm điểm49

2.3.3.1.Sơ đồ quy trình chấm điểm 49

2.3.3.2. Các đối tượng tham gia vào quy trình chấm điểm 50

2.3.4. Đối tượng chấm điểm 52

2.3.5. Thời điểm thực hiện chấm điểm 52

2.3.6. Nội dung chấm điểm 52

2.3.6.1. Phần tài chính 52

2.3.6.2. Phần phi tài chính 53

2.3.6.3. Phần tài sản bảo đảm 54

2.3.7. Quy trình chấm điểm cho khách hàng doanh nghiệp 54

2.4. Đánh giá về bộ chỉ tiêu tài chính trong hệ thống chấm điểm tín dụng của Ngân hàng TMCP Á Châu đối với khách hàng doanh nghiệp 61

2.4.1. Lý do lựa chọn mô hình 62

2.4.2. Cơ sở dữ liệu và các chỉ số dùng để đánh giá 62

2.4.3. Lựa chọn biến trong mô hình 63

2.4.4.Kiểm định hệ số tương quan của các biến 66 2.4.5.Ước lượng và phân tích mô hình Logit 67

2.4.5.1.Phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis – EFA ) 67

2.4.5.2. Kiểm định Binary Logistic 67

CHƯƠNG 3: KIẾN NGHỊ GÓP PHẦN HOÀN THIỆN XẾP HẠNG TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU - CHI NHÁNH HUẾ 72

3.1.Định hướng phát triển của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu – Chi nhánh Huế 72


3.1.1.Các định hướng cơ bản 72

3.1.1.1. Định hướng về tín dụng 72

3.1.1.2. Định hướng về nguồn vốn. 72

3.1.1.3.Định hướng về dịch vụ. 72

3.1.2. Xây dựng hệ thống chấm điểm tín dụng khách hàng doanh nghiệp 73

3.2. Các kiến nghị để hoàn thiện xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp 73

3.2.1.Đối với nhà nước 73

3.2.1.1. Xây dựng tổ chức xếp hạng tín nhiệm độc lập 73

3.2.1.2. Tạo môi trường cho hoạt động kinh doanh tín nhiệm phát triển 74

3.2.1.3. Nâng cao chất lượng thông tin tín nhiệm của CIC 74

3.2.1.4. Xây dựng hệ thống dữ liệu để cung cấp thông tin doanh nghiệp nhanh chóng, đầy đủ, chính xác 75

3.2.2. Đối với Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu – Chi nhánh Huế 75

3.2.2.1.Các kiến nghị về quản trị điều hành 75

3.2.2.2. Các kiến nghị để hoàn thiện phương pháp chấm điểm tín dụng 77

và theo loại hình DN 80

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 83

1. Kết luận 83

2. Kiến nghị 84

Xem tất cả 139 trang.

Ngày đăng: 17/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí