Xây Dựng Hệ Thống Chấm Điểm Tín Dụng Khách Hàng Doanh Nghiệp


kênh phân phối ngân hàng điện tử (internet/phone/sms banking): quản lý vốn, dịch vụ cho khách hàng V.I.P.

3.1.2. Xây dựng hệ thống chấm điểm tín dụng khách hàng doanh nghiệp


ACB – CN Huế tiếp tục xây dựng và hoàn thiện theo chuẩn mực quốc tế. Đồng thời, hệ thống này phải tập trung đánh giá vào ba lĩnh vực: Đánh giá môi trường ngành, đánh giá tình hình tài chính, đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh, đánh giá khả năng quản lý của lãnh đạo doanh nghiệp.

3.2. Các kiến nghị để hoàn thiện xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp‌


3.2.1. Đối với nhà nước‌


3.2.1.1. Xây dựng tổ chức xếp hạng tín nhiệm độc lập‌


Từ kinh nghiệm của các nước có nền kinh tế thị trường cho thấy các quốc gia thường xây dựng một tổ chức định mức tín nhiệm độc lập, không do nhà nước quản lý, thuộc sở hữu của các cổ đông để XHTD của các tổ chức. Việc hình thành một tổ chức như thế này có vai trò rất to lớn trong việc minh bạch hóa thông tin nền kinh tế. Khu vực Đông Nam Á cũng được biết đến như khu vực tham gia khá sớm vào lĩnh vực này. Từ năm 1982, Philippines đã thành lập trung tâm đánh giá tín nhiệm của mình. Tiếp đó năm 1991 là Malaysia, 1993 là Thái Lan và năm 1995 là Indonesia.

Mặc dù vậy, nhưng hiện nay ở Việt Nam chưa có công ty định mức tín nhiệm nào được cấp phép hoạt động và được các thành viên tham gia thị trường chấp nhận sử dụng rộng rãi. Hiện tại mới chỉ có 3 tổ chức tham gia vào lĩnh vực xếp hạng tín dụng, tuy nhiên chưa phải là DN định mức tín nhiệm theo thông lệ quốc tế, chưa cung cấp dịch vụ định mức tín nhiệm đối với các đợt phát hành trái phiếu và công cụ nợ trên thị trường. Khuôn khổ pháp lý hiện tại cũng chưa có quy định về việc thành lập và hoạt động của DN định mức tín nhiệm. Ngày 20/7/2013 Bộ Tài chính mới phối hợp với Đại sứ quán Anh tổ chức “Hội thảo lấy ý kiến về dự thảo Nghị định thành lập và hoạt động của doanh nghiệp Định mức tín nhiệm” và hiện nay vẫn còn đang được thảo luận.


3.2.1.2. Tạo môi trường cho hoạt động kinh doanh tín nhiệm phát triển


Ngày nay vấn đề tìm hiểu và thẩm định khách hàng đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu trong nền kinh tế thị trường, khi mà ngày càng có nhiều cơ hội hợp tác kinh doanh được mở và đi liền là nhu cầu cần phải thẩm định các cơ hội làm ăn. Mặt khác hội nhập kinh tế đòi hỏi phải có sự minh bạch hóa cao về thông tin doanh nghiệp. Năm 2007, Hồng Kông có khoảng 300.000 doanh nghiệp nhưng có tới 40 công ty thông tin tín nhiệm. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê năm 2014, nước ta có khoảng 500.000 doanh nghiệp đang hoạt động trên tổng số 830.000 doanh nghiệp đã đăng ký thành lập nhưng mới chỉ có 3 DN hoạt động trong lĩnh vực thông tin tín nhiệm. Bộ tài chính đề xuất mục tiêu đến năm 2025, xem xét cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ xếp hạng tín nhiệm cho tối đa 3 DN; đến năm 2030, tối đa 5 DN cung cấp dịch vụ xếp hạng tín nhiệm. Phấn đấu đến năm 2025, các đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp đều phải xếp hạng tín nhiệm. Chính vì vậy trong thời gian tới cần phải ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, tạo cơ chế, môi trường cho hoạt động kinh doanh tín nhiệm phát triển càng sớm càng tốt.

3.2.1.3. Nâng cao chất lượng thông tin tín nhiệm của CIC‌


NHNN Việt Nam có lợi thế là được các NHTM cung cấp các tài liệu, hồ sơ tài chính, pháp lý khách hàng vay vốn, tình hình dư nợ và mức độ tín nhiệm trong quan hệ tín dụng nên dễ dàng trong việc đánh giá tín nhiệm chính xác hơn. Tuy nhiên, thực tế thông tin mà CIC cung cấp vẫn chưa đầy đủ, chủ yếu là các thông tin tài chính trong khi thông tin phi tài chính cũng rất quan trọng nhưng không được cung cấp.

Hiện nay trung tâm CIC của NHNN thực hiện chức năng cung cấp thông tin tín nhiệm cho các TCTD, DN và có thu phí. Để nâng cao chất lượng thông tin, đòi hỏi CIC trong thời gian tới phải được cải tiến theo nhiều hướng: Cung cấp thông tin nhanh chóng (thời gian hỏi tin và lấy được tin còn chênh lệch khá lớn); Nguồn thông tin phải luôn cập nhật, chính xác; Bổ sung các thông tin phi tài chính.


3.2.1.4. Xây dựng hệ thống dữ liệu để cung cấp thông tin doanh nghiệp nhanh chóng, đầy đủ, chính xác‌

Để đánh giá được tín nhiệm khách hàng đòi hỏi phải có thông tin, thông tin càng tin cậy thì mức độ đánh giá càng chính xác. Chính vì vậy để đánh giá đòi hỏi các DN phải có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, chính xác những tài liệu, thông tin của mình theo yêu cầu của tổ chức đánh giá. Song các phần lớn các DN (ngoại trừ những doanh nghiệp đã được niêm yết tại Trung Tâm Giao dịch Chứng khoán) đều có xu hướng khuếch trương những điểm tốt, điểm mạnh, che giấu những thông tin tài chính thực và những hạn chế của mình. Đây cũng là một khó khăn lớn trong việc xếp hạng tín dụng tại các NHTM.

Để minh bạch hoá thông tin kinh tế, tạo nguồn thông tin cung cấp công khai cho các đối tượng có nhu cầu đòi hỏi NN phải xây dựng một hệ thống cung cấp thông tin nhanh chóng, đầy đủ và chính xác.

3.2.2. Đối với Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu – Chi nhánh Huế‌


3.2.2.1.Các kiến nghị về quản trị điều hành‌


a. Nâng cao nhận thức về xếp hạng tín dụng


Một trong những nguyên nhân làm cho hệ thống chấm điểm tín dụng của ACB còn hạn chế trong thực hiện quản lý rủi ro tín dụng là do nhận thức của ACB chưa cao về hệ thống chấm điểm tín dụng khách hàng. Qua quá trình tìm hiểu, hầu như các CBTD trong phòng doanh nghiệp đều chưa thực sự hiểu rõ về ý nghĩa, vai trò và tác dụng của chấm Scoring; chỉ tiến hành nhập số liệu BCTC sau đó hệ thống excel sẽ tính toán và cho ra kết quả. Giai đoạn chấm điểm Scoring thực hiện một cách cảm quan, cố ý tăng điểm phi tài chính nhằm có lợi cho khách hàng để được xét chấp nhận. Vì vậy, ACB cần phải tăng cường bồi dưỡng, đào tạo, cập nhật kiến thức về tính cấp thiết của XHTD cho các nhân viên nhằm hạn chế xác suất xuất hiện các khoản nợ không đủ tiêu chuẩn sau này.

Bên cạnh đó là đào tạo kiến thức nghiệp vụ chuyên môn liên quan đến tín dụng ngân hàng như kế toán, tài chính doanh nghiệp, phân tích hoạt động kinh doanh, thẩm


định dự án bằng cách cử cán bộ đi học, mời chuyên gia về dạy hay tự đào tạo nội bộ trong ngân hàng.

b. Xây dựng hệ thống thông tin riêng của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu


Cũng giống như các tổ chức khác, ACB cũng gặp phải khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn thông tin để phục vụ cho việc xếp hạng khách hàng. Tuy nhiên, lợi thế của ACB là có hệ thống các chi nhánh hoạt động khắp cả nước, phục vụ nhiều khách hàng nên sẽ dễ dàng tạo một cơ sở dữ liệu riêng. ACB đã xây dựng hệ thống TCBS (Giải pháp ngân hàng tổng thể - The Complete Banking Solution) giúp quản lý thông tin khách hàng chặt chẽ và có hệ thống, truy xuất thông tin khi cần thiết trong khi tính bảo mật vẫn được đảm bảo. Mạng lưới giao dịch giữa các đơn vị được liên thông nhanh chóng, tiết kiệm được chi phí nhân lực. Tiếp tục đến năm 2014, TCBS-DNA (phiên bản mới của TCBS) đã được sử dụng trên toàn bộ mạng lưới hệ thống của ngân hàng. Để hệ thống phát huy được hết vai trò, các CN, phòng giao dịch phải có nghĩa vụ nhập thông tin kịp thời, báo cáo định kỳ thông tin về các DN đang quan hệ lên hệ thống.

c. Đẩy mạnh thực thi XHTD trong hoạt động tín dụng


Hệ thống chấm điểm tín dụng dù có hoàn thiện đến đâu nhưng nếu không được sử dụng để quản lý rủi ro tín dụng một cách triệt để thì ý nghĩa và tác dụng của nó sẽ không được phát huy. Qua thực tế, chấm điểm Scoring giai đoạn tiếp nhận hồ sơ CBTD chỉ áp dụng cho mục đích xét duyệt hồ sơ vay của KHDN sau đó không còn được sử dụng. Đề xuất hàng tháng, hàng quý cần tiến hành chấm điểm Scoring lại khách hàng nhằm mục đích phân loại món nợ chính xác cũng như trích lập dự phòng kịp thời, giảm nguy cơ nợ xấu. Vì vậy, cần phân thành 2 loại Scoring (phục vụ xét duyệt) thực hiện giai đoạn thẩm định khách hàng và Scoring (phân loại nợ) thực hiện định kỳ sau khi giải ngân để đánh giá lại khách hàng và các khoản nợ.

d. Định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra việc thực hiện XHTD


Tác dụng của kiểm tra là nhằm ngăn ngừa những sai sót dù là vô tình hay cố ý có thể xảy ra, nhằm phát hiện những sai sót để chỉnh sửa cho hoàn thiện. Kiểm toán nội bộ


tại ngân hàng cần đánh giá lại Scoring chấm điểm tín dụng của các khách hàng xuất hiện nợ xấu xem xét phân loại khách hàng ban đầu của các cán bộ chấm điểm có thực sự là phù hợp. Nhờ đó, phát hiện sai sót là tỷ trọng giữa các chỉ tiêu là chưa hợp lý, thiếu sót chỉ tiêu chấm điểm hay do lỗi cố ý của CBTD cố nâng điểm khách hàng để kịp thời xử lý và hoàn thiện.

3.2.2.2. Các kiến nghị để hoàn thiện phương pháp chấm điểm tín dụng‌


Mặt tích cực của hệ thống chấm điểm tín dụng

Khi thực hiện chấm điểm tín dụng khách hàng tức là về cơ bản chúng ta đã phân loại khách hàng, phân loại khoản vay, đây chính là cơ sở dữ liệu quan trọng trong việc quản lý các khoản vay, quản lý khách hàng. Từ cơ sở dữ liệu này, ACB đã xây dựng được những chính sách tín dụng phù hợp cho từng khách hàng, từng món vay (về lãi suất, mức tài trợ tối đa, những cảnh báo, lưu ý…)

Việc chấm điểm tín dụng cũng góp phần quan trọng trong việc ra quyết định tín dụng mang tính khách quan khi có thông tin về khách hàng, về khoản vay tương đối đầy đủ, nhằm hạn chế rủi ro tín dụng.

Một số nhược điểm của hệ thống chấm điểm tín dụng

Nhiều DN cung cấp báo cáo tài chính không thực, do né tránh thuế, các DN kê khai không đầy đủ. Do đó, các thông số tài chính thường không cao, kết quả chấm điểm thấp dẫn đến sai lầm là từ chối một khoản vay tốt, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Còn ngược lại nếu doanh nghiệp cố tình thiết lập những báo cáo tài chính “đẹp đẽ” mà vì một lý do nào đó không phản ánh thực tế tình hình hoạt động kinh doanh, năng lực tài chính của khách hàng thì rất có thể ngân hàng sẽ rơi vào trường hợp đồng ý cho vay một khoản vay xấu.

Mặc dù hệ thống chấm điểm tín dụng có phân chia ra làm hai phần, chấm riêng về yếu tố tài sản đảm bảo và các yếu tố liên quan đến thẩm định tín dụng, nhưng khi kết quả cho thì ra sự kết hợp của cả hai yếu tố này. Nghĩa là nếu tài sản đảm bảo kém chất lượng thì sẽ ảnh hưởng đến điểm số chung, từ đó cho thấy hệ thống Scoring còn phụ


thuộc rất lớn vào tài sản thế chấp. Hay nói cách khác, hệ thống chấm điểm này mang tính chất thực thi “chính sách tín dụng thận trọng, khẩu vị rủi ro thấp”. Chắc chắn sẽ không tránh khỏi trường hợp khách hàng có chất lượng nhưng do không có hoặc không có đủ tài sản đảm bảo theo yêu cầu thì ACB có thể sẽ không cho vay hoặc giảm mức cho vay.

Tỷ trọng các tiêu chí được đưa ra chủ yếu dựa trên kinh nghiệm của người biên soạn nên khó tránh khỏi những thiếu sót.

Chỉ một số các chỉ tiêu tài chính được sử dụng trong hệ thống nên có thể sẽ không phản ánh đầy đủ năng lực tài chính của khách hàng.

Chưa phân loại theo sản phẩm cho vay (cho vay ngắn hạn, cho vay trung hạn, cho vay tài trợ, cho vay mua nợ,…) vì thực chất ở mỗi loại sản phẩm cho vay sẽ có mức độ rủi ro khác nhau.

a. Nâng cấp hệ thống chấm điểm Scoring


Để đảm bảo hệ thống xếp hạng tín dụng có tính thực tế cao và kết quả xếp hạng phản ánh chính xác mức độ rủi ro đối với từng khách hàng, kiến nghị hệ thống xếp hạng tín dụng phải được kiểm tra, chỉnh sửa theo định kỳ hàng quý, hàng năm. Đồng thời phải được tách biệt trong quá trình kiểm tra như:

Bộ phận chấm điểm tín dụng – Khối khách hàng doanh nghiệp (Quản lý hệ

thống)


Bộ phận kiểm tra kiểm toán nội bộ (Kiểm tra theo chức năng)

Công ty kiểm toán độc lập (Kiểm toán các báo cáo tài chính theo định kỳ) Trong đó, bộ phận chấm điểm tín dụng cần thường xuyên kiểm tra đánh giá lại kết

quả chấm điểm xếp hạng tín dụng các khách hàng trên toàn hệ thống để có những phát hiện và đề xuất chỉnh sửa hệ thống kịp thời những điểm không hợp lý của hệ thống, đảm bảo tính phù hợp và chính xác của hệ thống. Cụ thể:


Phân tích đánh giá danh mục tín dụng để đưa ra các nhận định về những vấn đề không hợp lý của kết quả xếp hạng. Những phân tích này cần dựa trên những thông tin tổng hợp dữ liệu hệ thống và thông tin kinh tế.

Thường xuyên kiểm tra chọn mẫu khách quan để đánh giá đo lường chất lượng xếp hạng.

Đầu mối tiếp nhận những thông tin phản hồi về hệ thống từ các đơn vị sử dụng hệ thống, Bộ phận kiểm tra kiểm toán nôi bộ, Công ty kiểm toán độc lập và các bộ phận khác như Ban chính sách và quản lý tín dụng.

Phân tích đánh giá các thông tin phản hồi về hệ thống và đề xuất trình Ban lãnh đạo Ngân hàng những thay đổi chỉnh sửa cần thiết liên quan đến hệ thống xếp hạng tín dụng.

b. Đưa thêm trọng số để chấm điểm các chỉ tiêu


Hiện nay, các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán đều yêu cầu BCTC phải được kiểm toán. Yếu tố kiểm toán đã góp phần không nhỏ trong việc đảm bảo tính chính xác và phù hợp của các thông tin về doanh nghiệp. Tiêu chí BCTC của doanh nghiệp đã được kiểm toán hay chưa đã được đề cập trong hệ thống chấm điểm của ACB tuy nhiên yếu tố này vẫn chưa được tính trọng số trong quá trình chấm điểm tín dụng. Do đó, đối với hệ thống chấm điểm tín dụng tại ACB kiến nghị cần bổ sung thêm trọng số với chỉ tiêu trên. Tính chất các bài báo cái tài chính doanh nghiệp có kiểm toán hoặc không có kiểm toán sẽ có các trọng số khác nhau với từng tiêu chí.

Ví dụ: Doanh nghiệp có báo cáo tài chính được kiểm toán các tiêu chí về tài chính sẽ có tỷ trọng về điểm số lớn hơn các tiêu chí khác, và đương nhiên các tỷ trọng này cũng sẽ khác nhau cho từng loại hình doanh nghiệp khác nhau (doanh nghiệp quốc doanh, doanh nghiệp ngoài quốc doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài), được trình bày trong bảng 2.22.



Phân loại BCTC theo DN

Chỉ tiêu

BCTC không được kiểm toán

BCTC được kiểm toán

DN nhà nước

DN

ngoài quốc doanh

DN đầu tư nước ngoài

DN nhà nước

DN

ngoài quốc doanh

DNđầu tư

nước ngoài

Các chỉ tiêu tài chính

25%

35%

45%

35%

45%

55%

Các chỉ tiêu phi tài chính

75%

65%

55%

65%

55%

45%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.

Nghiên cứu hệ thống xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu – Chi nhánh Huế - 10

Bảng 2.22 - Tỷ trọng điểm số theo tính chất bài báo cáo tài chính và theo loại hình DN‌‌


(Nguồn: Ngân hàng Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam)


c. Chú trọng các thông tin đầu vào


Để kết quả chấm điểm tín dụng phản ánh chính xác tình hình hoạt động cũng như độ rủi ro của DN, các báo cáo tài chính dùng để chấm phải được thẩm định trước khi tiến hành nhập dữ liệu vào hệ thống.

Hệ thống chấm điểm tín dụng chỉ tự động tính toán một vài chỉ tiêu từ BCTC đã nhập, các chỉ tiêu còn lại nhân viên tín dụng tự tính toán.Kết quả tính toán này được hệ thống chấm điểm sử dụng để tính toán một số chỉ tiêu phi tài chính.Trong quá trình tính toán chỉ tiêu thủ công, CBTD thực hiện dễ xảy ra sai sót. Do đó rất cần thiết cải tiến nâng cấp trên hệ thống (chế độ tính điểm tự động tất cả các chỉ tiêu sau khi nhập BCTC) và kết nối với các dữ liệu đã có về khách hàng ( khách hàng cũ) để có thể sử dụng vào các công việc truy cập thông tin liên quan được nhanh chóng và chính xác.

d. Điều chỉnh một số chỉ tiêu đánh giá


Đối với phần chỉ tiêu tài chính, thông qua việc xây dựng mô hình hồi quy Binary Logistic ta nhận thấy các chỉ tiêu khả năng thanh toán hiện hành, vòng quay hàng tồn kho,

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/05/2023