Chấm Điểm Của Hệ Thống Xếp Hạng Tín Dụng Nội Bộ Cho Khdn


tăng trưởng tín dụng cao hơn thị trường, trong các năm từ 2011-2013, mức tăng trưởng khoảng 1,5 lần mức tăng trưởng của thị trường, riêng đối với năm 2014, mức tăng trưởng tín dụng của MB bằng 1,3 lần mức tăng trưởng tín dụng chung của thị trường. Như vậy, với mức tăng trưởng tín dụng cao cần có các chính sách, công cụ quản trị rủi ro hữu hiệu mới có thể kiểm soát mức độ rủi ro tín dụng theo kế hoạch.

- Cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn của ngân hàng cũng là một trong những chỉ tiêu đánh giá mức độ rủi ro trong hoạt động tín dụng, Đối với Ngân hàng TMCP Quân đội chủ yếu tập trung cho vay ngắn hạn (chiếm từ 65% đến trên 70% tổng dư nợ), đây là nhóm khoản cho vay có tính an toàn cao và có thể kiểm soát rủi ro tín dụng tốt hơn. Các khoản cho vay trung hạn chiếm từ 15%-20% tổng dư nợ và còn lại là các khoản cho vay dài hạn (chiếm khoảng 10% -15% tổng dư nợ), riêng năm 2015 tỷ trọng này tăng lên khoảng 30%. Nhìn chung cơ cấu tín dụng này của MB khá an toàn và phù hợp với thông lệ.

- Đối tượng khách hàng của ngân hàng TMCP Quân đội vẫn dành phần lớn trên 50% cho nhóm khách hàng doanh nghiệp lớn, sau đó là khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ là 35% và cuối cùng là khách hàng cá nhân khoảng 10% - 15%.

- Cơ cấu ngành kinh tế vẫn tập trung vào thương mại và dịch vụ (luôn chiếm khoảng 35%-40% tổng dư nợ) sau đó là ngành công nghiệp chế biến và khai thác (luôn ở mức trên dưới 30%), ngành xây dựng (khoảng 8%) và khí đốt, điện, nước (xấp xỉ 10%) và vận tải khoảng 7% dư nợ.

- Các chỉ tiêu phản ánh mức độ an toàn vốn: Vốn tự có/ Tổng tài sản có rủi ro luôn đảm bảo ở mức cao (10,07% năm 2014), tỷ lệ vốn ngắn hạn sử dụng để cho vay trung, dài hạn luôn thấp hơn tỷ lệ cho phép của NHNN (chỉ khoảng 19,03% năm 2014, trong khi quy định của NHNN là 30%).

- Tỷ trọng cho vay có bảo đảm bằng tài sản và không có tài sản bảo đảm duy trì ở mức ổn định khoảng 90% và 10%.

- Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng TMCP Quân đội chiếm tỷ lệ thấp trong tổng dư nợ. Tuy nhiên các tỷ lệ này có xu hướng tăng trong các năm gần đây. Trong năm 2009 tỉ lệ nợ xấu là 1,73%, năm 2010 chiếm tỷ trọng là 1,35%, 2011 và năm 2012


chiếm tỷ trọng 1,61%, 1,59% và đến năm 2013 tỷ lệ này là 2,46%, năm 2014 là 2,76% và năm 2015 dự kiến khoảng 1,48%.

Như vậy, rủi ro tín dụng đối với MB trong giai đoạn vừa qua khá an toàn và nằm trong mức kiểm soát, thấp hơn mức chung của hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, trong công tác quản trị rủi ro còn một số tồn tại nếu không có các giải pháp phù hợp có thể phát sinh các rủi ro trong tương lai điển hình như mô hình quản trị rủi ro phân tán như hiện nay.

b) Phân tích, đánh giá và đo lường rủi ro tín dụng đối với khách hàng theo phương pháp cho điểm tín dụng

Hiện nay ngân hàng TMCP Quân đội đã xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ. Quán triệt việc đổi mới nội dung và phương pháp quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, hiện nay ngân hàng TMCP Quân đội đã nhìn nhận toàn diện rủi ro tín dụng trong mối quan hệ với các rủi ro khác và đã quy định vấn đề lượng hóa rủi ro để làm cơ sở cho hoạt động quản trị rủi ro.

Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của MB bắt đầu được áp dụng từ năm 2008 theo phương pháp chuyên gia. Đến năm 2012, hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ được xây dựng lại bằng phương pháp thống kê và triển khai áp dụng trước với khách hàng cá nhân và khách hàng SME siêu nhỏ sau đó triển khai đến khách hàng doanh nghiệp. Tuy nhiên, hệ thống xếp hạn tín dụng nội bộ theo phương pháp chuyên gia vẫn được áp dụng.

Bản chất của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ là tập hợp các phương pháp, quy trình, kiểm soát, thu thập dữ liệu và hệ thống công nghệ thông tin hỗ trợ việc đánh giá, chấm điểm khả năng không trả được nợ tiềm ẩn của một khách hàng, căn cứ vào số điểm đã chấm để phân loại khách hàng đó vào hạng rủi ro phù hợp. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của MB bao gồm 03 nhóm đối tượng xếp hạng: Doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh có quy mô nhỏ và cá nhân. Nội dung và Quy trình xếp hạng cho từng nhóm đối tượng cụ thể như sau:

Xếp hạng tín dụng nội bộ đối với doanh nghiệp:

Hệ thống xếp hạng này phân loại nợ theo phương pháp định tính và định lượng trong 02 phần là: tài chính và phi tài chính.


Phần tài chính:

Việc đánh giá yếu tố tài chính của doanh nghiệp dựa trên phương pháp định lượng qua việc phân tích báo cáo tài chính năm gần nhất. Các nhóm chỉ tiêu tài chính được xem xét bao gồm: Nhóm chỉ tiêu thanh khoản; Nhóm chỉ tiêu hoạt động; Nhóm chỉ tiêu cân nợ và Nhóm chỉ tiêu thu nhập.

Phần phi tài chính:

Các yêu tố phi tài chính được đánh giá bằng phương pháp định tính và phương pháp định lượng, bao gồm các nhóm: Khả năng trả nợ của doanh nghiệp; Trình độ quản lý và môi trường doanh nghiệp; Quan hệ với Ngân hàng; Các nhân tố ảnh hưởng đến ngành; Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp.

Số điểm cho mỗi chỉ tiêu được đánh giá từ 20-100 điểm và tỷ trọng cho từng chỉ tiêu thay đổi tuỳ thuộc vào ngành nghề và quy mô của doanh nghiệp. Điểm của phần tài chính chiếm từ 25-30% tổng điểm xếp hạng và phần phi tài chính chiểm khoảng 70-75% tổng điểm xếp hạng. Tổng điểm kết hợp 02 yếu tố phi tài chính và tài chính để xác định mức phân loại của khoản cho vay theo Bảng sau:

Bảng 2.5: Phân loại nợ của MB đối với doanh nghiệp


Tổng số điểm


Xếp hạng


Phân loại nợ

Từ

Đến

91

100

AAA

Đủ tiêu chuẩn

81

90

AA

Đủ tiêu chuẩn

71

80

A

Đủ tiêu chuẩn

66

70

BBB

Cần chú ý

61

65

BB

Cần chú ý

56

60

B

Dưới tiêu chuẩn

51

55

CCC

Dưới tiêu chuẩn

46

50

CC

Nghi nghờ

41

45

C

Nghi ngờ

0

40

D

Có khả năng mất vốn

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 208 trang tài liệu này.

Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội - 13

Nguồn: Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của MB


Sơ đồ 2.4: Chấm điểm của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ cho KHDN

Bước 1: Xác định ngành kinh tế

Bước 2: Xác định Quy mô

Bước 3: Xác định loại hình sở hữu

Bước 4: Chấm điểm các chỉ tiêu tài chính

Bước 5: Chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính

Bước 6: Tổng hợp điểm và xếp hạng khách hàng


Điểm của khách

hàng


=

Điểm các chỉ tiêu tài chính * Trọng số phần

tài chính


+

Điểm các chỉ tiêu phi tài chính * Trọng số phần phi

tài chính

Nguồn: Theo hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ TMCP QĐ

Xếp hạng tín dụng nội bộ đối với đơn vị kinh doanh nhỏ:

Việc xếp hạng tín dụng nội bộ cho đơn vị kinh doanh có quy mô nhỏ sẽ dựa trên việc đánh giá xếp loại rủi ro và tài sản đảm bảo của đơn vị kinh doanh có uy mô nhỏ. Mỗi chỉ tiêu để đánh giá có năm mức điểm từ 20 đến 100 điểm. Việc xếp loại rủi ro của đơn vị kinh doanh trên 3 nhóm chỉ tiêu là:

- Nhóm chỉ tiêu thông tin về chủ đơn vị kinh doanh;

- Nhóm chỉ tiêu thông tin khác liên quan đến đơn vị kinh doanh; và

- Nhóm chỉ tiêu về phương án kinh doanh hoặc nhóm chỉ tiêu về phương án đầu tư.

Từ 03 nhóm chỉ tiêu trên sẽ giúp xếp loại rủi ro thành các mức: AAA, AA, A (Đủ tiêu chuẩn), BBB, BB (Cần chú ý), B, CCC (dưới tiêu chuẩn), CC, C (Nghi ngờ), D (Có khả năng mất vốn). Việc đánh giá tài sản đảm bảo dựa trên các chỉ tiêu:

- Loại tài sản đảm bảo;

- Tính chất sở hữu tài sản đảm bảo;

- Tính chất khả mại của tài sản đảm bảo;


- Giá trị tài sản đảm bảo/Tổng nợ đề nghị vay và

- Xu hướng giảm giá trị của tài sản đảm bảo trong 12 tháng qua. Từ các tiêu chí trên tính điểm và xếp loại theo bảng sau:

Điểm

Xếp loại

Đánh giá

>400

A

Mạnh

300-400

B

Trung bình

<300

C

Thấp

Bước 1: Xếp loại rủi ro đơn vị kinh

doanh

Bước 2: Xếp loại

tài sản đảm bảo

Quy trình chấm điểm đơn vị kinh doanh có quy mô nhỏ như sau: Sơ đồ 2.5: Chấm điểm của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ cho đơn vị kinh doanh có quy mô nhỏ


Thông tin về chủ đơn vị kinh doanh

Thông tin khác liên quan

đến đơn vị kinh doanh

Phương án kinh doanh/đầu tư

Bước 2: Xếp loại tài sản đảm bảo

Bước 1: Xếp loại rủi ro

đơn vị kinh doanh

Bước 3: Tổng hợp điểm và xếp hạng khách hàng

Nguồn: Theo hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ MB

Bảng 2.6: Ma trận xác định xếp loại khách hàng đơn vị kinh doanh nhỏ


Đánh giá xếp loại khách hàng

AAA

AA

A

BBB

BB

B

CCC

CC

C

D

Xếp loại rủi ro


Đánh giá

Tài sản đảm bảo


Rủi ro thấp


Rủi ro trung bình


Rủi ro cao

A (Mạnh)

Xuất sắc

Tốt

Trung bình/Từ chối

B (Trung bình)

Tốt

Trung bình

Từ chối

C (Thấp)

Trung bình

Trung bình/Từ chối

Nguồn: Theo hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ MB


Xếp hạng tín dụng nội bộ đối với cá nhân:

Việc đánh giá sẽ thực hiện theo từng món vay dựa trên đánh giá xếp loại rủi ro khách hàng và tài sản đảm bảo. Mỗi chỉ tiêu dùng để đánh giá sẽ có năm mức điểm từ 20 đến 100. Phần xếp loại rủi ro khách hàng xem xét hai nhóm chỉ tiêu: Nhóm chỉ tiêu và nhân thân và Nhóm chỉ tiêu về khả năng trả nợ.

Từ 02 nhóm chỉ tiêu trên sẽ giúp xếp loại rủi ro thành các mức: AAA, AA, A (Đủ tiêu chuẩn), BBB, BB (Cần chú ý), B, CCC (dưới tiêu chuẩn), CC, C (Nghi ngờ), D (Có khả năng mất vốn). Phần đánh giá tài sản đảm bảo bao gồm các chỉ tiêu về: Loại tài sản đảm bảo; Tính chất sở hữu tài sản đảm bảo; Giá trị tài sản đảm bảo/Tổng nợ vay đề nghị; Tính chất sở hữu tài sản đảm bảo và Xu hướng giảm giá trị của tài sản đảm bảo trong 12 tháng qua.

Từ các tiêu chí trên tính điểm và xếp loại theo bảng sau:


Điểm

Xếp loại

Đánh giá

>400

A

Mạnh

300-400

B

Trung bình

<300

C

Thấp


Sơ đồ 2.6: Chấm điểm của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ cho cá nhân



Xác định nhân thân

Xác định khả năng trả nợ

Bước 2: Xếp loại tài sản đảm bảo

Bước 1: Xếp loại rủi ro khách hàng

Bước 3: Tổng hợp điểm và xếp hạng khách hàng


Bảng 2.7: Ma trận xác định xếp loại khách hàng cá nhân


Đánh giá xếp loại khách hàng

AAA

AA

A

BBB

BB

B

CCC

CC

C

D

Xếp loại rủi ro


Đánh giá

Tài sản đảm bảo


Rủi ro thấp


Rủi ro trung bình


Rủi ro cao

A (Mạnh)

Xuất sắc

Tốt

Trung bình/Từ chối

B (Trung bình)

Tốt

Trung bình


Từ chối

C (Thấp)

Trung bình

Trung bình/Từ chối

Nguồn: Theo hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ MB

Như vậy, hiện nay đánh giá rủi ro tín dụng của MB vẫn đang triển khai theo phương pháp xếp hạng tín dụng nội bộ mà bản chất của phương pháp này đó là phương pháp chuyên gia, dựa vào số liệu quá khứ kết hợp với kinh nghiệm của ngân hàng. Phương pháp này hầu như không sử dụng phương pháp định lượng cho nên không đảm bảo tính khách quan và minh bạch. Theo xu hướng phát triển chung, phương pháp này không thể được coi là phương pháp chính để đo lường rủi ro tín dụng để đưa ra các quyết định phê duyệt tín dụng.

c) Đo lường rủi ro tín dụng theo các quy định của Ngân hàng Nhà nước

- Từ trước ngày 01 tháng 06 năm 2014

Căn cứ pháp lý: Theo quy định tại Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 22/4/2005 và Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/4/2007 (sửa đổi bổ sung một số điều của QĐ 493) về phân loại nợ

Ngoài việc đo lường theo các chỉ tiêu phản ánh rủi ro tín dụng, ngân hàng TMCP Quân đội hiện nay còn đo lường rủi ro tín dụng định tính và định lượng theo điều 6, điều 7 QĐ 493/2005/QĐ-NHNN và QĐ 18/2007/NHNN về phân loại nợ. Hoạt động này được thể hiện bằng năm chu trình nghiệp vụ nối tiếp nhau: Phân loại nợ - Trích lập dự phòng - Xử lý rủi ro - Thu hồi nợ sau xử lý rủi ro - Xuất toán. Trong năm nghiệp vụ này, nghiệp vụ phân loại nợ được quan tâm hàng đầu và được triển khai theo 2 góc độ định lượng theo Điều 6 của QĐ 493/2005/QĐ-NHNN và định tính theo điều 7 của QĐ 493/2005/QĐ-NHNN. Cả hai loại phân loại này đều


tuân thủ nguyên tắc tất cả dư nợ của khách hàng phải theo cùng một nhóm nợ. Sự khác nhau của hai cách phân loại này ở chỗ: phân loại theo định lượng chủ yếu thực hiện theo số ngày quá hạn và số lần cơ cấu lại thời hạn trả nợ của khoản vay, còn phân loại theo định tính được thực hiện theo hạng của khách hàng tính theo mô hình tính điểm do ngân hàng xác lập.

Bảng 2.8: Phân loại nợ theo điều 6 - QĐ 493



Tiêu chí

định lượng

Số ngày quá hạn

Số lần điều chỉnh/cơ cấu thời hạn trả nợ

Nợ khoanh/chờ xử lý/giảm miễn lãi

Suy giảm khả năng trả nợ


Từ năm 2008, ngân hàng đã đăng ký và được sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước theo Công văn số 8738/NHNN-CNH ngày 25 tháng 9 năm 2008 cho phép Ngân hàng áp dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để phân loại các khoản cho vay khách hàng theo Điều 7 của Quyết định 493. Theo hệ thống này, các khoản vay của Ngân hàng được đánh giá và phân loại theo cả hai yếu tố là định tính và định lượng, trong đó yếu tố định tính chiếm tỷ trọng lớn hơn.

Bảng 2.9: Phân loại nợ theo điều 7 - QĐ 493


STT

Xếp hạng

Nhóm nợ

Mô tả

1

AAA

Nhóm 1

Nợ đủ tiêu chuẩn

2

AA

Nhóm 1

Nợ đủ tiêu chuẩn

3

A

Nhóm 1

Nợ đủ tiêu chuẩn

4

BBB

Nhóm 2

Nợ cần chú ý

5

BB

Nhóm 2

Nợ cần chú ý

6

B

Nhóm 3

Nợ dưới tiêu chuẩn

7

CCC

Nhóm 3

Nợ dưới tiêu chuẩn

8

CC

Nhóm 4

Nợ nghi ngờ

9

C

Nhóm 4

Nợ nghi ngờ

10

D

Nhóm 5

Nợ có khả năng mất vốn

Nguồn: Theo hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ MB

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/11/2022