Quản Lý Nhà Nước Đối Với Các Hành Vi Gian Lận Trên Thị Trường Chứng Khoán



những thông tin quan trọng trong trường hợp họ đang hoạt động không tốt. Lý thuyết tín hiệu cũng được Richard (2012) sử dụng trong nghiên cứu của mình, kết luận rằng các công ty chất lượng cao hơn sẽ lựa chọn các chính sách kế toán tiết lộ thông tin nhiều hơn, trong khi các công ty có chất lượng thấp lại lựa chọn chính sách kế toán mà cố gắng để che giấu thông tin nhiều hơn. Do đó, chất lượng công bố thông tin cũng được xem như tín hiệu đo lường chất lượng của doanh nghiệp tương tự như các chỉ tiêu tài chính khác như quy mô, tốc độ tăng trưởng, lợi nhuận doanh nghiệp…

Các lý thuyết tín hiệu về việc định giá thấp cho rằng các công ty phát hành, các nhà quản lý của nhà cung cấp hiểu biết nhiều hơn về chất lượng của công ty họ so với các nhà đầu tư bên ngoài. Với thông tin không hoàn hảo, các nhà đầu tư không thể phân biệt giữa các công ty chất lượng cao và các công ty chất lượng thấp. Do đó, các công ty chất lượng cao chọn cách đánh giá thấp các vấn đề mới của họ để báo hiệu giá trị thực sự của họ. Một điều kiện quan trọng của các mô hình này là chất lượng thực sự của công ty được tiết lộ trước khi công ty thực hiện các hành động kích hoạt định giá mới sau sự kiện phát hành.

Giao dịch nội gián được xem là một phương tiện tiết lộ thay thế mạnh nhất khi thông tin được đề cập là loại thông tin mà các nhà quản lý không khuyến khích tiết lộ (Kraakman, 1991). Các ví dụ quen thuộc bao gồm thông tin phức tạp hoặc không thể truyền đạt hiệu quả, tin xấu có thể gây ảnh hưởng đến giá chứng khoán và tin tốt không thể được phát hành trực tiếp tránh các đối thủ cạnh tranh (Kraakman, 1991). Trong trường hợp của những loại thông tin này, giao dịch nội gián có thể là một cách tốt hơn để cập nhật giá so với thông báo công khai.

Luận án vận dụng lý thuyết này trong nghiên cứu định tính phân tích tình huống điển hình, khi các cổ đông nội bộ có sự tích lũy hoặc bán thảo cổ phiếu trước công bố những thông tin trọng yếu có tác động lớn đến giá chứng khoán thì cần xem xét liệu có hành vi giao dịch nội gián hay không, nhất là những trường hợp không thông báo về giao dịch dự kiến hoặc không báo cáo về giao dịch của cổ đông nội bộ và người có liên quan…

1.3.4 Lý thuyết tam giác gian lận

Năm 1950, Donald Cressey - một nhà tội phạm học, đã tập trung nghiên cứu về các yếu tố dẫn dắt cá nhân có hành vi gian lận trong luận án tiến sĩ của mình, ông đã đưa ra lý thuyết này để giải thích tại sao mọi người lại gian lận. Luận điểm chính của



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 233 trang tài liệu này.

lý thuyết này là gian lận chỉ xảy ra khi có mặt cả ba yếu tố: áp lực, cơ hội và biện minh. Ông đã phát triển lý thuyết tam giác gian lận vào năm 1953, đến năm 1973 trở thành FTT - Fraud Triangle Theory. Lý thuyết tam giác gian lận đã được thế giới ứng dụng trong nghiên cứu gian lận hơn 40 năm qua. Nó đã được các học giả khác nhau phân tích và đánh giá rộng rãi như Albrecht và cộng sự (1995), Mackevicius & Bartaska (2003), Lou & Wang (2009). Nó cũng đã trở thành nguyên lý cơ bản của các chuẩn mực kiểm toán tại nhiều quốc gia như SAS số 99 của Mỹ, ASA 240 của Úc, chuẩn mực kiểm toán quốc tế ISA 240, Ủy ban Giám sát kế toán các công ty đại chúng PCAOB (2005). Và được thảo luận rộng rãi trong sách giáo khoa và sách hướng dẫn chuyên nghiệp trong lĩnh vực kiểm tra gian lận như Murphy & Tibbs (2010), Ozkul & Pamukcu (2012), trong các nghiên cứu học thuật như Kolman (2007). Nó cũng là một yếu tố chủ đạo trong các bài báo theo định hướng của người hành nghề như Murdock (2008) và các trường hợp giảng dạy như Clayton & Ellison (2011). Các yếu tố của tam giác gian lận gồm:

Động cơ/Áp lực (Pressure): Áp lực là khi cá nhân nhìn nhận vấn đề không thể giải quyết được bằng các phương pháp hợp pháp và không thể chia sẻ. Mỗi kẻ phạm tội gian lận đối mặt với một số áp lực để hành động phi đạo đức. Những áp lực này có thể là tài chính hoặc áp lực phi tài chính. Áp lực có thể tồn tại theo nhiều cách khác nhau, đặc biệt là nhu cầu tài chính không thể chia sẻ. Khoảng 95% các trường hợp gian lận đã được phát hiện là do những áp lực tài chính (Albrecht & cộng sự, 2006). Lister (2007) tuyên bố rằng áp lực là một yếu tố quan trọng để thực hiện gian lận. Ông ta xác định ba loại áp lực là áp lực cá nhân, căng thẳng trong công việc, và áp lực bên ngoài. Vona (2008) ví dụ về áp lực bao gồm tham lam, sống ngoài khả năng của một người, chi phí lớn hoặc nợ cá nhân, vấn đề tài chính gia đình hoặc sức khoẻ, nghiện ma tuý và cờ bạc. Tác giả cho rằng, áp lực cá nhân và áp lực công ty là động cơ chính để lừa đảo. Murdock (2008) cũng lập luận rằng áp lực có thể liên quan đến tài chính, phi tài chính, chính trị và xã hội. Áp lực chính trị và xã hội xảy ra trong một tình huống mà theo đó một người cảm thấy và tin rằng họ không có khả năng thất bại do vị trí của họ hay danh tiếng. Rae & Subramaniam (2008), động cơ của nhân viên phạm tội gian lận vì tham lam hoặc áp lực tài chính cá nhân.

Nghiên cứu hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán Việt Nam - 5

Cơ hội (Opportunity): Khi đã bị áp lực, nếu có cơ hội, họ sẵn sàng thực hiện hành vi gian lận. Có hai yếu tố liên quan đến cơ hội là khả năng nắm bắt thông tin và có kẽ hở để thực hiện. Theo đó họ có thể lạm dụng vị trí của họ để giải quyết vấn đề



tài chính không thể chia sẻ được. Trong nhiều trường hợp, khả năng giải quyết vấn đề một cách bí mật là chìa khóa cho sự nhận thức về một cơ hội khả thi. Cơ hội được tạo ra bởi hệ thống kiểm soát hoặc quản trị không hiệu quả cho phép một cá nhân có thể thực hiện gian lận (Rae & Subramaniam, 2008). Khái niệm về nhận thức cơ hội cho thấy rằng mọi người sẽ tận dụng các tình huống sẵn có cho họ, gian lận tài chính cũng không thể xảy ra trừ phi có cơ hội. Trong hầu hết các các trường hợp, nguy cơ bị bắt càng thấp thì càng có nhiều gian lận sẽ xảy ra (Cressey, 1953). Một số yếu tố dẫn đến sự tồn tại của một cơ hội để thực hiện hành vi gian lận trong một tổ chức chẳng hạn như sơ suất trong chính sách và thiếu biện pháp kỷ luật (Sauser, 2007). Nghiên cứu của Wilks & Zimbelman (2004), Moyes và cộng sự (2005) cho thấy các giao dịch của bên liên quan là một trong số những cơ hội phổ biến nhất cho kẻ gian lận. Vance (1983) nói rằng một đại diện khác cho cơ hội là giám sát không hiệu quả do sự yếu kém của giám đốc. Singleton và cộng sự (2006), tuyên bố trong Báo cáo quốc gia là hầu hết các nhân viên và nhà quản lý có hành vi lừa đảo thường có thời gian làm việc lâu dài với tổ chức. Ewa & Udoayang (2012) đã đưa ra giả thuyết rằng nhân viên và người quản lý đã biết khá rõ những điểm yếu trong kiểm soát nội bộ và đã có được kiến thức đầy đủ về cách thực hiện thành công tội ác mà không sợ hãi và căng thẳng.

Hợp lý hóa/biện minh (Rationalization): là việc tự thuyết phục bản thân rằng hành động đó có thể chấp nhận được. Như việc họ thấy bản thân là những người bình thường nhưng bị mắc kẹt trong một tình huống xấu. Điều này cho phép họ lý luận hành động phạm tội đối với bản thân theo một cách có thể chấp nhận được. Nếu một cá nhân không thể biện minh cho hành động không trung thực, có vẻ như người đó sẽ không tham gia gian lận. Để hiểu được tâm lý của người phạm tội, trước hết phải hiểu cách thức người này biện minh cho nội dung gian lận. Sự bào chữa cho gian lận có thể có nhiều hình thức nhưng thường là yếu tố quan trọng để thúc đẩy cá nhân hành động. Biện minh là khó nhận biết, vì không thể đọc được tâm trí của kẻ phạm tội gian lận. Xu hướng lừa đảo phụ thuộc vào các giá trị đạo đức cũng như thái độ của cá nhân (Cressey (1953), Kenyon & Tilton (2006)).

Ba yếu tố gian lận được tóm tắt bởi Cressey (1953) thường được trình bày trong một biểu đồ thể hiện trong Hình 1.1.



Gian lận

Áp lực

Cơ hội

Biện minh

Hình 1.1: Tam giác gian lận

Trong 3 yếu tố trên, yếu tố áp lực và biện minh thuộc về tâm trí cá nhân nên rất khó để xác định và đo lường. Yếu tố áp lực thường là những khó khăn không thể chia sẻ, khó nhận biết, đặc biệt là những áp lực không thuộc về tài chính. Còn yếu tố biện minh lại rất ít được nghiên cứu vì nó thuộc về đạo đức, suy nghĩ của mỗi con người, điều đó rất khó thể hiện ra ngoài hay khó để đánh giá chính xác (Kolman (2007), Jennifer (2013)). Do đó, dưới góc độ quản lý của Ủy ban chứng khoán Nhà Nước, luận án tập trung làm rõ yếu tố cơ hội dẫn đến hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán. Bởi yếu tố cơ hội thể hiện những “lỗ hổng” mà nếu có nó, đối tượng có thể lợi dụng để thực hiện hành vi gian lận. Các yếu tố cơ hội thường mang tính khách quan, có thể xác định hoặc đo lường được, do đó được luận án tập trung làm rõ.

1.4 Quản lý nhà nước đối với các hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán

1.4.1 Khái niệm

Quản lý Nhà nước về kinh tế là sự quản lý của Nhà nước đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân bằng quyền lực Nhà nước thông qua cơ chế quản lý kinh tế nhằm đảm bảo tốc độ tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế quốc dân (Mai Văn Bưu & Phan Kim Chiến (1999).

Thị trường chứng khoán là một lĩnh vực hoạt động trong nền kinh tế một quốc gia. Vì vậy, Quản lý Nhà nước đối với thị trường chứng khoán là việc nhà nước thông qua hệ thống pháp luật, các chính sách, nguyên tắc, quy định và các biện pháp cần thiết



để tiến hành quản lý, giám sát hoạt động của các chủ thể tham gia nhằm đảm bảo thị trường chứng khoán phát triển bền vững, hiệu quả, phục vụ mục tiêu nhất định của nền kinh tế quốc dân (Bùi Kim Thanh, 2015).

1.4.2 Chủ thể quản lý

Có hai nhóm các cơ quan quản lý về thị trường chứng khoán, đó là các cơ quan quản lý Nhà nước và các tổ chức tự quản.

- Các cơ quan quản lý Nhà nước về thị trường chứng khoán

Các cơ quan này thực hiện chức năng quản lý thông qua việc ban hành hoặc đề nghị các cơ quan cấp trên như Chính phủ, Quốc hội ban hành các văn bản pháp luật định hướng và điều tiết hoạt động của thị trường. Ngoài ra, các cơ quan này có thể sử dụng các hình thức khác để can thiệp vào thị trường trong các trường hợp cần thiết, khẩn cấp. Thông thường, các cơ quan quản lý Nhà nước về thị trường chứng khoán gồm có Uỷ ban Chứng khoán và các Bộ, ngành có liên quan như Bộ Tài chính, Ngân hàng Trung ương, Bộ Tư pháp. Tuy nhiên, Ủy ban Chứng khoán là cơ quan quản lý chuyên ngành đầy đủ của Nhà nước trong lĩnh vực này. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước quy định vấn đề liên quan đến chứng khoán như: phát hành, mua bán, thanh toán, bảo lãnh, phân phối,.. Bên cạnh đó, Ủy ban Chứng khoán còn thực hiện vai trò quản lý Nhà nước đối với các Công ty chứng khoán, các Sở giao dịch chứng khoán và các chủ thể khác tham gia trên thị trường chứng khoán, thực hiện việc thanh tra, giám sát nhằm đảm bảo sự ổn định của thị trường. Ngoài ra, Ủy ban Chứng khoán còn chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan để điều hành thị trường chứng khoán hoạt động hiệu quả.

Trên hầu hết các thị trường, cơ quan quản lý nhà nước về chứng khoán đều có nhiệm vụ chung là đảm bảo hoạt động có tổ chức của thị trường chứng khoán bằng việc đặt ra các quy định và giám sát việc thực hiện các quy định đó.

Cơ quan quản lý chứng khoán ra đời sớm nhất là Ủy ban Giao dịch và Chứng khoán Mỹ (SEC) thành lập ngày 6/6/1934 sau sự sụp đổ của thị trường năm 1929. SEC là cơ quan có tính độc lập cao đứng đầu là Chủ tịch và 4 Uỷ viên hội đồng do Tổng thống bổ nhiệm với nhiệm kỳ 5 năm, SEC có quyền lực rộng rãi từ việc ban hành các quy định, cấp phép kinh doanh, cấp thép thành lập Sở giao dịch đến việc kiểm tra, giám sát và xử lý kỷ luật các chủ thể tham gia thị trường.

Tại Anh Quốc, mặc dù Uỷ ban chứng khoán và đầu tư (SIB) được thành lập tương đối muộn (năm 1986) nhưng lại có mô hình quản lý đặc thù, mô hình tự quản rất cao, Chính phủ chỉ quản lý và giám sát rất ít. SIB chịu sự giám sát trực tiếp của Bộ



trưởng Bộ Tài chính nhưng không được cấp kinh phí từ ngân sách, nhân viên của SIB không phải là công chức, viên chức của Chính phủ.

Tại Nhật Bản, trước đây Tổng cục Chứng khoán thuộc Bộ Tài chính chịu trách nhiệm quản lý và giám sát thị trường. Ngoài ra, còn có các cơ quan quản lý phụ trợ khác trong lĩnh vực chứng khoán như: Hội đồng Chứng khoán (thành lập năm 1952), Hội đồng Kế toán Kinh doanh, Uỷ ban Thanh tra Chứng nhận Kế toán công. Đến năm 1992, Uỷ ban Giám sát và Giao dịch Chứng khoán được thành lập nhằm đảm bảo tính công bằng, công khai và an toàn trong kinh doanh chứng khoán cho các nhà đầu tư tại Sở giao dịch. Uỷ ban này trực thuộc Bộ Tài chính và hoạt động tương đối độc lập với các tổ chức khác. Mô hình quản lý của Nhật Bản cũng phát huy rất cao tính tự quản.

Tại Hàn Quốc, tồn tại song song 2 cơ quan quản lý nhà nước về chứng khoán gồm Ủy ban Chứng khoán Hàn Quốc (KSEC) và Uỷ ban giám sát chứng khoán (SSB). KSEC và SSB chịu trách nhiệm quản lý và giám sát thị trường chứng khoán dưới sự chỉ đạo của Bộ Tài chính. Chủ tịch UBCK đồng thời là Lãnh đạo Uỷ ban giám sát, ngoài việc quản lý thị trường chứng khoán và các định chế liên quan còn quản lý, kiểm soát trực tiếp thị trường, các công ty chứng khoán, các tổ chức niêm yết, các nhà đầu tư hoặc nhà phát hành nước ngoài.

Tại Trung Quốc, Uỷ ban quản lý chứng khoán (CSRC) thành lập năm 1992 là cơ quan thuộc Quốc Vụ Viện Trung Quốc, thực hiện chức năng quản lý thị trường chứng khoán. Sau đó Uỷ ban này kết hợp với Uỷ ban giám sát thị trường và đổi tên thành Uỷ ban giám quản chứng khoán.

- Các tổ chức tự quản

Cùng với sự hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán, các chủ thể tham gia thị trường ngày càng nhiều và đa dạng. Cơ quan quản lý Nhà nước về thị trường chứng khoán thấy không cần thiết phải quản lý toàn bộ và trực tiếp các hoạt động diễn ra trên thị trường. Một số vấn đề, một số lĩnh vực có thể phân cấp, giao lại cho các tổ chức khác tự quản lý trên cơ sở tuân thủ các quy định của cơ quan quản lý nhà nước. Đây chính là các tổ chức tự quản hay các tổ chức tự định chế.

Tổ chức tự quản có thể là Sở giao dịch chứng khoán hoặc hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán.

Thứ nhất, Sở giao dịch chứng khoán. Đối với hầu hết các thị trường chứng khoán trên thế giới, Sở Giao dịch chứng khoán là tổ chức bao gồm các công ty chứng khoán thành viên chịu trách nhiệm trực tiếp điều hành và quản lý các hoạt động diễn ra trên Sở. Ngoài ra Sở Giao dịch chứng khoán còn chịu trách nhiệm cung cấp thông tin



liên quan đến các chứng khoán niêm yết. Nhìn chung, hầu hết các cơ quan điều hành Sở Giao dịch chứng khoán là một tổ chức tự quản đặt dưới sự quản lý, giám sát chặt chẽ của cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực chứng khoán. Sở Giao dịch chứng khoán tự quản lý và giám sát các thành viên của mình thông qua điều lệ thành lập, các khế ước và các quy định của pháp luật. Nó cũng quản lý các tổ chức niêm yết, phát hành, các hoạt động giao dịch, các quỹ đầu tư... Sở Giao dịch chứng khoán tự thực hiện việc giám sát, kiểm tra, giải quyết và xử lý các tranh chấp các vi phạm trong phạm vi quản lý. Hệ thống tự quản tạo ra sự linh hoạt và năng động, đáp ứng tốt hơn các nhu cầu và sự thay đổi, biến động của thị trường.

Tại Đức, Anh, Nhật chế độ tự quản đóng một vai trò quan trọng, các chủ thể tham gia thị trường cũng đồng thời là thành viên của tổ chức tự quản.

Tại Mỹ, tranh chấp giữa các chủ thể xảy ra được giải quyết bởi tổ chức tự quản. Các thị trường chứng khoán mới thành lập và đang trong giai đoạn phát triển như Trung Quốc, Philippin, Indonexia, Malaisia... đều áp dụng chế độ bán tự quản. Sở giao dịch tiến hành tự quản trên cơ sở báo cáo và tham khảo ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước.

Hai là, Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán. Đây là một tổ chức xã hội - nghề nghiệp đại diện cho ngành chứng khoán nhằm đảm bảo và dung hoà lợi ích của các thành viên trên cơ sở đảm bảo lợi ích chung của thị trường. Hoạt động chính của Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán là điều hành các giao dịch qua quầy, đại diện cho ngành chứng khoán nêu lên những kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước nhằm tăng cường tính hiệu quả và ổn định của thị trường. Ngoài ra, Hiệp hội còn thu thập và phản ánh các khiếu nại của khách hàng đến các đơn vị thành viên. Cơ quan quản lý Nhà nước và các tổ chức tự quản trên thị trường chứng khoán, mặc dù có nhiệm vụ, cơ chế quản lý, tổ chức khác nhau nhưng đều có mục tiêu cính là đảm bảo tính ổn định và sự phát triển của thị trường. Do đó, trong quá trình quản lý, điều hành, cần thiết phải có sự phối kết hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa hai tổ chức này.

1.4.3 Nội dung quản lý

Theo Nguyễn Thị Thanh Hiếu (2011), quản lý nhà nước đối với thị trường chứng khoán có thể xem xét trên cả 3 góc độ là theo chức năng, theo hoạt động nghiệp vụ và theo yếu tố thị trường.

- Trên góc độ quản lý theo chức năng, quản lý nhà nước đối với thị trường chứng khoán sẽ bao gồm các chức năng hoạch định, tổ chức, chỉ huy và giám sát.



Về chức năng hoạch định: Các cơ quan quản lý nhà nước phải xây dựng các chiến lược quản lý các hành vi gian lận, xây dựng hành lang pháp lý, đề ra chính sách phù hợp để phát triển thị trường chứng khoán đảm bảo công bằng, công khai, minh bạch.

Về chức năng tổ chức: Cần tổ chức xây dựng các cơ quan quản lý, quy định chức năng, nhiệm vụ và trao quyền lực thực thi các chức năng, nhiệm vụ. Xây dựng, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ cho các cơ quan quản lý.

Về chức năng chỉ huy: Các cơ quan quản lý cấp trên chỉ đạo, điều phối các cơ quan quản lý cấp dưới. Đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các hoạt động quản lý.

Về chức năng giám sát: dựa trên các quy định đã đề ra, các tiêu chí trong quản lý giám sát, cơ quan quản lý theo dõi, kiểm tra tất cả các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán bao gồm cả tổ chức phát hành, nhà đầu tư, các tổ chức kinh doanh chứng khoán, các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng khoán.

- Trên góc độ quản lý theo nghiệp vụ, quản lý nhà nước đối với thị trường chứng khoán sẽ bao gồm:

Quản lý hoạt động phát hành, niêm yết chứng khoán: là việc thực hiện quản lý các hoạt động phát hành, niêm yết chứng khoán nhằm đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn, hồ sơ, quy trình thủ tục theo quy định của pháp luật.

Quản lý hoạt động giao dịch chứng khoán: sau khi phát hành và niêm yết, các chứng khoán được các nhà đầu tư giao dịch mua, bán. Việc quản lý các giao dịch chứng khoán nhằm đảm bảo các giao dịch được diễn ra công bằng, minh bạch. Do đó các hành vi giao dịch nội gián, thao túng giá chứng khoán là những hành vi bị cấm trong giao dịch chứng khoán.

Quản lý thông tin công bố: thông tin là yếu tố tác động trực tiếp đến giá chứng khoán do đó các thông tin cần được công bố một cách đầy đủ, chính xác và kịp thời. Quản lý nhà nước về thông tin công bố phải đảm bảo các thông tin không bị bỏ sót hoặc công bố sai lệch dẫn đến các quyết định sai lầm của nhà đầu tư. Hoạt động công bố thông tin của các chủ thể phải kịp thời theo quy định của pháp luật, đặc biệt là công bố thông tin của tổ chức phát hành và người nội bộ.

Quản lý hoạt động lưu ký, thanh toán bù trừ: cơ quan quản lý nhà nước xây dựng và ban hành các cơ sở pháp lý cần thiết cho các hoạt động đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán như qui định qui trình thanh toán, qui định mô hình tổ chức và giám sát hoạt động này.

Quản lý hoạt động kinh doanh chứng khoán: Cơ quan nhà nước quản lý việc thành lập, hoạt động, thực hiện các nghiệp vụ của các tổ chức kinh doanh chứng khoán.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/12/2022