Khái Niệm Hành Vi Gian Lận Trên Thị Trường Chứng Khoán


6. Những đóng góp mới của luận án

Đóng góp mới về mặt lý luận

Thứ nhất, trên cơ sở các yếu tố cơ hội dẫn đến các hành vi giao dịch nội gián; thao túng giá; công bố thông tin sai lệch; điều chỉnh hoặc làm giả tài liệu, hồ sơ chứng khoán, kết hợp với kết quả nghiên cứu định tính (phỏng vấn sâu của các chuyên gia), các yếu tố cơ hội được nhóm thành 3 nhóm gồm (1) Nhóm các yếu tố cơ hội do người nội bộ và tổ chức phát hành; (2) Nhóm các yếu tố cơ hội do nhà đầu tư, (3) Nhóm các yếu tố cơ hội do quản lý, giám sát.

Thứ hai, bằng phương pháp phỏng vấn sâu và phân tích các tình huống điển hình, nghiên cứu đã bổ sung hai thang đo trong mô hình nghiên cứu là yếu tố “Thẩm quyền của Ủy ban chứng khoán Nhà nước trong thanh tra, kiểm tra, xử phạt còn nhiều hạn chế” trong nhóm các yếu tố do quản lý, giám sát thị trường và yếu tố “Nhà đầu tư giao dịch theo thông tin tư vấn trên các diễn đàn chứng khoán” trong nhóm các yếu tố do nhà đầu tư.

Thứ ba, dựa trên tổng quan các tài liệu trong và ngoài nước về hành vi gian lận nói chung của Merriam Webster (1996), Yue Wang (2005), Ernst & Young (2009), Albrecht & cộng sự (2012), luận án phân tích và đưa ra quan điểm phù hợp về hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán. Theo đó, khái niệm được đề xuất như sau “gian lận trên thị trường chứng khoán là bất kỳ hành vi cố ý nào liên quan đến chứng khoán hoặc giao dịch chứng khoán trái với các quy định của pháp luật”.

Đóng góp mới về mặt thực tiễn

Thứ nhất, nghiên cứu khám phá và xác định mức độ tác động của các yếu tố cơ hội dẫn đến các hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Nhóm yếu tố cơ hội tác động lớn nhất đến hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán Việt Nam là “Cơ hội do người nội bộ và tổ chức phát hành”. Dựa trên kết quả nghiên cứu trên, luận án cho rằng các tổ chức phát hành cần có quy chế quản lý và xử lý thông tin nội bộ, giám sát hành vi gian lận để bảo vệ quyền lợi của các cổ đông.

Nhóm yếu tố “Cơ hội do quản lý, giám sát thị trường” có tác động lớn thứ 2 tới hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán. Do đó, cơ quan quản lý nhà nước cần quy định rõ trách nhiệm của tổ chức phát hành và công ty chứng khoán đối với các hành vi gian lận. Xác lập trách nhiệm giám sát ở cấp thứ 3 đối với các Công ty chứng khoán trong hệ thống giám sát giao dịch chứng khoán. Từng bước chuyển từ giám sát tuân thủ sang giám sát rủi ro nhằm nhận diện, theo dõi, phòng ngừa, xử lý các hành vi gian lận một cách kịp thời, nhanh chóng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 233 trang tài liệu này.



Nghiên cứu hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán Việt Nam - 3

Nhóm yếu tố cơ hội cuối cùng tác động đến hành vi gian lận là “Cơ hội do nhà đầu tư”. Do đó, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cần tăng cường bồi dưỡng nâng cao năng lực nhận biết và phòng ngừa các hành vi gian lận cho các nhà đầu tư. Nắm bắt các kiến thức về quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư khi tham gia thị trường chứng khoán.

Thứ hai, kiểm định sự khác biệt nhận thức về hành vi gian lận của các chuyên gia theo giới tính, trình độ học vấn, đối tượng khảo sát.

Kết quả cho thấy nam giới có nhận thức về hành vi gian lận cao hơn so với nữ giới do đó quá trình bồi dưỡng kiến thức tham gia đầu tư chứng khoán nên tập trung hơn cho đối tượng nữ giới, đặc biệt các thông tin, kiến thức nhận biết các hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán.

Ngoài ra, nghiên cứu cũng cho thấy không có sự khác biệt về nhận thức về hành vi gian lận của các chuyên gia theo trình độ học vấn, đồng thời không có sự khác biệt về hành vi gian lận của các chuyên gia là nhà đầu tư và các chuyên gia làm trong lĩnh vực chứng khoán. Điều này cho thấy, khả năng nhận biết các hành vi gian lận có được là do trải nghiệm thực tế thị trường bất kể họ có trình độ học vấn như thế nào, dù ngành nghề làm việc trong lĩnh vực chứng khoán hay không. Vì vậy, việc bồi dưỡng kiến thức nhận biết và phòng ngừa gian lận cho các nhà đầu tư nên được tiến hành rộng rãi không phân biệt trình độ học vấn hay lĩnh vực nghề nghiệp.

Thứ ba, phân tích nội dung, phương pháp, công cụ quản lý đối với hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Qua phân tích một số hành vi gian lận điển hình, những vấn đề bất cập trong quản lý các hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán được phân tích, kết hợp với kết quả nghiên cứu định lượng để làm rõ nguyên nhân – chính là các yếu tố cơ hội dẫn đến hành vi gian lận, từ đó đề xuất các giải pháp để Ủy ban Chứng khoán Nhà nước tăng cường quản lý các hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán.

7. Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án có kết cấu 4 chương với những nội dung sau:

Chương 1: Cơ sở lý thuyết và tổng quan nghiên cứu Chương 2: Phương pháp nghiên cứu và mô hình nghiên cứu

Chương 3: Thực trạng hành vi gian lận và quản lý Nhà nước đối với các hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Chương 4: Giải pháp tăng cường quản lý Nhà nước đối với các hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán Việt Nam.


CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU


1.1 Khái quát về thị trường chứng khoán

1.1.1 Khái niệm, đặc điểm

Thị trường chứng khoán là nơi diễn ra các giao dịch mua bán, trao đổi các loại chứng khoán. Chứng khoán được hiểu là các loại giấy tờ có giá hay bút toán ghi sổ, dữ liệu điện tử, nó cho phép chủ sở hữu có quyền yêu cầu về thu nhập và tài sản của tổ chức phát hành hoặc quyền sở hữu. Các quyền yêu cầu này có sự khác nhau giữa các loại chứng khoán, tuỳ theo tính chất sở hữu của chúng. Các giao dịch mua bán, trao đổi chứng khoán có thể diễn ra ở thị trường sơ cấp hay thị trường thứ cấp, tại Sở giao dịch hay thị trường chứng khoán phi tập trung, ở thị trường giao ngay hay thị trường có kỳ hạn.

Thị trường chứng khoán không giống với thị trường các hàng hoá thông thường khác vì hàng hoá của thị trường chứng khoán là một loại hàng hoá đặc biệt, là quyền sở hữu về tài sản hoặc vốn góp. Như vậy, có thể nói, bản chất của thị trường chứng khoán là thị trường thể hiện mối quan hệ giữa cung và cầu của vốn đầu tư mà ở đó, giá cả của chứng khoán chứa đựng thông tin về chi phí vốn hay giá cả của vốn đầu tư.

Đặc điểm thị trường chứng khoán

Thứ nhất, thị trường chứng khoán được đặc trưng bởi hình thức tài chính trực tiếp. Người cần vốn và người có khả năng cung ứng vốn đều trực tiếp tham gia thị trường, giữa họ không có các trung gian tài chính.

Thứ hai, thị trường chứng khoán là thị trường gần với thị trường cạnh tranh hoàn hảo. Tất cả mọi người đều được tự do tham gia vào thị trường. Không có sự áp đặt giá cả trên thị trường chứng khoán mà giá cả ở đây được hình thành dựa trên quan hệ cung cầu của thị trường và phản ánh các thông tin liên quan đến chứng khoán.

Thứ ba, thị trường chứng khoán là một thị trường hoạt động liên tục. Sau khi chứng khoán được phát hành trên thị trường sơ cấp nó có thể được mua bán nhiều lần trên thị trường thứ cấp.

1.1.2 Các loại chứng khoán

Có thể phân loại chứng khoán bởi nhiều tiêu thức khác nhau như phân loại theo tính chất của chứng khoán, theo khả năng chuyển nhượng, theo khả năng thu nhập và theo chủ thể phát hành. Việc phân loại theo tính chất của chứng khoán tạo điều kiện



cho người đầu tư nhận biết dễ dàng các loại chứng khoán đang lưu thông và giúp họ lựa chọn cách thức đầu tư phù hợp. Bao gồm các loại chứng khoán sau:

Chứng khoán vốn: chứng khoán vốn là chứng thư xác nhận sự góp vốn và quyền sở hữu phần vốn góp và các quyền hợp pháp khác đối với tổ chức phát hành. Đại diện cho chứng khoán vốn là cổ phiếu và chứng chỉ quỹ đầu tư. Trong đó, cổ phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn cổ phần của tổ chức phát hành. Chứng chỉ quỹ là loại chứng khoán xác nhận quyền sở hữu của nhà đầu tư đối với một phần vốn góp của quỹ đầu tư chứng khoán.

Chứng khoán nợ: chứng khoán nợ, điển hình là trái phiếu, tín phiếu là một loại chứng khoán quy định nghĩa vụ của người phát hành phải trả cho người đứng tên sở hữu chứng khoán một khoản tiền nhất định bao gồm cả gốc và lãi trong những khoảng thời gian cụ thể.

Chứng khoán phái sinh: trên các thị trường chứng khoán phát triển, ngoài hoạt động các giao dịch chứng khoán thông thường như các loại cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ đầu tư, còn xuất hiện một số loại chứng khoán phái sinh khác như quyền mua cổ phiếu, chứng quyền, hợp đồng tương lai, hợp đồng lựa chọn…Chứng khoán phái sinh là các công cụ tài chính có nguồn gốc từ chứng khoán và có quan hệ chặt chẽ với các chứng khoán gốc. Nó không có vai trò tạo vốn cho nền kinh tế, nhưng nó làm cho thị trường chứng khoán giao dịch sôi động, làm tăng thêm tính hấp dẫn cho các loại chứng khoán phát sinh ra nó.

Thị trường chứng khoán cơ sở (chứng khoán vốn và chứng khoán nợ) được giao dịch đầu tiên và thường xuyên nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam, dữ liệu nghiên cứu có được là phong phú, đa dạng hơn trên thị trường chứng khoán phái sinh. Do đó, luận án giới hạn chỉ nghiên cứu các hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán cơ sở mà không bao gồm các hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán phái sinh.

1.2 Hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán

1.2.1 Khái niệm hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán

Theo Albrecht & cộng sự (2012), gian lận là một hành động lừa dối nhằm mục đích trục lợi cá nhân. Theo quan điểm này, gian lận được hiểu là những hành động không trung thực của các cá nhân nhằm bảo vệ quyền lợi của bản thân.

Theo Yue Wang (2005), gian lận là việc thực hiện bất kỳ cách thức nào liên quan đến giao dịch chứng khoán trái với quy định của pháp luật. Quan điểm này được



giới hạn trong lĩnh vực chứng khoán, tuy nhiên các hành vi được mở rộng là bất kỳ cách thức nào trái với quy định pháp luật, dù cố tình hay vô í, đều được xem là hành vi gian lận. Nó thể hiện tính bắt buộc chung, buộc những người tham gia thị trường chứng khoán, nếu không muốn vô tình trở thành người vi phạm phải tự nắm rõ pháp luật, biết rõ quyền và nghĩa vụ của mình khi tham gia các giao dịch chứng khoán. Tuy nhiên, tổ chức thị trường chứng khoán phải phát triển ở mức nhất định mới có thể đáp ứng được yêu cầu những người tham gia thị trường đều hiểu biết, nắm rõ các quy định pháp luật.

Theo Ernst & Young (2009), gian lận là hành động cố ý do người hoặc nhóm người gây ra dù biết rằng lỗi có thể dẫn đến một số lợi ích không chính đáng đối với cá nhân hoặc tổ chức. Quan điểm này cũng nhấn mạnh hành vi cố ý, tức hành vi có chủ đích, có mục đích mà người thực hiện nhận thức được rằng nó mang đến những lợi ích không hợp pháp. Khác với quan điểm của Albrecht & cộng sự (2012), khái niệm này nhấn mạnh chủ thể gây ra hành vi gian lận không chỉ là cá nhân mà có thể do một nhóm người thực hiện.

Theo từ điển tiếng Việt, gian lận là hành vi thiếu trung thực, dối trá, mánh khoé nhằm lừa gạt người khác. Khái niệm này có sự tương đồng với nghiên cứu của Albrecht & cộng sự (2012) nhưng nhấn mạnh hơn việc thực hiện các thao tác mánh khóe gây ảnh hưởng tới người khác.

Theo Từ điển Pháp luật của Merriam Webster (1996), gian lận là bất kỳ hành động, biểu hiện, sự bỏ sót, hoặc che giấu nào được tính toán để lừa dối người khác. Cụ thể, một sự trình bày sai hoặc che giấu tài liệu thực tế cho một giao dịch được thực hiện với kiến thức về sự sai lầm của nó. Khái niệm này có phạm vi rộng hơn, cụ thể hơn, có thể áp dụng cho nhiều lĩnh vực, trường hợp. Đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế, khái niệm được nhấn mạnh về việc bỏ sót, che giấu hoặc trình bày sai dẫn đến giao dịch với kiến thức sai lầm.

Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 240 (VSA 240), gian lận là những hành vi cố ý làm sai lệch thông tin kinh tế, tài chính do một hay nhiều người trong Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc, các nhân viên hoặc bên thứ ba thực hiện, làm ảnh hưởng đến Báo cáo tài chính. Đây là khái niệm được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực tài chính, trong đó nhấn mạnh yếu tố “cố tình”, tức hành vi có chủ đích, có mục đích mà người thực hiện nhận thức được về kết quả hành vi của mình. Tuy nhiên, khái niệm này lại giới hạn hành vi gian lận đối với các báo cáo tài chính.

Theo Ủy ban Giao dịch và Chứng khoán Mỹ (SEC), gian lận chứng khoán đề

cập đến việc sử dụng bất kỳ thiết bị, kế hoạch hoặc sự giả mạo nào để lừa gạt,



xuyên tạc, hoặc bỏ sót thông tin tài liệu, hoặc tham gia vào bất kỳ hành động, thực hành hoặc quá trình kinh doanh nào hoạt động hoặc lừa đảo bất kỳ ai, liên quan đến việc mua hoặc bán bất kỳ chứng khoán nào, trái với các quy tắc và quy định như Ủy ban có thể quy định khi cần thiết hoặc phù hợp vì lợi ích công cộng hoặc để bảo vệ các nhà đầu tư. Khái niệm này được cụ thể, chi tiết các hành vi được xem là gian lận, được hiểu là tất cả những hành vi trái với quy tắc giao dịch mà cơ quan quản lý đưa ra hoặc trái với các quy định của pháp luật đều được xem là hành vi gian lận. Như vậy, ngoài những quy định mang tính cưỡng chế, bắt buộc của pháp luật thì việc vi phạm những quy tắc xử sự chung đã được thống nhất bởi các chủ thể tham gia thị trường đều được coi là hành vi gian lận. Tuy nhiên, các quy tắc xử sự thường được giới hạn các chủ thể nhất định có tham gia trong nhóm, hiệp hội hoặc ủy ban mà không được áp dụng rộng rãi.

Như vậy, các quan điểm trên đều được khái quát dựa trên những cơ sở thực tiễn và trong từng điều kiện, phạm vi nhất định. Tác giả dựa trên sự tổng hợp các quan điểm nói trên, đưa ra khái niệm phù hợp áp dụng trên thị trường chứng khoán như sau: “gian lận trên thị trường chứng khoán là bất kỳ hành vi cố ý nào liên quan đến chứng khoán hoặc giao dịch chứng khoán trái với các quy định của pháp luật”.

1.2.2 Phân loại hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán

Theo Albrecht & cộng sự (2012), phân loại gian lận theo chủ thể thực hiện hành vi gian lận sẽ gồm biển thủ của nhân viên, gian lận của nhà quản lý, gian lận của nhà cung cấp, gian lận của khách hàng, gian lận từ các khoản đầu tư và các gian lận khác từ người tiêu dùng.

Theo Hiệp hội các nhà điều tra gian lận Mỹ (ACFE) thì có 3 loại gian lận là tham ô, biển thủ tài sản, gian lận trên báo cáo tài chính.

Cách phân loại của Albrecht & cộng sự (2012), ACFE phù hợp với phân loại gian lận tài chính trong doanh nghiệp, không bao trùm được hết các gian lận trên thị trường chứng khoán.

Theo Yue Wang (2005), gian lận trên thị trường chứng khoán bao gồm:

- Gian lận báo cáo tài chính: trong đó đề cập đến sai sót trọng yếu cố ý;

- Trình bày sai hoặc che giấu các sự kiện quan trọng. Sự thật quan trọng là những điều mà nếu có sẵn, sẽ khiến người nhận thông tin thay đổi phán quyết hoặc quyết định của họ. Thể loại gian lận chứng khoán này bao gồm một công ty nào phát hành thông tin sai lệch hoặc bỏ qua thông tin quan trọng trong báo cáo với cơ quan



chức năng và các tài liệu công cộng quan trọng khác, cũng như thông tin bằng miệng sai lệch và gây hiểu lầm tại các thông cáo báo chí và các cuộc gọi hội nghị. Nhiều cáo buộc trong danh mục này cũng thường xuyên liên quan đến gian lận khẳng định, tức là phát hành các tuyên bố hướng tới tương lai sai cho công chúng đầu tư, như một công ty đại chúng dự đoán sai lệch về triển vọng kinh doanh trong tương lai và vị thế cạnh tranh của công ty;

- Giao dịch nội gián bất hợp pháp: tác giả sử dụng định nghĩa của SEC, giao dịch nội gián bất hợp pháp là giao dịch mua hoặc bán một chứng khoán, vi phạm một trách nhiệm ủy thác trong khi sở hữu vật chất, thông tin ngoài công cộng về chứng khoán đó. Người trong cuộc nói chung, bao gồm các cán bộ, giám đốc và cá nhân nắm giữ hơn 10% cổ phần của công ty (bất kể họ có làm việc cho công ty hay không);

- Gian lận ngân hàng đầu tư. Thể loại gian lận này đề cập đến các giao dịch không công bằng trong hoạt động ngân hàng đầu tư. Hầu hết thường bị cáo buộc gian lận ngân hàng đầu tư bao gồm không công bằng trong phát hành chứng khoán lần đầu và các báo cáo phân tích sai lệch;

- Vi phạm nghĩa vụ ủy thác. SEC quy định, cấm bất kỳ trình bày sai thông tin trong các tuyên bố ủy quyền, đặc biệt là thông tin liên quan đến đấu thầu cổ phần và các hoạt động sáp nhập, mua lại khác. Hầu hết các trường hợp trong thể loại này cáo buộc rằng người quản lý hoặc cổ đông kiểm soát chiếm đoạt cổ đông thiểu số trong hoạt động sáp nhập/mua lại, và cổ đông thiểu số bị lừa dối đấu thầu hoặc trao đổi cổ phần của mình với giá thấp 1 cách không công bằng;

- Thao túng giá chứng khoán, trong đó đề cập đến cố ý mua hoặc bán một chứng khoán nhằm tạo giá giả tạo, hay can thiệp mua hoặc bán một chứng khoán, nhằm kiểm soát giá của chứng khoán đó;

Cách phân loại của Yue Wang (2005) có tính bao quát các hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, ngân hàng đầu tư và gian lận của ngân hàng đầu tư vẫn chưa được định nghĩa trên bất kỳ văn bản pháp quy nào tại Việt Nam.

Theo Wikipedia thì gian lận trên thị trường chứng khoán gồm: gian lận doanh nghiệp, thao túng thị trường, giao dịch nội bộ bất hợp pháp, gian lận kế toán, gian lận quỹ tương hỗ, kế hoạch ponzi.

Theo Bộ công an Canada thì gian lận trên thị trường chứng khoán gồm: kế hoạch ponzi, giao dịch nội bộ bất hợp pháp, phân phối chứng khoán bất hợp pháp, thao túng thị trường, giao dịch mà không đăng ký.



Tuy nhiên, với 2 cách phân loại trên thì gian lận quỹ tương hỗ và kế hoạch ponzi cũng chưa được định danh trên thị trường chứng khoán Việt Nam, còn gian lận do giao dịch mà không đăng ký lại mang tính hành chính.

Theo Nguyễn Thế Thọ (2014), Nguyễn Thanh Tùng (2016), Lê Nguyễn Trung Thanh (2017) các hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán bao gồm:

- Trực tiếp hoặc gián tiếp thực hiện hành vi gian lận, lừa đảo, làm giả tài liệu, tạo dựng thông tin sai sự thật hoặc công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin hoặc bỏ sót thông tin cần thiết gây hiểu nhầm làm ảnh hưởng đến hoạt động chào bán, niêm yết, giao dịch, kinh doanh, đầu tư chứng khoán, cung cấp dịch vụ về chứng khoán.

- Sử dụng thông tin nội bộ để mua, bán chứng khoán cho chính mình hoặc cho người khác, tiết lộ, cung cấp thông tin nội bộ hoặc tư vấn cho người khác mua, bán chứng khoán trên cơ sở thông tin nội bộ.

- Sử dụng một hoặc nhiều tài khoản giao dịch của mình hoặc của người khác hoặc thông đồng để thực hiện việc mua, bán chứng khoán nhằm tạo ra cung, cầu giả tạo; giao dịch chứng khoán bằng hình thức cấu kết, lôi kéo người khác mua, bán để thao túng giá chứng khoán; kết hợp hoặc sử dụng các phương pháp giao dịch khác hoặc kết hợp tung tin đồn sai sự thật, cung cấp thông tin sai lệch ra công chúng để thao túng giá chứng khoán.

- Thực hiện hoạt động kinh doanh chứng khoán, cung cấp dịch vụ về chứng khoán khi chưa được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp giấy phép, cấp giấy chứng nhận hoặc chấp thuận.

- Sử dụng tài khoản, tài sản của khách hàng khi không được khách hàng ủy thác hoặc trái quy định của pháp luật hoặc lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản của khách hàng.

- Cho người khác mượn tài khoản để giao dịch chứng khoán, đứng tên sở hữu chứng khoán hộ người khác dẫn đến hành vi thao túng giá chứng khoán.

Như vậy, các hành vi nêu trên có thể phân theo nhóm, nhóm 1 là “Làm giả tài liệu, tạo dựng/công bố thông tin sai sự thật”, nhóm 2 là “Giao dịch nội gián”, nhóm 3 là “Thao túng giá”, nhóm 4 là “Chiếm đoạt tài sản của khách hàng”, nhóm (5) là “Kinh doanh chứng khoán khi chưa được phép”. Trong đó vi phạm nhóm 4 và nhóm 5 này mang tính hành chính.

Dựa trên tổng hợp các cách thức phân loại nói trên, để có thể thu thập dữ liệu trên thị trường chứng khoán Việt Nam, luận án tập trung nghiên cứu các loại hành vi gian lận

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/12/2022